Tài liệu miễn phí Hoá dầu

Download Tài liệu học tập miễn phí Hoá dầu

Nghiên cứu quá trình sản xuất nhiên liệu Diesel đạt tiêu chuẩn Việt Nam từ dầu nhờn thải bằng phương pháp Cracking nhiệt

Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu thành công quá trình sản xuất nhiên liệu Diesel từ dầu nhờn thải bằng phương pháp Cracking nhiệt và sử dụng khoáng sét Diatomit Phú Yên làm chất lọc hấp phụ nhằm khử màu và mùi sản phẩm. Nghiên cứ u cũ ng đã sử dụng các phương pháp phân tích hóa lý hiện đại để xác định các chỉ tiêu hóa lý cơ bản của nguyên liệu và sản phẩm như: thành phần các hợp chất Hydrocacbon trong nguyên liệu và trong các phân đoạn sản phẩm (GC), hàm lượng lưu huỳnh, hàm lượng nước, chỉ số Cetan, thành phần cất…

10/17/2019 6:25:59 AM +00:00

Giới thiệu phương pháp mô hình số để dự báo các thông số trong quá trình cô lập khí CO2 và thu hồi khí CH4 từ các vỉa than Việt Nam

Trong nghiên cứu này, mô hình số cho việc cô lập CO2 đồng thời thu hồi khí CH4 trong vỉa than đã được xây dựng cho vỉa than của mỏ Mạo Khê (Việt Nam). Mô hình số giúp cho việc nghiên cứu độ nhạy của mô hình đối với các thông số chính trong mô hình như lưu lượng khí CH4 được thu hồi, lưu lượng khí CO2 bơm vào, độ thẩm thấu khí, tốc độ dòng khí, khoảng cách giữa các lỗ khoan và mối quan hệ giữa khả năng hấp thụ khí CO2 , CH4 và nhiệt độ đất đá.

10/17/2019 6:25:47 AM +00:00

PVID ứng dụng công nghệ mới bọc cách nhiệt PU Foam cho các dự án đường ống dẫn dầu trên thềm lục địa Việt Nam

Đường ống dẫn dầu, khí trong Ngành Dầu khí là đường ống chuyên dụng. Loại đường ống này trong khai thác thường chịu áp suất cao, môi trường ăn mòn khắc nghiệt (cả bên trong và bên ngoài đường ống). Đặc biệt, đối với loại dầu khai khác ở các mỏ phía Nam thềm lục địa Việt Nam có nhiều Parafi nnên thường đông đặc ở nhiệt độ khá cao. Chính vì vậy đối với các đường ống dẫn dầu giữa các mỏ và từ các mỏ khai thác tới các giàn trung tâm hoặc tới các kho nổi chứa dầu phải bọc cách nhiệt (bảo ôn) cho đường ống nhằm đảm bảo giữ được nhiệt độ cho phép của dòng dầu khi vận chuyển qua đường ống không bị đông đặc. Nội dung của báo cáo khoa học này sẽ giới thiệu tóm lược tổng quan tình hình bọc ống cách nhiệt các dự án đường ống dẫn dầu tại Việt Nam và giới thiệu dây chuyền công nghệ bọc ống cách nhiệt cho đường ống dẫn dầu bằng vật liệu PU Foam tại Nhà máy bọc ống của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp khí (PVID) lần đầu tiên ứng dụng cho các dự án đường ống ngầm dẫn dầu tại thềm lục địa Việt Nam và khu vực, quốc tế trong tương lai.

10/17/2019 6:25:24 AM +00:00

Đánh giá xác suất phá hủy của kết cấu khối chân đế các giàn cố định bằng thép trong vùng biển Việt Nam, chịu tác động của tàu va

Bài báo trình bày cách tiếp cận theo phương pháp thống kê để đánh giá xác suất phá hủy của kết cấu khối chân đế các giàn cố định bằng thép trong vùng biển Việt Nam, chịu tác động của tàu va. Cách tiếp cận này dựa trên lý thuyết trạng thái giới hạn cho năng lượng tác động của tàu và khả năng hấp thụ năng lượng của giàn cố định thép, qua đó đánh giá được sự phá hủy của kết cấu. Hai mô hình năng lượng tàu va dựa trên hai hàm mật độ phân phối xác suất năng lượng tàu va chạm P50 (1) và P95(2) được sử dụng để xác định xác suất phá hủy kết cấu. Trong bài viết này, năng lượng hấp thụ bởi kết cấu được xác định sử dụng module SACS - Collapse version 5.3.

