Tài liệu miễn phí Giáo dục học

Download Tài liệu học tập miễn phí Giáo dục học

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí với các phương pháp giáo dục của môn Vật lí góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, nhằm hình thành, phát triển năng lực vật lí cũng như góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể.

5/19/2020 7:10:50 PM +00:00

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên với mục tiêu môn Khoa học tự nhiên hình thành, phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, thế giới quan khoa học, sự tự tin, trung thực, khách quan, thái độ ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.

5/19/2020 7:10:44 PM +00:00

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học trên cơ sở kế thừa và phát triển môn Tự nhiên và Xã hội (ở các lớp 1, 2, 3), môn Khoa học (ở các lớp 4, 5) được xây dựng dựa trên nền tảng cơ bản, ban đầu của khoa học tự nhiên và các lĩnh vực nghiên cứu về giáo dục sức khỏe, giáo dục môi trường. Môn học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở và các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học ở cấp trung học phổ thông.

5/19/2020 7:10:38 PM +00:00

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí

Trên nền tảng những kiến thức cơ bản và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, Chương trình môn Địa lí giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực địa lí – một biểu hiện của năng lực khoa học; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí.

5/19/2020 7:10:32 PM +00:00

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử

Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, biểu hiện của năng lực khoa học đã được hình thành ở cấp trung học cơ sở; góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học lịch sử cũng như sự kết nối giữa sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử để nắm chi tiết nội dung.

5/19/2020 7:10:26 PM +00:00

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí – Cấp trung học cơ sở

Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở hình thành, phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và năng lực địa lí trên nền tảng kiến thức cơ bản, có chọn lọc về lịch sử, địa lí thế giới, quốc gia và địa phương; các quá trình tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa diễn ra trong không gian và thời gian; sự tương tác giữa xã hội loài người với môi trường tự nhiên; giúp học sinh biết cách sử dụng các công cụ của khoa học lịch sử, khoa học địa lí để học tập và vận dụng vào thực tiễn; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, thái độ tôn trọng sự đa dạng của lịch sử thế giới và văn hóa nhân loại, khơi dậy ở học sinh ước muốn khám phá thế giới xung quanh, vận dụng những điều đã học vào thực tế. Để nắm chi tiết nội dung mời các bạn cùng tham khảo bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí – Cấp trung học cơ sở.

5/19/2020 7:10:19 PM +00:00

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí – Cấp tiểu học

Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và địa lí với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí – Cấp tiểu học để nắm chi tiết nội dung.

5/19/2020 7:10:13 PM +00:00

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Tự nhiên và xã hội

Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống; các năng lực chung và năng lực khoa học. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Tự nhiên và xã hội để nắm chi tiết nội dung kiến thức.

5/19/2020 7:10:07 PM +00:00

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân với mục tiêu giúp học sinh có hiểu biết về những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực đó; tự hào về truyền thống gia đình, quê hương, dân tộc; tôn trọng, khoan dung, quan tâm, giúp đỡ người khác; tự giác, tích cực học tập và lao động; có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện trong đời sống; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, công việc và môi trường sống.

5/19/2020 7:10:00 PM +00:00

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Pháp – Ngoại ngữ 2

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Đức – Ngoại ngữ 2 nhằm dạy và học tiếng Đức ở các trường phổ thông có mục tiêu trang bị cho học sinh khả năng giao tiếp bằng tiếng Đức đạt trình độ Bậc 2 theo KNLNNVN (tương đương với bậc A2 của Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ). Học sinh được trang bị các kiến thức tiếng Đức cơ bản để bước đầu sử dụng tiếng Đức một cách tương đối độc lập trong những tình huống giao tiếp cơ bản của cuộc sống thường nhật, tạo hứng thú và hình thành thói quen học tập ngoại ngữ suốt đời.

5/19/2020 7:09:54 PM +00:00

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Pháp – Ngoại ngữ 2

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Pháp – Ngoại ngữ 2 cung cấp cho sinh kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, giúp học sinh bước đầu có khả năng giao tiếp bằng tiếng Pháp một cách tương đối độc lập trong những tình huống giao tiếp cơ bản của cuộc sống thường nhật, tạo hứng thú và hình thành thói quen học tập ngoại ngữ suốt đời.

