Tài liệu miễn phí Hoá dầu

Download Tài liệu học tập miễn phí Hoá dầu

Nghiên cứu chế tạo chất khử nhũ để tách nước khỏi dầu thô nhằm đảm bảo yêu cầu về chất lượng dầu thô trong quá trình khai thác

Trong nghiên cứu này, chất khử nhũ cho nhũ tương tự nhiên giàn MSP801-819 Bạch Hổ được tổng hợp từ Polymer keo tụ, dung môi và chất xúc tiến. Dựa trên kết quả thực nghiệm, nhóm tác giả đã lựa chọn ra các thành phần tối ưu cho chất khử nhũ; xác định tính năng của chất khử nhũ dựa trên quy trình hướng dẫn thử nghiệm của Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro” (I-VC-03 VSP) và so sánh, đánh giá hiệu quả phá nhũ với chất khử nhũ thương mại đang được sử dụng. Kết quả đánh giá cho thấy, chất khử nhũ chế tạo tương hợp tốt với hóa phẩm Deoiler và có hiệu quả phá nhũ tương đương với hóa phẩm thương mại ở nồng độ thử nghiệm 100ppm.

10/17/2019 6:17:29 AM +00:00

Một số giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu cho thân dầu trong đá móng trước đệ tam mỏ Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng

Đặc điểm địa chất của thân dầu trong đá móng mỏ Sư Tử Đen - Sư Tử Vàng khá phức tạp, trong đó có nhiều yếu tố địa chất ảnh hưởng đến khả năng thu hồi dầu như: mức độ bất đồng nhất của mỏ gây ra sự phân chia nhiều khối có các chế độ thủy động lực tương đối riêng biệt, đặc trưng hệ thống đứt gãy và nứt nẻ thứ sinh, nước áp sườn từ các thành hệ Oligocene xâm lấn trong quá trình khai thác. Bài viết giới thiệu một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu và tăng cường ảnh hưởng tích cực của các yếu tố địa chất để nâng cao hệ số thu hồi dầu trong đá móng trước Đệ Tam mỏ Sư Tử Đen - Sư Tử Vàng như: tối ưu hệ thống giếng khai thác, tối ưu chế độ khai thác, hạn chế ảnh hưởng xấu của nước áp sườn và khoan đan dày ở các khối có chế độ thủy động lực riêng biệt.

10/17/2019 6:17:04 AM +00:00

Bài học kinh nghiệm về công tác hoàn thiện giếng tại bể Cửu Long

Bể Cửu Long là khu vực có nhiều mỏ dầu được phát hiện và đang trong giai đoạn khai thác như mỏ Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng... Điều kiện địa chất của bể không có phức tạp lớn, tuy nhiên trong quá trình khai thác đã xảy ra một số sự cố: cát xâm nhập, ngập nước và lắng đọng Paraffi N… dẫn đến giảm tuổi thọ giếng, tăng chi phí xử lý sự cố và sửa chữa giếng, làm giảm hiệu quả khai thác. Bài viết đánh giá hiện trạng công tác hoàn thiện giếng, rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác thiết kế, thi công và định hướng sử dụng công nghệ hoàn thiện giếng trong tương lai.

10/17/2019 6:16:53 AM +00:00

Đào tạo chuyên sâu tại Viện Dầu khí Việt Nam

Đào tạo chuyên sâu ngành kỹ thuật công nghệ cao như dầu khí thường được các cơ sở, đơn vị đào tạo của nước ngoài tổ chức. Trong giai đoạn 2009 - 2012, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên đã cử 614 lượt cán bộ đi đào tạo sau đại học, hơn 3.800 lượt cán bộ tham dự các khóa đào tạo chuyên sâu ở trong và ngoài nước. Đa số những khóa học này có chất lượng cao, nội dung và cách thức truyền đạt theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế của công nghiệp dầu khí thế giới, góp phần quan trọng trong công tác phát triển nguồn nhân lực của Petrovietnam trong thời gian qua. Trên thực tế, Viện Dầu khí Việt Nam đã bước đầu tổ chức đào tạo chuyên sâu nhưng quy mô còn nhỏ, hình thức chưa đa dạng, chưa phát huy hết tiềm lực. Vì vậy, nhóm tác giả cho rằng cần phải nghiên cứu, thử nghiệm và xây dựng một mô hình đào tạo chuyên sâu ở Viện Dầu khí Việt Nam, nhằm khai thác thế mạnh của Viện, lấp dần khoảng trống giữa đào tạo ở nước ngoài và đòi hỏi thực tiễn của Ngành Dầu khí Việt Nam.

