Tài liệu miễn phí Chính trị học

Download Tài liệu học tập miễn phí Chính trị học

Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ cải cách các nước kinh tế - cải cách chính trị ở các nước chuyển đổi ý nghĩa với Việt Nam

Những kinh nghiệm từ thực tiễn cải cách ở các nước chuyển đổi, trên thực tế có ý nghĩa tham khảo đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay.

10/17/2019 3:04:59 PM +00:00

Quá trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Thực tế, không gián đoạn, hòa bình và minh bạch

Bài viết với nội dung: suốt từ thế kỷ 17 đến nay, bằng nhiều phương thức hữu hiệu về cả chính trị, pháp lý, quân sự, kinh tế, văn hóa… quá trình chiếm lĩnh và thực thi chủ quyền của Việt nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa diễn ra một cách thực tế, không gián đoạn, hòa bình và minh bạch.

10/17/2019 3:03:24 PM +00:00

Vận dụng chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam

Bài viết trình bày quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam; mở rộng và phát triển các hình thức dân chủ trực tiếp ở Việt Nam.

10/17/2019 3:02:45 PM +00:00

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại (Tổng kết Hội thảo quốc tế kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ)

Bài viết đẩy mạnh việc giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ôn lại bài học về sức mạnh của chiến tranh nhân dân chống xâm lượng, của ý chí độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Từ đó rút ra những bài học cần thiết đẻ các dân tộc cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình và phát triển, tránh xảy ra những hành động chiến trang trong quan hệ quốc tế, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Bài viết là kết quả tổng kết các bài tham luận của các diễn giả trình bày tại Hội thảo về sức mạnh của Việt Nam và tầm vóc thời đại của chiến thắng Điện Biên Phủ.

10/17/2019 3:02:36 PM +00:00

Lợi ích địa chiến lược của các cường quốc ở biển Đông

Bài viết trình bày việc xem xét vấn đề tranh chấp biển Đông dưới góc nhình lợi ích địa chiến lược của các cường quốc có liên quan đến biển Đông bao gồm 5 nước: Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ và Liên minh Châu Âu (EU).

10/17/2019 3:00:20 PM +00:00

Phát triển thương mại ở Châu Á (Tại sao Mỹ cần Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương)

Bài viết nghiên cứu về phát triển thương mại ở Châu Á; Mỹ cần Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương; lời hứa của khu vực Thái Bình Dương; những sai lầm trong sở hữu trí tuệ; đàm phán tự do; một dạng thỏa thuận mới. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

10/17/2019 3:00:02 PM +00:00

Các giá trị truyền thống của văn hóa chính trị Việt Nam

Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước lâu dài, người Việt Nam đã tiếp thu tinh hoa văn hóa chính trị của nhân loại và đã tạo nên nhiều tư tưởng giá trị. Văn hóa chính trị truyền thống của Việt Nam ngoài tư tưởng giá trị còn có tài sản tin thần vô giá đang góp phần tạo nên sức mạnh cho Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

10/17/2019 2:59:12 PM +00:00

Lý thuyết hệ thống xã hội và một vài gợi ý trong đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam

Trên thế giới, lý thuyết hệ thống xã hội là chủ đề rộng lớn, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu nhằm không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị đang được nhiều ngành khoa học, nhiều nhà khoa học quan tâm, tuy nhiên hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cao và xuyên suốt việc sử dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống chính trị với tư cách là một tiểu hệ thống xã hội trong hệ thống xã hội tổng thể. Tức là sử dụng lý thuyết hệ thống xã hội để tiếp cận hệ thống chính trị ở Việt Nam. Với tư cách là một tiểu hệ thống xã hội, sự bất cập lớn nhất của hệ thống chính trị ở Việt Nam chính là chưa xem xét cụ thể mối tương quan và tương tác giữa các tiểu hệ thống, bộ phận hợp thành hệ thống chính trị; sự tương quan và tương tác liên hệ thống cũng chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy, việc nghiên cứu hệ thống chính trị từ góc độ lý thuyết hệ thống xã hội có thể gợi mở, liên tưởng về quá trình đổi mới, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay, đó cũng là những nội dung mà bài viết muốn đề cập tới.

