Tài liệu miễn phí Lâm nghiệp

Download Tài liệu học tập miễn phí Lâm nghiệp

Tạp chí Gỗ Việt – Số 102 năm 2018

Tạp chí Gỗ Việt – Số 102 năm 2018 với các nội dung: xúc tiến thương mại ngành gỗ yếu tố nền tảng của thành công; công nghệ ngành gỗ đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Công ty TNHH Nội thất Vàng Nam Á bắt kịp xu hướng, nắm lấy thị trường; Công ty TNHH Nội thất Vàng Nam Á bắt kịp xu hướng, nắm lấy thị trường.

1/13/2020 11:43:07 AM +00:00

Tạp chí Gỗ Việt – Số 93 năm 2017

Nội dung tạp chí trình bày doanh nghiệp gỗ giải bài toán tăng năng suất; sự khác biệt của những làng nghề những bài học từ Bình Dương; Công ty Cổ phần La Xuyên Vàng vượt thách thức, giữ thị trường nội địa; xu hướng tiêu dùng thay đổi động lực cho thay đổi công nghệ chế biến gỗ.

1/13/2020 11:42:31 AM +00:00

Tạp chí Gỗ Việt – Số 84 năm 2016

Tạp chí Gỗ Việt – Số 84 năm 2016 trình bày nâng cao năng lực cạnh tranh ngành gỗ đi tìm giải pháp xứng tầm; BIFA nỗ lực mở rộng thị trường; doanh nghiệp là đại sứ của Việt Nam; tấm vé thông hành “chuẩn” cho xuất khẩu gỗ tới EU.

1/13/2020 11:41:59 AM +00:00

Tạp chí Gỗ Việt – Số 80 năm 2016

Tạp chí với các bài viết: giải bài toán dăm gỗ; cần phát triển bền vững; ứng phó giá dăm thấp tìm đầu ra cho doanh nghiệp; hội nghị AHEC tại Trùng Khánh hiểu gỗ cứng Hoa Kỳ, thúc đẩy phát triển trong khu vực; gỗ phế liệu khai thác lợi nhuận từ thị trường.

1/13/2020 11:41:25 AM +00:00

Tạp chí Gỗ Việt – Số 78 năm 2016

Nội dung của tạp chí trình bày nhân lực ngành gỗ cần nhiều trí tuệ và sự sáng tạo; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với doanh nghiệp đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nhân; điêu khắc gỗ Bình Dương nét văn hóa tạo ra sự khác biệt; quy chế gỗ Châu Âu bắt đầu được thắt chặt.

1/13/2020 11:40:54 AM +00:00

Tạp chí Gỗ Việt – Số 75 năm 2016

Tạp chí Gỗ Việt – Số 75 năm 2016 thông tin đến quý độc giả với các bài viết: 10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2015; ngành gỗ chạm mục tiêu sức bật cho năm 2016; ngành gỗ năm 2016 chờ thách thức, đón cơ hộ; trò chơi làng Việt Bắc Bộ ngày xuân; chương trình phê duyệt chứng chỉ rừng (PEFC) năm 2015.

1/13/2020 11:40:08 AM +00:00

Tạp chí Gỗ Việt – Số 74 năm 2015

Tạp chí Gỗ Việt – Số 74 năm 2015 với các nội dung: hãy chủ động nguồn nguyên liệu; gỗ nguyên liệu nhập khẩu Mỹ là quốc gia cung cấp gỗ số một; ngành gỗ Bình Dương sẵn sàng cho TPP; nguyên liệu gỗ đẩy mạnh liên kết giữa các bên.

1/13/2020 11:39:29 AM +00:00

Báo cáo Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Giai đoạn 2015 – Tháng 6 năm 2018

Châu Phi đã trở thành nguồn cung gỗ nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2017, lượng cung từ quốc gia này đã lên tới trên 1,3 triệu m3, chiếm 25% trong tổng lượng gỗ nguyên liệu tròn và xẻ rnhập khẩu vào Việt Nam trong năm 1 Trong 6 tháng đầu 2018, lượng cung gỗ từ nguồn này lên tới 666.406 m3 quy tròn, tương đương ¼ trong tổng lượng gỗ nguyên liệu được nhập khẩu vào Việt Nam từ tất cả các nguồn trong 6 tháng đầu 2018.

