Tài liệu miễn phí Ngư nghiệp

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngư nghiệp

Sinh kế cộng đồng và hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản tại hồ Tây và hồ Đăk R’tang, tỉnh Đăk Nông

Áp dụng phương pháp điều tra xã hội, nghiên cứu được thực hiện tại hồ Tây và hồ Đăk R’Tang tỉnh Đăk Nông từ 1/2014 đến 6/2014. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy nguồn lợi thủy sản tại hai hồ không được quan tâm đúng mức. Sinh kế chính của cộng đồng cư dân ven hồ Tây và hồ Đăk R’Tang là canh tác rẫy café, lần lượt chiếm tỷ lệ 55% và 70,1% số hộ. Chỉ có 6,7% số hộ ở cộng đồng ven hồ Tây và 4,5% số hộ ở cộng đồng ven hồ Đăk R’Tang có sinh kế chính là khai thác thủy sản. Hoạt động khai thác thủy sản tại hai hồ bao gồm nhiều phương thức như đâm lao, câu giăng, thả ống trúm, thả lưới (lưới bén), rọ tôm, vó đèn…với sản lượng và thu nhập không cao. Việc khai thác bằng các công cụ bị cấm và khai thác vào mùa vụ sinh sản vẫn còn xảy ra. Hiện tại, nguồn lợi thủy sản ở cả hai hồ đã giảm sút đáng kể do thiếu cơ chế quản lý phù hợp.

8/30/2018 5:49:35 AM +00:00

Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên sinh trưởng, mức độ phân đàn, hệ số chuyển đổi thức ăn, tỉ lệ sống và năng suất của cá chim vây vàng (Trachinotus Blochii Lacepède, 1801) giai đoạn nuôi con giống lớn

Thí nghiệm được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng, hệ số CVL , FCR, tỉ lệ sống, năng suất của cá chim vây vàng ở giai đoạn nuôi giống lớn. Cỡ cá thả L=5,10 ± 0,26 cm, W=2,2 ± 0,7 g, cho ăn 3 khẩu phần ăn: (1) 4 % khố i lượ ng thân (BW); (2) 7% BW; (3) 10% BW, thờ i gian nuôi 90 ngày. Kết quả cho thấ y: Chiều dài, khối lượng, tốc độ sinh trưởng (SGRW) thấp nhất ở khẩu phần cho ăn 4% BW (lầ n lượ t 14,8cm; 52,4g; 3,52%/ngày), cao nhất ở khẩu phần cho ăn 10% BW (17,1cm; 73,8g; 3,90%/ngày) và không có sự sai khác ở khẩu phần cho ăn 7 % BW và 10% BW. Hệ số phân đàn thấp nhất ở khẩu phần cho ăn 7% BW (5,97%), cao nhất ở khẩu phần ăn 4% BW (6,80%) và không có sự sai khác ở khẩu phần ăn 7 % BW và 10% BW. Từ kế t quả nghiên cứ u trên, nên á p dụ ng chế độ 7% BW đến 10% BW để nuôi cá chim vây vàng ở giai đoạn giống lớn.

8/30/2018 5:49:35 AM +00:00

Chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá đối mục (Mugil Cephalus Linnaeus, 1758) cho tỉnh Quảng Ninh

Cá đối là loài rộng muối và rộng nhiệt, chúng sinh trưởng nhanh ở độ mặn 15 - 25‰ và nhiệt độ 12 - 250 C . Cá đối mục thường được ngư dân các tỉnh miền Bắc và miền Trung nuôi thương phẩm. Trường Đại học Nha Trang đã chuyển giao thành công công nghệ sản xuất giống cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758) cho tỉnh Quảng Ninh với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như sau: Tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ: 95%; Tỷ lệ đẻ: 89,9%; Tỷ lệ thụ tinh: 80,14%; Tỷ lệ trứng nở: 73,47%; Tỷ lệ sống từ cá bột lên cá hương: 24,74%; Tỷ lệ sống từ cá hương lên giống: 60,2%.

