Tài liệu miễn phí Tiêu chuẩn - Qui chuẩn

Download Tài liệu học tập miễn phí Tiêu chuẩn - Qui chuẩn

TCVN 6437:1998

Tiêu chuẩn TCVN 6437:1998 quy định các yêu cầu về kích cỡ và hình dạng in được của các ký tự OCR-VN. Tiêu chuẩn này áp dụng cho in ấn và nhận dạng quang học các văn bản quốc ngữ cũng như các văn bản của nhiều thứ chữ thuộc họ La-tin. Tiêu chuẩn này không qui định một bộ mã ký tự. Các quy định về chất lượng in ấn và quy tắc chế bản nằm trong những tiêu chuẩn khác. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các thiết bị in và nhận dạng quang học chữ in có thể tham khảo tiêu chuẩn này.

5/19/2020 9:11:33 PM +00:00

TCVN 6064:1995

Tiêu chuẩn TCVN 6064:1995 quy định một khuôn khổ chung cho việc bố trí bàn phím chữ Việt. Tiêu chuẩn này cho phép cấp phát nhiều ký tự hình chữ hay ký tự điều khiển cho từng phím trong bàn phím. Tiêu chuẩn này xác định các đặc trưng khác nhau cho bàn phím dùng trong máy tính cá nhân, trạm làm việc, thiết bị cuối, máy chữ…

5/19/2020 9:11:27 PM +00:00

TCVN 5712:1999

Tiêu chuẩn TCVN 5712:1999 quy định một bộ mã 8-bit dùng để biểu diễn, lưu trữ và trao đổi các văn bản tiếng Việt trong công nghệ thông tin. Tiêu chuẩn này quy định cấu trúc của bộ mã nói trên thông qua việc mô tả các tập ký tự thành phần và quy ước mã hóa từng ký tự trong bảng mã. Tiêu chuẩn này không quy định hình dạng cố định và kích thước của các ký tự tiếng Việt, kỹ thuật hiển thị và xử lý những ký tự này.

5/19/2020 9:11:21 PM +00:00

TCVN 7626:2019

Tiêu chuẩn TCVN 7626:2019: quy định phương pháp luận trong đánh giá các thuộc tính riênh của mã vạch; quy định phương pháp định lượng các kết quả đo để đưa ra đánh giá tổng thể về chất lượng của mã vạch; cung cấp thông tin về các nguyên nhân sai lệch khỏi mức tối ưu có thể có, nhằm hỗ trợ người sử dụng trong việc áp dụng các biện pháp hiệu chỉnh thích hợp.

5/19/2020 9:11:14 PM +00:00

TCVN 10857-2:2015

Tiêu chuẩn này đưa ra quy trình lấy mẫu định tính và phương án lấy mẫu một lần đối với kiểm tra độc lập tiếp theo do nhà cung ứng, khách hàng và/hoặc bên thứ ba thực hiện trên cùng một lô. Tiêu chuẩn này đề cập đến:kiểm tra của nhà cung ứng (kiểm tra cuối cùng, chứng nhận sản phẩm theo yêu cầu của nhà cung ứng); kiểm tra của khách hàng (kiểm tra đầu vào, giám sát, lấy mẫu chấp nhận); kiểm tra của bên thứ ba. Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng khi chỉ kiểm tra một lần là cần thiết.

5/19/2020 9:11:07 PM +00:00

TCVN ISO 19011:2013

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về đánh giá hệ thống quản lý, bao gồm các nguyên tắc đánh giá, quản lý chương trình đánh giá và tiến hành các cuộc đánh giá hệ thống quản lý, cũng như hướng dẫn về xem xét đánh giá năng lực của các cá nhân tham gia vào quá trình đánh giá, bao gồm cả người quản lý chương trình đánh giá, chuyên gia đánh giá và đoàn đánh giá. Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các tổ chức có nhu cầu tiến hành đánh giá nội bộ hoặc đánh giá bên ngoài hệ thống quản lý hoặc quản lý chương trình đánh giá.