1/13/2020 11:39:11 AM +00:00

Bản tin thị trường tổng quan tình hình Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Giai đoạn 2015 – Tháng 6 năm 2018

Bản tin thị trường này cập nhật các thông tin về thực trạng Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ kể từ 2015 đến hết tháng 6 năm 2018. Dựa trên nguồn số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải Quan, Bản tin đưa ra các con số về lượng, giá trị kim ngạch, thị trường và các loại gỗ sử dụng trong các sản phẩm Việt Nam xuất và Nhập khẩu. Bên cạnh đó, Bản tin chỉ ra xu hướng thay đổi trong xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong thời gian gần đây.

1/13/2020 11:38:50 AM +00:00

Bản tin Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Nhật Bản

Nội dung của bản tin trình bày tổng quan thị trường Nhật Bản; Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản; Việt Nam nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Nhật Bản; nhu cầu sử dụng gỗ tại thị trường Nhật Bản; cơ chế chính sách tác động đến thương mại và tiêu dùng mặt hàng gỗ tại Nhật Bản. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm chi tiết nội dung.

1/13/2020 11:38:34 AM +00:00

Bản tin Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam – Trung Quốc: Giai đoạn 2015, tháng 6 năm 2018

Bản tin này cập nhật tình hình thương mại các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc kể từ năm 2015 đến nay. Các số liệu sử dụng trong Bản tin này được tính toán từ nguồn số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan.

1/13/2020 11:38:20 AM +00:00

Diagnoses and regulatory assessment of small and micro forest enterprises in the Mekong region

The study examines actors engaged in timber production and timber products manufacturing and trade in four value chains: imported rosewood used in wood villages; domestic acacia plantation timber; domestic rubberwood plantation timber; and domestic scattered trees. All these value chains supply domestic and export markets. The study also seeks to understand gender issues in the value chains, and identify particular legal or regulatory effects on women and men.

1/13/2020 11:37:54 AM +00:00

Báo cáo Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ - Diễn biến thị trường đến tháng 6 năm 2017

Kể từnăm 2012 Việt Nam đã thay thế vịtrí của Úc trên bản đồ cung dăm thế giới, trởthành quốc gia xuất khẩu dăm lớn nhất toàn cầu. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba quốc gia nhập khẩu dăm quan trọng nhất của Việt Nam. Giá trị kim ngạch của dăm gỗ Việt Nam đạt được từ ba thị trường này chiếm trên 90% tổng kim ngạch và lượng xuất khẩu hàng năm, trong đó thịtrường Trung Quốc chiếm tỉ trọng lớn nhất, khoảng 60% trong tổng kim ngạch và lượng dăm xuất khẩu của cả Việt Nam.

1/13/2020 11:37:44 AM +00:00

Báo cáo Liên kết giữa công ty và hộ để phát triển các vườn cao su tại Việt Nam – Cơ hội và rủi ro về thị trường

Báo cáo này dựa trên đợt khảo sát thực địa vào cuối năm 2016 tại huyện Mường La, nơi có mô hình liên kết giữa công ty và hộ để phát triển cây sao su kể từ năm 2007. Các thông tin trong Báo cáo chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ cuối năm 2016 trở về trước. Thông tin thị trường thay đổi kể từ đầu 2017 đến nay chỉ có nghĩa tham khảo.

1/13/2020 11:37:20 AM +00:00

Báo cáo Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đến nửa đầu 2017

Mở rộng và phát triển của ngành gỗ hiện nay đang phải đối mặt với một số khó khăn, trong đó đặc biệt phải kể đến cạnh tranh về nguồn gỗ nguyên liệu. Cạnh tranh thể hiện cả về nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu và nguồn cung từ nguồn trong nước. Chính sách cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên của chính phủ Trung Quốc cộng với chính sách siết chặt việc khai thác, thương mại và xuất khẩu gỗ nguyên liệu tại một số quốc gia có nguồn gỗ rừng tự nhiên từ các khu vực rừng nhiệt đới làm gia tăng cạnh tranh về cung gỗ nguyên liệu toàn cầu, trong đó bao gồm một số công ty nhập khẩu của Việt Nam. Cạnh tranh về nguồn cung nguyên liệu trong nước đặc biệt gay gắt đối với gỗ rừng trồng và gỗ cao su, giữa các công ty chế biến đồ gỗ với công ty chế biến dăm gỗ, giữa công ty trong nước với công ty nước ngoài, điển hình là các công ty của Trung Quốc.

