Tài liệu miễn phí Lâm nghiệp

Download Tài liệu học tập miễn phí Lâm nghiệp

Nghiên cứu ảnh hưởng của đất và phân bón đến chất lượng cây sưa trong giai đoạn vườn ươm

Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của đất và phân bón đến cây Sưa trong giai đoạn vườn ươm với 15 công thức, bao gồm 5 công thức đất (đất đồi, đất màu, đất phù sa, đất đồi + đất màu và đất đồi + đất phù sa) kết hợp với 3 công thức phân bón (2g chế phẩm vi sinh MF1/cây, 8g phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/cây và đối chứng không bón). Sau 30 ngày tuổi, sinh trưởng của cây ở công thức bón MF1 vượt 32,1% về chiều cao và 14,3% về đường kính cổ rễ so với đối chứng; Tỷ lệ bị bệnh thối cổ rễ ở công thức bón MF1 giảm tương ứng là 69,6% và 79,5% so với bón phân Sông Gianh và đối chứng...

5/9/2019 1:05:49 PM +00:00

Hàm lượng các chất dinh dưỡng NPK tổng số trong lá và trong đất gieo ươm và trồng rừng cây sồi phảng (lithocarpus fissus (Champ.ex benth) A.camus) ở các tuổi khác nhau

Nghiên cứu được tiến hành nhằm chuẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng làm căn cứ cho việc bón phân và các biện pháp tác động để nâng cao khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây, bài báo này đã nghiên cứu hàm lượng NPK tổng số trong lá cây và trong đất Sồi phảng ở vườn ươm và sau khi trồng 1, 3, 5 và 10 tuổi.

5/9/2019 1:05:26 PM +00:00

Ảnh hưởng của xử lý thủy nhiệt và chất chậm cháy mono ammonium phosphate đến một số tính chất vật lý của gỗ bạch đàn urophylla

Nội dung bài viết đề cập bạch đàn urophylla (Eucalyptus urophylla) được xác định là một trong các loài cây trồng rừng chủ lực hiện nay ở Việt Nam; thực tế sử dụng gỗ Bạch đàn urophylla chưa tương xứng với tiềm năng nguồn nguyên liệu này. Khắc phục các hạn chế hiện nay của gỗ Bạch đàn urophylla để sử dụng dưới dạng gỗ xẻ làm nguyên liệu sản xuất đồ mộc là góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm rừng trồng Bạch đàn urophylla và tăng thu nhập cho người trồng rừng.

5/9/2019 1:05:05 PM +00:00

Nghiên cứu tình trạng và phân bố của các loài động vật hoang dã quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

Nội dung bài viết trình bày khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La với hệ sinh thái đặc trưng cho vùng núi Tây Bắc là nơi có tính đa dạng sinh học cao, đặc biệt là các loài động vật. Kết quả của cuộc điều tra khu hệ động vật vào năm 2013 đã xác định được 25 loài thú và 12 loài chim quý hiếm hiện đang cư trú tại Khu bảo tồn. Các loài thú và chim quý hiếm tại Khu BTTN Sốp Cộp có kích thước quần thể nhỏ, nhiều loài ở mức độ hiếm hoặc rất hiếm, nguy cơ tuyệt chủng cục bộ là rất cao nếu không có các giải pháp bảo tồn kịp thời và hợp lý.

5/9/2019 1:04:38 PM +00:00

Thành phần loài và biến động diện tích rừng ngập mặn tỉnh Hà Tĩnh

Nội dung bài viết trình bày hệ sinh thái rừng ngập mặn Hà Tĩnh tập trung phần lớn ở các khu vực cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng và Cửa Khẩu. Kết quả đã xác định được 22 loài thực vật ngập mặn (TVNM), thuộc 22 chi, 18 họ của 2 ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta) tại khu vực nghiên cứu; trong đó, ngành Ngọc lan chiếm ưu thế với 94,4% tổng số họ và 95,5% tổng số loài. Trong 22 loài TVNM, có 9 loài cây ngập mặn chính thức (MS) và 13 loài cây tham gia ngập mặn (MAS).