5/19/2020 9:04:18 PM +00:00

TCVN ISO/TS 9002:2017

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về mục đích của các yêu cầu của TCVN ISO 901:2015 và các ví dụ về các bước tổ chức có thể thực hiện để đáp ứng các yêu cầu. Tiêu chuẩn này không bổ sung, trích dẫn hoặc theo các nào đó sửa đổi những yêu cầu này. Tiêu chuẩn này không quy định cách tiếp cận mang tính bắt buộc đối với việc áp dụng, hoặc đưa ra bất kỳ phương pháp diễn giải ưu tiên nào.

5/19/2020 9:04:08 PM +00:00

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 (Song ngữ Việt - Anh)

Những lợi ích tiềm năng để tổ chức triển khai một hệ thống quản lý chất lượng dựa trên Tiêu chuẩn quốc tế này là: khả năng để luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu khách hàng và yêu cầu luật định và chế định thích hợp; tạo điều kiện cho các cơ hội nâng cao sự hài lòng của khách hàng; giải quyết các rủi ro và cơ hội kết hợp với bối cảnh và mục tiêu của tổ chức; khả năng để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu hệ thống quản lý chất lượng quy định. Tiêu chuẩn quốc tế này có thể được sử dụng bởi các bên, bên trong và bên ngoài tổ chức.

5/19/2020 9:04:01 PM +00:00

TCVN ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng

Tiêu chuẩn này mô tả khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong quản lý chất lượng được áp dụng rộng rãi cho: các tổ chức muốn đạt được thành công bền vững thông qua việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng; khách hàng muốn có được sự tin cậy vào khả năng của tổ chức trong việc cung cấp một cách ổn định sản phẩm và dịch vụ phù hợp với các yêu cầu của mình; các tổ chức muốn có được sự tin cậy vào chuỗi cung ứng của mình trong đó các yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ sẽ được đáp ứng; tổ chức và các bên quan tâm muốn cải tiến việc trao đổi thông tin thông qua cách hiểu chung về từ vựng được sử dụng trong quản lý chất lượng; tổ chức thực hiện đánh giá sự phù hợp theo các yêu cầu của TCVN ISO 9001; nhà cung cấp đào tạo, đánh giá hoặc tư vấn về quản lý chất lượng; người xây dựng tiêu chuẩn liên quan.

5/19/2020 9:03:55 PM +00:00

TCVN ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi một tổ chức: cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu của luật định và chế định hiện hành; và muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống, bao gồm cả các quá trình để cải tiến hệ thống và đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định hiện hành. Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này mang tính khái quát và nhằm áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô hoặc sản phẩm, dịch vụ cung cấp.

5/19/2020 9:03:49 PM +00:00

TCVN ISO/TR 31004:2015

Tiêu chuẩn này này đưa ra hướng dẫn cho các tổ chức về quản lý rủi ro một cách hiệu lực thông qua việc: áp dụng TCVN ISO 31000:2011 (ISO 31000:2009). Tiêu chuẩn này đưa ra: cách tiếp cận có cấu trúc đối với các tổ chức để chuyển những sắp xếp về quản lý rủi ro của mình phù hợp với TCVN ISO 31000 theo cách là phù hợp với đặc điểm của tổ chức; giải thích các khái niệm cơ bản của TCVN ISO 31000; hướng dẫn về các khía cạnh của các nguyên tắc và khuôn khổ quản lý rủi ro được quy định trong TCVN ISO 31000. Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng bởi bất kỳ doanh nghiệp công, tư hay cộng đồng, hiệp hội, nhóm hoặc cá nhân.