8/30/2018 5:49:35 AM +00:00

Nghiên cứu thu nhận Kappa-Carrageenan từ rong sú Kappaphycus Striatum trồng tại Cam Ranh

Kết quả nghiên cứu cho thấy kappa-carrageenan tự nhiên thu nhận từ rong sú Kappaphycus striatum có sức đông 486g/cm2 , nhiệt độ tan chảy 45,50 C, nhiệt độ đông đặc 33,50 C, hiệu suất thu hồi 30,2%. Tối ưu hóa được công đoạn xử lí kiềm đối với dịch lọc carrageenan bằng dung dịch Ca(OH)2 5% với các thông số như sau: nhiệt độ 700 C, pH 8,6, thời gian 9 phút. Kappa-carrageenan sau khi xử lí kiềm chất lượng cải thiện rõ rệt sức đông tăng gấp đôi (965 g/cm2 ) so với carrageenan tự nhiên, nhiệt độ tan chảy của carrageenan đạt 550 C, nhiệt độ đông đặc đạt 440 C, hiệu suất thu hồi kappa-carrageenan qua xử lí kiềm tăng 25% so với hiệu suất thu hồi kappa-carrageenan chưa qua xử lý kiềm và đạt 37,7%.

8/30/2018 5:49:35 AM +00:00

Ảnh hưởng của mật độ ương và độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa giống (Siganus Guttatus, Bloch 1787)

Hai thí nghiệm được bố trí nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá dìa giống. Trong thí nghiệm 1, cá dìa (chiều dài trung bình 19 mm/con) được bố trí ngẫu nhiên vào trong các bể thí nghiệm (60 L/bể) với 5 mật độ khác nhau (2; 4; 6; 8 và 10 con/L). Mỗi mật độ được lặp lại 3 lần. Cá được cho ăn thức ăn NRD 3/5, khẩu phần 14% khối lượng thân.

8/30/2018 5:49:35 AM +00:00

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi nghêu giống (Meretrix Lyrata Sowerby, 1851) tại xã đất mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Nghiên cứu này thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp tổ chức khai thác hợp lý nguồn lợi nghêu giống (Meretrix lyrata) tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nghêu giống phân bố không đều trên toàn bộ khu vực khảo sát, mật độ trung bình nghêu giống của toàn vùng là 1.400 ± 1.160 con/100m2 . Sinh lượng nghêu giống tại đây có sự biến động lớn trung bình là 91,94 ± 147,98 (gram/100m2 ).

8/30/2018 5:49:35 AM +00:00

Hiện trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nội địa tại tỉnh An Giang

Ngư cụ khai thác là các loại truyền thống, có cấu tạo đơn giản và sử dụng kết hợp với điện để tăng hiệu quả đánh bắt như xuyệt điện, cào điện, chài điện (64,4%), dớn (18%), lưới rê (7,3%). Việc sử dụng các loại ngư cụ đánh bắt có tính tận diệt cao này nguyên nhân chính làm suy giảm nguồn lợi thủy sản của An Giang trong những năm gần đây. Ba nhóm giải pháp chính đã được đề xuất để duy trì ổn định và phát triển bền vững nghề khai thác thủy sản nội địa tại An Giang nói riêng và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung

8/30/2018 5:49:35 AM +00:00

Nghiên cứu lựa chọn kết cấu lồng bẫy khai thác ghẹ tại vùng biển Việt Nam

Lồng bẫy là ngư cụ có tính chọn lọc cao, khai thác được nhiều dạng địa hình đáy biển, sản phẩm khai thác có giá trị kinh tế cao và phù hợp với nghề cá quy mô nhỏ. Ngư dân nhiều tỉnh ven biển cũng đã đầu tư phát phát triển nghề lồng bẫy khai thác ghẹ. Trở ngại lớn nhất là tàu thuyền nhỏ, khả năng chuyên chở kém, trong khi đó lồng bẫy rất cồng kềnh, không thể xếp gọn lại được.

8/30/2018 5:49:35 AM +00:00

Đo lường lợi nhuận cho nghề nuôi tôm hùm tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

Nghiên cứu đo lường lợi nhuận cho các lồng nuôi tôm hùm tại Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa năm 2012 -2013. Trong 94 hộ được khảo sát, Lợi nhuận bình quân/lồng là 10 triệu VNĐ/lồng, nhỏ nhất là - 82 triệu VNĐ/ lồng, lớn nhất là 58 triệu VNĐ/lồng. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trung bình của một lồng là 0,04, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí trung bình là 0,06. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng (i) mặc dù nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh đang gặp khó khăn nhưng các hộ vẫn tiếp tục tham gia nuôi; (ii) tôm hùm lồng đây là nghề rủi ro lớn nhưng sức hấp dẫn của nghề cao.

