Tài liệu miễn phí Tiêu chuẩn - Qui chuẩn

Download Tài liệu học tập miễn phí Tiêu chuẩn - Qui chuẩn

TCVN ISO/TS 15000-2:2007

Tiêu chuẩn này định nghĩa giao thức dịch vụ thông điệp ebXML cho phép trao đổi thông điệp giữa hai bên tham gia một cách an toàn và tin cậy, bao gồm các mô tả sau: cấu trúc thông điệp ebXML được sử dụng để gói dữ liệu vùng mang thông tin truyền tải giữa hai bên tham gia; cách gửi và nhận các thông điệp của trình quản lý dịch vụ thông điệp qua một giao thức truyền thông dữ liệu. Tiêu chuẩn này độc lập với giao thức truyền thông và vùng mang thông tin được sử dụng. Các phụ lục trong tiêu chuẩn này mô tả cách sử dụng tiêu chuẩn này cùng với HTTP [RFC2616] và SMTP [RFC2821].

5/19/2020 9:29:30 PM +00:00

TCVN ISO/TS 15000-1:2007

Tiêu chuẩn TCVN ISO/TS 15000-1:2007 là một quy định ebXML cho cộng đồng doanh nghiệp điện tử (eBusiness). Định dạng tiêu chuẩn này dựa trên dạng thức tiêu chuẩn RFC của Internet Society (cộng đồng người sử dụng Internet).

5/19/2020 9:29:23 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/IEC 27031:2017

Tiêu chuẩn này mô tả các khái niệm và nguyên tắc cho sự sẵn sàng về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để đảm bảo tính liên tục của hoạt động, và cung cấp khung các phương thức và quy trình để định danh, xác định tất cả các khía cạnh (như các tiêu chí hiệu năng, thiết kế và thực hiện) để cải thiện sự sẵn sàng ICT của tổ chức nhằm đảm bảo tính liên tục của hoạt động. Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi tổ chức (tư nhân, chính phủ, phi chính phủ) phát triển chương trình ICT để đảm bảo tính liên tục của hoạt động, tổ chức có yêu cầu dịch vụ/cơ sở hạ tầng cần sẵn sàng hỗ trợ cho hoạt động trong trường hợp xảy ra các sự kiện và sự cố khẩn cấp, và các gián đoạn liên quan, có thể ảnh hưởng đến tính liên tục (bao gồm cả tính an toàn) của các chức năng hoạt động quan trọng. Tiêu chuẩn này cũng cho phép tổ chức đo lường các thông số hiệu năng của IRBC một cách phù hợp.

5/19/2020 9:29:16 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/IEC 27015:2017

Tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 27015:2017 cung cấp thêm các hướng dẫn an toàn thông tin và bổ sung các biện pháp kiểm soát an toàn thông tin đã được đưa ra trong tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 27002:2011 (ISO/IEC 27002:2005) cho việc khởi tạo, triển khai, duy trì, và cải tiến vấn đề an toàn thông tin trong các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính.

5/19/2020 9:29:10 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/IEC 27006:2017

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu, cung cấp hướng dẫn cho các tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS) ngoài các yêu cầu có trong TCVN ISO/IEC 17021-1 và TCVN ISO/IEC 27001. Tiêu chuẩn này chủ yếu được dùng để hỗ trợ trong việc công nhận các tổ chức chứng nhận ISMS. Các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn này cần được các tổ chức chứng nhận ISMS chứng minh bằng năng lực và độ tin cậy của họ, và hướng dẫn trong tiêu chuẩn cũng cung cấp giải thích bổ sung các yêu cầu này cho mọi tổ chức cung cấp chứng nhận ISMS.

5/19/2020 9:29:03 PM +00:00

TCVN ISO/IEC 27002:2011

Tiêu chuẩn này thiết lập các hướng dẫn và nguyên tắc chung cho hoạt động khởi tạo, triển khai, duy trì và cải tiến công tác quản lý an toàn thông tin trong một tổ chức. Mục tiêu của tiêu chuẩn này là đưa ra hướng dẫn chung nhằm đạt được các mục đích chung đã được chấp nhận trong quản lý an toàn thông tin.

