Tài liệu miễn phí Lâm nghiệp

Download Tài liệu học tập miễn phí Lâm nghiệp

Biến động mực nước và chất lượng nước ngầm tại xã Cư Yên - huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình

Nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá mức độ biến động mực nước và chất lượng nước ngầm ở xã Cư Yên, chúng tôi sử dụng thiết bị quan trắc mực nước ngầm Rugget Water Level Tape 200 với tần suất đo 3 lần một ngày (sáng, trưa, chiều) tại 6 vị trí: Giếng Xạ, Gò Trạng, Gò Mỹ, Phú Ngọc, Hang Đá, Suối Rè. Trong khi chất lượng nước ngầm được đo tại 8 vị trí là: Tốt Yên, Giếng Xạ, Gò Trạng, Gừa, Gò Mỹ, Phú Ngọc, Hang Đá, Suối Rè.

1/28/2019 5:55:05 PM +00:00

Nghiên cứu biến tính một số vật liệu tự nhiên sử dụng cho quá trình fenton dị thể, phân hủy phẩm màu hữu cơ

Đề tài với mục tiêu nghiên cứu biến tính một số vật liệu tự nhiên sử dụng cho quá trình fenton dị thể, phân hủy phẩm màu hữu cơ, nghiên cứu sự ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác, hàm lượng chất oxi hóa, pH, nhiệt độ và thời gian đến hiệu suất xử lý màu được thực hiện nhằm tìm ra điều kiện thích hợp nhất khi thực hiện quá trình xử lý phẩm màu với xúc tác điều chế được.

1/28/2019 5:54:34 PM +00:00

Một số đặc điểm lâm học loài ươi (scaphium macropodum (miq) beumée ex K.heyne) tại phía Nam Vườn Quốc gia Cát Tiên

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài Ươi (Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex KHeyne) tại khu vực phía Nam Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên. Mục đích của nghiên cứu này là xác định một số đặc điểm về hoàn cảnh rừng, phân bố, sinh thái và tái sinh loài ươi nơi đây. Các phương pháp điều tra lâm học truyền thống đã được sử dụng để thu thập số liệu gồm: Điều tra theo tuyến, OTC, ô 6 cây...

1/28/2019 5:54:21 PM +00:00

Thành phần loài côn trùng làm thực phẩm được khai thác và buôn bán ở tỉnh Sơn La

Nghiên cứu tiến hành với côn trùng thực phẩm sau khi thu bắt ngoài tự nhiên không chỉ được sử dụng trong gia đình mà còn được đem buôn bán trên thị trường. Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán định hướng kết hợp với điều tra thực địa đã ghi nhận được 23 loài thuộc 15 họ của 8 bộ côn trùng thực phẩm được buôn bán tại Sơn La.

1/28/2019 5:54:09 PM +00:00

Cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ của rừng lá rộng thường xanh phục hồi sau khai thác chọn tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai

Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu sự khác biệt về cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ giữa rừng lá rộng thường xanh ẩm nhiệt đới ở trạng thái ổn định và sau 30 năm khai thác với cường độ thấp và cường độ cao tại khu vực Kon Hà Nừng thuộc tỉnh Gia Lai.

1/28/2019 5:53:55 PM +00:00

Đặc điểm cấu trúc lâm phần rừng tự nhiên nơi có loài giổi nhung (paramichelia braianensis (gagnep) dandy) phân bố tại Cao Nguyên Kon Hà Nừng

Đề tài được thực hành với mục tiêu nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc lâm phần rừng tự nhiên.nơi có loài giổi nhung (paramichelia braianensis (gagnep) dandy) phân bố tại Cao Nguyên Kon Hà Nừng. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

1/28/2019 5:53:43 PM +00:00

Động thái tái sinh tự nhiên dưới tán của các quần xã thực vật ngập mặn tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Nghiên cứu thực hiện việc kết hợp các phương pháp điều tra thực địa như điều tra sơ thẩm, điều tra theo dõi chi tiết trên các ô định vị trong thời gian 6 năm nhóm nghiên cứu đã đánh giá được động tái sinh dưới tán rừng các thảm thực vật ngập mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

1/28/2019 5:53:31 PM +00:00

Bài giảng Phương pháp đo đếm các bon trong lâm nghiệp - TS. Vũ Tấn Phương

Bài giảng Phương pháp đo đếm các bon trong lâm nghiệp - TS. Vũ Tấn Phương có kết cấu nội dung về: Khái quát về rừng việt Nam; các thông tin cơ bản; phương pháp đo đếm các bon; các nghiên cứu về các bon ở Việt Nam... Mời các bạn cùng tham khảo.