8/30/2018 5:49:35 AM +00:00

Phát triển nghề đánh bắt xa bờ kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Tiềm năng và thực tế đã và đang tạo nền tảng và cơ hội cho Việt Nam từng bước trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Sự phát triển ngành khai thác hải sản đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc giữ gìn an ninh, chủ quyền trên vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của đất nước. Phát triển kinh tế biển nói chung và tăng trưởng kinh tế thủy sản nói riêng, đặc biệt là nghề đánh bắt xa bờ đã thu hút lực lượng ngư dân hiện diện thường xuyên trên biển góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng.

8/30/2018 5:49:35 AM +00:00

Một số kí sinh trùng gây bệnh ở tôm chân trắng (Litopenaeus Vannamei) nuôi thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận

Một số bệnh kí sinh trùng ở tôm chân trắng nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận đã được nghiên cứu trong hai năm 2013 - 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy tôm chân trắng nuôi thương phẩm tại Ninh thuận thường bị nhiễm các các kí sinh trùng như: trùng tiêm mao bám ở trên cơ thể tôm (mang, vỏ, các phụ bộ) và vi bào tử trùng giống vi với Enterocytozoon hepatopenaei nội kí sinh trong gan tụy của tôm nuôi. Tỷ lệ cảm nhiễm trùng tiêm mao ở tôm nuôi tại Ninh thuận là khoảng 30-60% nhưng cường độ cảm nhiễm thấp. Tôm nuôi bị nhiễm vi bào tử trùng ở gan tụy thường có bị chậm lớn hoặc chết rải rác. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiện tượng đục cơ (bệnh tôm bông) ở tôm nuôi tại Ninh Thuận có có liên quan đến kí sinh trùng vi bào tử trùng. Một kết quả đáng ngạc nhiên là không tìm thấy sự có mặt của kí sinh trùng hai tế bào Gregarine ở đường ruột tôm chân trắng nuôi ao tại Ninh Thuận.

8/30/2018 5:49:35 AM +00:00

Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng, pH và nồng độ thẩm thấu lên hoạt lực tinh trùng cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775)

Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên hoạt lực tinh trùng cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775) đã được nghiên cứu qua ba thí nghiệm riêng biệt về tỷ lệ pha loãng (1:50, 1:100, 1:200 (tinh dịch: biển nhân tạo ASW), về pH (6,0; 7,0; 8,0; 9,0) và về nồng độ thẩm thấu (200, 300, 400 và 500 mOsm/kg). Ở các thí nghiệm này, tỉ lệ tinh trùng hoạt lực và thời gian hoạt lực đã được quan sát. Kết quả cho thấy, các thông số hoạt lực tốt nhất của tinh trùng quan sát được khi pha loãng tinh dịch ở tỷ lệ 1:100, pH (8,0) và nồng độ thẩm thấu là 500 mOsm/kg. Các kết quả này có thể đóng góp hữu ích trong việc hoàn thiện các phương pháp bảo quản tinh trùng ở không chỉ cá Hồng bạc mà còn ở các loài cá xương biển khác.

8/30/2018 5:49:35 AM +00:00

Thực trạng hoạt động khai thác thủy sản tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa

Kết quả nghiên cứu cho thấy, giai đoạn từ 2008 đến 2013 trong tổng số 1564 tàu khai thác thủy sản tại vịnh Vân Phong, nhóm tàu công suất ≥ 20CV chiếm tỷ lệ 43,47%; đội tàu nghề lưới kéo chiếm tỷ lệ cao nhất (24,17%), nghề lưới rê thấp nhất là (11,32 %). Có 680 tàu lắp máy công suất từ 20CV trở lên thường xuyên hoạt động khai thác thủy sản trong vùng nước của vịnh - vi phạm Nghị định 33/2010-NĐ của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản. Tốc độ tăng bình quân về sản lượng khai thác của đội tàu giai đoạn từ năm 2011-2013 giảm dần so với giai đoạn từ năm 2008-2010.