5/19/2020 9:28:57 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11817-3:2017

Tiêu chuẩn này quy định các cơ chế xác thực thực thể sử dụng chữ ký số dựa trên kỹ thuật phi đối xứng. Hai cơ chế liên quan đến xác thực một thực thể đơn (xác thực một chiều), các cơ chế còn lại xác thực lẫn nhau cho hai thực thể. Chữ ký số được sử dụng để xác thực định danh của thực thể. Bên thứ ba tin cậy có thể bao gồm trong cơ chế. Các cơ chế được quy định trong tiêu chuẩn này sử dụng tham số biến thiên theo thời gian như là tem thời gian, số tuần tự, số ngẫu nhiên để ngăn chặn thông tin xác thực hợp lệ được chấp nhận sau một thời gian.

5/19/2020 9:28:30 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11817-2:2017

Tiêu chuẩn này quy định cơ chế xác thực thực thể sử dụng thuật toán mã hóa đối xứng. Có 4 cơ chế cung cấp xác thực thực thể giữa hai thực thể không có bên thứ ba tin cậy tham gia; hai trong các cơ chế đó là cơ chế xác thực một chiều của một thực thể này với một thực thể khác; hai cơ chế còn lại là cơ chế xác thực lẫn nhau của hai thực thể. Các cơ chế còn lại yêu cầu bên thứ ba tin cậy cho việc thiết lập khóa bí mật chung và thực hiện xác thực thực thể một chiều hoặc lẫn nhau.

5/19/2020 9:28:24 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11817-1:2017

TCVN 11817-1 quy định mô hình xác thực và yêu cầu tổng quan và những ràng buộc cho cơ chế xác thực thực thể sử dụng kỹ thuật an toàn. Những cơ chế này được sử dụng để chứng thực một thực thể đã được khai báo. Một thực thể được xác thực cần chứng minh định danh của minh bằng cách đưa ra thông tin bí mật của thực thể đó. Các cơ chế được xác định như trao đổi thông tin giữa các thực thể và nếu cần trao đổi với bên thứ ba tin cậy.

5/19/2020 9:28:16 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11816-4:2017

TCVN 11816-4 đặc tả 2 hàm băm sử dụng số học đồng dư. Những hàm này, được cho là kháng va chạm, nén thông điệp có độ dài bất kì, nhưng giới hạn độ dài mã băm, độ dài đó được xác định bởi độ dài của số nguyên tố được sử dụng trong hàm rút gọn được định nghĩa trong 7.3. Do đó, mã băm dễ dàng được mở rộng (scaled) với độ dài đầu vào của bất kỳ cơ chế nào (ví dụ thuật toán chữ ký, lược đồ định danh).

5/19/2020 9:28:10 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11816-3:2017

TCVN 11816-3 đặc tả các hàm băm chuyên dụng, nghĩa là các hàm băm được thiết kế một cách riêng biệt. Các hàm băm trong phần này dựa trên cơ sở sử dụng việc lặp của một hàm vòng. Bảy hàm vòng khác nhau được đặc tả đem đến sự khác biệt của các hàm băm chuyên dụng. Hàm băm chuyên dụng thứ nhất và thứ ba tại Điều 7 và 9 cung cấp lần lượt các mã băm có độ dài lên tới 160 bit. Hàm băm thứ hai tại Điều 8 cung cấp độ dài của mã băm lên tới 128 bit. Hàm băm thứ tư tại Điều 10 cung cấp độ dài của mã băm lên tới 256 bit. Hàm băm thứ sáu tại Điều 12 cung cấp độ dài cố định của mã băm là 384 bit. Hàm băm thứ năm và thứ bảy tại các Điều 11 và 13 cung cấp mã băm có độ dài lên đến 512 bit.

5/19/2020 9:28:00 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11816-2:2017

TCVN 11816-2 đặc tả các hàm băm sử dụng thuật toán mã khối n-bit. Vì vậy tiêu chuẩn được áp dụng thích hợp cho các môi trường trong đó một thuật toán đã được cài đặt. Có bốn hàm băm được đặc tả trong tiêu chuẩn này. Hàm băm thứ nhất cung cấp mã băm có độ dài nhỏ hơn hoặc bằng n, với n là độ dài của khối dữ liệu được sử dụng trong thuật toán mã khối. Hàm băm thứ 2 cung cấp mã băm có độ dài nhỏ hơn hoặc bằng 2n; hàm băm thứ 3 cung cấp mã băm có độ dài bằng 2n; và hàm băm thứ 4 cung cấp mã băm có độ dài 3n. Tất cả 4 hàm băm được đặc tả trong TCVN 11816-2 đều tuân theo mô hình tổng quát được đặc tả trong TCVN 11816-1.