5/19/2020 7:09:48 PM +00:00

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh giúp học sinh có một công cụ giao tiếp mới, hình thành và phát triển cho học sinh năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua các hình thức nghe, nói, đọc, viết. Kết thúc chương trình giáo dục phổ thông, học sinh có khả năng giao tiếp đạt trình độ Bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam tạo nền tảng cho học sinh có thể sử dụng tiếng Anh trong học tập, hình thành thói quen học tập suốt đời để trở thành những công dân toàn cầu trong thời kỳ hội nhập.

5/19/2020 7:09:42 PM +00:00

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán với mục tiêu Hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được quy định tại Chương trình tổng thể.

5/19/2020 7:09:36 PM +00:00

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn

Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn với mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.

5/19/2020 7:09:29 PM +00:00

Giáo dục khai phóng

Giáo dục khai phóng (GDKP) hiểu một cách đơn giản là khai minh và giải phóng bản thân để trở thành con người tự do, tránh trở thành con người phận vị, công cụ, hoang dã hay nô lệ. Thang đo thành công và hạnh phúc thường thấy trong xã hội là “to have” - “có được” (tiền tài, địa vị, danh vọng…); hoặc “to give” - “cống hiến” và được công nhận, khen ngợi. Con người thường sẽ chọn một trong hai cách sống này. Mô hình GDKP hướng người học đến thang đo thành công và hạnh phúc là “to be” - sống với chính mình, được là chính mình; trở thành con người tự do, công dân trách nhiệm, chuyên gia ưu tú. Vì thành công bền vững và hạnh phúc đích thực là hệ quả tất yếu khi những người trẻ dấn thân, sống đúng phẩm giá của mình.

5/19/2020 7:03:35 PM +00:00

Phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Trên thế giới và tại Việt Nam, trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhiều quốc gia bắt đầu ghi nhận xu thế phát triển tất yếu và tác động chuyển đổi to lớn của AI trong mọi mặt đời sống xã hội, từ thay đổi cán cân quyền lực kinh tế, đến cả quân sự và chính trị. Để đảm bảo tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội, đem lại thịnh vượng cho quốc gia, bên cạnh việc tận dụng hiệu quả những thành tựu phát triển của công nghệ AI và tự động hóa, các nước cần đưa ra những giải pháp phù hợp cho tiến trình chuyển đổi nhanh chóng và mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

5/19/2020 7:01:32 PM +00:00

Trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam qua lăng kính của một số tổ chức xếp hạng trên thế giới

Trên thế giới có nhiều bảng xếp hạng đại học, viện nghiên cứu, với các tiêu chí xếp hạng khác nhau. Trong đó, các bảng xếp hạng được đánh giá cao là: Times Higher Education - THE University Rankings (thuộc Times Higher Education, Vương quốc Anh), QS University Rankings (thuộc Quacquarelli Symonds, Vương quốc Anh), Academic Ranking of World Universities (ARWU, Shanghai Ranking Consultancy, Trung Quốc), Webometrics (Cybermetrics Lab, Tây Ban Nha), US News (Mỹ), University Ranking by Academic Performance (URAP, Thổ Nhĩ Kỳ), Nature Index (Tổ chức Nature Research)… Bài viết xem xét các cơ sở đào tạo đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam qua lăng kính của 4 bảng xếp hạng: THE, QS, Nature Index và Webometrics.

5/19/2020 7:01:20 PM +00:00

Thúc đẩy vườn ươm khởi nghiệp trong trường đại học

Bài viết chia sẻ một số kết quả hoạt động ban đầu từ mô hình ươm tạo khởi nghiệp của Trường Đại học Ngoại thương, qua đó nêu lên một vài kiến nghị trong chính sách liên quan tới việc nâng cao vai trò của ươm tạo khởi nghiệp trong trường đại học.

5/19/2020 7:01:14 PM +00:00

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Cửu Long

Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Cửu Long và đề xuất một số giải pháp nhằm khơi dậy tin thần khởi nghiệp trong sinh viên.

5/19/2020 6:49:00 PM +00:00

Tiêu chí đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh phổ thông - một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay

Để góp phần phát huy kết quả đạt được, tránh sự mơ hồ trong nhận thức, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, cần phải đổi mới cách đánh giá. Xây dựng những tiêu chí cụ thể, rõ ràng về chuẩn mực đạo đức phù hợp với lứa tuổi học sinh ở từng bậc khác nhau.