8/30/2018 5:49:35 AM +00:00

Ước lượng hệ thống hàm cầu thịt và cá cho trường hợp Việt Nam: ứng dụng mô hình hàm cầu AIDS

Bài viết này báo cáo kết quả phân tích nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt và cá ở Việt Nam bằng mô hình AIDS (Almost Ideal Demand System). Nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu chéo (VHLSS2010) được thu thập bởi Tổng Cục Thống kê Việt Nam. Phương pháp hồi quy kiểm duyệt (cencored regression) cho hệ thống các phương trình được sử dụng để phân tích các kiểu mẫu tiêu dùng thịt và cá.

8/30/2018 5:49:35 AM +00:00

Ảnh hưởng của chế độ sấy đối lưu kết hợp với bơm nhiệt đến năng lượng tiêu hao và chất lượng mực khô

Bài báo giới thiệu về kết quả nghiên cứu sự biến đổi năng lượng tiêu hao và chất lượng của mực khô theo các chế sấy đối lưu kết hợp với bơm nhiệt ở vận tốc gió 1 đến 5 m/s, nhiệt độ sấy 350 C đến 400 C. Kết quả cho thấy chế độ sấy mực khô thích hợp ở vận tốc gió 2 m/s và nhiệt sấy 350 C. Năng lượng tiêu hao để sấy 1 kg sản phẩm mực khô hết 2,94 Kwh giảm gần 7,3 lần so với mẫu sấy nóng bằng điện trở.

8/30/2018 5:49:35 AM +00:00

Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng nổi điệp quạt (Chlamys nobilis Reeve, 1852)

Thí nghiệm được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng nổi điệp quạt (Chlamys nobilis Reeve, 1852). Ấu trùng chữ D được nuôi trong 9 ngày cho đến giai đoạn đỉnh vỏ, ở 4 nghiệm thức mật độ khác nhau: (i) NT1 (2 con/mL), (ii) NT2 (4 con/mL), (iii) NT3 (6 con/mL), (iv) NT4 (8 con/mL) với thức ăn là hỗn hợp tảo Pavlova salina + Isochrysis galbana + Chromonas sp + Dicteria sp với tỷ lệ 1:1:1:1 có bổ sung Vitamin B, C và Calcium và Frippack, Lansy, No. Mật độ tảo là 10.000 -15.000 tế bào/mL; liều lượng vitamin, calcium là 0,1 g/m3 /ngày, liều lượng thức ăn tổng hợp là 1g/m3 /ngày. Số lần lặp là 3.

8/30/2018 5:49:34 AM +00:00

Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài thuộc bộ cá Vược (Perciformes) ở sông Bà Rén, tỉnh Quảng Nam

Thành phần loài thuộc bộ cá Vược (Perciformes) ở sông Bà Rén, tỉnh Quảng Nam đa dạng, đã xác định 56 loài thuộc 33 giống nằm trong 19 họ. Về cấu trúc thành phần loài cá thuộc bộ cá Vược thì ưu thế nhất là họ cá bống trắng (Gobiidae) có 5 giống (chiếm 15,15%), 7 loài (chiếm 12,50 %). Tiếp đến là họ cá sặc (Belontidae ) có 4 giống (chiếm 12,12%), 7 loài chiếm 12,50%. Tiếp đến là họ cá bống đen (Eleotridae) có 4 giống chiếm 12,12%, 6 loài chiếm 10,71%.

8/30/2018 5:49:34 AM +00:00

Đánh giá tình hình xây dựng, thực hiện GMP, SSOP tại tàu cá, cảng cá, và cơ sở thu mua hải sản ở Khánh Hòa

Đánh giá tình hình xây dựng, thực hiện Quy phạm sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing Practises) và Quy phạm vệ sinh chuẩn SSOP (Standard Senitation Operating Procedures) tại 294 tàu cá, 81 cở sở thu mua hải sản (CSTM) và 5 cảng cá ở Khánh Hòa đã được thực hiện bằng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp với phiếu điều tra được thiết kế sẵn.

8/30/2018 5:49:34 AM +00:00

Ảnh hưởng của hình thức nuôi, thức ăn đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá nhụ Eleutheronema rhadinum nuôi thuần dưỡng

Cá nhụ - Eleutheronema rhadinum khối lượng trung bình 197,05 -200,03g, có nguồn gốc đánh bắt ngoài tự nhiên, được tiến hành các thí nghiệm nhằm xác định hình thức nuôi và thức ăn phù hợp trong điều kiện nuôi nhốt. Các thí nghiệm được tiến hành tại khu Nuôi trồng thủy sản, Hợp tác xã Hải Minh - Hà Tĩnh.