10/17/2019 2:52:35 PM +00:00

Bạn nghĩ là châu Á sẽ thống trị thế kỷ XXI? Hãy suy nghĩ lại

Bài viết giới thiệu cuốn sách của M.R. Auslin (2017), The End of the Asian Century: War, Stagnation, and the Risks to the World’s Most Dynamic Region, Yale University Press, New Haven, 304 trang, do Dov S. Zakheim - Phó Chủ tịch Trung tâm Lợi ích Quốc gia (ông từng là Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Trưởng ban Ban Tài chính, từ năm 2001 đến 2004; và Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng - phụ trách lập kế hoạch và nguồn lực, từ năm 1985 đến năm 1987), thực hiện.

10/17/2019 2:52:12 PM +00:00

D. Trump đã kịp làm nhiều việc Nga trông đợi gì từ Tổng thống mới của Mỹ

Bài viết với các nội dung: liệu Trung Quốc có trở thành lãnh đạo; hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương; nếu chỉ mua ở nước ngoài thì chúng ta sẽ chẳng làm gì cả; ngừng di cư; Châu Âu sẽ không giải quyết vấn đề này; biên giới của chúng ta liệu có đóng chặt; Trump đối với nền kinh tế Nga; nhà máy, công nhân; điều gì sẽ xảy ra với giá dầu; dỡ bỏ các lệnh trừng phạt

10/17/2019 2:52:02 PM +00:00

Nước Mỹ: Một quốc gia thất bại

Bài viết trình bày sự chiếm đoạt của giới thượng lưu và chế độ phủ quyết; bất bình đẳng xã hội và bất mãn giai cấp; sửa chữa các sự việc; sự báo thù của chế độ dân chủ. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

10/17/2019 2:50:50 PM +00:00

Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giải quyết nạn đói trong những năm 1945-1946

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Đây là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đánh dấu chính quyền đã về tay nhân dân, đất nước được độc lập, nhân dân được tự do sau hơn 80 năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Tuy nhiên, ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng, Nhà nước và dân tộc ta đã phải bắt tay ngay vào cuộc chiến đấu mới: đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền, nền độc lập vừa giành được và xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng. Một trong những nhiệm vụ cấp bách đầu tiên của chính quyền cách mạng là nhanh chóng đẩy lùi nạn đói, từng bước ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Bài viết tập trung làm sáng rõ những nỗ lực của Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc khắc phục hậu quả, giải quyết nạn đói trong những năm 1945-1946, từ đó đưa ra một số nhận xét, đánh giá.

10/17/2019 2:50:09 PM +00:00

Pháp thiền Trần Nhân Tông và những thông điệp ngoại giao cho hậu thế

Hơn 7 thế kỷ đã trôi qua nhưng chân dung về vị Vua - Phật Trần Nhân Tông vẫn mãi là điểm ngưng kết tuyệt đẹp trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam về cái cao khiết cần có trong tâm hồn và sự tinh thông cần có ở trí tuệ của một nhà chính trị - ngoại giao lỗi lạc mang bóng dáng của bậc thiền sư. Không phải ngẫu nhiên mà ngày nay hình ảnh Trần Nhân Tông được thế giới biết đến như một trong những biểu tượng cao đẹp cho nhân cách và tấm lòng yêu thương - hòa giải hướng thiện của dân tộc Việt Nam từ bao đời. Giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông về Hòa giải được Viện Nghiên cứu Trần Nhân Tông (Đại học Harvard) trao định kỳ hàng năm vào ngày 9/9 cho những nhân vật xuất sắc dấn thân trong sự nghiệp hòa giải và yêu thương giữa các quốc gia, tôn giáo, dân tộc bắt đầu từ năm 2014 là minh chứng sinh động cho sức lan tỏa đầy hấp dẫn của tư tưởng và những nguyên lý ngoại giao mà Trần Nhân Tông để lại cho hậu thế. Nếu như hệ thống tư tưởng của ông hướng đích cho mọi hoạt động, trong đó có hoạt động ngoại giao thì Pháp thiền Trần Nhân Tông lại chính là những cách thức khai mở con đường để đạt đến cái đích cuối cùng ấy, biến ngoại giao thời bấy giờ thực sự thành nghệ thuật của những điều tưởng chừng như không thể. Nội dung bài viết đề cập đến những hạt nhân tư tưởng của Pháp ngoại giao Trần Nhân Tông.