5/9/2019 1:03:52 PM +00:00

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở vùng Tây Bắc Việt Nam

Nghiên cứu này có mục tiêu làm sáng tỏ ảnh hưởng của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở vùng Tây Bắc. Trong khung cảnh các quá trình biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra mạnh mẽ và ngày càng phức tạp, Tây Bắc là một trong những vùng chịu tác động mạnh nhất của nước ta do đặc điểm địa hình phức tạp và trình độ phát triển còn thấp, khả năng thích ứng kém hơn so với mặt bằng chung cả nước.

5/9/2019 1:03:22 PM +00:00

Kết quả đánh giá bước đầu về thử nghiệm trồng một số loài cây mọc nhanh, cây bản địa có giá trị kinh tế trong trồng rừng và làm giàu rừng ở vùng Đông Nam Bộ

Nội dung bài viết đề cập việc sử dụng cây mọc nhanh trong trồng rừng đáp ứng nguyên liệu gỗ đã được Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ nghiên cứu từ năm 2002. Đến nay, sau hơn 10 năm trồng rừng, kết quả cho thấy có 6 loài cây có thể sử dụng trồng rừng ở vùng Đông Nam Bộ đó là: Thanh thất, Lõi Thọ, Thúi, Lát Mehicô, Muồng đen và Gáo. Một số loài cây bản địa, gỗ quý có thể gây trồng vừa cung cấp gỗ vừa có giá trị bảo tồn nguồn gen đó là các loài: Lim xanh, Trôm, Gụ mật, Cẩm Lai Bà Rịa. Đối với làm giàu rừng sử dụng các loài Lim xanh, Muồng đen, Xà cừ, Nhạc ngựa,...

5/9/2019 1:02:58 PM +00:00

Biến động chất lượng cây trong các mô hình rừng trồng sao đen (Hopea odorata) và dầu rái (Dipterocarpus alatus) tại khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai

Đề tài nghiên cứu một số đặc trưng cơ bản về số lượng và chất lượng cây trồng trong các mô hình phục hồi rừng cây bản địa gỗ lớn bằng Sao đen và Dầu rái tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai nhằm xác định tỷ lệ sống và chất lượng rừng trồng theo các kỹ thuật trồng khác nhau. Kết quả nghiên.cứu cho thấy: i) Phương pháp trồng đã ảnh hưởng rõ tới tỷ lệ sống; nhìn chung tỷ lệ sống loài Sao đen thấp hơn so với dầu rái, nhưng sai lệch không.có ý nghĩa về thống kê; ii) Tỷ lệ sống của những loài này còn có quan hệ chặt chẽ với thời gian (tuổi)...

5/9/2019 1:02:47 PM +00:00

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ vùng đồi núi ven biển tỉnh Phú Yên

Nghiên cứu được thực hiện ở vùng đồi núi ven biển tỉnh Phú Yên nhằm mục đích lựa chọn các biện pháp kỹ thuật trồng rừng và những loài cây trồng phù hợp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ sống của 5 loài cây được thử nghiệm đạt khá cao từ 75-87,1%, lượng tăng trưởng bình quân về đường kính đạt 1,1 – 1,4 cm/năm; tăng trưởng bình quân về chiều cao tổng số là 0,8-1,2 m/năm, trong đó các loài Sao đen, Lim xanh, Thanh thất tỏ ra phù hợp hơn so với Dầu rái và Muồng đen.

5/9/2019 1:02:32 PM +00:00

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của các giống tràm (Melaleuca) ở Thạnh Hóa - Long An

Bài viết này giới thiệu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của các loài và các giống tràm nhập nội đã qua khảo nghiệm so với các giống tràm nội địa để bạn đọc tham khảo. Kết quả cho thấy: Với mục tiêu trồng rừng lấy cừ, mật độ trồng các loài tràm nhập nội (M.leucadenra và M.viridiflora) nên từ khoảng 6666 cây/ha đến 10000 cây/ha. Còn đối với tràm nội địa (M.cajuputy), mật độ trồng nên khoảng 20000 cây/ha. Thí nghiệm cũng cho thấy sinh trưởng tốt nhất thuộc về loài M.leucadenra, kế tiếp là M. viridiflora, sau cùng là M. cajuputy.