10/17/2019 6:16:41 AM +00:00

Khảo sát ảnh hưởng của độ sâu nước đối với tải trọng sóng trôi dạt tác dụng lên công trình biển nổi neo xiên

Công trình nổi có neo giữ được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp dầu khí ở các độ sâu nước khác nhau. Neo đậu thường xuyên tại vị trí khai thác công trình nổi chịu tác dụng của tải trọng sóng trôi dạt (tải trọng sóng bậc cao) gây nên các chuyển vị lớn làm ảnh hưởng đến sự an toàn của công trình và các thiết bị. Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện tính toán bằng chương trình chuyên dụng Hydrostar phiên bản 6.2 (của Bureau Veritas - Cộng hòa Pháp) để khảo sát ảnh hưởng của độ sâu nước đối với tải trọng sóng trôi dạt tác dụng lên công trình nổi neo xiên.

10/17/2019 6:16:31 AM +00:00

Nghiên cứu phát triển hệ xúc tác mới CuO-ZnO-CeO2 cho quá trình tổng hợp Methanol từ H2 /CO2

Trong bài viết này, nhóm tác giả đã nghiên cứu phát triển hệ xúc tác mới CuO-ZnO-CeO2 cho quá trình tổng hợp Methanol từ hỗn hợp H2 /CO2 ở áp suất thấp. Các xúc tác được tổng hợp theo phương pháp kết tủa lắng đọng Cu, Zn trên CeO2 (CZ/Ce), hoặc đồng kết tủa Cu, Zn, Ce từ các muối nitrate tương ứng (CZ-Ce). Các mẫu được khảo sát hoạt tính thông qua phản ứng chuyển hóa hỗn hợp H2 /CO2 thành Methanol ở áp suất 5 bar, nhiệt độ 250°C, lưu lượng thể tích GHSV = 36.000 giờ-1. Các mẫu xúc tác đều được phân tích đặc trưng tính chất hóa lý bằng các phương pháp XRD, hấp phụ N2 , TPR-H2 và SEM-EDX. Hiệu suất tổng hợp Methanol trên mẫu CZ/Ce (MTYCZ/Ce = 120,9gCH3OH.kgxt -1.h-1) cao hơn mẫu CZ-Ce (MTYCZ-Ce = 110,4gCH3OH.kgxt -1.h-1) nhưng độ chọn lọc Methanol trên mẫu CZ/Ce (SCH3OH = 65,5%) lại thấp hơn mẫu CZ-Ce (SCH3OH = 71,1%). Khi so sánh với xúc tác truyền thống trên cơ sở CuO-ZnO/Al2 O3 thì các mẫu xúc tác CZ/ Ce và CZ-Ce cho hoạt tính tổng hợp Methanol cao hơn 4,3 - 4,7 lần; độ chọn lọc Methanol cao hơn 5,2 - 5,7 lần. Tương tác Cu-Ce (đánh giá qua TPR-H2 ) có thể là tâm hoạt tính cho quá trình tổng hợp Methanol từ hỗn hợp H2 /CO2 .

10/17/2019 6:16:18 AM +00:00

Nghiên cứu đánh giá khả năng thành tạo và mức độ sa lắng muối vô cơ trong quá trình khai thác dầu khí

Hiện tượng sa lắng muối gây nhiều khó khăn trong quá trình khai thác dầu khí, đặc biệt tại các mỏ sử dụng bơm ép nước nhằm duy trì áp suất vỉa. Các muối Carbonate và Sulfate vô cơ (như: CaCO3 , CaSO4 , BaSO4 , SrSO4 ) có thể sa lắng trong vỉa và các thiết bị khai thác do có sự thay đổi về điều kiện nhiệt độ áp suất và trạng thái cân bằng hóa học trong quá trình khai thác. Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu các cơ chế hình thành và đánh giá khả năng thành tạo, mức độ sa lắng cặn vô cơ (cụ thể là các muối vô cơ) trong quá trình khai thác dầu khí, nhằm đảm bảo hệ thống khai thác vận hành an toàn và hiệu quả.