10/17/2019 2:49:58 PM +00:00

Sức mạnh của Gấu Nga: Nước Nga trong bối cảnh sau Chiến tranh Lạnh

Bài viết đề cập đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và các khó khăn của nước Nga trong bối cảnh sau Chiến tranh Lạnh. Để nắm chi tiết nội dung mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

10/17/2019 2:49:36 PM +00:00

Bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016: Những điểm nổi bật

Bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra bốn năm một lần vào ngày thứ ba đầu tiên của tháng 11. Theo đó, bầu cử tổng thống năm 2016 sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2016. Trước đó, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa ở các bang tổ chức bầu cử sơ bộ để lựa chọn các đại biểu tham dự đại hội toàn quốc để bầu ra ứng cử viên (ƯCV) đại diện cho mỗi đảng. Năm 2016, bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra sôi động với nhiều bất ngờ, thu hút sự quan tâm, chú ý của chính giới và dư luận Mỹ trong bối cảnh tình hình chính trị nội bộ và vị thế của Mỹ trên trường quốc tế có nhiều biến động. Ở nước Mỹ, sự mâu thuẫn trong chính trường ngày càng sâu sắc, nhất là khi Đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát tại cả Thượng viện và Hạ viện từ bầu cử quốc hội năm 2014. Trong khi đó, trên trường quốc tế, vị thế của Mỹ suy giảm đáng kể so với năm 2012.

10/17/2019 2:47:50 PM +00:00

Vai trò của một số chủ thể thứ yếu trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay

Cơ chế ban hành và thực thi quyết sách đối ngoại của Trung Quốc tương đối phức tạp, diễn biến đa chiều trong thời gian gần đây. Nhiều học giả phương Tây cho rằng, tính chất “toàn trị” của chế độ chính trị - xã hội Trung Quốc khiến các quyết định đối ngoại vẫn duy trì tính mệnh lệnh từ trên xuống dưới, nhất quán. Tuy nhiên, hệ thống chính trị của Trung Quốc ngày nay đã khác rất nhiều so với giai đoạn bắt đầu cải cách. Trung Quốc hiện vẫn là một nhà nước “toàn trị” dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng dưới tác động của xu thế tán quyền và phi tập trung hóa quyền lực chính trị, quá trình ra quyết định chính trị nói chung và ra quyết định đối ngoại nói riêng của Trung Quốc cũng phản ánh nhiều thay đổi tất yếu của sinh hoạt chính trị trong thế kỷ XXI.

10/17/2019 2:47:18 PM +00:00

Sức mạnh của các tiêu chuẩn: Cuộc chiến địa chính trị mới

Trong bối cảnh sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng, các nước phải ảnh hưởng lẫn nhau bằng cách nào đó. Để làm được điều này, họ cần phải thể hiện nhiều sáng tạo hơn, và họ sẵn sàng đưa ra một hình thức mới của sức mạnh: đó là sức mạnh của các tiêu chuẩn.

10/17/2019 2:46:45 PM +00:00

Phản ứng chính sách của Úc trước sự trỗi dậy của Trung Quốc

Những thay đổi trong cục diện an ninh - chính trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương khiến chính sách đối ngoại của các quốc gia trong khu vực, trong đó có Úc, có nhiều thay đổi. Mối quan hệ về kinh tế và thương mại ngày càng được tăng cường của nước này với Trung Quốc khiến một kịch bản về việc Úc chuyển hướng chính sách sang phù Trung không phải là không có cơ sở. Bài viết tập trung tìm hiểu quan điểm của Úc liên quan tới sự trỗi dậy của Trung Quốc, đồng thời, dựa trên một số lý thuyết quan hệ quốc tế cùng thực tế phản ứng của Úc, chỉ ra chính sách mà Úc đang theo đuổi trong bối cảnh phụ thuộc về kinh tế với Trung Quốc. Theo đó, tác giả cho rằng, Úc không phải đang nỗ lực để thoát khỏi cái bóng đồng minh Mỹ, cố gắng thân với Trung Quốc, mà đang thực hiện một chiến lược phòng bị nước đôi thực dụng và khôn khéo nhằm có được lợi ích lớn nhất trong bối cảnh phức tạp hiện nay.