10/17/2019 6:25:12 AM +00:00

Biến tính Zirconi Oxit Sunfat hóa bằng Oxit kim loại (Al, Sn) (Me) SO4 2-/Zr1-xMe x O2 dùng làm xúc tác cho đồng phân hóa N-Hexane

Zirconi oxit sunfat hóa được biến tính bằng các oxit kim loại của Al, Sn theo tỷ lệ mol 3, 5 và 7%. Các mẫu xúc tác biến tính trên được nghiên cứu các tính chất cấu trúc và xúc tác của chúng bằng các phương pháp hóa lý hiện đại như XRD, IR, SEM và NH3 - TPD. Hoạt tính xúc tác của vật liệu được đánh giá thông qua phản ứng đồng phân hóa n-hexan ở 250o C. Các kết quả thu được cho thấy zirconi oxit sunfat hóa được biến tính có hoạt tính và độ chọn lọc sản phẩm iso-hexan cao hơn.

10/17/2019 6:24:49 AM +00:00

Nghiên cứu, ứng dụng các hóa phẩm và hệ dung dịch khoan ức chế mới cho khoan dầu khí

Cải thiện đặc tính kỹ thuật công nghệ của các hệ dung dịch khoan, đặc biệt là khả năng ức chế và các tính chất bôi trơn của chúng, đảm bảo an toàn cho thi công, góp phần nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khoan là một trong những nhiệm vụ quan trọng và có tính chất thiết yếu trong quá trình thi công các giếng khoan dầu khí.

10/17/2019 6:24:35 AM +00:00

Nghiên cứu cải tiến quy trình và phương pháp tái lặp lịch sử mô hình mô phỏng khai thác dầu khí cho đối tượng đá móng nứt nẻ

Để nâng cao chất lượng dự báo của mô hình mô phỏng khai thác (mô hình MFKT) cho đối tượng móng nứt nẻ, một trong những định hướng nghiên cứu quan trọng là cải tiến phương pháp xây dựng mô hình MFKT, bao gồm tất cả các khâu: từ lựa chọn phương pháp mô hình đến cải tiến quy trình và phương pháp hiệu chỉnh thông số theo số liệu khai thác (tái lặp lịch sử khai thác).

10/17/2019 6:24:23 AM +00:00

Ứng dụng phần mềm Petromod để đánh giá tầng đá sinh dầu khí Lô 04-1 và lân cận bể Nam Côn Sơn

Bài viết giới thiệu mô hình trưởng thành và mô hình di cư được xây dựng trên một số tuyến địa chấn chọn lọc cắt qua các cấu tạo thuộc Lô 04-1 và lân cận bể Nam Côn Sơn. Theo kết quả nghiên cứu, độ sâu đạt ngưỡng trưởng thành thay đổi khá mạnh theo bình đồ chủ yếu do sự thay đổi độ sâu nước biển và chế độ địa nhiệt. Kết quả mô hình di cư cho thấy hiện tại Hydrocarbon trong các tầng chứa chủ yếu là khí.

10/17/2019 6:24:07 AM +00:00

Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả dự án lọc - hóa dầu của Petrovietnam

Các dự án lọc hóa dầu do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đầu tư là các dự án trọng điểm quốc gia/ trọng điểm Ngành, sử dụng công nghệ kỹ thuật cao, phức tạp, vốn đầu tư lớn và phải huy động lao động chuyên ngành. Do đặc thù riêng trong quá trình thực hiện đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh (thị trường, nguồn nguyên vật liệu, cơ chế chính sách, tổ chức quản lý vận hành sản xuất…) nên hiệu quả đầu tư của mỗi dự án lọc hóa dầu rất khác nhau hoặc có sự khác biệt so với dự kiến ban đầu trong quá trình lập Báo cáo nghiên cứu khả thi. Bài viết tổng kết, đánh giá các yếu tố chính tác động đến hiệu quả dự án lọc hóa dầu trên cơ sở phân tích hai dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và Nhà máy Đạm Cà Mau. Từ đó, đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án và rút ra một số bài học kinh nghiệm để triển khai hiệu quả các dự án lọc hóa dầu trong thời gian tới.