8/30/2018 5:49:34 AM +00:00

Ảnh hưởng của loại dung môi chiết và siêu âm đến hoạt tính chống oxy hóa và hàm lượng protein của dịch chiết từ hải miên (Ircinia mutans)

Nghiên cứu này đã đánh giá ảnh hưởng của bốn loại dung môi chiết (chloroform, methanol, ethanol và nước cất) và chiết xuất với sự hỗ trợ của siêu âm đến hoạt tính chống oxy hóa và hàm lượng protein của dịch chiết từ hải miên (Ircinia mutans). Dịch chiết hải miên bằng nước cất có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn so với dịch chiết hải miên bằng methanol, ethanol và chloroform trong cùng điều kiện chiết.

8/30/2018 5:49:34 AM +00:00

Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng cá nhụ (Eleutheronema rhadinum) tại vùng ven biển Bắc Trung Bộ

Cá Nhụ (Eleutheronema rhadinum) phân bố tại vùng ven biển Bắc Trung bộ được thu từ tháng 4/2015 đến 4/2016 để phân tích đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng. Mẫu cá thu thập được cân, đo chiều dài và quan sát cấu tạo miệng, mang và hệ thống tiêu hóa. Đặc điểm dinh dưỡng của cá được nghiên cứu dựa vào phương pháp của Biswas (1993) và xác định mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân theo Laurence (1951).

8/30/2018 5:49:34 AM +00:00

Đánh giá khả năng nuôi thuần dưỡng trong điều kiện lưu giữ ngoại vi loài hải sâm vú (Holothuria fuscogilva), hải sâm lựu (Thelenota ananas) phân bố ở vùng biển Bình Thuận

Thử nghiệm được thực hiện để đánh giá tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của hải sâm vú và hải sâm lựu trong nuôi thuần dưỡng ngoại vi. 20 con hải sâm vú và 8 con hải sâm lựu được bắt bởi thợ lặn tại đảo Phú Quý (Bình Thuận) và được thuần dưỡng tại chỗ trong bể xi măng đáy cát, có mái che 1 tháng trước khi vận chuyển về nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nuôi biển Nha Trang, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản. Hải sâm được nuôi trong 3 bể giống nhau (15 m3 /bể). Độ sâu mực nước 1,6 m. Nước được thay 4 ngày/ lần vào buổi sáng.

8/30/2018 5:49:34 AM +00:00

Đánh giá khả năng tổn thương sinh kế của cộng đồng khai thác thủy sản – trường hợp hai thôn Ngọc Diêm và Tân Đảo, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

Mô phỏng theo chỉ số tổn thương sinh kế (Livelihood Vulnerability Index – LVI) được đề xuất bởi Haln và cộng sự (2009), nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương sinh kế của hai cộng đồng khai thác tại thôn Ngọc Diêm và Tân Đảo, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (Participatory research). Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số LVI đối với hai cộng đồng phụ thuộc tăng dần theo thứ tự các yếu tố chính từ đặc điểm hộ, sức khỏe, vốn tài chính, chiến lược sinh kế, đến mạng lưới xã hội, và suy giảm nguồn lợi và những thay đổi bất lợi của vùng khai thác.

8/30/2018 5:49:34 AM +00:00

Nghiên cứu thủy phân moi biển (Acetes sp) bằng hỗn hợp Enzym alcalase - Bromelin thô

Trong nội dung bài báo này chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu thủy phân moi biển (Acetes sp) bằng hỗn hợp enzym alcalase và bromelin thô. Kết quả nghiên cứu đã xác định được một số thông số tối ưu cho quá trình thủy phân moi biển (Acetes sp) bằng hỗn hợp enzym alcalase - bromelin thô: nhiệt độ thủy phân 50,010 C, pH 7, tỷ lệ nước bổ sung 20%, tỷ lệ alcalase 0,49 %, bromelin 13%, thời gian thủy phân 14,93 giờ. Dịch đạm thủy phân thu được có độ đạm đạt 24,73 gN/l, tỷ lệ Naa/Nts đạt 58,35%, có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt có hậu và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

8/30/2018 5:49:34 AM +00:00

Quá trình phát triển phôi tôm bác sĩ (Lysmata amboinensis DE MANN, 1888 )

Quá trình phát triển phôi của tôm bác sĩ (Lysmata amboinensis De Mann, 1888) được xác định với nguồn tôm mẹ thu thập tại Vịnh Nha Trang. Tôm mẹ sau khi đẻ ôm trứng được tách nuôi riêng để tiện theo dõi. Trứng tôm được ấp ở nhiệt độ nước 28-31o C, độ mặn 33-35 ppt và oxy hòa tan 3,54-3,98 ppm. Trứng đang ấp được thu hàng ngày và đưa lên quan sát trên kính hiển vi nhằm xác định các giai đoạn phát triển phôi của tôm.