10/17/2019 2:42:55 PM +00:00

Nhận diện cục diện chính trị - an ninh mới tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi

Từ sau biến động chính trị - xã hội Mùa xuân Arab năm 2011 đến nay, khu vực Trung Đông - Bắc Phi vẫn luôn là tâm điểm thu hút sự chú ý của thế giới bởi sự bất ổn, mất an ninh, chiến tranh và thảm họa nhân đạo. Hàng loạt sự kiện và diễn biến đã xảy ra, trở thành những nhân tố tác động mạnh mẽ, làm phá vỡ cục diện chính trị - an ninh vốn từng tồn tại khá lâu trong khu vực này. Cục diện cũ của khu vực bị phá vỡ, trật tự cũ của khu vực bị đảo lộn, dẫn đến yêu cầu khách quan là phải hình thành cục diện mới, trật tự mới để thay thế. Bài viết tập trung làm rõ các nhân tố tác động gây ra hệ lụy lớn nói trên của khu vực Trung Đông - Bắc Phi, đồng thời phân tích sự vận động của các diễn biến, các chủ thể tham gia trò chơi quyền lực khu vực nhằm nhận biết những đường nét cơ bản của cục diện chính trị - an ninh mới đang hình thành.

10/17/2019 2:42:45 PM +00:00

Chủ nghĩa dân tộc: Quan điểm và một số yếu tố tác động trong điều kiện hiện nay

Trong những năm gần đây, chủ nghĩa dân tộc là một trong những khái niệm được sử dụng phổ biến trong lý luận chính trị quốc tế. Tuy nhiên, khái niệm này cũng được nhiều chuyên gia đánh giá là khó nắm bắt nhất và nghiên cứu về nó vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Hiện nay, trước xu thế phát triển khách quan của toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân tộc đã có nhiều biểu hiện mới tùy thuộc vào từng quốc gia và bối cảnh cụ thể. Từ nhiều góc độ khác nhau, các học giả trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra những quan điểm về chủ nghĩa dân tộc. Bài viết tổng hợp quan điểm của các nhà khoa học tiêu biểu về các nội dung của chủ nghĩa dân tộc, đồng thời làm rõ một số yếu tố tác động đến chủ nghĩa dân tộc trong điều kiện hiện nay.

10/17/2019 2:39:10 PM +00:00

Chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc: Một số động thái hiện thực hóa và đối sách của các quốc gia liên quan

Chiến lược cường quốc biển là một trong những nội hàm quan trọng của “Giấc mộng Trung Hoa”, là sự thể hiện rõ nét “Giấc mộng Trung Hoa” vượt ra ngoài biên giới lãnh thổ, “Giấc mộng Trung Hoa” trên biển Đông, nói cách khác, là chiến lược bành trướng lãnh thổ và bá chủ thế giới của Trung Quốc. Bài viết góp phần làm rõ một số động thái hiện thực hóa chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu tiên thực hiện quản trị quốc gia của ông Tập Cận Bình và phản ứng, đối sách của các quốc gia liên quan, bao gồm Ấn Độ, Philippines, Nhật Bản, Mỹ và Việt Nam.

10/17/2019 2:39:01 PM +00:00

Chiến lược của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng và những chính sách ứng phó của quốc tế hiện nay

Sau những biến động chính trị “Mùa xuân Arab” tại khu vực Bắc Phi - Trung Đông cuối năm 2011, sự nổi lên của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng một lần nữa đã khiến khu vực này trở thành một điểm nóng. Các chuyên gia quốc tế nhận định, IS là tổ chức khủng bố đã và đang “tạo ra những biến đổi về tương quan địa - chính trị và là mối hiểm họa cho toàn thế giới” (Украинский Сергей Викторович, Богданов Андрей Геннадьевич, 2016). IS theo đuổi chiến lược trường tồn và phát triển với mục tiêu dài hạn là thành lập Nhà nước Hồi giáo dựa trên các điều luật cực đoan nhất trong Luật Hồi giáo Shari’ah(**). Chính điều này đã buộc các quốc gia trong khu vực cũng như thế giới phải điều chỉnh chính sách của mình nhằm đấu tranh, ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan, bạo lực cùng các phần tử của nó. Bài viết sẽ làm rõ thêm những nhận định của các chuyên gia về chiến lược của tổ chức IS cũng như chính sách của các quốc gia trong việc ứng phó với tổ chức này.