10/17/2019 6:23:54 AM +00:00

Nghiên cứu tổng hợp chất hoạt động bề mặt không Ion sử dụng cho tăng cường thu hồi và xử lý kích thích vỉa dầu khí từ các nguồn Phenol thu hồi ở Việt Nam

Chất hoạt động bề mặt được sử dụng nhiều trong công nghiệp trong đó có lĩnh vực dầu khí như tăng cường thu hồi dầu, xử lý kích thích vỉa bằng nhũ tương acid. Chất hoạt động bề mặt không ion dạng alkylphenol ethoxylate có thể được sản xuất từ các nguồn phenol thu hồi trong nước như dầu than cốc với lượng phenol có thể thu hồi tối đa đạt gần 1.000 tấn/năm. Tuy nhiên, việc sử dụng dầu than cốc tại Việt Nam chưa đạt hiệu quả kinh tế cao và nước ta vẫn đang phải nhập khẩu chất hoạt động bề mặt không ion alkylphenol ethoxylate để sử dụng cho các ngành công nghiệp trong nước. Bài viết giới thiệu nghiên cứu tổng hợp chất hoạt động bề mặt không ion sử dụng cho tăng cường thu hồi và xử lý kích thích vỉa dầu khí từ phenol thu hồi từ dầu than cốc của Nhà máy Cốc hóa Thái Nguyên.

10/17/2019 6:23:41 AM +00:00

Nghiên cứu quy hoạch tổng thể các mỏ dầu khí bể Cửu Long

Nhóm tác giả đã tổng quan trữ lượng tại chỗ, trữ lượng thu hồi của các tiềm năng dầu khí chưa được phát triển, đánh giá tình trạng hệ thống thiết bị khai thác của các mỏ đã và đang phát triển nhằm quy hoạch định hướng phát triển các tiềm năng dầu khí đã được phát hiện tại bể Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể kết nối một số cấu tạo tiềm năng lân cận vào các cụm thiết bị khai thác hiện có để khai thác tối đa cơ sở hạ tầng phát triển khai thác hiện có. Đồng thời, nhóm tác giả đã chỉ ra thứ tự ưu tiên thăm dò theo nguyên tắc vết dầu loang và đưa ra đề xuất cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư trong việc phát triển các mỏ có trữ lượng nhỏ và cận biên.

10/17/2019 6:23:28 AM +00:00

Tổng kết và đánh giá công tác bơm trám xi măng cho các giếng khoan có nhiệt độ và áp suất cao tại bể Nam Côn Sơn

Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu tổng hợp, phân tích và đánh giá hiệu quả công tác bơm trám xi măng cho các giếng khoan có nhiệt độ và áp suất cao tại bể Nam Côn Sơn và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng và tuổi thọ xi măng, giảm thiểu rủi ro và phức tạp do điều kiện địa chất, góp phần đảm bảo hiệu quả khai thác lâu dài, giúp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nâng cao hiệu quả quản lý và phê duyệt các chương trình thi công khoan tại các khu vực có điều kiện nhiệt độ và áp suất cao.

10/17/2019 6:23:14 AM +00:00

Phân tập trầm tích theo phức hệ trùng lỗ ở Lô 05-1 bể Nam Côn Sơn

Nghiên cứu sinh địa tầng trầm tích bể Nam Côn Sơn gắn liền với công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí. Việc phân tích các giống loài hóa đá trùng lỗ góp phần xây dựng và hoàn thiện thang địa tầng, đồng thời phản ánh lịch sử phát triển địa chất và cổ địa lý trong khu vực nghiên cứu. Các tập hợp hóa đá trùng lỗ nghiên cứu tại Lô 05-1 bể Nam Côn Sơn giai đoạn Neogen phong phú và đa dạng về giống loài, giúp cho việc xác định tuổi tương đối, phân chia địa tầng và liên hệ địa tầng trong khu vực khá chính xác. Trong bài báo này, tác giả dựa vào sự biến đổi của các nhóm hóa đá trùng lỗ để xác định sự thay đổi môi trường trầm tích, từ đó phân tập trầm tích trong giai đoạn từ Miocen giữa đến Pliocen ở giếng khoan A đặc trưng cho Lô 05-1 bể Nam Côn Sơn.