1/28/2019 5:53:22 PM +00:00

Xây dựng hệ thống tái sinh từ nuôi cấy lát mỏng tế bào cây củ dòm (stephania dielsiana Y.C.WU)

Đề tài với mục tiêu nhằm nghiên cứu về củ dòm (Stephania die/siana Y. C. Wu) là cây dược liệu phổ biến có thể mang lại giá trị kinh tế cao. Nhân giống in vitro thông qua nuôi cấy lớp mỏng tế bào là một phương pháp tiềm năng cho phép tạo ra lượng lớn cây con có năng suất và chất lượng tốt. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn khá hạn chế ở Việt Nam.

1/28/2019 5:53:10 PM +00:00

Nhân giống in vitro một số loài dó trầm (aquilaria) ở Việt Nam

Đề tài nghiên cứu về Chi Dó trầm (Aquilaria) là nhóm cây có khả năng tạo trầm hương. Trầm hương có chứa tinh dầu trầm - là loại dấu thượng hạng dùng làm hương liệu hay mỹ phẩm cao cấp, trầm hương còn dùng chữa bệnh, làm nhang trầm. Và áp dụng phương pháp nhân giống tiên tiến nhân giống in vitro những loài cây này đã thu được một số kết quả nhất định.

1/28/2019 5:52:44 PM +00:00

Ebook Thông tư hướng dẫn về phương án quản lý rừng bền vững

Ebook Thông tư hướng dẫn về phương án quản lý rừng bền vững gồm 5 chương: Quy định chung, phương án quản lý rừng bền vững, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, giám sát thực hiện phương án, chứng chỉ quản lý rừng bền vững, tổ chức thực hiện...

1/28/2019 5:17:14 PM +00:00

Sổ tay nhận biết các loài cây gỗ thường gặp kiểu rừng khô thưa cây họ dầu ưu thế (rừng khộp) ở Tây Nguyên

Tài liệu có nội dung với mục tiêu giúp bạn Tra cứu nhanh loài thực vật cho từng kiểu rừng, vùng sinh thái, việc mô tả sinh thái, hình thái loài chỉ lựa chọn những đặc điểm có thể nhận biết ngay trong rừng, không chép lại các sách phân loại thực vật, xác định loài nhanh thông qua hình thái cây bằng các hình ảnh chỉ thị rõ ràng và có thể nhận biết, xác định nhanh thông qua đặc điểm nhận dạng đặc biệt riêng có của loài đó...

1/28/2019 5:15:17 PM +00:00

Sổ tay nhận biết các loài cây gỗ thường gặp - Kiểu rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá ở Tây Nguyên

Sổ tay xác định nhanh loài thực vật trong các hệ sinh thái rừng, vùng sinh thái với mục đích hỗ trợ cho nhân viên lâm nghiệp hiện trường, giảng viên, nhà nghiên cứu, sinh viên, học sinh và những người quan tâm có thể tra cứu, xác định nhanh loài thực vật trong rừng. Mời các bạn cùng tham khảo số tay hữu ích này.

1/28/2019 5:14:39 PM +00:00

Sản lượng rừng - Bảo Huy

Tài liệu được tác giả Bảo Huy viết và cho ra mắt vào đầu nắm 2011 có nội dung trình bày về: Sử dụng công nghệ laser trong điều tra rừng, cấp năng suất rừng, mô hình hóa quá trình sinh trưởng cây rừng, mô hình mật độ rừng, sinh trưởng trữ sản lượng lâm phần, biểu lượng sản rừng, phần mềm quản lý rừng... Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu hữu ích này.

1/28/2019 5:14:14 PM +00:00

Tóm tắt kết quả đề tài nghiên cứu và các công bố liên quan về: Làm giàu rừng khộp suy thoái bằng cây tếch (tectona grandis L.F.)

Tóm tắt này mô tả kết quả nghiên cứu và các công bố có liên quan đến thẩm định giải pháp trồng cây gỗ tếch (Tectona grandis L.f.) trong điều kiện rừng khộp suy thoái và để xác định khả năng thích nghi và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của cây tếch. 42 ô thí nghiệm 4.900 m2 (chia thành 64 ô sinh thái) đã được thiết lập và được quan sát 5 năm để thử nghiệm làm giàu rừng bằng cây gỗ tếch theo tổ hợp của hai nhóm nhân tố: Sinh thái và trạng thái rừng... Và còn nhiều thông tin hữu ích khác, mời các bạn cùng tham khảo.