10/17/2019 6:16:06 AM +00:00

Đánh giá quá trình vận động của thành tạo Miocen giữa khu vực phụ trũng đông bắc bể Nam Côn Sơn phục vụ lập dữ liệu đầu vào cho mô hình địa hóa đá mẹ

Trong bài viết này, nhóm tác giả tập trung phân tích, đánh giá về bất chỉnh hợp Miocen giữa khu vực phụ trũng Đông Bắc bể Nam Côn Sơn. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả trên cơ sở kết quả minh giải địa chấn và những nghiên cứu khác cho thấy: Vào thời kỳ gần cuối Miocen giữa khi diễn ra hoạt động nghịch đảo, địa hình bề mặt trầm tích thay đổi rất mạnh, nhiều nơi khác hẳn với bản đồ cấu trúc nóc Miocen giữa hiện tại; tính kế thừa địa hình của các thành tạo Miocen giữa cũng thay đổi mạnh theo chiều ngang. Địa hình bề mặt trầm tích cổ và sự thay đổi mức độ kế thừa địa hình theo chiều ngang vùng nghiên cứu được coi là một trong những cơ sở quan trọng để biện luận, lập dữ liệu đầu vào về địa chất và địa hóa cho mô hình địa hóa đá mẹ phục vụ công tác khoan dầu khí.

10/17/2019 6:15:50 AM +00:00

Đặc trưng địa chất của thành tạo Carbonate tuổi Miocen, phần nam bể trầm tích sông Hồng và mối liên quan tới hệ thống dầu khí

Bể trầm tích Sông Hồng là một trong những bể Kainozoi chứa khí có tiềm năng nhất trên thềm lục địa Việt Nam, với các mỏ khí mới được phát hiện như: Thái Bình, Hồng Long, Báo Vàng, Báo Đen... Hầu hết các vỉa khí có giá trị công nghiệp nằm trong đá chứa trầm tích lục nguyên tuổi Miocen hoặc Pliocen có liên quan tới các thân sét diapia. Tuy nhiên, có một số phát hiện khí mới ở khu vực phía Nam của bể (như 115A, Sư Tử Biển, Cá Heo…) lại nằm trong đá chứa Carbonate tuổi Miocen giữa. Trong bài báo này, nhóm tác giả nghiên cứu sự hình thành và phát triển của trầm tích Carbonate, khái quát các đặc điểm trầm tích và xem xét mối liên quan của chúng với hệ thống dầu khí trên cơ sở tổng hợp các tài liệu địa chất, địa vật lý về khu vực nghiên cứu. Đồng thời, nhóm tác giả phân tích tướng địa chấn, hình thái cấu trúc, thành phần thạch học của toàn bộ chu kỳ thành tạo Carbonate thềm (Carbonate Platform) thuộc hệ tầng Sông Hương, Tri Tôn, tuổi Miocen liên quan tới khả năng sinh, chứa, chắn dầu khí tại bể trầm tích Sông Hồng.

10/17/2019 6:15:34 AM +00:00

Hội đồng Khoa học Công nghệ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, phản biện

Tại Kỳ họp lần thứ VI, Hội đồng Khoa học Công nghệ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng, đánh giá hoạt động của Hội đồng trong nhiệm kỳ 2011 - 2013 và đề ra phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới. Theo TS. Đỗ Văn Hậu - Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Hội đồng Khoa học Công nghệ cần tiếp tục bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh chính, giải quyết hiệu quả các vấn đề “nóng” do thực tiễn đặt ra, góp phần đưa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phát triển bền vững.

10/17/2019 6:15:17 AM +00:00

Đặc điểm hệ thống dầu khí bể X rìa Tây - Tây Nam Myanmar

Myanmar là đất nước thuộc khu vực Đông Nam Á có hoạt động tìm kiếm thăm dò từ thế kỷ XII và khai thác công nghiệp từ thế kỷ XIX. Myanmar có 17 bể trầm tích phân bố dọc từ Bắc đến Nam bao gồm cả ngoài khơi và đất liền với tiềm năng dầu khí đáng kể và là môi trường đầu tư trọng điểm của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam). Bài viết trình bày tóm tắt một số kết quả và nhận định về hệ thống dầu khí bể X, một trong những bể tiềm năng của Myanmar để phục vụ cho công tác định hướng thăm dò khai thác dầu khí của Petrovietnam.