5/9/2019 1:02:06 PM +00:00

Hiệu quả kinh doanh rừng trồng keo lai tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh rừng trồng Keo lai ở Ban quản lý rừng Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu nghiên cứu là phân tích so sánh hiệu quả kinh doanh rừng trồng Keo lai theo những chu kỳ khai thác khác nhau làm cơ sở xác định chu kỳ khai thác tối ưu về kinh tế. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã áp dụng phương pháp phân tích tài chính trong trồng rừng. Những chỉ tiêu phân tích tài chính bao gồm hiện giá thuần, tỷ lệ lợi ích/chi phí và suất nội hoàn.

5/9/2019 1:01:09 PM +00:00

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ trong thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích song mây tại Vườn quốc gia Bạch Mã ở xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

Kết quả nghiên cứu cho thấy phân bố loài mây nước có liên quan đến trạng thái cấu trúc của cây gỗ, cự ly so với nơi cư trú và địa hình. Những khu vực có mây nước phân bố chủ yếu được xác định là những địa điểm cho phép chia sẻ lợi ích bao gồm rừng phục hồi/ nghèo và rừng cây bụi. Sản lượng mây cho phép khai thác được xác định dựa vào lượng tăng trưởng bình quân chung theo phương pháp có sự tham gia kết hợp tri thức bản địa của người dân địa phương về nhận dạng hình thái mây trên thực địa. Kết quả cũng xác định được ba nguy cơ có thể xảy ra, đó là lợi dụng để khai thác quá mức loài mây, lợi dụng để khai thác gỗ bất hợp pháp, và lợi dụng để săn bắt, đặt bẫy các động vật hoang dã.

5/9/2019 1:00:50 PM +00:00

Sự phân quyền và quyền sở hữu trong quản lý tài nguyên thiên nhiên: Tiếp cận lý thuyết và bối cảnh hóa trong quản lý rừng ở Việt Nam

Bài viết này đề xuất khung khái niệm về sự phân quyền trong quản lý rừng ở Việt Nam thông qua sự kết hợp và điều chỉnh từ khung khái niệm của các học giả trên thế giới. Khung khái niệm này xem chính sách GĐGR là điểm “đi vào” (entry point) và sự thay đổi quyền sở hữu đối rừng là sự chuyển giao quyền sử dụng rừng từ Nhà nước cho nhóm sử dụng rừng (chủ rừng). Dựa vào khung khái niệm này, trước hết phải xác định các bên liên quan tham gia vào tiến trình GĐGR, cũng như phân tích vai trò, động cơ và năng lực của họ...

5/9/2019 1:00:35 PM +00:00

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc trạng thái rừng IIa và IIIa2 làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm quản lý rừng bền vững tại huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang

Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần loài cây gỗ tham gia vào công thức tổ thành ở các trạng thái rừng từ 5-7 loài, có tổng trị số IV% biến động trong khoảng từ 59,8-77,4%. Tổ thành theo nhóm gỗ ở trạng thái IIA tập trung chủ yếu ở nhóm gỗ V-VII, trạng thái rừng IIIA2 nhóm gỗ I, II, III chiếm 36,2%. Phân bố cây trên mặt đất rừng có hai dạng là phân bố đều và ngẫu nhiên ở xã hợp IIA-1. Mô phỏng phân bố NL/D, N/D theo hàm Weibull có dạng phân bố giảm, phân bố N/H theo hàm Weibull có một đỉnh lệch trái.

