Tài liệu miễn phí Địa Lý

Download Tài liệu học tập miễn phí Địa Lý

Nghiên cứu quá trình tạo mẫu phục vụ đo sóng địa chấn trong các pha ngậm nước có áp suất và nhiệt độ cao với mô hình đới hút chìm

Bài toán nghiên cứu thực nghiệm ở đây là tạo ra các mẫu tiêu chuẩn và trên các mẫu đó xác định mối tương quan giữa độ ngậm nước với các tham số vật lý vận tốc, sự tắt dần của biên độ sóng, tính đẳng hướng và mật độ đá, hay nói cách khác là sự khác nhau của vận tốc truyền sóng trong đá có độ ngậm nước khác nhau.

12/29/2020 5:18:54 AM +00:00

Cấu trúc địa chất sâu khu vực Hà Nội và lân cận trên cơ sở phân tích tài liệu trọng lực

Nội dung bài viết trình bày một hệ phương pháp phân tích tài liệu trọng lực và một số kết quả mới nhất về hướng phân tích này. Để hiểu rõ hơn mời bạn tham khảo nội dung chi tiết bài viết này!

12/29/2020 5:18:48 AM +00:00

Nghiên cứu xác định nguyên nhân trượt lở khu vực cầu Móng Sến, tỉnh Lào Cai

Nội dung chính của bài viết trình bày việc sử dụng phương pháp ảnh điện đa cực (Multi-electrode Resistivity Imaging - MRI) vào việc nghiên cứu xác định nguyên nhân trượt lở nhằm bổ sung các thông tin có ích, tích hợp cùng với tài liệu địa chất để làm cơ sở khoa học cho các đề xuất giải pháp xử lý trượt lở, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại. Mời các bạn tham khảo!

12/29/2020 5:18:41 AM +00:00

Ứng dụng mạng nơrol trong dự báo độ lớn (magnitude) động đất khu vực Tây Bắc Việt Nam

Nội dung bài viết tiến hành áp dụng thử nghiệm mang nơrol trong nghiên cứu dự báo độ lớn động đất khu vực TBVN. Diện tích nghiên cứu được biểu hiện trong hình 1. Tài liệu đầu vào cho tính toán là: (i) Giá trị mật độ lineament; (ii) Giá trị Gradient trường trọng lực Bouguer; (iii) Gradient dị thường từ khàng không. Mời các bạn tham khảo!

12/29/2020 5:18:35 AM +00:00

Nghiên cứu dịch chuyển kirchhoff để xác định mô hình vận tốc trong phương pháp điện từ tần số cao

Nội dung chính của bài viết nghiên cứu số liệu đo đạc Radar khoảng cách đều với số liệu địa chấn sau cộng, đã áp dụng phép dịch chuyển này để xử lý các số liệu điện từ trên mô hình và thực tế ở thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đánh giá hiệu quả của phép dịch chuyển Kirchhoff trong xử lý số liệu điện từ để xây dựng và lựa chọn mô hình vận tốc địa chất.

12/29/2020 5:18:27 AM +00:00

Xác định một số tham số hoạt động dông sét từ chuỗi số liệu mô phỏng

Trong bài báo này, trình bày các kết quả nghiên cứu xác định một số tham số hoạt động dông sét từ chuỗi số liệu vị trí phóng điện mô phỏng dựa theo phương pháp của Finke cho ba loại dông khác nhau (tương tự như cách phân chia của Peckham).

12/29/2020 5:18:21 AM +00:00

So sánh sự xuất hiện của Spread F xích đạo từ trong năm Mặt Trời hoạt động trung bình (2003) và hoạt động yếu (2005)

Bài báo phân tích đặc tính xuất hiện của spread F nói chung và của hai dạng Fs_Q và Fs_F trong điều kiện hoạt động từ yên tĩnh (chỉ số Kp < 3). Các kết quả này cũng sẽ được so sánh với các kết quả của một số trạm xung quanh xích đạo từ trên thế giới (Thumba, Kodaikanal của Ấn Độ, Huancayo của Peru, Baguio của Philippin và Fortaleza của Brazil) trong điều kiện tương tự về độ hoạt động Mặt Trời và địa từ. Mời các bạn tham khảo!