8/30/2018 5:49:34 AM +00:00

Thử nghiệm cảm nhiễm bào tử perkinsus olseni vào nghêu bến tre (Meretrix lyrata) bằng phương pháp ngâm

Nghiên cứu được tiến hành với mục đích cảm nhiễm bào tử ký sinh trùng Perkinsus olseni vào nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) bằng phương pháp ngâm. Thí nghiệm có ba nghiệm thức gồm ngâm nghêu trong 3 lít nước biển 25‰ có bào tử động (2x105 bào tử/mL), bào tử nghỉ (13 bào tử/ml) của P. olseni và nghiệm thức đối chứng không chứa bào tử. Sau khi ngâm 36 ngày, kết quả ở các nghiệm thức như sau nghêu được ngâm với bào tử động chết 100%, cường độ nhiễm 200 - 1.500 bào tử/cá thể, tỷ lệ nhiễm 93 ± 4,7%; ngâm với bào tử nghỉ nghêu chết 100%, cường độ nhiễm 100 - 1.500 bào tử/cá thể, tỷ lệ nhiễm 80 ± 0%.

8/30/2018 5:49:34 AM +00:00

Kết quả nghiên cứu xây dựng nội dung khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản

Bài báo nhằm làm rõ nội hàm của vấn đề khai thác nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ, nơi đang chịu áp lực khai thác quá mức mà hệ lụy là các hệ sinh thái bị hủy hoại, nguồn lợi đang có xu hướng cạn kiệt dần. Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu tài liệu kết hợp sự khảo sát thực tế hoạt động khai thác tại vùng biển ven bờ Việt Nam, bài báo đã đưa ra được nội dung chính của vấn đề khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản là: Khai thác hợp lý về sản lượng nguồn lợi thủy sản; Khai thác hợp lý về cường lực.

8/30/2018 5:49:34 AM +00:00

Điều tra nguồn lợi hai loài hải sâm vú (Holothuria fuscogilva Cherbonnier, 1980), hải sâm lựu (Thelenota ananas Jaeger, 1833) phân bố ở vùng biển Khánh Hòa, Bình Thuận

Một cuộc điều tra đã được thực hiện để đánh giá nguồn lợi hai loài hải sâm vú Holothuria fuscogilva (Cherbonnier, 1980) và hải sâm lựu Thelenota ananas (Jaeger, 1833) phân bố ở vùng biển Khánh Hòa, Bình Thuận. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp điều tra xã hội học sử dụng bộ câu hỏi bán cấu trúc.

8/30/2018 5:49:34 AM +00:00

Tận dụng thịt vụn từ phần đầu và xương cá ngừ đại dương vây vàng để sản xuất sản phẩm thịt chà bông cá ngừ

Phần nguyên liệu còn lại từ các quá trình chế biến cá ngừ đ ại dương chiếm một tỉ lệ khá cao, đặc biệt là phần đầu và xương. Hiện tại, những phần này chưa được tận dụng một cách hiệu quả tại các nhà máy chế biến cá ngừ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tận dụng thịt vụn từ phần đầu và xương cá ngừ đại dương vây vàng để sản xuất sản phẩm thịt chà bông cá ngừ.

8/30/2018 5:49:34 AM +00:00

Phân tích khả năng sinh lợi của nghề nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Quảng Ngãi

Nghiên cứu đo lường khả năng sinh lợi của nghề nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Quảng Ngãi dựa trên các chỉ tiêu: (i) thặng dư của người sản xuất, (ii) lợi nhuận của người sản xuất, (iii) lợi nhuận ròng. Mẫu khảo sát gồm 62 hộ nuôi với diện tích là 45 ha chiếm tỉ lệ khoảng 23% tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh của Quảng Ngãi.

8/30/2018 5:49:34 AM +00:00