5/9/2019 1:00:18 PM +00:00

Thử nghiệm phương pháp xây dựng bản đồ kiểm kê rừng trong lưu vực từ ảnh vệ tinh SPOT 5

Nghiên cứu này đã xác định được ranh giới lưu vực, xây dựng các khóa giải đoán ảnh về trạng thái và trữ lượng rừng trong lưu vực bằng cách thiết lập phương trình tương quan giữa các giá trị kênh phổ theo chỉ số thực vật khác biệt chuẩn hóa (NDVI) với trữ lượng của từng trạng thái rừng, thành lập được bản đồ kiểm kê rừng, bản đồ trạng thái rừng cho lưu vực nghiên cứu với độ chính xác 82% và đề xuất được quy trình thành lập bản đồ kiểm kê rừng từ ảnh vệ tinh có độ phân giải cao.

5/9/2019 12:59:16 PM +00:00

Cơ sở khoa học bước đầu chuyển hóa rừng trồng keo lai cung cấp gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn ở Đông Nam Bộ

Nội dung bài viết trình bày keo lai (Acacia hybrid) thường trồng để cung cấp gỗ nhỏ cho chế biến bột giấy và ván dăm. Nhưng do nhu cầu gỗ xẻ ngày càng tăng nên Keo lai cũng được sử dụng làm gỗ lớn – gỗ xẻ. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và biện pháp tỉa thưa đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng rừng là cần thiết, có ý nghĩa cả khoa học và thực tế.

5/9/2019 12:58:57 PM +00:00

Đánh giá mô hình rừng trồng phòng hộ hỗn giao giữa Dầu rái, Sao đen và Thanh thất tại huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên

Nội dung bài viết đề cập mô hình rừng trồng phòng hộ hỗn giao giữa Dầu rái, Sao đen và Thanh thất được dự án KFW6 xây dựng tại khu vực Đá Giăng, huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên vào tháng 12/2006 với diện tích 10ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến động về tỷ lệ sống giữa các năm của cả 3 loài là khá lớn. Loài có tỷ lệ sống cao nhất vào năm 2011 là loài Sao đen đạt 70,4% và đối với Dầu rái là 64,8%, thấp nhất là Thanh thất chỉ đạt 64,2%.

5/9/2019 12:58:42 PM +00:00

Kết quả giâm hom bạch đàn grandis (Eucalyptus grandis l.) tại Đà Lạt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định loại, nồng độ chất điều hòa sinh trưởng và giá thể tốt nhất cho giâm hom Bạch đàn grandis. Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng IAA, IBA và NAA với nồng độ từ 0,5%; 1%; 1,5%; 2% ở dạng bột than đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm. Thí nghiệm cũng được tiến hành trên 2 loại giá thể là cát sông rửa sạch và tầng đất mặt.

5/9/2019 12:58:27 PM +00:00

Kết nối phục hồi và quản lý hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn với phát triển bền vững ở Tây Nguyên

Bài viết đã thảo luận về 6 lựa chọn chiến lược có thể tối ưu hóa để liên kết bảo vệ rừng đầu nguồn với phát triển bền vững kinh tế xã hội ở Tây Nguyên. Cụ thể là: (1) Kết nối bảo vệ rừng đầu nguồn với cung cấp nước sạch; (2) Kết nối rừng đầu nguồn với việc bảo vệ đất và nước, bảo vệ thoái hóa đất và các lợi ích thủy văn; (3) Kết nối bảo vệ rừng đầu nguồn với biến đổi khí hậu; (4) Kết nối bảo vệ rừng đầu nguồn với du lịch bền vững; (5) Kết nối rừng đầu nguồn với các lợi ích đa dạng sinh học; và (6) Kết nối bảo vệ rừng đầu nguồn với các nền văn hóa bản địa

5/9/2019 12:57:34 PM +00:00

Vài ý kiến về việc nghiên cứu chọn và cải thiện giống keo và bạch đàn ở Việt Nam

Nội dung bài viết đề cập vấn đề đặt ra là phải khắc phục các hạn chế trên, chú ý chọn giống theo hướng đa dạng sản phẩm, đa dạng lập địa, đa dạng loài ngay cả với keo, bạch đàn, nhất là vùng cao và cây bản địa cũng như cây cho lâm sản ngoài gỗ. Đặc biệt phải coi trọng khả năng chống chịu, ngoài tính chống chịu bệnh còn có các tính chống chịu khác như gió bão, úng ngập, khô hạn, mặn kiềm...