10/17/2019 6:15:01 AM +00:00

Phát hiện và phân loại vết dầu trên ảnh Envisat Asar bằng phương pháp lọc thích nghi và ứng dụng Fuzzy Logic

Kỹ thuật viễn thám siêu cao tần đã được ứng dụng hiệu quả trong phát hiện sớm và phân loại vết dầu trên biển. Tuy nhiên do bản chất tán xạ của tia radar, ảnh vệ tinh radar cửa mở tổng hợp (SAR) thường bị nhiễu hạt tiêu (sự giao thoa của nhiều tín hiệu tán xạ phản hồi từ một diện tích tương ứng với một pixel). Ngoài ra, việc phân tích, phát hiện vết dầu trên biển từ ảnh SAR còn gặp khó khăn do ảnh hưởng của các điều kiện khí tượng trên biển (gió , dao động của sóng biển, nhiệt độ bề mặt biển, mưa…) cũng như đặc tính hóa lý và thời gian tồn tại của vết dầu trên biển. Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu ứng dụng phương pháp lọc thích nghi và logic mờ (Fuzzy logic) trong nhận dạng và phân loại vết dầu trên ảnh vệ tinh Envisat Asar. Phương pháp này có thể sử dụng hiệu quả trong trường hợp vết dầu phức tạp, khó nhận biết bằng các phương pháp phân loại khác.

10/17/2019 6:14:49 AM +00:00

Nghiên cứu ứng dụng tổ hợp chất hoạt động bề mặt bền nhiệt cho tăng cường thu hồi dầu vỉa cát kết tầng Oligocen mỏ Bạch Hổ

Theo dự báo tại mỏ Bạch Hổ, dựa vào phương pháp khai thác sơ cấp chỉ có thể thu được 11 - 17% tổng trữ lượng dầu tại chỗ (OIIP), dựa vào khai thác thứ cấp từ tầng Miocen, Oligocen và tầng móng có thể thu được 27,8%, 24,4% và 37,6% OIIP tương ứng [3]. Bài báo nghiên cứu công nghệ tăng cường thu hồi dầu trong khai thác tam cấp trên cơ sở thí nghiệm các chất hoạt động bề mặt bền nhiệt, bền muối, có sức căng bề mặt liên diện thấp. Từ đó, nhóm tác giả tiến hành phối trộn, chọn lọc các chất hoạt động bề mặt để tìm ra tổ hợp 3 chất hoạt động bề mặt AOS:Tween 80:SDBS với tỷ lệ phối trộn tối ưu là 6:1:1 (theo khối lượng), bền trong môi trường nhiệt độ, độ cứng và độ mặn nước biển cao nhằm gia tăng hệ số thu hồi dầu tầng Oligocen mỏ Bạch Hổ. Kết quả thí nghiệm cho thấy khả năng ứng dụng tổ hợp các chất hoạt động bề mặt này trong quá trình gia tăng hệ số thu hồi dầu tại các mỏ có nhiệt độ cao.

10/17/2019 6:14:36 AM +00:00

Thành phần Maceral và môi trường thành tạo của một số mẫu than/trầm tích Miocen trên trong giếng khoan thăm dò khí than 01-KT-TB-08 Tại Miền Võng Hà Nội

Bể than đồng bằng sông Hồng có diện tích trên 3.500km2 nằm trong Miền võng Hà Nội trải dài từ Việt Trì (Phú Thọ) đến Tiền Hải (Thái Bình). Công tác thăm dò khai thác khí than (CBM) được nghiên cứu từ nhiều năm nay. Kết quả khoan thăm dò khí than tại giếng 01-KT-TB-08 cho thấy, than bùn/Lignite đến than á Bitum trong hệ tầng Tiên Hưng có tập dày vài mét. Thành phần Maceral nhóm Huminite chiếm trên 80%; Liptinite chiếm 5 - 10%; Inertinite nhỏ hơn 5%; khoáng vật chủ yếu là kết hạch Siderite và Pyrite. Thành phần thạch học than cũng như các chỉ số của tướng than cho thấy đây là môi trường đầm ẩm ướt, mức độ biến chất thấp.