10/17/2019 2:38:51 PM +00:00

Chết trong biển nước: Phán quyết của trọng tài về biển Đông, một năm sau (Phán quyết của tòa án quốc tế tháng 7/2016 về tranh chấp biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc hiện đang ở đâu?)

Bài viết với các nội dung phán quyết của Tòa Trọng tài tháng 7/2016; phản ứng của các quốc gia ASEAN; Trung Quốc và các quốc gia lớn ở bên ngoài phản ứng như thế nào; những bước tiếp theo của ASEAN là gì.

10/17/2019 2:38:42 PM +00:00

Transitivity analysis of Donald Trump’s language use in the 2016 american presidential election debates

Particularly the research focuses on the analysis of the distribution and functions of different processes including material processes, mental processes, relational processes, verbal processes, behavioral processes and existential processes in the experiential metafunction.

10/17/2019 2:34:56 PM +00:00

Sự phát triển của các Đảng cộng sản tại một số nước Châu Âu hiện nay

Là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới, Đảng cộng sản Việt Nam luôn duy trì mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các Đảng cộng sản tại châu lục này và coi đó là sứ mệnh cao cả. Bài viết tìm hiểu sự phát triển của các Đảng cộng sản tại Châu Âu nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác giữa Đảng cộng sản Việt Nam với các Đảng cộng sản trên thế giới.

10/17/2019 2:33:57 PM +00:00

Quyền lực mềm trong học thuyết Obama

Bài viết dựa trên lý thuyết quyền lực mềm của Joseph S. Nye, phân tích những biểu hiện của quyền lực mềm trong học thuyết Obama được thể hiện qua 3 khía cạnh chủ yếu là: xu hương ôn hòa và hợp tác trong giải quyết chiến tranh và xung đột; hợp tác phát triển và chia sẻ các giá trị dựa trên quan điểm bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau; thái độ thiện chí và tinh thần cầu thị của một nước lớn.

10/17/2019 2:33:14 PM +00:00

Tứ giác kim cương (Mỹ - Nhật - Ấn – Úc) ở Ấn Độ - Thái Bình Dương cơ hội và thách thức

Bài viết trình bày vai trì của tứ giác an ninh hay còn gọi là tứ giác kim cương ở Ấn Độ - Thái Bình Dương; các ảnh hưởng của nó đến tình hình chính trị, an ninh khu vực; những thách thức đặt ra cho bộ tứ kim cương. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết nội dung.

10/17/2019 2:00:10 PM +00:00

Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại với châu Mỹ Latinh của chính quyền tổng thống Obama

Bài viết nghiên cứu và phân tích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với khu vực Mỹ Latinh, với trọng tâm là giai đoạn cầm quyền của tổng thống Barack Obama.

10/17/2019 1:55:47 PM +00:00

Hợp tác Asean – Hàn Quốc trong “chính sách phương nam mới” của Hàn Quốc: Một số triển vọng cho quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc

Hợp tác Asean – Hàn Quốc trong “chính sách phương nam mới” của Hàn Quốc – một số triển vọng cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc Bài viết tìm hiểu mối quan hệ giữa Asean – Hàn Quốc từ 1990 đến 2017 để có cái nhìn sâu hơn về ý nghĩa của chính sách phương nam mới trong mối quan hệ Asean – Hàn Quốc, cùng những tác động của chính sách này đối với Việt Nam, từ đố đưa ra một số đề xuất đối với quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Hàn Quốc.

10/17/2019 1:51:22 PM +00:00

Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng đa phương trong giai đoạn hiện nay

Đối ngoại quốc phòng là một bộ phận quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước. Những năm qua, Quân đội nhân dân Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động đối ngoại quốc phòng, trong đó có đối ngoại quốc phòng đa phương và đạt được những kết quả to lớn, góp phần xây dựng, củng cố lòng tin giữa các nước; duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam; thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Bài viết này làm rõ một số vấn đề về đối ngoại quốc phòng đa phương, kết quả thực hiện nhiệm vụ này những năm qua, chỉ ra yêu cầu và giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng đa phương trong những năm tới.

10/17/2019 11:46:37 AM +00:00