Tài liệu miễn phí Tiêu chuẩn - Qui chuẩn

Download Tài liệu học tập miễn phí Tiêu chuẩn - Qui chuẩn

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6080:2012

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6080:2012 định nghĩa hai phương pháp chiếu áp dụng cho bản vẽ xây dựng gồm: chiếu trực giao trực tiếp; chiếu trực giao qua gương; và đưa ra ký hiệu liên quan đến từng phương pháp. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tiêu chuẩn.

6/18/2020 12:46:21 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5896:2012

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5896:2012 quy định những yêu cầu liên quan tới việc sắp xếp, bố trí và nội dung của các phần để vẽ hình, chú thích bằng chữ và kẻ khung tên trên các bản vẽ xây dựng. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tiêu chuẩn.

6/18/2020 12:46:15 PM +00:00

Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 150:1986

Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 150:1986 áp dụng cho thiết kế mới, thiết kế cải tạo nhằm bảo đảm mức áp suất âm, mức âm cho phép trong nhà ở, nhà tập thể cũng như khu vực xung quanh nhà ở. Khi thiết kế cần phải sử dụng các vật liệu cách âm vật liệu hút âm, vật liệu chống rung không cháy hoặc khó cháy.

6/18/2020 12:46:08 PM +00:00

Tiêu chuẩn nhà nước TCVN 3152-1979

Tiêu chuẩn nhà nước TCVN 3152-1979 áp dụng cho tất cả các dạng dụng cụ mài làm việc với tốc độ từ 15 đến 100 m/s và quy định quy trình, quy tắc làm việc an toàn của chúng. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho dụng cụ mài kim cương và bánh đánh bóng chế tạo bằng các vật liệu tổng hợp, da, phớt dệt có một lớp vật liệu mài trên bề mặt đánh bóng.

6/18/2020 11:24:39 AM +00:00

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738:2001

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738:2001 áp dụng cho các hệ thống báo cháy được trang bị tại các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác có nguy hiểm về cháy, nổ. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các công trình được thiết kế theo yêu cầu đặc biệt.

6/18/2020 11:24:33 AM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3256:1979

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3256:1979 quy định những thuật ngữ và định nghĩa cơ bản trong lĩnh vực an toàn điện, để dùng trong khoa học kỹ thuật và sản xuất. Một số thuật ngữ trong tiêu chuẩn này có thuật ngữ vắn tắt được ghi trong ngoặc đơn bên dưới thuật ngữ tiêu chuẩn. Những thuật ngữ vắn tắt có thể dùng trong các trường hợp không gây nhầm lẫn được chia sẻ trong tài liệu sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.

6/18/2020 11:24:26 AM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9505:2012

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9505:2012 áp dụng cho việc thi công và nghiệm thu lớp láng nhũ tương nhựa đường axít trên các loại mặt đường làm mới hoặc trên mặt đường cũ cần sửa chữa khôi phục. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với đường cao tốc, đường có vận tốc thiết kế 80 km/h trở lên. Lớp láng nhũ tương nhựa đường a xít trên các loại mặt đường không được đưa vào tính toán cường độ mặt đường.

6/18/2020 11:16:47 AM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 356:2006

Quy trình này quy định những yêu cầu kỹ thuật về vật liệu, công nghệ chế tạo hỗn hợp, công nghệ thi công, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu các lớp mặt đường bê tông nhựa sử dụng chất kết dính là nhựa đường polime, được gọi là bê tông nhựa polime (viết tắt là BTNP).

6/18/2020 11:16:40 AM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 346:2006

Quy trình này quy định trình tự thí nghiệm xác định khối lượng thể tích khô của lớp vật liệu (đất, đất gia cố, đá gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối thiên nhiên...) tại hiện trường bằng phễu rót cát làm cơ sở xác định hệ số đầm chặt K của lớp nền, móng đường.