1/13/2020 11:37:05 AM +00:00

Báo cáo Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi – Thực trạng và rủi ro

Báo cáo sử dụng nguồn thông tin xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải Quan. Ngoài ra, Báo cáo sử dụng tư liệu từ một số trao đổi với một số doanh nghiệp nhập khẩu được thực hiện trong tháng 2 năm 2018. Một số thông tin trong báo cáo cũng được thu thập từ một số khảo sát tại làng nghề Vạn Điểm và La Xuyên, nơi sử dụng nhiều gỗ nhập khẩu từ Châu Phi.

1/13/2020 11:36:44 AM +00:00

Báo cáo Xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam: Chính sách, thị trường và sinh kế của các hộ gia đình trồng rừng

Báo cáo này cho rằng sự tụt giảm lượng dăm xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2016 có nhiều nguyên nhân, trong đó những nguyên nhân cơ bản nhất là do thay đổi trong cơ cấu nhập khẩu dăm tại thị trường Trung Quốc. Số liệu thống kê của Hải Quan Trung Quốc cho thấy kể từ đầu năm 2016 nguồn dăm gỗ của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này dần được thay thế bởi nguồn cung từ Úc và Thái Lan. Tại Trung Quốc, Úc đã lấy lại vị trí dẫn đầu của mình về cung dăm cho Trung Quốc. Bên cạnh đó, nguồn cung từ Thái Lan cũng tăng từ đó làm co hẹp thị phần của nguồn cung của Việt Nam tại thị trường này. Báo cáo này cho rằng sở dĩ thị phần dăm gỗ Việt Nam tại Trung Quốc co lại là do có sự cạnh tranh rất lớn với nguồn cung từ Úc và Thái Lan, đặc biệt là cạnh tranh về chất lượng. Cụ thể, chất lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang bị mất kiểm soát, hiện đang có dấu hiệu đi xuống. Điều này đã và đang gây ra những tác động tiêu cực cho ngành dăm, gây giảm giá xuất khẩu và co hẹp thị trường tiêu thụ, đặc biệt tại Trung Quốc.

1/13/2020 11:36:28 AM +00:00

Báo cáo Ngành cao su Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững

Báo cáo phác họa một số nét chính trong bức tranh tổng quan về chuỗi cung ứng của ngành cao su Việt Nam. Báo cáo chưa có điều kiện đưa ra các thông tin chi tiết về ngành. Nhóm biên soạn kỳ vọng Báo cáo sẽ là điểm khởi đầu cho các hoạt động nghiên cứu tiếp theo trong tương lai, nhằm góp phần hoàn thiện bức tranh tổng thể về ngành, định vị chính xác vị thế và vai trò của ngành cao su Việt Nam, làm nền cho các kiến nghị về giải pháp giúp ngành phát triển bền vững trong tương lai.