10/17/2019 6:23:01 AM +00:00

Nghiên cứu hệ hóa phẩm trên cơ sở hợp chất Chelate xử lý vùng cận đáy giếng vỉa cát kết mỏ Bạch Hổ

Để xử lý tình trạng nhiễm bẩn vùng cận đáy giếng, nhóm tác giả đã nghiên cứu hệ hóa phẩm trên cơ sở các hợp chất Chelate kết hợp với vi nhũ tương và dung môi Hydrophobic hóa. Nguyên lý hoạt động theo thứ tự bơm như sau: hệ vi nhũ tương sẽ xử lý các dạng nhũ tương, cụm nước, lắng đọng hữu cơ và tăng tính thấm ướt nước của mao quản; tiếp theo, dung dịch chất Chelate sẽ hòa tan lắng đọng vô cơ và sau đó dung môi cùng chất hoạt động bề mặt không ion để Hydrophobic hóa bề mặt mao quản. Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên mô hình vỉa cho thấy, hệ hóa phẩm trên cơ sở các hợp chất Chelate kết hợp với vi nhũ tương và dung môi Hydrophobic hóa có khả năng xử lý tốt các nhiễm bẩn vô cơ, nhiễm bẩn hữu cơ và có hệ số phục hồi độ thấm cao.

10/17/2019 6:22:36 AM +00:00

Nghiên cứu hoạt tính ức chế quá trình tạo cặn Polymer xảy ra trong quá trình chế biến Pyrocondensate của các hợp chất tổng hợp từ Sulfate Lignin

Các phản ứng Nitroso hóa và azo hóa Lignin là phương pháp hiệu quả để tổng hợp các hợp chất có hoạt tính ức chế cao từ Sulfate Lignin và sản phẩm của các phản ứng trên - Nitrosolignin và Azolignin - có hoạt tính cao trong việc kìm hãm quá trình tạo cặn bẩn polymer thường xảy ra dưới tác dụng của nhiệt độ cao từ các hợp chất chưa bão hòa có trong Pyrocondensate (sản phẩm lỏng của quá trình nhiệt phân Hydrocarbon). Trong điều kiện phòng thí nghiệm, ở nồng độ 0,03% khối lượng (300ppmw) - nồng độ chất ức chế thường được sử dụng trong quy mô công nghiệp - hiệu quả ức chế quá trình tạo cặn polymer của Nitrosolignin và Azolignin tương ứng đạt 43% và 46%, cao hơn 2 lần so với hiệu quả ức chế của Sulfate Lignin ban đầu. Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc đưa các nhóm chức mới vào cấu trúc Lignin là hướng đi mới và hiệu quả để cải biến Sulfate Lignin và điều chế các chất ức chế quá trình polymer hóa hiệu quả cao cho các nhà máy sản xuất Monomer hoặc cho quá trình ổn định các sản phẩm xăng.

10/17/2019 6:22:22 AM +00:00

Đặc điểm thạch học trầm tích và khả năng chứa của các thành tạo địa chất tuổi Paleozoi - Mesozoi khu vực trũng An Châu, đông bắc Việt Nam

Kết quả nghiên cứu trũng Mesozoi An Châu cho thấy trong khu vực tồn tại các thành tạo địa chất tuổi Paleozoi - Mesozoi bao gồm: đá trầm tích hạt vụn, đá Carbonate và đá phun trào. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu tổng hợp về đặc điểm thạch học trên 52 mẫu vụn khoan và mẫu đào hào thu thập được trong quá trình khảo sát địa chất, với các chỉ tiêu phân tích chi tiết về thạch học lát mỏng (Thin Section), hiển vi điện tử quét (SEM) và nhiễu xạ Rơnghen (XRD), kết hợp với nghiên cứu tướng và môi trường ngoài thực địa, nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm về thành phần khoáng vật, nguồn cung cấp vật liệu, môi trường thành tạo, quá trình hình thành, biến đổi thứ sinh… và đưa ra các nhận định về khả năng chứa của từng loại đá theo các phân vị địa tầng trong bể.