5/19/2020 9:03:42 PM +00:00

TCVN ISO/IEC TS 17027:2015

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến năng lực cá nhân sử dụng trong lĩnh vực chứng nhận năng lực cá nhân, nhằm thiết lập hệ thống từ vựng chung. Khi thích hợp, những thuật ngữ và định nghĩa này cũng có thể được sử dụng trong các tài liệu khác quy định về năng lực cá nhân như quy định, tiêu chuẩn, chương trình chứng nhận, tài liệu nghiên cứu, đào tạo, cấp phép và đăng ký.

5/19/2020 9:03:36 PM +00:00

TCVN ISO/IEC TS 17023:2015

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn xác định thời lượng các cuộc đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý, áp dụng cho các tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý và các tổ chức xây dựng và duy trì chương trình chứng nhận. Tiêu chuẩn này cũng nhằm giải quyết nhu cầu của các bên quan tâm khác (ví dụ cơ quan quản lý, tổ chức công nhận) khi xác định thời lượng đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý.

5/19/2020 9:03:30 PM +00:00

TCVN ISO/IEC TS 17021-5:2015

Tiêu chuẩn này bổ sung cho TCVN ISO/IEC 17021-1:2015. Cụ thể, tiêu chuẩn này làm rõ các yêu cầu về năng lực của nhân sự tham gia vào quá trình chứng nhận quy định trong Phụ lục A, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015. Tiêu chuẩn này bổ sung cho các yêu cầu hiện tại của tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17021-1:2015. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu bổ sung về năng lực đối với nhân sự tham gia vào quá trình chứng nhận hệ thống quản lý tài sản.

5/19/2020 9:03:23 PM +00:00

TCVN ISO/IEC TS 17021-4:2015

Tiêu chuẩn này bổ sung cho TCVN ISO/IEC 17021-1:2015. Cụ thể, tiêu chuẩn này làm rõ yêu cầu liên quan đến hệ thống quản lý sự kiện bền vững (ESMS) đối với năng lực của nhân sự tham gia vào các chức năng đánh giá chứng nhận quy định trong TCVN ISO/IEC 17021-1:2015. Tiêu chuẩn này bổ sung cho các yêu cầu của TCVN ISO/IEC 17021-1:2015. Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu bổ sung về năng lực đối với nhân sự tham gia vào quá trình đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý sự kiện bền vững (ESMS).

5/19/2020 9:03:17 PM +00:00

TCVN ISO/IEC 17021-1:2015

Tiêu chuẩn này gồm những nguyên tắc và yêu cầu đối với năng lực, tính nhất quán và khách quan của tổ chức thực hiện đánh giá và chứng nhận mọi loại hình hệ thống quản lý. Tổ chức chứng nhận hoạt động theo tiêu chuẩn này không nhất thiết phải cung cấp tất cả các loại hình chứng nhận hệ thống quản lý. Việc chứng nhận hệ thống quản lý là hoạt động đánh giá sự phù hợp của bên thứ ba (xem TCVN ISO/IEC 17000:2007, 5.5), do đó, tổ chức tiến hành hoạt động này là tổ chức đánh giá sự phù hợp bên thứ ba.

5/19/2020 9:03:11 PM +00:00

TCVN ISO 19011:2018

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý, bao gồm các nguyên tắc đánh giá, quản lý chương trình đánh giá và tiến hành các cuộc đánh giá hệ thống quản lý, cũng như hướng dẫn về đánh giá năng lực của các cá nhân tham gia vào quá trình đánh giá. Các hoạt động này bao gồm (các) cá nhân quản lý chương trình đánh giá, chuyên gia đánh giá và đoàn đánh giá. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức cần hoạch định và tiến hành các cuộc đánh giá nội bộ hoặc bên ngoài đối với các hệ thống quản lý hoặc để quản lý chương trình đánh giá.