12/29/2020 5:18:15 AM +00:00

Một số đặc điểm địa chất pliocen - đệ tứ, địa chất công trình khu vực miền Trung và Đông Nam thềm lục địa Việt Nam

Trong bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu xác định các tập và hệ thống trầm tích, mối quan hệ giữa chu kỳ trầm tích, sự thăng giáng mực nước biển và chuyển động kiến tạo, đặc điểm tướng đá cổ địa lý, lịch sử phát triển địa chất và đặc điểm địa chất công trình trầm tích Pliocen - Đệ tứ. Mời các bạn tham khảo!

12/29/2020 5:18:06 AM +00:00

Một số kết quả nghiên cứu phân bố sò, điệp khu vực Nghệ An

Nội dung bài viết được nếu rõ nhằm mục đích làm rõ thêm về hiện trạng diện phân bố sò, điệp tại Nghệ An, tiến hành khảo sát địa chất địa mạo và địa vật lý (phương pháp Radar xuyên đất) tại một số khu vực thuộc huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu và Nghi Lộc. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ này được tài trợ từ đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam “Nghiên cứu cổ động đất, cổ sóng thần ven biển Nghệ Tĩnh, phục vụ cho dự báo động đất và sóng thần”

12/29/2020 5:17:59 AM +00:00

Mô hình thấm nước mưa phục vụ phân tích ổn định sườn dốc khu vực thị trấn Cốc Pài - huyện Xín Mần - tỉnh Hà Giang

Nội dung chính của bài viết đánh giá độ ổn định sườn dốc, dự báo nguy cơ trượt lở dưới tác động của mưa, đồng thời đưa ra giải pháp kỹ thuật tiêu thoát nước ngầm phù hợp nhằm đảm bảo độ ổn định sườn dốc. Mời các bạn tham khảo!

12/29/2020 5:17:52 AM +00:00

Một số kết quả nghiên cứu mới về đặc điểm phân bố và thành phần vật chất của quặng hóa trong khu vực mỏ chì - kẽm Na Sơn

Nội dung bài viết trình bày thành phần vật chất của quặng hóa, cần phải thu thập các mẫu sao cho đại diện nhất ở các vị trí khác nhau ngoài thực địa, đồng thời tiến hành phân tích nhiều loại mẫu bằng nhiều phương pháp khác nhau để có bộ kết quả tốt nhất. Mời các bạn tham khảo!

12/29/2020 5:17:46 AM +00:00

Dị thường và biến thiên theo mùa của dòng điện xích đạo

Trong bài báo này mở rộng chuỗi số liệu lên sáu năm liên tục (từ năm 2002-2007) đề nghiên cứu về các dị thường EEJ trên toàn cầu và biến thiên của nó theo thời gian và sau đó so sánh kết quả này với EEJ tính từ số liệu thu được tại các đài trạm mặt đất để bước đầu đưa ra những nhận xét về sự tồn tại các đỉnh dị thường và các đặc trưng biến thiên có chu kỳ của EEJ.

12/29/2020 5:17:39 AM +00:00

Tương quan xói lở - bồi tụ một số khu vực lòng sông Tiền, sông Hậu

Bài báo này xem xét đồng thời sự kiện xói lở và bồi tụ bằng việc đánh giá biến động diện tích xói - bồi lòng sông tại từng khu vực trong khoảng thời gian từ 20 đến 40 năm. Mời các bạn tham khảo!

12/29/2020 5:17:33 AM +00:00

Đánh giá nguy cơ bị tổn thương do sóng thần cho khu vực đô thị thành phố Nha Trang

Bài viết này trình bày một nghiên cứu mới thuộc hướng thứ ba theo cách phân loại trên đây. Mục đích chính của nghiên cứu này là xây dựng một phương pháp luận đánh giá nguy cơ bị tổn thương do sóng thần gây ra cho một khu vực đô thị nằm trên dải ven biển của Việt Nam. Phương pháp luận được áp dụng thử nghiệm cho thành phố Nha Trang. Mời các bạn tham khảo!

12/29/2020 5:17:27 AM +00:00

Ảnh hưởng của mưa đầu mùa tới độ dày quang học sol khí tại Bạc Liêu

Nội dung chính của bài viết trình bày ảnh hưởng trực tiếp của sol khí làm giảm năng lượng bức xạ trung bình toàn cầu, tại giới hạn trên khí quyển 0.35W/m2, tăng trong lớp khí quyển 3.0 W/m2 , và giảm tại bề mặt trái đất 3.4 W/m2. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết này.