1/13/2020 11:36:03 AM +00:00

Báo cáo Tính pháp lý của gỗ cao su tại Việt Nam

Hiện tại Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào tổng hợp các quy định pháp lý liên quan đến các khâu trong chuỗi cung ứng gỗ cao su từ khai thác, vận chuyển, chế biến đến xuất khẩu trong khi lượng gỗ cao su tham gia chuỗi cung ứng ngày càng nhiều và nhu cầu sử dụng gỗ cao su ngày càng tăng. Việc thiếu các thông tin pháp lý trong lĩnh vực này làm cho việc xác định tính hợp pháp của gỗ cao su thiếu những căn cứ thuyết phục để Chính phủ Việt Nam thương thảo với Liên minh Châu âu ký kết Hiệp Định Đối Tác Tự Nguyện (VPA) theo chương trình Tăng cường Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT). Hai trong số những phần quan trọng của Hiệp định này là Định nghĩa Gỗ hợp pháp (LD) và Hệ thống Đảm bảo tính Hợp pháp của gỗ (TLAS). Hiện tại LD và TLAS đang thiếu những thông tin về tính pháp lý của gỗ cao su. Do vậy, nghiên cứu “Tính pháp lý của gỗ cao su tại Việt Nam” được thực hiện nhằm bổ sung thông tin cho Định nghĩa gỗ hợp pháp và Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ của Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA), cung cấp thông tin cho việc hoạch định chính sách, giúp các cá nhân và tổ chức tham gia thị trường gỗ có chiến lược và hành động phù hợp trong tương lai.

1/13/2020 11:35:40 AM +00:00

Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ 2018 một năm nhìn lại và xu hướng 2019

Báo cáo cung cấp các thông tin về thực trạng xuất nhập khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam nhằm phác họa bức tranh vĩ mô về các hoạt động này trong năm 2018. Báo cáo chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, rủi ro và cơ hội trong bối cảnh ngành đang hội nhập sâu, toàn diện với thị trường quốc tế đánh giá một số xu hướng trong các hoạt động xuất nhập khẩu của ngành trong thời gian tới, đồng thời đưa ra kiến nghị một số thay đổi của ngành, nhằm góp phần thúc đẩy ngành phát triển theo hướng bền vững.

1/13/2020 11:35:07 AM +00:00

Báo cáo Thương mại gỗ dán giữa Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ

Báo cáo này tập trung vào mặt hàng gỗ dán, là một trong những mặt hàng hiện đang có các dấu hiệu bị lợi dụng xuất xứ. Báo cáo cung cấp một số thông tin cơ bản về ngành. Các thông tin này được định hình trong thương mại gỗ dán toàn cầu, với Mỹ là thị trường tiêu thụ và Trung Quốc là quốc gia sản xuất lớn nhất trên thế giới. Đây cũng là 2 quốc gia có mối quan hệ thương mại gỗ dán quan trọng đối với Việt Nam.

1/13/2020 11:34:40 AM +00:00

Báo cáo Những khác biệt cơ bản trong thương mại gỗ Việt Nam - Trung Quốc 2012-2014: So sánh số liệu Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc

Báo cáo Những khác biệt cơ bản trong thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2012-2014: So sánh số liệu hải quan Việt Nam và hải quan Trung Quốc so sánh quy mô và xu hướng thương mại đối với các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Dựa trên nguồn dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc giai đoạn 2012- 2014, đối với cùng một số loại sản phẩm với mục đích so sánh. Báo cáo này chỉ ra một số khác biệt quan trọng trong thương mại các mặt hàng gỗ giữa 2 quốc gia. Các so sánh này cũng xoay quanh các khía cạnh như quy mô, động lực và xu hướng của thương mại song phương các mặt hàng gỗ. Ngoài ra, Báo cáo cũng tập trung vào một số sản phẩm quan trọng, với khác biệt rõ nét nhất.

1/13/2020 11:34:27 AM +00:00

Báo cáo Giảm rủi ro để phát triển bền vững cho ngành gỗ Việt Nam

Báo cáo đưa ra một số kiến nghị chính sách nhằm giảm thiểu các rủi ro này, góp phần giúp ngành phát triển bền vững. Một số thông tin trong Báo cáo là các thông tin ban đầu, giúp định vị các rủi ro. Trong tương lai cần có các nghiên cứu chi tiết nhằm xác định chính xác loại hình và quy mô rủi ro.

1/13/2020 11:34:09 AM +00:00

Báo cáo Liên kết giữa công ty chế biến gỗ và hộ trồng rừng: Nâng cao chuỗi giá trị ngành gỗ năm 2017

Phát triển rừng trồng có vai trò hết sức quan trọng đối với ngành chế biến đồ gỗ của Việt Nam. Đến nay sản lượng nguồn gỗ rừng trồng trong nước khai thác hàng năm đạt khoảng 16 triệu m3 quy tròn. Xu hướng thị trường cho thấy nhu cầu sử dụng gỗ rừng trồng, đặc biệt để sản xuất các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu vào các thị trường có những đòi hỏi chặt chẽ về tính pháp lý của nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào như Hoa Kỳ, EU càng ngày càng lớn. Điều này có nghĩa rằng nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng ngày càng được ưa chuộng và là một trong những nguồn cung quan trọng cho ngành gỗ.

