Tài liệu miễn phí Lâm nghiệp

Download Tài liệu học tập miễn phí Lâm nghiệp

Công nghệ trang sức sản phẩm mộc nội thất bằng sáp nóng

Công nghệ trang sức vật liệu gỗ có rất nhiều phương pháp trang sức khác nhau, có những phương pháp truyền thống được áp dụng từ lâu đời nhưng cũng có những phương thức hiện đại mới xuất hiện. Mỗi phương thức đều có những ưu, nhược điểm riêng.

3/30/2020 5:22:04 AM +00:00

Sử dụng ảnh Landsat 8 và Google Earth Engine để phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng khu vực Tây Nguyên: Trường hợp ở tỉnh Đắk Nông

Bài viết xây dựng phương pháp để phát hiện sớm mất rừng và suy thoái rừng từ ảnh Landsat 8 và Google Earth Engine thông qua chỉ số KB%.

3/30/2020 5:21:45 AM +00:00

Ảnh hưởng của tỷ suất nén đến một số tính chất của gỗ keo lai, thông nhựa và bạch đàn uro xử lý bằng phương pháp nhiệt - cơ

Xử lý gỗ theo phương pháp nhiệt - cơ nhằm cải thiện một số tính chất vật lý, cơ học và độ bền tự nhiên của gỗ. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã tiến hành xử lý 03 loại gỗ rừng trồng phổ biến ở Việt Nam: Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis), Bạch đàn Uro (Eucalyptus urophylla) và Thông nhựa (Pinus merkusii).

3/30/2020 5:21:40 AM +00:00

Kết quả đánh giá chất lượng dược liệu ba kích ở một số địa bàn phía Bắc Việt Nam

Bài viết tiến hành đánh giá chất lượng dược liệu bao gồm định tính bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC), xác định độ ẩm thử theo Dược điển Việt Nam IV và định lượng Rubiadin, Tectoquinone bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).

3/30/2020 5:21:28 AM +00:00

Xác định thông số công nghệ tạo ván ép khối từ cây lồ ô và cây tầm vông làm nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc nội thất

Lồ ô và tầm vông là những loại cây có họ từ tre trúc có tính chất cơ học tương tự như gỗ mềm, dễ gia công, giá vật liệu rẻ, rất sẵn có ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, và được sử dụng phổ biến như một vật liệu xây dựng truyền thống.

3/30/2020 5:21:22 AM +00:00

Ảnh hưởng của xử lý keo nhựa thông đến chất lượng trang sức trên bề mặt gỗ bồ đề

Gỗ là một vật liệu được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới cho nhiều ứng dụng, chẳng hạn như làm cột điện, hàng rào, xây dựng nhà, đồ đạc và bàn ghế. Tuy nhiên, gỗ dễ dàng bị tấn công trong quá trình phục vụ bởi sinh vật phá hoại như nấm và côn trùng.

3/30/2020 5:20:57 AM +00:00

Vai trò sinh thái của quần thể sến mủ (Shorea roxburghii G. Don) trong kết cấu loài cây gỗ của rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai

Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu về ai trò sinh thái của quần thể sến mủ (Shorea roxburghii G. Don) trong kết cấu loài cây gỗ của rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai, làm cơ sở cho việc xây dựng những phương thức lâm sinh để bảo tồn và phát triển.

3/30/2020 5:20:39 AM +00:00

Nghiên cứu hệ thực vật ở khu rừng tự nhiên Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu hệ thực vật ở khu rừng tự nhiên Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ thực vật của khu vực Mẫu Sơn là khá đa dạng, với 655 loài thuộc 406 chi và 148 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch.

3/30/2020 5:20:33 AM +00:00

Một số đặc điểm sinh học, sinh thái loài Serrognathue platymelus sika Krieshe, 1920 (coleoptera: lucanidae) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa

Nghiên cứu này được thực hiện tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 12 năm 2017 nhằm xác định một số đặc điểm sinh học và sinh thái của loài S. platymelus sika.

3/30/2020 5:20:27 AM +00:00

Sử dụng chỉ số thực vật khác biệt chuẩn hóa (NDVI) để xác định nhanh một số trạng thái rừng ở khu vực Tây Nguyên, Việt Nam

Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sử dụng chỉ số thực vật khác biệt chuẩn hóa (NDVI) để xác định nhanh một số trạng thái rừng ở khu vực Tây Nguyên, Việt Nam thông qua việc sử dụng bộ số liệu giá trị NDVI.

3/30/2020 5:20:03 AM +00:00

Đặc điểm của tái sinh trong rừng thứ sinh tại vùng đệm Vườn Quốc gia Nặm Pui, tỉnh Sayabury, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Nghiên cứu đặc điểm của cây tái sinh trong rừng thứ sinh là rất cần thiết và có ý nghĩa. Nghiên cứu nhằm xác định một số đặc điểm: (i) Thành phần loài cây tái sinh; (ii) Các chỉ số đa dạng loài; (iii) Mật độ loài cây tái sinh mục đích triển vọng thông qua bố trí hệ thống ô tiêu chuẩn (OTC) và ô dạng bản (ODB) nghiên cứu điển hình trên 2 trạng thái rừng.