5/9/2019 12:57:16 PM +00:00

Phân tích khả năng cạnh tranh kinh tế của rừng trồng keo lá tràm áp dụng tiến bộ kỹ thuật ở vùng Đông Nam Bộ

Bài viết đã sử dụng phương pháp ma trận phân tích chính sách (PAM) và các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính để phân tích và lượng hóa những lợi thế này của rừng trồng Keo lá tràm. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ: Các chỉ số phân tích hiệu quả tài chính được tính đủ theo chi phí giá xã hội trong trồng rừng Keo lá tràm chu kỳ kinh doanh rừng 8 năm có áp dụng kỹ thuật quản lý lập địa thì lợi nhuận thuần (NPV) 141,943 tr.đ/ha, tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR) là 33% và tỷ suất lợi ích trên chi phí (BCR) 3,19.

5/9/2019 12:21:16 PM +00:00

Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững rừng phòng hộ ven biển tỉnh Bạc Liêu

Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng diện tích rừng phòng hộ ven biển của tỉnh Bạc Liêu đến năm 2015 là 4.258,3ha, trong đó 3.138,6 đất có rừng và 1.119,6ha đất chưa có rừng và đất bãi bồi quy hoạch cho trồng rừng. Chất lượng rừng bị suy thoái nghiêm trọng do công tác quản lý bảo vệ rừng, công tác giao khoán rừng và đất rừng còn nhiều bất cập, quá trình sạt lở và xâm thực bờ biển diễn ra phức tạp và các giải pháp kỹ thuật tác động để nâng cao chất lượng rừng chưa được áp dụng đồng bộ.

5/9/2019 12:21:03 PM +00:00

Kết quả nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng bời lời vàng (Litsea pierrei lecomte) tại vùng Đông Nam Bộ

Kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài cơ sở về Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng Bời lời vàng tại vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên triển khai tại vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2010-2015 đã cho thấy, hạt giống Bời lời vàng cần được gieo tạo ngay sau khi thu hái, trước khi gieo hạt cần được ngâm trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh với thời gian ngâm 18 tiếng. Cây con sinh trưởng tốt trong thành phần hỗn hợp ruột bầu với tỷ lệ xơ dừa khoảng 40% và không cần che sáng ở giai đoạn vườn ươm.

5/9/2019 12:20:52 PM +00:00

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật trồng rừng sấu tía (Sandoricum indicum Cav) nhằm cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ

Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu về phân bố, kỹ thuật gieo ươm và kỹ thuật trồng rừng Sấu tía (Sandoricum indicum Cav) tại vùng Đông Nam Bộ. Về phân bố, Sấu tía mọc tự nhiên ở tất cả các rừng tự nhiên vùng Đông Nam Bộ và được trồng phân tán trong các vườn sưu tập thực vật... Kết quả nghiên cứu gieo ươm cho thấy, hạt giống cần được gieo ươm ngay sau khi thu hái. Phương pháp bảo quản hạt tốt nhất là bảo quản lạnh ở nhiệt độ 4oC, sẽ có thời gian bảo quản tối đa được 5 tháng với tỷ lệ nảy mầm còn 15%.

5/9/2019 12:20:42 PM +00:00

Ảnh hưởng của tỉa thưa và phân bón tới sinh trưởng, năng suất rừng trồng keo lai cung cấp gỗ tại khu vực Đông Nam Bộ

Nghiên cứu được thực hiện trên 4 hiện trường thí nghiệm, với 4 điều kiện lập địa khác nhau tại 2 tỉnh Bình Phước và Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉa thưa với cường độ cao (48 - 60%) đã giúp sinh trưởng đường.kính cây cá thể nhanh, sớm đạt được kích thước gỗ xẻ nhưng lại làm giảm mạnh trữ lượng lâm phần khi khai thác chính. Ở thí nghiệm chính, tại thời điểm 6,9 năm tuổi, đường kính bình quân của nghiệm thức T450 và T600 lần lượt là 20,1 và 18,4cm (tính chung cho cả 2 thời điểm tỉa thưa), đáp ứng được tiêu chuẩn kích thước gỗ xẻ lớn theo yêu cầu trên thị trường trong khu vực hiện nay.