10/17/2019 6:14:19 AM +00:00

Đặc điểm thạch học trầm tích thành tạo Carbonate trước Kainozoi mỏ Hàm Rồng, đông bắc bể sông Hồng

Mỏ Hàm Rồng (Lô 106) được phát hiện trên khối móng Carbonate trước Kainozoi bởi các giếng khoan HR-1X và HR-2X. Các giếng khoan đều tiến hành thử vỉa và cho dòng dầu công nghiệp. Giếng khoan HR-2X đã khoan vào móng Carbonate 400m và tiến hành công tác lấy mẫu mùn khoan, mẫu sườn, đo ghi địa vật lý giếng khoan, thử vỉa. Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu đặc điểm thạch học trầm tích thành tạo Carbonate trước Kainozoi tại mỏ Hàm Rồng trên cơ sở tổng hợp phân tích tài liệu từ các giếng khoan HR-1X, HR-2X. Các kết quả nghiên cứu chính bao gồm thành phần thạch học, đặc điểm môi trường thành tạo, các quá trình biến đổi thứ sinh, phân loại đá Carbonate và đặc điểm tầng chứa. Những kết quả nghiên cứu đạt được sẽ làm tiền đề rất tốt cho việc đánh giá chất lượng tầng chứa đá móng Carbonate nứt nẻ trước Kainozoi và định hướng công tác tìm kiếm thăm dò tiếp theo cho đối tượng này ở khu vực đông bắc bể Sông Hồng.

10/17/2019 6:14:08 AM +00:00

Đặc điểm đá móng nứt nẻ trước đệ tam mỏ Hải Sư Đen, bể Cửu Long

Dầu khí được chứa chủ yếu trong các lỗ rỗng thứ sinh của đá móng, đây là kết quả của hoạt động kiến tạo gây nứt nẻ, dập vỡ, các quá trình biến đổi thủy nhiệt hậu Magma. Trong đó, thành phần thạch học khoáng vật và thành phần hóa học ảnh hưởng đến độ giòn và khả năng bị dập vỡ của đá móng, từ đó quyết định đặc tính thấm chứa của tầng móng - đối tượng chứa dầu chính của bể Cửu Long. Trên cơ sở phân tích tài liệu địa chấn và địa vật lý giếng khoan của 5 giếng khoan thăm dò/thẩm lượng tại mỏ Hải Sư Đen, tác giả đã đánh giá, phân tích nguyên nhân dẫn đến sự hình thành nứt nẻ và sự ảnh hưởng đến khả năng thấm chứa của đá móng; đặc điểm của từng loại đá móng Granitoid ở mỏ Hải Sư Đen. Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả kết hợp với nghiên cứu thuộc tính địa chấn đặc biệt, ứng dụng mạng Neural nhân tạo (Artifi cial Neural Network - ANN) và phương pháp địa thống kê, để xây dựng mô hình độ rỗng 3D, xác định sự phân bố của độ rỗng vỉa chứa theo 3 chiều, kết hợp được cả độ rỗng macro và độ rỗng micro.

10/17/2019 6:13:57 AM +00:00

Các tiến bộ Kỹ thuật - Công nghệ mới sử dụng trong công nghiệp dầu khí biển

Nhiều công trình nghiên cứu, sản phẩm công nghệ mới nhất đã được trình bày tại Hội thảo kỷ niệm 50 năm triển lãm các thành tựu công nghệ dầu khí biển tổ chức tại NRG Park, Houston, Mỹ từ ngày 6 - 9/5/2019. Trong đó, các tiến bộ trong công nghệ địa vật lý giếng khoan đã giúp chính xác hóa vị trí giếng khoan, đánh giá chất lượng các thành tạo liền kề, xác định các vỉa chứa mục tiêu... từ đó nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí.