3/30/2020 5:19:57 AM +00:00

Đặc điểm hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh

Hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đồng Sơn - Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh khá đa dạng về thành phần loài, công dụng, phổ dạng sống và giá trị bảo tồn. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 1246 loài, 684 chi và 180 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch là Thông đất - Lycopodiophyta, Mộc tặc - Equisetophyta, Dương xỉ - Polypodiophyta, Thông - Pinophyta và Ngọc lan - Magnoliophyta.

3/30/2020 5:19:33 AM +00:00

Nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng keo lai tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng keo lai tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. số liệu nghiên cứu được thu thập trên 6 OTC điển hình, diện tích 500m2 từ 2 tuổi đến 6 tuổi.

3/30/2020 5:19:20 AM +00:00

Bước đầu nghiên cứu sự giải phóng phốt pho hòa tan trong đất rừng dưới ảnh hưởng của quá trình khô - tái ẩm trong điều kiện phòng thí nghiệm

Nghiên cứu được tiến hành để bước đầu xác định ảnh hưởng của quá trình khô hạn kéo dài và tái ẩm đến sự giải phóng phốt pho hòa tan từ đất rừng. Các mẫu đất được thu thập ở độ sâu 0 - 20 cm của rừng trồng thuần loài keo Tai tượng và rừng tự nhiên tại Vườn quốc gia Pù Mát.

3/30/2020 5:19:02 AM +00:00

Thành lập bản đồ rừng ngập mặn năm 2018 của tỉnh Thái Bình từ tư liệu ảnh Sentinel 2

Ảnh Sentinel 2 là tư liệu quang học có độ phân giải trung bình hoàn toàn miễn phí, với nhiều đặc điểm ưu việt so với các tư liệu viễn thám đa thời gian khác, Sentinel 2 đang trở thành nguồn dữ liệu quý giá cho các nghiên cứu khoa học và giám sát trái đất.

3/30/2020 5:18:44 AM +00:00

Cấu trúc không gian của rừng lá rộng thường xanh ở Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai

Nghiên cứu này đã cho biết: Cơ chế sinh thái trung lập và ổ sinh thái đã điều chỉnh phân bố và quan hệ không gian của các loài cây được nghiên cứu. Quan hệ cạnh tranh khác loài dẫn đến tỉa thưa tự nhiên diễn ra mạnh ở các giai đoạn sống non và sào.

3/30/2020 5:18:32 AM +00:00

Một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ của rừng tự nhiên trạng thái IIIA1 ở sườn Đông và sườn Tây tại phân khu phục hồi sinh thái của Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội

Phân bố số cây theo cỡ đường kính và chiều cao có thể mô phỏng bằng phân bố lý thuyết Weibull hai và ba tham số. Về đa dạng loài, trạng thái rừng IIIA1 ở sườn Tây đa dạng hơn so với trạng thái rừng IIIA1 ở sườn Đông.

3/30/2020 5:18:26 AM +00:00

Một số vấn đề pháp luật trong quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn Hội đồng quản trị rừng (FSC) tại Tổng công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO)

Nghiên cứu tập trung phân tích và xác định các mâu thuẫn trong thực thi pháp luật của các CTLN trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý kinh doanh rừng (QLKDR) so với các tiêu chuẩn và tiêu chí về pháp luật của FSC áp dụng tại Việt Nam.

3/30/2020 5:18:20 AM +00:00

Dòng chảy mặt, xói mòn và lượng dinh dưỡng mất đi từ mô hình rừng trồng keo thuần loài tại vùng đầu nguồn Lương Sơn, Hòa Bình

Nhằm đánh giá sự phát sinh dòng chảy mặt , xói mòn và lượng dinh dưỡng mất đi từ mô hình rừng trồng keo thuần loài tại vùng đầu nguồn Lương Sơn, Hòa Bình, 4 ô dạng bản (10m2/ô) đã được lập ở các độ tuổi keo khác nhau gồm keo 1,4 năm tuổi, 2 tuổi, 3 tuổi và 5 tuổi.

3/30/2020 5:18:08 AM +00:00

Tiếp cận của hộ nông dân nhỏ đến chứng chỉ rừng ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

Bằng phương pháp khảo sát các hộ gia đình trên địa bàn huyện Cam Lộ có tham gia và không tham gia vào quy trình quản lý rừng bền vững (QLRBV) kết hợp với thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu với các bên liên quan, nghiên cứu đã phát hiện rằng, người dân vẫn còn chưa hiểu rõ về lợi ích mà chứng chỉ rừng (CCR) mang lại; cũng như có hay không có sự hỗ trợ về mặt chính sách để tiếp cận đến CCR.

3/30/2020 5:17:56 AM +00:00

Hiệu chỉnh sản lượng rừng trồng khai thác hàng năm đáp ứng tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng (FSC) tại Tổng công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO)

Trên cơ sở áp dụng các phương pháp dự đoán sản lượng rừng trồng và phương pháp điều chỉnh lượng khai thác hàng năm theo diện tích và theo trữ lượng để điều chỉnh diện tích rừng hiện tại nhằm duy trì ổn định sản lượng khai thác hàng năm và đảm bảo sản lượng ổn định từ chu kỳ kinh doanh tiếp theo.