5/19/2020 9:03:05 PM +00:00

TCVN ISO 9004:2018

Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn nhằm nâng cao khả năng của tổ chức trong việc đạt được thành công bền vững. Tiêu chuẩn này phù hợp với các nguyên tắc quản lý chất lượng nêu trong TCVN ISO 9000:2015. Tiêu chuẩn này cung cấp công cụ tự đánh giá để xem xét mức độ tổ chức áp dụng các khái niệm nêu trong tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi tổ chức, không phân biệt quy mô, loại hình và hoạt động.

5/19/2020 9:02:59 PM +00:00

TCVN ISO/IEC TR 17028:2017

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn và các nguyên tắc của chương trình chứng nhận dịch vụ. Trong tiêu chuẩn này, việc đánh giá hệ thống quản lý là một phần của chứng nhận dịch vụ và không cấu thành việc chứng nhận hệ thống quản lý. Tiêu chuẩn này không nhằm hạn chế theo bất kỳ cách nào các quyết định của chủ chương trình khi xây dựng và triển khai chương trình của mình.

5/19/2020 9:02:53 PM +00:00

TCVN ISO/TS 16949:2011

Tiêu chuẩn này, kết hợp với TCVN ISO 9001:2008, xác định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng cho việc thiết kế và phát triển; sản xuất và, khi thích hợp, lắp đặt và dịch vụ cho các sản phẩm liên quan tới ô tô. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở sản xuất của tổ chức nơi chế tạo các phụ tùng theo quy định của khách hàng để phục vụ sản xuất và/hoặc cung cấp dịch vụ.

5/19/2020 9:02:45 PM +00:00

TCVN ISO/TS 10004:2011

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn xác định và thực hiện các quá trình theo dõi và đo lường sự thỏa mãn của khách hàng. Tiêu chuẩn này nhằm sử dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô hay sản phẩm cung cấp. Trọng tâm của tiêu chuẩn này là khách hàng bên ngoài tổ chức. Tiêu chuẩn này không dành cho mục đích chứng nhận hoặc hợp đồng, cũng không nhằm thay đổi bất kỳ quyền hoặc nghĩa vụ nào theo yêu cầu thích hợp của luật định và chế định.

5/19/2020 9:02:39 PM +00:00

TCVN ISO/PAS 17005:2011

Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc và yêu cầu đối với yếu tố hệ thống quản lý khi yếu tố này liên quan tới các tiêu chuẩn về đánh giá sự phù hợp. Tiêu chuẩn này không được sử dụng trực tiếp trong các hoạt động đánh giá sự phù hợp. Tiêu chuẩn bao gồm các nguyên tắc thống nhất về việc đưa yêu cầu đối với hệ thống quản lý và đưa ra yêu cầu về các điều khoản cần đưa vào Tiêu chuẩn quốc tế về đánh giá sự phù hợp.

5/19/2020 9:02:33 PM +00:00

TCVN ISO/IEC TS 17022:2013

Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu và khuyến nghị được đề cập trong báo cáo đánh giá chứng nhận bên thứ ba về hệ thống quản lý dựa trên các yêu cầu liên quan trong TCVN ISO/IEC 17021. Tiêu chuẩn này được xây dựng để đạt được mức độ nhất quán và mức độ thông tin cơ bản trong nội dung báo cáo đánh giá chứng nhận bên thứ ba về hệ thống quản lý, từ đó nâng cao tính tin cậy vào công việc của đoàn đánh giá và quá trình chứng nhận.

5/19/2020 9:02:27 PM +00:00

TCVN ISO/IEC TS 17021-9:2018

Tiêu chuẩn này bổ sung cho các yêu cầu của TCVN ISO/IEC 17021-1. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu cụ thể về năng lực của nhân sự tham gia vào quá trình chứng nhận hệ thống quản lý chống hối lộ (ABMS). Tổ chức chứng nhận phải xác định các yêu cầu về năng lực đối với từng chức năng chứng nhận nêu trong Bảng A.1, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015. Khi xác định các yêu cầu về năng lực này, tổ chức chứng nhận phải tính đến tất cả các yêu cầu quy định trong TCVN ISO/IEC 17021-1 và các yêu cầu nêu ở Điều 5 và 6.