12/29/2020 5:17:21 AM +00:00

Sự tạo vỏ tiền cambri trong phức hệ nhân biến chất Kon Tum (PNBK): Bằng chứng và tồn tại cho một mô hình kiến tạo hiện đại

Phức hệ Nhân biến chất Kon Tum (PNBK) là một cấu trúc đặc biệt lộ ra ở rìa đông của miền trung Đông Dương được hình thành bởi sự chồng lấn của nhiều giai đoạn tạo vỏ khác nhau. Mặc dù trước đây phần nhân của PNBK được xem là các thành tạo biến chất cao tuổi ArcheanPaleoproterozoi, xong các kết quả nghiên cứu mới cho thấy ít nhất một phần các thành tạo cổ nhất chỉ có tuổi ca. 1,5 tỷ năm, ứng với Mesoproterozoi. Bài viết tiến hành sự tạo vỏ tiền cambri trong phức hệ nhân biến chất Kon Tum.

12/29/2020 3:54:23 AM +00:00

Đặc điểm kiến tạo của các đá granitoid tuổi paleozoi sớm rìa bắc khối Kon Tum trên cơ sở tuổi U-Pb và thành phần zircon

Bài viết trên cơ sở số liệu tuổi đồng vị U-Pb (4 mẫu) và thành phần địa hóa khoáng vật (3 mẫu) của zircon thu thập ở phần phía bắc và phía nam đới va chạm TKPS (Hình 1) kết hợp với các số liệu trước đây chúng tôi trình bày về giai đoạn thành tạo magma Paleozoi sớm của khu vực cũng như bản chất kiến tạo và ý nghĩa của chúng đối với nghiên cứu lịch sử phát triển kiến tạo rìa bắc địa khối Kon Tum.

12/29/2020 3:53:05 AM +00:00

Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh khi dạy học chương Địa hình Việt Nam, Địa lý lớp 12

Việc hình thành sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề phải được tiến hành thường xuyên, kiên trì, có tinh thần tích cực, độc lập và sáng tạo. Ngoài sự hướng dẫn tận tâm và trách nhiệm của giáo viên, phải có thêm phương pháp tốt thì kết quả việc dạy học ở trường trung học mới ổn định.

12/29/2020 12:47:41 AM +00:00

Ứng dụng ảnh ASTER DEM thành lập một số bản đồ địa mạo trắc lượng hình thái khu vực miền núi Quảng Nam

Bản đồ địa mạo có ý nghĩa rất lớn đối với việc nhận thức khoa học một lãnh thổ. Nó là dữ liệu đầu vào để nghiên cứu các hiện tượng như: Trượt lở đất, lũ quét... Khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam có địa hình phức tạp, độ dốc và độ cao lớn, mức độ chia cắt ngang và phân cắt sâu mạnh. Việc ứng dụng ảnh viễn thám ASTER DEM để xây dựng các bản đồ chuyên đề địa mạo mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và chi phí.

12/28/2020 9:29:57 PM +00:00

Đánh giá việc sử dụng Contiguous Cartogram trong giảng dạy chuyên đề dân số

Bài viết trình bày những ưu và nhược điểm của việc biểu hiện các yếu tố về dân số bằng cartogram so với các phương pháp thể hiện trên bản đồ truyền thống, giới thiệu về một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu và giảng dạy địa lí.

12/28/2020 9:29:45 PM +00:00

Khảo sát nhu cầu được bồi dưỡng của giáo viên địa lí ở các trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng - Quảng Nam và đề xuất chương trình bồi dưỡng giáo viên địa lí sau năm 2015

Bài viết tập trung vào nghiên cứu khảo sát điều tra nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên Địa lí THPT trên địa bàn Đà Nẵng và Quảng Nam, làm cơ sở để xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên Địa lí sau năm 2015.

12/28/2020 9:29:23 PM +00:00

Hướng dẫn nhận dạng để lựa chọn vẽ biểu đồ thích hợp trong dạy học địa lí

Bài viết này, tiến hành phân tích các trường hợp và đưa ra cách nhận dạng để lựa chọn vẽ biểu đồ thích hợp nhất, giúp các sinh viên, học sinh rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ để kết quả học tập được nâng lên và thêm yêu thích môn học Địa lí hơn.