6/18/2020 11:16:35 AM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 333:06

Quy trình này quy định trình tự thí nghiệm đầm nén mẫu vật liệu (đất, đất gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối thiên nhiên…) trong phòng thí nghiệm nhằm xác định giá trị độ ẩm đầm nén tốt nhất và khối lượng thể tích khô lớn nhất của vật liệu sử dụng làm nền, móng công trình giao thông. Tùy thuộc vào công đầm, loại chầy đầm, việc đầm nén được theo hai phương pháp: đầm nén tiêu chuẩn (phương pháp I); đầm nén cải tiến (phương pháp II).

6/18/2020 11:16:29 AM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 332:2006

Quy trình này quy định trình tự thí nghiệm để xác định chỉ số CBR (California Bearing Ratio) của vật liệu sử dụng làm nền, móng đường (đất, đất gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối tự nhiên…) trong phòng thí nghiệm trên mẫu vật liệu đã được chế bị. Giá trị CBR được xác định theo Quy trình này là cơ sở đánh giá chất lượng vật liệu sử dụng làm nền, móng đường; ngoài ra còn được sử dụng để đánh giá cường độ của kết cấu đường ôtô và đường sân bay trong một số phương pháp thiết kế có sử dụng thông số cường độ theo CBR.

6/18/2020 11:16:22 AM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 304:2003

Quy trình này áp dụng cho việc thi công và nghiệm thu các lớp kết cấu áo đường bằng cấp phối thiên nhiên (không nghiền) bao gồm: cấp phối sỏi ong, sỏi đỏ, cấp phối sỏi đồi, cấp phối sỏi (cuội) suối, cốt liệu thô được nghiền từ sỏi... dùng để xây dựng mới và cải tạo nâng cấp đường bộ cũng như xây dựng bến bãi trong ngành giao thông vận tải theo phân loại tầng mặt A1, A2, B1, B2 trong tiêu chuẩn ngành Quy trình thiết kế áo đường mềm 22 TCN 211 - 93 (phân loại này được liệt kê ở phần phụ lục).

6/18/2020 11:16:16 AM +00:00

Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 276:2001

Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 276:2001 quy định về việc lựa chọn vật liệu, thiết kế thành phần bê tông, công nghệ trộn, vận chuyển, đổ, bảo dưỡng và các phương pháp kiểm tra chất lượng bê tông đối với bê tông mác M60 – M80 theo TCVN 6025 – 1995 có sử dụng phụ gia siêu dẻo, phụ gia khoáng, cốt liệu truyền thống và xi măng Poóc lăng PC 40 trở lên.

6/18/2020 11:16:11 AM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 248:1998

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 248:1998 được áp dụng cho tính toán thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình ứng dụng vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu. Nội dung thiết kế chỉ quy định việc chọn vải, những tính toán cần thiết cho việc xác định vị trí đặt vải và số lớp vải để tăng cường mức độ ổn định của nền đắp trên đất yếu; còn các vấn đề tính toán về lún, về thấm lọc, bảo vệ và gia cường mái dốc không quy định ở đây.

6/18/2020 11:16:04 AM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 247-98

Quy trình này quy định những điều cơ bản của công tác thi công và nghiệm thu dầm cầu bê tông dự ứng lực, không đề cập đến những vấn đề cụ thể cho từng loại công nghệ riêng biệt như các vấn đề chi tiết của kết cấu bê tông dự ứng lực căng trước, kết cấu BTDƯL căng sau, các vấn đề về công nghệ thi công nghiệm thu đúc hẫng, lắp hẫng hay đúc đẩy v.v...

6/18/2020 11:15:58 AM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 244-98

Quy trình này quy định các yêu cầu về tính toán thiết kế xử lý đất yếu bằng bấc thấm trong xây dựng nền đường trên đất yếu. Phạm vi áp dụng biện pháp xử lý đất yếu bằng bấc thấm: biện pháp này được sử dụng đối với các công trình xây dựng nền đường trên đất yếu có yêu cầu tăng nhanh tốc độ cố kết hoặc tăng nhanh cường độ của đất yếu để đảm bảo ổn định nền đắp. Khi sử dụng biện pháp này cần phải có đủ các điều kiện.