10/17/2019 6:22:05 AM +00:00

Một số nhận định về khả năng hình thành bẫy chứa dầu khí dạng địa tầng tuổi Miocen muộn - Pliocen khu vực trung tâm bể Nam Côn Sơn

Bài viết phân tích đặc điểm thành tạo bẫy địa tầng môi trường biển sâu tuổi Miocen muộn - Pliocen khu vực trung tâm bể Nam Côn Sơn, bao gồm các yếu tố: kiến tạo, môi trường trầm tích, sự lên xuống của mực nước biển. Đồng thời, nhóm tác giả giới thiệu một số kết quả nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp các tài liệu địa chất, địa vật lý và khoan tại khu vực này, quan điểm của các nhà khoa học trong và ngoài nước nhận định về đặc điểm thành tạo đối tượng Turbidite nói chung và khả năng hình thành bẫy địa tầng tuổi Miocen muộn - Pliocen khu vực trung tâm bể trầm tích Nam Côn Sơn nói riêng.

10/17/2019 6:21:51 AM +00:00

Giải pháp chuyển đổi hiệu quả khí có hàm lượng CO2 cao

Hội thảo “Giải pháp khoa học công nghệ chuyển đổi hiệu quả khí có hàm lượng CO2 cao để sản xuất năng lượng, hóa chất và vật liệu tiên tiến” tập trung thảo luận các giải pháp công nghệ hợp lý để xử lý và chế biến hiệu quả thành phần khí CO2 giúp gia tăng sản lượng khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên hydrocarbon của Việt Nam, giảm thiểu ảnh hưởng khí nhà kính, bảo vệ môi trường, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

10/17/2019 6:21:21 AM +00:00

Nghiên cứu phương pháp xử lý thủy ngân trong khai thác khí

Sự có mặt của thủy ngân trong khí khai thác có thể gây ra những thiệt hại không nhỏ cho nền công nghiệp khai thác và sử dụng khí. Do vậy, nghiên cứu phương pháp xử lý thủy ngân trong quá trình khai thác và xử lý khí là một đề tài cấp thiết, phù hợp với hoàn cảnh thực tế nước ta hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã tiến hành tính toán thiết kế thiết bị hấp phụ thủy ngân để làm giảm đáng kể hàm lượng thủy ngân ở đầu ra của dòng sản phẩm.

10/17/2019 6:20:55 AM +00:00

Đặc điểm và sự phân bố than, khí than hệ tầng Tiên Hưng miền võng Hà Nội

Phát triển nguồn năng lượng mới trước nguy cơ các mỏ dầu khí cạn kiệt là vấn đề rất quan trọng cho sự phát triển chung của đất nước. Khí than (Coal Bed Methane - CBM) khu vực miền võng Hà Nội đã được đặc biệt chú ý trong công tác tìm kiếm thăm dò. Một số phát hiện khí quan trọng đã góp phần phát triển và ổn định nền công nghiệp địa phương. Tuy nhiên, tiềm năng khí của khu vực này vẫn còn là một ẩn số lớn, cần phải đầu tư nghiên cứu, đưa các ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để khai thác, sử dụng, tàng trữ nguồn tài nguyên quý giá này.

10/17/2019 6:20:28 AM +00:00

Nghiên cứu phát triển hệ dung dịch khoan ức chế trương nở sét cao KLATROL

Nhóm tác giả đã nghiên cứu và phát triển hệ dung dịch khoan gốc nước mới có nhiều tính năng ưu việt, có khả năng ức chế trương nở sét cao, thân thiện môi trường. Nội dung bài báo bao gồm các kết quả nghiên cứu về thành phần, khoảng biến thiên nồng độ cũng như tính chất lưu biến, khả năng ức chế sét của hệ dung dịch KLATROL, có so sánh với các hệ ức chế hiện đang sử dụng rộng rãi tại Việt Nam; đánh giá tính ưu việt của hệ KLATROL qua phương pháp thu hồi mùn khoan, khả năng tải mùn khoan.