5/19/2020 9:27:54 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11816-1:2017

TCVN 11816 đặc tả các hàm băm và được áp dụng trong việc cung cấp các dịch vụ xác thực, toàn vẹn và chống chối bỏ. Hàm băm sử dụng một thuật toán để tạo ra một xâu bit có độ dài cố định từ một xâu bit bất kỳ. Hàm băm có thể sử dụng để: rút gọn một bản tin thành một bản tóm lược để sử dụng làm đầu vào cho cơ chế ký số, và bảo đảm với người dùng tính bí mật của một xâu bit cho trước.

5/19/2020 9:27:47 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11795-17:2017

Tiêu chuẩn này quy định việc trình bày dạng mã hóa các thông tin văn bản để hiển thị theo thời gian trên màn hình. Các dữ liệu văn bản có thể được xem trực tiếp kết hợp với âm thanh và hình ảnh, đó là trong trường hợp thông tin văn bản được hiển thị dạng phụ đề, ví dụ là bản dịch của âm thanh trong video dưới dạng một ngôn ngữ khác hoặc phụ đề trợ giúp trong trường hợp âm thanh khó nghe, một ví dụ khác là phụ đề nội dung bài hát trong một ứng dụng Karaoke. Tuy nhiên, dữ liệu văn bản cũng có thể được xem trực tiếp như một ứng dụng độc lập mà không cần kết hợp bất kỳ âm thanh hay hình ảnh nào liên quan. Tạo dòng định dạng văn bản được quy định theo cách thức không phụ thuộc lớp truyền tải, tức là cho phép truyền tải theo nhiều cách khác nhau, trong khi vẫn cung cấp một mức độ truy cập ngẫu nhiên hợp lý và sự kháng lỗi.

5/19/2020 9:27:41 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11795-14:2017

Tiêu chuẩn này định nghĩa tệp MP4, một ví dụ của định dạng tệp truyền thông theo chuẩn ISO [ISO/IEC 14496-12 và ISO/IEC 15444-12]. Tính chất chung của định dạng tệp truyền thông theo chuẩn ISO được thực hiện đầy đủ bởi MP4. Các phiên trình diễn MPEG-4 có tính động cao, và cấu trúc hạ tầng - định khung bộ mô tả đối tượng, có vai trò quản lý các đối tượng và các dòng trong một phiên trình diễn. Một bộ mô tả đối tượng ban đầu đóng vai trò là điểm khởi đầu cho định khung này. Trong các chế độ sử dụng được chỉ ra trong tệp truyền thông theo chuẩn ISO, sẽ thường có bộ mô tả đối tượng ban đầu như được thể hiện trong sơ đồ dưới đây.

5/19/2020 9:27:35 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11795-8:2017

Tiêu chuẩn này quy định các chức năng mức truyền tải cho truyền thông tương tác các đối tượng hình ảnh, âm thanh. Cụ thể: quy định nền tảng chung cho việc truyền tải các nội dung mã hóa theo chuẩn ISO/IEC 14496 trên mạng IP; hướng dẫn thiết kế định dạng của trường tải tin RTP cho các quy tắc kết hợp và phân mảnh các nội dung mã hóa theo ISO/IEC 14496-1; quy định việc sử dụng các quy tắc của giao thức mô tả phiên truyền (SDP) để truyền tải thông tin liên quan tới hệ thống ISO/IEC 14496 -1;...

5/19/2020 9:27:28 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11777-10:2017

Tiêu chuẩn này cung cấp phần mở rộng cho hệ thống mã hóa lõi (ISO/IEC 15444-1) và phần mở rộng (ISO/IEC 15444-2) đối với các tập dữ liệu dạng khối logic. Cụ thể là, tiêu chuẩn vẫn duy trì tất cả các tính năng hiện tại và cú pháp của ISO/IEC 15444-1, và một phần tính năng hiện tại của ISO/IEC15444-2 đối với các ảnh đa thành phần, bên cạnh đó cung cấp các tùy chọn và mở rộng cho một số các tính năng này. Trong các nội dung này, tiêu chuẩn đưa ra đặc tả đẳng hướng cho các tập dữ liệu ba chiều, tức là, đưa ra các tính năng xử lý đồng nhất ở tất cả ba chiều thậm chí cả khi cú pháp dòng mã của ISO/IEC 15444-1 và ISO/IEC 15444-2 khác nhau giữa hai trục không gian và trục thành phần chéo. Các mô hình ngữ cảnh được sử dụng trong tiêu chuẩn này giống các mô hình ngữ cảnh trong ISO/IEC 15444-1 và ISO/IEC 15444-2. Các mô hình ngữ cảnh cải tiến sẽ được giới thiệu trong tài liệu bổ sung.