6/18/2020 11:15:51 AM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 236:1997

Quy trình này quy định các yêu cầu về công nghệ thi công, kiểm tra và nghiệm thu công trình sử dụng bấc thấm. Quy trình này chỉ áp dụng khi sử dụng bấc thấm trong xây dựng nền đắp trên đất yếu có yêu cầu thời gian cố kết nhanh. Bấc thấm là băng có lõi bằng Polypropylene, có tiết diện hình bánh răng hoặc hình dẫn ống kim, bên ngoài được bọc vỏ lọc bằng vải địa kỹ thuật không dệt.

6/18/2020 11:15:45 AM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 235:1997

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 235:1997 áp dụng cho các loại sơn bảo vệ dầm cầu thép, kết cấu xây dựng bằng thép trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ngoài trời, chống được sự ăn mòn vật liệu do tác động thường xuyên theo thời gian của môi trường có độ xâm thực yếu (ký hiệu “la”) và trung bình (ký hiệu “ma”) theo tiêu chuẩn Nhà nước về phân loại môi trường xâm thực.

6/18/2020 11:15:39 AM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 229:1995

Nội dung quy trình này bao gồm các quy định về: quy định chung về lớp đất gia cố vôi bằng máy chuyên dùng BOMAG, yêu cầu kỹ thuật vật liệu, công nghệ thi công, kiểm tra chất lượng và nghiệm thu lớp đất gia cố vôi thi công bằng máy phay chuyên dùng. Ngoài ra còn có phụ lục giới thiệu tính năng kỹ thuật máy BOMAG.

6/18/2020 11:15:33 AM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 217:1994

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 217:1994 được áp dụng để chế tạo và sử dụng gối cầu cao su cốt bản thép chịu phản lực tới 1200 KN. Gối cầu cao su cốt thép được coi là loại gối dàn tính, được phép dùng làm gối cầu cho các nhịp dầm giản đơn có độ dịch vị ngang trong phạm vi giới hạn cho phép của tiêu chuẩn này.

6/18/2020 11:15:27 AM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 204:1991

Bulông cường độ (bao gồm đai ốc, vòng đệm) có đường kính ren từ 18mm đến 24mm dùng để liên kết trong kết cấu nhịp dầm cầu thép. Tài liệu Tiêu chuẩn ngành 22TCN 204:1991 dưới đây đưa ra cho bạn các thông số về kích thước, yêu cầu kỹ thuật, quy tắc nghiệm thu,... Mời các bạn cùng tham khảo.

6/18/2020 11:15:21 AM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 79:1984

Quy trình này quy định kỹ thuật thi công vật liệu xi măng lưới thép (XMLT) để làm các kết cấu như; tàu, thuyền, sà lan, ụ nổi mái nhà, tường ngăn, bản mặt cầu v.v... trong ngành giao thông vận tải. Quy trình này có thể áp dụng cho việc thi công vật liệu xi măng lưới thép đối với những phần việc có liên quan.

6/18/2020 11:15:15 AM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 68:1984

Quy trình này quy định một phương pháp xác định cường độ chịu ép của bê tông trong kết cấu công trình bằng cách thử độ cứng bề mặt bê tông được thử là loại có cường độ chịu ép trong phạm vi 100-400 kG/cm2, bảo dưỡng trong điều kiện tự nhiên, tuổi 28 ngày. Phương pháp này không thay thế cho phương pháp thí nghiệm ép mẫu trên máy nén theo quy phạm kỹ thuật chung và tạm thời về thi công nghiệm thu công trình KTCB, tập 4 (QP-31-68) mà chỉ là một phương pháp kiểm tra cường độ bê tông của các kết cấu công trình ở hiện trường hoặc cho yêu cầu đột xuất khác.