1/28/2019 5:14:00 PM +00:00

Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020

Tài liệu với nội dung gồm 8 phần trình bày về quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020 đó là các phần sau: Thông tin chung của bản quy hoạch, đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và quản lý rừng đặc dụng tỉnh Đăk Lắk, luận chứng quan điểm mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng... Mời các bạn cùng tham khảo bản quy hoạc này.

1/28/2019 5:12:21 PM +00:00

Phương pháp thẩm định chéo mô hình sinh khối cây rừng trên mặt đất

Nghiên cứu này giới thiệu kết quả thử nghiệm để lựa chọn phương pháp thẩm định chéo thích hợp cho các mô hình ước tính sinh khối cây rừng trên mặt đất (AGB). Bốn phương pháp thẩm định mô hình được thử nghiệm là: Sử dụng dữ liệu độc lập, leaveone out cross validation (LOOCV), k-fold và monte carlo.

1/28/2019 5:11:50 PM +00:00

Người nghèo ở đâu? Cây cối ở đâu? - Đặt mục tiêu xóa đói giảm nghèo và bảo tồn rừng tại Việt Nam

Tài liệu nhằm đề xuất một viễn cảnh giúp củng cố các kế hoạch giảm hơn nữa tình trạng đói nghèo còn tồn đọng đồng thời nâng cao bảo tồn và quản lý rừng. Và nhấn mạnh phương pháp và phân tích các mô hình này ở các cấp xã bằng cách sử dụng các nguồn số liệu địa lý cả về tình trạng nghèo cũng như về rừng.

1/28/2019 5:07:27 PM +00:00

Nghiên cứu đa dạng thảm thực vật rừng, xã hợp thực vật và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVFs) ở tỉnh Đắk Lắk

Nghiên cứu này nhằm chỉ ra sự đa dạng về kiểu thảm thực vật rừng, xã hợp thực vật và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao (high conservation value forests HCVFs) ở tỉnh Đăk Lăk để hỗ trợ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học đã tiến hành khảo sát ở năm khu rừng đặc dụng, bao gồm vườn quốc gia (VQG) Yok Đôn, VQG Chư Yang Sin, khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, khu dự trữ thiên nhiên Nam Ka và khu rừng bảo vệ cảnh quan hồ Lăk trong giai đoạn 2014-2016.

1/28/2019 5:04:58 PM +00:00

Ebook Mô hình khuyến khích đa lợi ích: Các lựa chọn cho kế hoạch hành động REDD của tỉnh Lâm Đồng

Ebook là kết quả của dự án “Cung cấp Đa Lợi ích từ REDD+ ở khu vực Đông Nam Á (MB-REDD), được thực hiện bởi Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV. Dự án MB-REDD là một phần của Chương trình Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (ICI). Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân (BMU) Cộng hòa Liên bang Đức hỗ trợ sáng kiến này trên cơ sở quyết định được thông qua bởi Bundestag Đức.

1/28/2019 5:04:36 PM +00:00

Lập bản đồ tiềm năng cho REDD thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

(BQ) Tài liệu Lập bản đồ tiềm năng cho REDD thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam cung cấp đền những thông tin hữu ích sau: Giới thiệu REDD+ cơ hội và rủi ro cho đa dạng sinh học, lập bản đồ về các-bon sinh khối rừng, thay đổi độ che phủ rừng và đa dạng sinh học, bản đồ tổng hợp và lập kế hoạch cho REDD+,... Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

1/28/2019 5:01:26 PM +00:00

Kinh nghiệm quốc tế về REDD+ và các quỹ lâm nghiệp Quốc gia Việt Nam

Báo cáo này sẽ tập trung phân tích so sánh của các khía cạnh hoạt động của quỹ REDD+ hoặc quỹ lâm nghiệp. Và báo cáo này có cấu trúc như sau: Mục 1.2 trình bày tổng quan về vai trò và chức năng của các quỹ REDD+ quốc gia, trong khi Phần 2 tiến hành phân tích so sánh các quỹ, tập trung vào bảy khía cạnh được dự kiến sẽ là trọng tâm trong thiết kế của quỹ REDD+ của Việt Nam.

1/28/2019 5:01:12 PM +00:00

Hướng dẫn thực hiện giám sát có sự tham gia biện pháp đảm bảo an toàn xã hội của REDD+

Tài liệu này cung cấp thêm hướng dẫn về khái niệm, cũng như phương pháp luận và hướng dẫn vận hành trên thực tế cho các cán bộ thực hiện tại hiện trường để họ áp dụng các biện pháp tiếp cận toàn diện hơn hoặc có sự tham gia đối với việc giám sát các hoạt động thực hiện REDD+ liên quan đến các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội ở cấp địa phương và cấp cơ sở. Tài liệu này bổ sung cho hướng dẫn hiện trường được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm thí điểm cách tiếp cận tại các điểm trình diễn REDD+ ở miền Trung Việt Nam (xem Nguyễn và cộng sự, 2016).