10/17/2019 6:13:47 AM +00:00

Kế hoạch ứng phó tình huống cơ bản cấp quốc gia sự cố cháy nổ giàn khoan và đường ống dẫn dầu, khí

Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp cơ bản cấp quốc gia sự cố cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu, khí được xây dựng đáp ứng các yêu cầu pháp luật hiện hành về an toàn cho công trình dầu khí, áp dụng cho các hoạt động, phương tiện và con người của các công trình dầu khí gồm giàn khoan dầu khí ngoài khơi và hệ thống đường ống dẫn dầu, khí thuộc phạm vi quản lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Kế hoạch cung cấp các hướng dẫn cần thiết để ứng phó tình huống khẩn cấp ở cấp độ quốc gia khi có sự cố xảy ra, góp phần củng cố hệ thống quản lý khẩn cấp, giảm thiểu tổn thất khi có phát sinh sự cố.

10/17/2019 6:13:37 AM +00:00

Nguyên nhân suy giảm hệ thống bảo vệ Cathode sử dụng dòng điện ngoài chống ăn mòn cho đường ống dẫn nước làm mát

Hệ thống bảo vệ Cathode sử dụng dòng điện cưỡng bức kết hợp sơn phủ được thiết kế và lắp đặt để chống ăn mòn cho đường ống dẫn nước làm mát trong môi trường đất. Để chống sụt lún, đường ống này được gia cường bằng hệ thống giá đỡ vật liệu thép nhúng kẽm nóng. Bài viết giới thiệu kết quả khảo sát đánh giá nguyên nhân gây hư hỏng, ảnh hưởng của hệ thống giá đỡ đến hiệu quả bảo vệ Cathode, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục sự cố, bảo vệ đường ống dẫn nước làm mát an toàn và hiệu quả.

10/17/2019 6:13:27 AM +00:00

Cơ hội đầu tư sản xuất các sản phẩm hóa dầu từ Olefin

Bài báo viết tích cơ hội đầu tư sản xuất các sản phẩm hóa dầu từ Olefin tại Việt Nam về khả năng tiêu thụ sản phẩm, tính khả thi về công nghệ, tài chính. Trên cơ sở so sánh tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế các tổ hợp sản xuất các sản phẩm hóa dầu từ Olefin, nhóm tác giả đề xuất phát triển tổ hợp sản xuất sản phẩm MMA, PMMA và EVA từ Ethylene cũng như đề xuất các cơ chế/điều kiện thích hợp với mục tiêu giúp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có cơ sở lựa chọn dự án đầu tư hiệu quả.

10/17/2019 6:13:15 AM +00:00

Giải pháp giảm thiểu rủi ro khi thi công khoan và hoàn thiện giếng khoan đan dày tại trầm tích Miocene dưới trong giai đoạn cuối của mỏ và các khu vực vỉa suy giảm áp suất, nhiệt độ

Bài viết đánh giá tình trạng phức tạp sự cố xảy ra trong quá trình thi công các giếng khoan tại Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro”, các vấn đề mới xuất hiện khi khoan đan dày vào giai đoạn cuối của mỏ. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của suy giảm áp suất vỉa, áp suất lỗ rỗng và các yếu tố (như nhiệt độ, độ thẩm thấu dung dịch) lên ứng suất tự nhiên, chế độ ứng suất và độ đảm bảo ổn định thành giếng khoan; đánh giá hiệu quả của các giải pháp chống mất dung dịch khi khoan đan dày tại trầm tích Miocene dưới của bể Cửu Long. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn khi thi công giếng khoan đan dày tại khu vực vỉa suy giảm áp suất, nhiệt độ.

10/17/2019 6:13:03 AM +00:00

Sử dụng mạng Neuron nhân tạo (ANN) để dự báo đặc điểm phân bố và chất lượng đá chứa Carbonate Miocene bể trầm tích Phú Khánh

Đá Carbonate được coi là đối tượng chứa tiềm năng trong bể Phú Khánh, minh chứng bởi phát hiện dầu khí trong Carbonate tuổi Miocene tại giếng khoan 124-CMT-1X. Mạng Neuron nhân tạo (ANN) áp dụng hiệu quả trong điều kiện số lượng giếng khoan hạn chế của bể Phú Khánh, thông qua việc tích hợp các kết quả phân tích tài liệu địa chấn, địa vật lý giếng khoan và phân tích mẫu để đưa ra dự báo về phân bố và chất lượng đá chứa tiềm năng trong bể. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đá chứa tiềm năng trong bể Phú Khánh chủ yếu là Carbonate dạng thềm và lở tích phát triển tập trung trên các khu vực đới nâng Tri Tôn, ven thềm Đà Nẵng và thềm Phan Rang, có chất lượng chứa từ khá đến tốt, với độ rỗng thay đổi từ 10 - 30% và chiều dày thay đổi từ 50 - 100m.