5/19/2020 9:27:22 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11777-9:2017

Tiêu chuẩn TCVN 11777-9:2017 quy định các cú pháp và các phương pháp để truy vấn từ xa và tùy chọn thay đổi các dòng mã JPEG 2000. Trong tiêu chuẩn này, các cú pháp và các phương pháp xác định được gọi là Giao thức tương tác JPEG 2000 ''JPIP, và các ứng dụng tương tác sử dụng JPIP được gọi là hệ thống JPIP.

5/19/2020 9:27:15 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11777-5:2017

Tiêu chuẩn TCVN 11777-5:2017 cung cấp ba phần mềm tham chiếu được thiết kế độc lập, để hỗ trợ các đối tượng triển khai thử nghiệm. Các gói phần mềm bao gồm JASPER, JJ2000 và OPENJPEG. Tiêu chuẩn này không định nghĩa thêm bất kỳ thành phần bổ sung nào cho hệ thống mã hóa hình ảnh JPEG 2000 mà chỉ cung cấp các gói phần mềm tham chiếu.

5/19/2020 9:27:09 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11653-3:2016

Tiêu chuẩn này mô tả các quy tắc và khung cho việc đánh giá môi trường của hộp mực lỏng và hộp mực bột được sử dụng cho các thiết bị in, bao gồm các thiết bị đa chức năng có đường dẫn in đầu vào số, bao gồm: mục tiêu và định nghĩa liên quan tới trách nhiệm về môi trường, hướng dẫn xác định lợi ích tương đối của việc tái sử dụng, tái chế, tái tạo và kỹ thuật giảm thiểu, xác định và ưu tiên các thuộc tính môi trường theo từng giai đoạn trong vòng đời hộp mực, tiêu chí thiết lập các thực hành bền vững về môi trường. Tiêu chuẩn này thiết lập các thuật ngữ, định nghĩa, thuộc tính và các phương pháp thử nghiệm cơ bản đối với các tiêu chuẩn môi trường, nhãn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh của hộp mực.

5/19/2020 9:27:01 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11653-2:2016

Tiêu chuẩn này thiết lập cho việc ghi nhãn, bao gói sản phẩm và các điều khoản báo cáo liên quan đối với hộp mực sử dụng cho các thiết bị in, bao gồm các thiết bị đa chức năng có đường dẫn in đầu vào số. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị văn phòng. Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu thông tin đối với hướng dẫn mô tả đặc tính hộp mực trên hộp mực, bao bì và trong các báo cáo.

5/19/2020 9:26:55 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11653-1:2016

Tiêu chuẩn này thiết lập các thuật ngữ, biểu tượng, ký hiệu và khung mô tả đặc tính hộp mực cho mực bột và mực lỏng sử dụng cho các thiết bị in, bao gồm các thiết bị đa chức năng có đường dẫn in đầu vào số. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị văn phòng. Tiêu chuẩn này cung cấp nền tảng cho việc đo, đánh giá hoặc quy định các đặc tính của hộp mực bột và hộp mực lỏng. Các thuật ngữ, biểu tượng, ký hiệu và khung mô tả đặc tính hộp mực được thiết lập trong tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho hộp mực bột và hộp mực lỏng.

5/19/2020 9:26:49 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11523-6:2016

Tiêu chuẩn này xác định cú pháp và ngữ nghĩa đối với việc mô tả đích được cài đặt và mô tả socket trong đặc tả giao diện của dịch vụ web sao cho có ánh xạ rõ ràng giữa các thẻ riêng biệt trong tài liệu WSDL và các thẻ mô tả đích (ngầm định) và mô tả socket (ngầm định). Sự phù hợp chặt chẽ về ngôn ngữ (không có các thẻ hoặc thuộc tính bổ sung nào được phép) không được yêu cầu bởi vì các phiên bản tương lai của tiêu chuẩn này có thể thêm vào các thẻ, các thuộc tính hoặc các giá trị mới. Do đó, các nhà sản xuất URC được khuyến khích cài đặt các URC của họ sao cho việc đánh dấu sẽ được bỏ qua mà không gây ra lỗi.