5/9/2019 12:20:18 PM +00:00

Nghiên cứu đặc điểm lập địa và phân chia lập địa trồng rừng ngập mặn tại các đảo vùng biển phía Nam, Việt Nam

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích là xác định cơ sở khoa học để phân chia lập địa làm cơ sở cho việc trồng rừng ngập mặn bảo vệ các đảo... Với phương pháp nghiên cứu dựa trên các khảo sát về thể nền, độ ngập triều, độ mặn nước biển và thực vật phân bố tự nhiên theo tuyến điều tra; kết hợp thu mẫu đất, nước và phân tích các chỉ số dinh dưỡng và độc tố chính trong phòng thí nghiệm.

5/9/2019 12:19:51 PM +00:00

Nghiên cứu kỹ thuật kinh doanh rừng tràm chồi sau khai thác trắng ở huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An

Bài viết này trình bày các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật kinh doanh rừng chồi trên một số xuất xứ tràm (Melaleuca) sau khai thác trắng ở huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An. Kết quả cho thấy trong 5 xuất xứ được khảo nghiệm đã chọn được 2 xuất xứ có triển vọng là Tràm úc Cambridge G..Western As (1206) và Tràm ta Tịnh Biên, An Giang (7V05)...

5/9/2019 12:19:28 PM +00:00

Xác định nguyên nhân gây chết rừng phi lao (Casuarian equisetifolia J.R et G. Fors) ven biển tại xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Nội dung bài viết trình bày rừng Phi lao (Casuarian equisetifolia J.R et G. Fors) ven biển có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ đê, hạn chế sự tàn phá của gió bão, sóng thần và nước biển dâng. Song nguyên nhân gây chết rừng Phi lao ven biển tại xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh bước đầu xác định do môi trường đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp, ngập nước cục bộ làm cây sinh trưởng kém và bị bệnh hại rễ, bệnh phồng dộp thân...

5/9/2019 12:19:13 PM +00:00

Tạo rừng vối thuốc bằng phương pháp gieo hạt thẳng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

Nội dung bài viết trình bày tạo rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh loài Vối thuốc Schima wallichii Choisy được thực hiện tại xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, trong thời gian (2013-2016). Sau gần 4 năm gieo hạt, số hố có cây mọc đạt 68,8%, tương ứng với mật độ 1.720 cây/ha, tăng trưởng trung bình hàng năm về đường kính thân cây (D0.0) là 0,54 cm/năm; chiều cao 0,42 m/năm và đường kính tán lá 0,34 m/năm.

5/9/2019 12:17:23 PM +00:00

Nghiên cứu phân loại các kiểu thảm thực vật rừng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Na Hang bằng ảnh vệ tinh Spot 6

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc giải đoán ảnh vệ tinh SPOT 6 đã phân loại được thảm thực vật, phân bố trên 2 đai cao >700m và ≤700m. Trong đó rừng tự nhiên chiếm 94,6% tổng diện tích khu bảo tồn. Rừng trên núi đá vôi chiếm 69,4% tổng diện tích KBTTN với diện tích 15.072,8ha. Dựa trên hệ thống phân loại rừng áp dụng tại Việt Nam, KBTTN Na Hang có 2 kiểu thảm thực vật chính là thảm thực vật tự nhiên và thảm thực vật nhân tác. Trong 2 kiểu rừng chính đã phân chia ra 7 kiểu thảm thực vật rừng tự nhiên và 3 kiểu thảm thực vật nhân tác. Kết quả phân loại đã xây dựng được bản đồ thảm thực vật cho KBTTN Na Hang với độ chính xác đạt 90,4%

5/9/2019 12:16:37 PM +00:00