5/19/2020 9:02:21 PM +00:00

TCVN ISO/IEC TS 17021-2:2013

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu bổ sung về năng lực đối với nhân sự tham gia vào quá trình đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường và bổ sung cho các yêu cầu của TCVN ISO/IEC 17021 (ISO/IEC 17021). Tổ chức chứng nhận phải xác định các yêu cầu về năng lực cho từng lĩnh vực kỹ thuật liên quan của hệ thống quản lý môi trường và cho từng chức năng trong hoạt động chứng nhận. Tổ chức chứng nhận phải tính đến tất cả các yêu cầu quy định tại điều 5, 6 và 7 của tiêu chuẩn này liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật của hệ thống quản lý môi trường do tổ chức chứng nhận xác định.

5/19/2020 9:02:15 PM +00:00

TCVN IEC/ISO 31010:2013

Tiêu chuẩn này là một tiêu chuẩn hỗ trợ cho TCVN ISO 31000 và đưa ra hướng dẫn về việc lựa chọn và áp dụng kỹ thuật đánh giá rủi ro một cách hệ thống. Việc đánh giá rủi ro được thực hiện theo tiêu chuẩn này sẽ đóng góp cho các hoạt động quản lý rủi ro khác. Việc áp dụng các kỹ thuật được giới thiệu cùng sự viện dẫn các tiêu chuẩn khác trong đó khái niệm và việc áp dụng các kỹ thuật được mô tả chi tiết lớn hơn. Tiêu chuẩn này không nhằm mục đích chứng nhận, quy định hay hợp đồng.

5/19/2020 9:02:07 PM +00:00

TCVN IEC/ISO 17065: 2013

Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu đối với năng lực, việc vận hành nhất quán và tính khách quan của tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ. Các tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này không cần cung cấp mọi loại hình chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ. Chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ là hoạt động đánh giá sự phù hợp của bên thứ ba (xem định nghĩa 5.5, TCVN ISO/IEC 17000:2007).

5/19/2020 9:02:01 PM +00:00

TCVN ISO/IEC 17050-2:2007

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu chung đối với các tài liệu hỗ trợ kèm theo bản công bố của nhà cung ứng về sự phù hợp, như đã mô tả ở TCVN ISO/IEC 17050-1. Với mục đích của tiêu chuẩn này, đối tượng công bố phù hợp có thể là một sản phẩm, quá trình, hệ thống quản lý, chuyên gia hoặc tổ chức. Thay vì sử dụng cụm từ công bố của nhà cung ứng về sự phù hợp, khi thích hợp có thể sử dụng cụm từ công bố sự phù hợp.

5/19/2020 9:01:50 PM +00:00

TCVN ISO/IEC 17050-1:2007

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung đối với việc công bố của nhà cung ứng, trong những trường hợp được yêu cầu hoặc cần thiết chứng nhận, về sự phù hợp của một đối tượng đối với những yêu cầu quy định, không phân biệt lĩnh vực mà đối tượng đó trực thuộc. Với các mục đích của tiêu chuẩn này, đối tượng của việc công bố sự phù hợp có thể là một sản phẩm, quá trình, hệ thống quản lý, chuyên gia hoặc tổ chức. Tiêu chuẩn này không chỉ rõ bất kỳ đối tượng cụ thể nào đối với việc công bố sự phù hợp.

5/19/2020 9:01:44 PM +00:00

TCVN ISO/IEC 17043:2011

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung về năng lực của nhà cung cấp chương trình thử nghiệm thành thạo và đối với việc xây dựng, triển khai các chương trình thử nghiệm thành thạo. Những yêu cầu này là yêu cầu chung cho mọi loại chương trình thử nghiệm thành thạo và có thể dùng làm cơ sở cho các yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với những lĩnh vực áp dụng riêng biệt.

5/19/2020 9:01:37 PM +00:00