12/28/2020 9:27:24 PM +00:00

Xây dựng biểu đồ hộp (boxplot) bằng phần mềm SPSS và sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy địa lí kinh tế - xã hội

Bài viết đã tập trung trình bày khá chi tiết về cách thức xây dựng và ý nghĩa biểu hiện của dạng biểu đồ hộp trong SPSS, đồng thời đưa ra ví dụ minh họa về việc vận dụng cụ thể trong phân tích một vấn đề của Địa lí kinh tế – xã hội.

12/28/2020 9:26:28 PM +00:00

Xây dựng mô hình động bằng phần mềm flash và sử dụng trong dạy học khoa học trái đất

Thực tế đã chứng minh rằng, khi được nghe nhìn khả năng ghi nhớ của người học tăng lên 50%, khi đã thao tác với các phương tiện dạy học thì kiến thức đó đã là của mình và khả năng ghi nhớ hơn 90%. Phần mềm flash là công cụ giúp người dạy có thể tạo ra một số mô hình động. Nếu sử dụng đúng mô hình động trong quá trình dạy học sẽ mang lại hiệu cao, đặc biệt là học phần Trái Đất.

12/28/2020 9:24:30 PM +00:00

Xây dựng bản đồ điện tử phục vụ việc dạy và học bộ môn Địa lý tự nhiên các lục địa

Việc giảng dạy và học tập bộ môn Địa lý tự nhiên các lục địa ở trường đại học, trong một thời dài đã tồn tại nhiều bất cập về nguồn tài liệu, phương tiện, đặc biệt là hệ thống các bản đồ chuyên đề đang hết sức thiếu thốn. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả học tập của sinh viên.

12/28/2020 9:22:24 PM +00:00

Sử dụng phần mềm Adobe photoshop để xây dựng lát cắt địa hình trên bản đồ giấy, phục vụ việc học tập và nghiên cứu địa lý tự nhiên

Hiện tại, đối với sinh viên Địa lý ở trường đại học nói chung và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng nói riêng, việc xây dựng lát cắt địa hình trên bản đồ giấy (bản đồ analog) phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu đang gặp khó khăn. Phương pháp đang được sử dụng thường là phương pháp thủ công truyền thống, tốn nhiều công sức nhưng chất lượng rất hạn chế.

12/28/2020 9:13:28 PM +00:00

Giáo dục biến đổi khí hậu qua môn Địa lý ở trường trung học phổ thông

Trong các môn học ở trường phổ thông, môn địa lý có những ưu thế để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quan trọng này. Bài viết trao đổi các nội dung và phương pháp giáo dục biến đổi khí hậu qua môn địa lý ở trường trung học phổ thông.

12/28/2020 9:07:37 PM +00:00

Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học các học phần địa lí tự nhiên Việt Nam ở khoa Địa lí, trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

Bản đồ tư duy là phương tiện tác động mạnh đến bộ não, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Bản đồ tư duy vừa có khả năng bao quát các kiến thức trên một phạm vi rộng, vừa đào sâu từng mạch kiến thức. Bài viết tập trung nghiên cứu phương pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới và trong ôn tập hệ thống hóa kiến thức ở trên lớp.

12/28/2020 9:03:21 PM +00:00

Ứng dụng OpenStreetmap để xây dựng cơ sở dữ liệu giao thông ở quận Liên Chiểu - Thành phố Đà Nẵng

Bài viết được thực hiện với mục tiêu là trình bày hai phương pháp xây dựng dữ liệu giao thông từ OpenStreetMap. Kết quả, chúng tôi đã đưa ra được quy trình và đã xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về hệ thống giao thông ở Quận Liên Chiểu - Thành phố Đà Nẵng với đầy đủ dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính: Tên đường, vận tốc tối đa, chiều dài,…

12/28/2020 8:47:43 PM +00:00

phương pháp thành lập một số bản đồ địa mạo và thủy văn thành phố Đà Nẵng bằng ảnh viễn thám phục vụ dạy học và nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu chính là thành lập được các bản đồ địa mạo và thủy văn của thành phố Đà Nẵng từ ảnh viễn thám. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được một số bản đồ chuyên đề về địa mạo và thủy văn của thành phố. Đây là tài liệu rất quan trọng, phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề địa lý.

12/28/2020 8:41:51 PM +00:00