6/18/2020 11:15:09 AM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 63:1984

Quy trình này quy định những phương pháp thí nghiệm để xác định một số chỉ tiêu cơ lý cơ bản của các loại nhựa đặc bitum, nhựa đặc hắc ín, nhựa lỏng, và nhũ tương nhựa đường dùng trong việc xây dựng mặt đường ô tô. Người lấy mẫu thí nghiệm phải là cán bộ kỹ thuật hay công nhân kỹ thuật có hiểu biết về tính năng, đặc điểm của vật liệu.

6/18/2020 11:15:03 AM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 60-84

Quy trình thí nghiệm này quy định những phương pháp thí nghiệm cơ lý bê tông xi măng để xác định: độ sụt, độ công tác, khối lượng thể tích, độ tách nước của hỗn hợp bê tông trong khi thi công và xác định, khối lượng thể tích, khối lượng riêng, độ chặt và độ rỗng, độ hút nước, độ chịu mài mòn, độ không xuyên nước, cường độ chịu nén,...

6/18/2020 11:14:57 AM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 59:1984

Quy trình này quy định cách tiến hành thí nghiệm một số chỉ tiêu cơ lý có liên quan đến công tác thiết kế và thi công gia cố đất bằng chất kết dính vôi, xi măng. Những chỉ tiêu này là: khối lượng thể tích khô lớn nhất và độ ẩm tốt nhất của hỗn hợp để làm cơ sở tạo mẫu khi thí nghiệm cũng như để kiểm tra chất lượng khi thi công...

6/18/2020 11:14:50 AM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 57:1984

Quy trình này quy định những phương pháp thí nghiệm cơ lý thông thường để xác định: khối lượng riêng của đá YR; khối lượng thể tích của đá theo phương pháp đo trực tiếp, phương pháp lực đẩy nồi thuỷ tĩnh và phương pháp bọc tĩnh, YV; độ rỗng của đá, n; độ hấp thụ nước (độ chứa ẩm) theo phương pháp bão hoà tự dovà bão hoà cưỡng bức, W; thành phần hạt của đá dăm, đá sỏi,A0...

6/18/2020 11:14:44 AM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 56:1984

Phân tích thành phần hạt là để xác định hàm lượng các cỡ hạt trong đất làm cơ sở cho việc phân loại đất. Khi tiến hành phân loại đất, phải căn cứ vào hàm lượng của 3 nhóm hạt sau: nhóm hạt cát (hạt có kích cỡ từ 5 đến 0,05 mm); nhóm hạt bụi (hạt có kích cỡ từ 0,05 mm đến 0,005 mm); nhóm hạt sét (hạt có kích cỡ nhỏ hơn 0,005 mm). Các nhóm hạt kể trên có một số đặc điểm như sau: nhóm hạt cát do có kích thước và khối lượng lớn nên sau khi phân tán ở trong nước thì nhanh chóng chìm lắng xuống (thường chỉ sau 90 giây thì các hạt cát đã chìm lắng hết chỉ còn các nhóm hạt bụi và sét là đang lơ lửng trong nước).

6/18/2020 11:14:38 AM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11791:2017

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11791:2017 quy định điều kiện kỹ thuật khi cung cấp và phương pháp thử thép kết cấu chịu ăn mòn khí quyển, sử dụng cho công trình cầu, công trình xây dựng và các kết cấu khác, đồng thời giới thiệu điều kiện ứng dụng, gồm yêu cầu chế tạo, lắp đặt, bảo trì và kiểm tra để tham khảo khi sử dụng thép chịu thời tiết trong xây dựng cầu.

6/18/2020 10:56:34 AM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11416:2016

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11416:2016 quy định sơn trên cơ sở nhựa fluor được sử dụng làm lớp phủ ngoài cùng để bảo vệ kết cấu thép chống lại sự ăn mòn và tác động của môi trường. Sơn nhựa fluor trong tiêu chuẩn này là sơn có khả năng chống ăn mòn và sự tác động lâu dài của điều kiện tự nhiên; sử dụng cho các công trình như cầu, bể chứa, nhà máy và các kết cấu thép khác.

6/18/2020 10:56:28 AM +00:00