1/28/2019 5:00:18 PM +00:00

Giới thiệu phân tích không gian phục vụ lập kế hoạch REDD+ cấp tỉnh ở Việt Nam

(BQ) Báo cáo này mô tả chi tiết nội dung và kết quả của hai đợt công tác chung về phân tích không gian nhằm hỗ trợ lập kế hoạch REDD+ cấp tỉnh diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam vào tháng 6 năm 2014. Mục đích của các buổi làm việc này cùng với các cán bộ chuyên môn ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh nhằm giới thiệu và xúc tiến hợp tác về các phương pháp phân tích không gian để hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP).

1/28/2019 4:59:58 PM +00:00

Giám sát đa dạng sinh học có sự tham gia: Hướng dẫn phương pháp

Mục đích thực tế của tài liệu là hướng dẫn phương pháp và các nguyên tắc PBM ở cả cấp hiện trường (ban quản lý rừng) và cấp tỉnh nhằm hỗ trợ quản lý rừng và đa dạng sinh học ở Lâm Đồng một cách hiệu quả; phương pháp PBM này được xây dựng trong bối cảnh cơ chế REDD+ quốc gia của Việt Nam đang được soạn và Kế hoạch Hành động REDD+ (PRAP) của tỉnh mới được phê duyệt tại Lâm Đồng (2015).

1/28/2019 4:59:30 PM +00:00

Giám sát các-bon rừng có sự tham gia hướng dẫn cho người dân địa phương

Hướng dẫn PCM này, hướng dẫn cho người dân địa phương, là một trong ba cuốn hướng dẫn được xây dựng để thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan trong giám sát các bon rừng, nó được sử dụng bởi người dân địa phương và cộng đồng để thu thập và giám sát dữ liệu hiện trường. Hướng dẫn này khái quát về các bể chứa các-bon rừng và chỉ ra bể chứa nào được đo đếm trong PCM. Hướng dẫn này nhằm cung cấp chi tiết các bước của tiến trình đo đếm sự thay đổi diện tích rừng, trạng thái rừng và các-bon rừng trên hiện trường; sử dụng bản đồ rừng hiện có, sử dụng GPS và xác định vị trí các ô mẫu đã được thiết kế trước trên bản đồ.

1/28/2019 4:59:17 PM +00:00

Giám sát các-bon rừng có sự tham gia hướng dẫn cho cán bộ kỹ thuật

Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật này nhằm vào việc: Cung cấp cho cán bộ lâm nghiệp và người dân địa phương, cộng đồng một tiến trình kỹ thuật đơn giản để giám sát sinh khối và carbon rừng; hỗ trợ cho các cán bộ kỹ thuật và hộ gia đình, cộng đồng cách điều tra sinh khối, carbon, giám sát diện tích rừng và ước tính sự thay đổi sinh khối và carbon rừng theo định kỳ.

1/28/2019 4:59:01 PM +00:00

Giám sát các-bon rừng có sự tham gia: Hướng dẫn tham khảo trên hiện trường

Tài liệu có nội dung gồm 5 phần trình bày cụ thể về: Nhiệm vụ trên hiện trường trong giám sát các-bon rừng có sự tham gia (PCM); theo dõi thay đổi diện tích và trạng thái rừng; xác định vị trí ô mẫu; thiết lập ô mẫu cố định; đo sinh khối, carbon rừng trong ô mẫu. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu này.

1/28/2019 4:58:49 PM +00:00

Giám sát các-bon có sự tham gia: Hướng dẫn vận hành tính toán trữ lượng các bon cho chương trình REDD+ Quốc gia

Tài liệu hướng dẫn này là kết quả của dự án “Cung cấp Đa Lợi ích từ REDD+ ở Khu vực Đông Nam Á” (MB-REDD), được thực hiện bởi Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV phối hợp với Dự án “Giảm phát thải tại các khu rừng Châu Á”(LEAF), dự án MB-REDD là một phần của chương trình Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (ICI).

1/28/2019 4:58:28 PM +00:00

Quản lý và phân tích dữ liệu PFM Lâm Đồng

Tài liệu kỹ thuật này giới thiệu phương pháp xử lý và hệ thống quản lý dữ liệu được thu thập thông qua hoạt động giám sát rừng có sự tham gia (PFM) thí điểm tại tỉnh Lâm Đồng, cho phép lưu trữ và tự động tính toán các chỉ số đa dạng sinh học trên phạm vi toàn tỉnh.

1/28/2019 4:56:39 PM +00:00