1/13/2020 11:33:43 AM +00:00

Báo cáo Làng nghề gỗ trong bối cảnh hội nhập - Thực trạng và lựa chọn về chính sách để phát triển bền vững

Báo cáo Làng nghề gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập: Thực trạng và các lựa chọn về chính sách để phát triển bền vững mô tả thực trạng sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ của 5 làng nghề gỗ vùng đồng bằng sông Hồng. Các làng nghề gỗ này điển hình cho các làng có sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ quý nhập khẩu, có rủi ro cao về tính pháp lý để sản xuất đồ gỗ có giá trị cao, phục vụ nhóm khách hàng khá giả tại thịtrường nội địa (La Xuyên, Vạn Điểm, Đồng Kỵ) và xuất khẩu (Đồng Kỵ). Một số làng (Liên Hà, Hữu Bằng) sử dụng gỗ nguyên liệu đầu vào rủi ro thấp, thân thiện về môi trường, bao gồm gỗ nhập khẩu từ Mỹ, EU, gỗ rừng trồng trong nước và các loại ván công nghiệp để sản xuất các sản phẩm phục vụ nhóm khách hàng bình dân trong nước.

1/13/2020 11:33:06 AM +00:00

Báo cáo Nghiên cứu chính sách mua sắm công sản phẩm gỗ - Kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị chính sách cho Việt Nam

Báo cáo với các nội dung: chính sách mua sắm công, lịch sử và thực tiễn của chính sách; bài học kinh nghiệm và các khía cạnh quan trọng trong chính sách; một số khía cạnh cần quan tâm trong chính sách mua sắm công đồ gỗ tại Việt Nam.

1/13/2020 11:32:45 AM +00:00

Báo cáo Nghiên cứu tính hợp pháp của sản phẩm gỗ trong mua sắm công ở Việt Nam – Thực trạng pháp luật, thực tiễn và thách thức trong thực thi VPA/FLEGT

Báo cáo nghiên cứu nhằm đưa ra bức tranh và những thông tin sơ bộ đầu tiên về các khía cạnh pháp luật và thực trạng mua sắm công đối với gỗ và các sản phẩm gỗ ở Việt Nam.

1/13/2020 11:31:55 AM +00:00

Báo cáo Chuỗi cung gỗ cao su Việt Nam – Thực trạng và chính sách

Nội dung của báo cáo trình bày một số nét chung về gỗ cao su của Việt Nam; nguồn cung gỗ cao su của Việt Nam; Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cao su; tiêu thụ gỗ và SPG cao su tại thị trường nội địa; thảo luận một số khía cạnh chính sách.

1/13/2020 11:31:36 AM +00:00

Báo cáo Đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt Nam – Cập nhật đến hết tháng 9 năm 2019

Báo cáo Đầu từ nước ngoài vào ngành gỗ Việt Nam: Cập nhật đến hết tháng 9 năm 2019 là sản phẩm hợp tác của nhóm nghiên cứu thuộc Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) và Tổ chức Forest Trends. Nhóm tác giả xin cảm ơn sự hỗ trợ của các Hiệp hội nêu trên.

1/13/2020 11:31:24 AM +00:00

Tác động của việc Anh rời EU đối với ngành gỗ Việt Nam

Bài viết trình bày tiến trình nước Anh rời EU; hai kịch bản về kết quả đàm phán giữa Anh và EU; tác động của Brexit đến thương mại gỗ giữa Anh với các nước trong khối EU trong tương lai; tác động của Brexit đến EUTR, FLEGT và các quy định khác trong tương lai; tác động của Brexit tới ngành chế biến gỗ của Việt Nam...

1/13/2020 11:31:12 AM +00:00