3/30/2020 5:17:44 AM +00:00

Nghiên cứu đặc điểm vật liệu cháy và phân vùng nguy cơ cháy rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai có nhiều kiểu rừng phân bố nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ cao đều trong năm trung bình từ 25 độ C đến 28 độ C, đặc biệt vào mùa khô nhiệt độ có thể lên tới 39 độ C làm cho nguy cơ cháy rừng tăng cao.

3/30/2020 5:17:38 AM +00:00

Đặc điểm của tầng cây cao trong rừng thứ sinh tại vùng đệm Vườn Quốc gia Nặm Pui, tỉnh Sayabury, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Nghiên cứu đặc điểm của tầng cây cao trong rừng thứ sinh là rất cần thiết và có ý nghĩa trong việc xác định cơ sở đề xuất các giải pháp phục hồi rừng. Một số đặc điểm quan trọng được chú trọng nghiên cứu gồm: (i) Thành phần loài, loài cây chính và mức độ tương đồng loài; (ii) Các chỉ số đa dạng loài; (iii) Mật độ, biến động cá thể/ha theo năm và tăng trưởng bình quân về trữ lượng;...

3/30/2020 5:17:26 AM +00:00

Một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ của rừng lá rộng thường xanh tại Vườn Quốc gia Ba Bể

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá đặc điểm cấu trúc và sự đa dạng loài của tầng cây gỗ của rừng lá rộng thường xanh tại Vườn Quốc gia (VQG) Ba Bể, Bắc Kạn. Tổng số 10 ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình tạm thời đã được thiết lập để đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng và xác định tên loài của tất cả cây gỗ (D1.3 ≥ 6 cm).

3/30/2020 5:17:20 AM +00:00

Xây dựng và lập kế hoạch quản lý rừng trồng bền vững theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng FSC tại Tổng công ty Giấy Việt Nam

Nhận thức rõ tầm quan trọng, vai trò và tác dụng to lớn của rừng đối với biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam đã xây dựng Chiến lược phát triển Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 - 2020 với ba chương trình trọng điểm, trong đó chương trình quan trọng đầu tiên là chương trình quản lý rừng bền vững.

3/30/2020 5:17:14 AM +00:00

Sử dụng QGIS và phân tích thứ bậc (AHP) để phân cấp nguy cơ cháy rừng tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

Bài viết trình bày việc sử dụng QGIS và phân tích thứ bậc (AHP) để phân cấp nguy cơ cháy rừng tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.

3/30/2020 5:17:07 AM +00:00

Biến động chất lượng và đa dạng sinh học loài theo kích thước cây tại Vườn Quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn

Biến động chất lượng cây rừng và đa dạng sinh học theo cấp kính và cấp chiều cao là rất cần thiết trong quản lý tài nguyên rừng. Nghiên cứu đã tiến hành lập 9 ô tiêu chuẩn cho 3 trạng thái rừng: Nghèo, trung bình và giàu tại Vườn Quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn.

3/30/2020 5:17:01 AM +00:00

Sinh trưởng của rừng trồng keo lai (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) trên những cấp đất khác nhau tại tỉnh Đồng Nai

Keo lai được xác định là một trong các loài cây chủ lực cung cấp gỗ nguyên liệu giấy ở Việt Nam. Keo lai là loài cây sinh trưởng nhanh, cải thiện được tiểu khí hậu, cải tạo đất. Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích quá trình sinh trưởng của rừng trồng Keo lai từ 2 - 10 tuổi trên những cấp đất khác nhau tại tỉnh Đồng Nai.

3/30/2020 5:16:49 AM +00:00

Quan hệ không gian của cây rừng sau khai thác chọn theo khoảng cách và đường kính cây

Một trong những mục tiêu chính của nghiên cứu sinh thái rừng là tìm hiểu các cơ chế và quá trình đã điều tiết phân bố, độ nhiều và quan hệ của cây rừng. Nghiên cứu này so sánh cấu trúc không gian của các trạng thái rừng sau khai thác là tác động mạnh (HIL) và tác động trung bình (MIL) với trạng thái chưa khai thác (UL) theo tầng tán để tìm ra những cơ chế và quá trình sinh thái cơ bản nhất đang diễn ra trong lâm phần.

3/30/2020 5:16:37 AM +00:00

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và chất lượng rừng trồng Mỡ (Manglietia conifera) tại vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Sơn

Nghiên cứu đã khẳng định rằng mật độ trồng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng về đường kính và chiều cao, còn sinh trưởng về đường kính tán lá và chất lượng rừng thì chưa rõ. Do vậy, để trồng rừng Mỡ nhằm kinh doanh gỗ lớn, nên trồng rừng với mật độ 1660 cây/ha, cự ly 3 m x 2 m và trong thời gian nuôi dưỡng có thể tiến hành tỉa thưa khi rừng bắt đầu khép tán để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của cây Mỡ.

3/30/2020 5:15:54 AM +00:00