5/19/2020 9:26:42 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11523-5:2016

Bộ tiêu chuẩn này hỗ trợ việc vận hành các sản phẩm thông tin và điện tử thông qua các giao diện từ xa, thay thế và các tác nhân thông minh. Tiêu chuẩn này xác định cú pháp và ngữ nghĩa để mô tả các tài nguyên nguyên tử, các tệp tài nguyên, các nhóm và các tệp tạo nhóm liên quan đến giao diện người sử dụng của thiết bị hoặc dịch vụ (“đích”).

5/19/2020 9:26:36 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11523-4:2016

Bộ tiêu chuẩn này hỗ trợ việc vận hành các sản phẩm thông tin và điện tử thông qua các giao diện từ xa, thay thế và các tác nhân thông minh. Tiêu chuẩn này xác định ngôn ngữ dựa trên ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (XML) cho việc mô tả các đích, như đã sử dụng trong khung tổng quát của bộ điều khiển từ xa phổ dụng đối với các mục đích khám phá. Mô tả đích là tài liệu phù hợp với ngôn ngữ này.

5/19/2020 9:26:29 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11523-3:2016

Bộ tiêu chuẩn này hỗ trợ việc vận hành các sản phẩm thông tin và điện tử thông qua các giao diện từ xa, thay thế và các tác nhân thông minh. Tiêu chuẩn này xác định ngôn ngữ (ngôn ngữ đánh dấu khuôn mẫu trình bày) mô tả các đặc tả giao diện người sử dụng độc lập với thể thức, hoặc các khuôn mẫu trình bày kết hợp với mô tả socket giao diện người sử dụng xác định trong TCVN 11523-2 (ISO/IEC 24752-2).

5/19/2020 9:26:23 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11523-2:2016

Bộ tiêu chuẩn này hỗ trợ việc vận hành các sản phẩm thông tin và điện tử thông qua các giao diện từ xa, thay thế và các tác nhân thông minh. Socket giao diện người sử dụng là một giao diện người sử dụng trừu tượng mô tả chức năng và trạng thái của thiết bị hoặc dịch vụ (đích) theo cách máy có thể hiểu được mà độc lập với việc trình diễn và các khả năng nhập của thiết bị tương tác người sử dụng. Tiêu chuẩn này xác định ngôn ngữ dựa trên Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (XML) để mô tả socket giao diện người sử dụng.

5/19/2020 9:26:17 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11523-1:2016

Bộ tiêu chuẩn này hỗ trợ việc vận hành các sản phẩm thông tin và điện tử thông qua các giao diện từ xa, thay thế và các tác nhân thông minh. Tiêu chuẩn này xác định khung tổng quát của các thành phần kết hợp với nhau để kích hoạt các giao diện người sử dụng từ xa và điều khiển các thiết bị, dịch vụ điện tử có thể truy cập mạng từ xa thông qua bộ điều khiển từ xa phổ dụng (URC). Tiêu chuẩn này cung cấp cái nhìn tổng quan về khung tổng quát URC và các thành phần của nó.

5/19/2020 9:26:09 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11495-3:2046

Tiêu chuẩn TCVN 11495-3:2046 quy định các thuật toán MAC mà sử dụng một khóa bí mật và một hàm băm phổ biến cùng với một kết quả n-bit để tính ra MAC có m-bit dựa trên các mã khối đã quy định trong ISO/IEC 18033-3 và các mã dòng đã quy định trong ISO/IEC 18033-4 gồm: UMAC, Badger; Poly1305-AES, GMAC.

5/19/2020 9:26:03 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11495-2:2046

Tiêu chuẩn này quy định ba thuật toán MAC mà sử dụng một khóa bí mật và một hàm băm (hoặc hàm vòng của nó) cùng với một kết quả n-bit để tính ra MAC có m-bit. Các cơ chế này có thể được sử dụng như các cơ chế toàn vẹn dữ liệu để xác minh rằng dữ liệu đã không bị thay đổi theo một cách trái phép. Chúng cũng có thể được sử dụng như các cơ chế xác thực thông điệp để đảm bảo rằng một thông điệp đã được khởi tạo bởi một thực thể có nắm giữ khóa bí mật. Độ mạnh của các cơ chế toàn vẹn dữ liệu và xác thực thông điệp phụ thuộc vào entropy và độ bí mật của khóa, vào độ dài (tính theo bit) n của mã băm được tạo ra bởi hàm băm, vào độ mạnh của hàm băm, vào độ dài (tính theo bit) m của MAC và vào cơ chế cụ thể.

5/19/2020 9:25:57 PM +00:00