10/17/2019 6:12:53 AM +00:00

Nghiên cứu thiết kế công trình để phát triển các mỏ dầu khí cận biên

Mỏ dầu khí cận biên có quy mô nhỏ, trữ lượng thu hồi thấp, điều kiện phát triển mỏ khó khăn… và nếu phát triển khai thác trong điều kiện kinh tế, tài chính, kỹ thuật hiện tại thì nhà đầu tư chỉ đạt mức cận ngưỡng hòa vốn. Tuy nhiên, mỏ dầu khí cận biên có thể sẽ mang lại hiệu quả kinh tế nếu thay đổi một số điều kiện về kinh tế, tài chính hoặc áp dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, tối ưu hơn về chi phí để phát triển. Để có thể phát triển các mỏ dầu khí cận biên cần phải xem xét một cách toàn diện, từ các cơ chế ưu đãi về tài chính đến các giải pháp kỹ thuật, công nghệ áp dụng trong quá trình phát triển mỏ. Bài viết giới thiệu các giải pháp trong công tác thiết kế xây dựng công trình để phục vụ phát triển các mỏ nhỏ, cận biên đã và đang được áp dụng trên thế giới, cũng như tại Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro”.

10/17/2019 6:12:42 AM +00:00

Xác định tác động của dòng hải dương đến kết cấu trụ/ đường ống dẫn của giàn khoan tại khu vực nước sâu

Khi khai thác dầu khí tại khu vực nước sâu, các kết cấu trụ (như riser, conductor…) được sử dụng để bảo vệ các thiết bị khoan, khai thác, tránh tình trạng bị dao động, rung lắc do tác động của dòng hải dương. Bài báo mô phỏng tác động của dòng hải dương đến các kết cấu trụ như riser, conductor và tính toán biên độ dao động cực đại, tần số dao động. Kết quả mô phỏng giúp nâng cao hiểu biết về tác động của dòng hải dương đến hệ thống riser, conductor nói riêng và các thiết bị có kết cấu trụ tròn khác nói chung, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, tác động của dòng hải dương đến kết cấu trụ, góp phần nâng cao hiệu quả vận hành khai thác.

10/17/2019 6:11:50 AM +00:00

Đặc điểm hệ thống dầu khí Paleozoic và mỏ Bir Seba - MOM, Algeria

Bài viết trình bày Algeria đứng thứ 9 về sản lượng khai thác khí và thứ 16 về sản lượng khai thác dầu trên thế giới. Trong đó, hệ thống dầu khí Paleozoic đóng góp chủ yếu trong tổng trữ lượng dầu khí đã phát hiện, đặc trưng bởi tầng đá mẹ Silurian hình thành trong thời kỳ tan chảy băng hà bắt đầu từ cuối Ordovician đến Devonian sớm. Bài báo phân tích đặc điểm hệ thống dầu khí Paleozoic ở khu vực Bắc Phi nói chung và Algeria nói riêng. Mỏ Bir Seba và MOM thuộc Lô hợp đồng PSC 433a & 416b do Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) triển khai tại Algeria thuộc hệ thống dầu khí Paleozoic với tầng sinh chính là đá mẹ Silurian, tầng chứa chính là cát kết.

10/17/2019 6:11:36 AM +00:00

Ảnh hưởng của quá trình biến đổi thứ sinh đến chất lượng tầng chứa Hamra Quartzite, mỏ Bir Seba, bể Oued Mya, Algeria

Bài viết giới thiệu ảnh hưởng của quá trình biến đổi thứ sinh đến chất lượng tầng chứa Hamra Quartzite tại mỏ Bir Seba, bể Oued Mya, Algieria. Kết quả phân tích lát mỏng thạch học cho thấy các hạt cát kết thạch anh trong tầng chứa Hamra Quartzite chiếm tỷ lệ lớn. Quá trình biến đổi thứ sinh có liên quan trực tiếp đến các hoạt động kiến tạo, tại khu vực mỏ Bir Seba là giai đoạn Hercynian nâng lên - tạo núi - bào mòn. Tầng chứa Hamra Quartzite được thành tạo trước giai đoạn Hercynian. Quá trình nén ép và xi măng hóa là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng của tầng chứa này với độ rỗng và độ thấm thấp.