5/19/2020 6:42:30 PM +00:00

Đổi mới học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ngành sư phạm kĩ thuật theo năng lực thực hiện – thực trạng và giải pháp

Giáo viên công nghệ là một nghề đặc biệt trong các nghề của xã hội, trong đó đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực chuyên môn về kĩ thuật, đồng thời phải có năng lực sư phạm.

5/19/2020 6:42:07 PM +00:00

Một số vấn đề về đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Bài viết nhằm đề cập đến một số vấn đề về đào tạo theo tín chỉ: Đặc điểm của đào tạo theo tín chỉ, những ưu điểm và hạn chế theo hệ thống tín chỉ, thực trạng và giải pháp để thực hiện thành công phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở các trường đại học Việt Nam.

5/19/2020 6:41:18 PM +00:00

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Sài Gòn

Khoa giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sài Gòn, ngoài việc đào tạo chính quy lực lượng giáo viên tiểu học còn có nhiệm vụ đào tạo liên thông cho đội ngũ giáo viên ở các quận huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học.

5/19/2020 6:41:12 PM +00:00

Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục các trường trung học phổ thông

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục nói chung, cán bộ quản lí bậc trung học phổ thông nói riêng là nhiệm vụ có tính cấp bách và lâu dài đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo.

5/19/2020 6:41:05 PM +00:00

Đại học Sài Gòn, một mô hình giáo dục – đào tạo thời kì đổi mới và hội nhập

Tiến trình đổi mới mô hình giáo dục đại học ở nước ta nói chung, ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, có thể khái quát qua hai đặc trưng chủ yếu sau đây: 1/ Chuyển từ giáo dục phục vụ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang giáo dục vận hành trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN; 2/ Chuyển từ giáo dục khép kín sang giáo dục mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế. Trường Đại học Sài Gòn là một mô hình tiêu biểu của thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế.

5/19/2020 6:40:23 PM +00:00

Phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên qua hoạt động tự định hướng học tập

Tự định hướng học tập là một phương pháp dạy học theo quan điểm hướng vào người học, tạo cho sinh viên những phẩm chất như tích cực, chủ động, độc lập, tự tin và có định hướng mục tiêu. Hoạt động tự định hướng học tập cũng đòi hỏi ở giảng viên năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức, quản lí để có thể hướng dẫn sinh viên học tập đạt mục tiêu giáo dục.

5/19/2020 6:39:59 PM +00:00

Một số giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục ở nước ta hiện nay

Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là một chủ trương mang tính toàn diện và đồng bộ. Để thực hiện tốt chủ trương đó, cần thiết phải triển khai đồng bộ các giải pháp, đó là: đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong toàn xã hội; huy động nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức và cá nhân để phát triển giáo dục – đào tạo;...

5/19/2020 6:39:47 PM +00:00

Hồ Chí Minh, người khai sáng nền giáo dục dân chủ mới

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa lớn. Đối với Việt Nam, Người còn là một nhà giáo dục lớn. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc tổ chức giáo dục, đào tạo con người; mong sao cho họ có một cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn; và qua đó, xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh hơn, góp phần xây dựng thế giới hạnh phúc, tiến bộ.

5/19/2020 6:37:55 PM +00:00

Kết quả thử nghiệm công cụ đánh giá những tố chất cần có của sinh viên sư phạm

Bài viết đề cập đến việc xây dựng và thử nghiệm bộ công cụ nhằm đánh giá các tố chất cơ bản cần có của sinh viên (SV) vào học sư phạm để họ có thể thành công trong hoạt động nghề nghiệp sau này.

5/19/2020 6:37:43 PM +00:00

Quan niệm kẻ sĩ của Nguyễn Công Trứ

Bài viết đi sâu khảo sát, chỉ ra những nét đặc sắc trong tư duy ấy (tức quan niệm về kẻ sĩ) của Nguyễn Công Trứ, cũng hy vọng từ đây, có thể tìm thấy những bài học bổ ích cho quan niệm về kẻ sĩ hiện đại...

5/19/2020 6:36:40 PM +00:00