10/17/2019 6:11:21 AM +00:00

Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả xử lý Acid cho các giếng ngầm khai thác tại mỏ Đại Hùng

Bài viết đánh giá hiệu quả ứng dụng các cải tiến trong công nghệ bơm rửa Acid cho giếng ngầm khai thác tại mỏ Đại Hùng. Kết quả thực hiện cho thấy giải pháp bơm Acid đã giúp xử lý nhiễm bẩn vùng cận đáy giếng, đưa 6/8 giếng ngầm khai thác trở lại ổn định với lưu lượng gia tăng 12 - 40%, trong đó có một số giếng tăng lưu lượng từ 4 - 11 lần (DH-12X, DH-4X, DH-5P). Việc cải tiến công nghệ bơm rửa Acid với tỷ lệ áp dụng thành công cao (khoảng 75%) đã giúp duy trì và nâng cao hiệu quả khai thác, làm tiền đề và là bài học kinh nghiệm quý cho công tác xử lý Acid trên toàn mỏ Đại Hùng và các mỏ khác trong tương lai.

10/17/2019 6:10:43 AM +00:00

Tích hợp nghiên cứu thuộc tính địa chấn với các nghiên cứu tướng môi trường trầm tích, địa vật lý giếng khoan nhằm dự báo sự phân bố và tính chất vỉa chứa địa tầng Oligocene, Lô 09-2/10, bể Cửu Long

Bài viết đề cập đến việc sử dụng tổ hợp các phương pháp phân tích thuộc tính địa chấn như thuộc tính biên độ (biên độ âm cực đại, biên độ trung bình, biến đổi biên độ theo khoảng cách), thuộc tính tần số (phổ tần số, tần số chủ đạo) kết hợp với phương pháp phân tích tướng và môi trường trầm tích dọc theo các giếng khoan dựa trên các tài liệu cổ sinh, địa vật lý giếng khoan, mô tả mẫu lõi nhằm làm sáng tỏ đặc điểm phân bố và tính chất vỉa chứa địa tầng của đối tượng Oligocene khu vực bẫy địa tầng LG, Lô 09-2/10 bể Cửu Long.

10/17/2019 6:10:32 AM +00:00

Hiện tượng lắng đọng muối trong quá trình khai thác và các giải pháp xử lý ở mỏ Bir Seba, Lô 433a & 416b, Algeria

Bài viết đề cập đến hiện tượng lắng đọng muối trong quá trình khai thác mỏ Bir Seba, Lô 433a & 416b, Algeria. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến lưu lượng và áp suất giếng không ổn định, làm giảm sản lượng khai thác, gây tắc nghẽn đường ống dẫn dầu về trạm xử lý trung tâm (CPF), thậm chí bịt kín cần khai thác và không cho dòng lên bề mặt, mất thời gian và chi phí do phải ngừng khai thác để rửa muối và sửa chữa thiết bị... Để khắc phục tình trạng này, các giải pháp đã được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả khai thác như: bơm nước trên bề mặt, bơm nước vào cần khai thác để rửa muối, lắp đặt các thiết bị bơm nước làm sạch cặn muối và rửa muối trong cần khai thác xuống tận vỉa chứa.

10/17/2019 6:10:15 AM +00:00

Khai thác khí thiên nhiên và thu gom khí đồng hành từ các mỏ nhỏ/cận biên

Tại Việt Nam, công tác khai thác khí thiên nhiên và thu gom khí đồng hành chủ yếu tập trung tại các mỏ có trữ lượng lớn. Trong khi đó, khí đồng hành tại các mỏ nhỏ/cận biên chưa được thu gom triệt để, dẫn đến phải đốt bỏ, gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Bài báo đánh giá hiện trạng hệ thống thu gom khí đồng hành và khí thiên nhiên tại các mỏ nhỏ/cận biên tại khu vực phía Nam Việt Nam và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển khí.

10/17/2019 6:10:02 AM +00:00