10/17/2019 6:20:16 AM +00:00

Sự cần thiết phải thu nổ lại địa chấn 3D và xử lý tài liệu bằng công nghệ cao phù hợp với điều kiện địa chất đặc thù mỏ Bạch Hổ trong giai đoạn tận thăm dò

Công nghệ thu nổ và xử lý địa chấn hiện đại giúp các nhà địa chất tháo gỡ những khó khăn gặp phải khi dùng các tài liệu theo công nghệ truyền thống, trong đó tài liệu nền tảng quan trọng để nghiên cứu địa chất cho phát triển lại mỏ là tài liệu địa chấn 3D công nghệ cao; thu nổ địa chấn 3D nhiều góc phương vị hay góc phương vị rộng; xử lý bất đẳng hướng nghiên cứu nứt nẻ và xử lý tập trung đa điểm cho những vùng địa chất phức tạp, đối tượng nghiên cứu nằm ở sâu là những công nghệ mới khi công nghệ thông tin phát triển mạnh những năm gần đây và đã được áp dụng trong sản xuất. Nội dung bài viết nêu lên sự cần thiết phải thu nổ lại địa chấn 3D và xử lý tài liệu bằng công nghệ cao, đáp ứng công tác thăm dò và khai thác dầu khí ở mỏ Bạch Hổ trong giai đoạn hiện nay.

10/17/2019 6:20:00 AM +00:00

Vai trò Condensat trong cấu trúc thị trường dầu khí ở châu Á và châu Á - Thái Bình Dương

Bài viết với các nội dung: tổng quan về Condensate; Condensat ở thị trường châu Á và châu Á - Thái Bình Dương; các hiệu ứng của nguồn cung Condensate; xác định giá Condensate... Để nắm chi tiết nội dung mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

10/17/2019 6:19:36 AM +00:00

Mô phỏng quá trình lan truyền dầu khi xảy ra sự cố tràn dầu tại khu vực ven biển Hải Phòng

Rất gần di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà, khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng là nơi có tính đa dạng sinh học cao với các hệ sinh thái biển nhiệt đới điển hình như: rừng ngập mặn, có biển, hệ sinh vùng triều... Nơi đây cũng có cảng Hải Phòng - cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Bắc và là cảng biển lớn thứ hai ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sản lượng hàng hoá thông qua cảng Hải Phòng hằng năm cũng không ngừng tăng lên. Theo đó là sự tăng lên về mật độ của các phuơng tiện giao thông thuỷ, trong đó có các tàu trở dầu. Nếu xảy ra sự cố tràn dầu do các tàu trở dầu này gây ra chắc chắn sẽ có những tác động rất lớn đến môi trường sinh thái và tài nguyên sinh vật biển của khu vực. Để đánh giá phạm vi ảnh hưởng của dầu tràn ra khu vực cửa sông Bạch Đằng sau khi xảy ra sự cố tràn dầu, tác giả đã áp dụng mô hình toán học mô phỏng sự lan truyền và biến đổi của vệt dầu trong các trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu giả định vào mùa mưa (8/2006) và mùa khô (3/2007). Các kết quả mô phỏng tính toán cho thấy ảnh hưởng do dầu tràn đến khu vực này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như thời gian xảy ra sự cố, vị trí, tính chất loại dầu tràn và đặc điểm điều kiện thời tiết của khu vực. Ở khu vực cửa sông Bạch Đằng, nếu xảy ra sự cố tràn dầu vào thời điểm triều lên sẽ có ảnh hưởng lớn hơn khi xảy ra sự cố vào thời điểm triều xuống.

10/17/2019 6:19:24 AM +00:00

Đánh giá các ảnh hưởng của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đối với các công trình dầu khí trên bờ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đề xuất các giải pháp ứng phó

Biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện đang là một trong những vấn đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm của cộng đồng, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng (NBD) đến đời sống con người ngày càng rõ rệt và mức độ suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng hơn. Việt Nam đã thực hiện công tác xây dựng các kịch bản BĐKH và qua đó đã đề ra kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH. Bài viết này đưa ra đánh giá tổng quan về các ảnh hưởng của nước biển dâng do BĐKH đối với các công trình dầu khí trên bờ thuộc lĩnh vực công nghiệp dầu khí Việt Nam dựa trên kịch bản BĐKH trung bình của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN & MT). Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu được, nhóm tác giả bước đầu đề ra các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của hiện tượng BĐKH nhằm góp phần thực hiện pha 3 của kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH.

10/17/2019 6:19:12 AM +00:00

Nghiên cứu khả năng sử dụng chất lỏng Ion để tách lưu huỳnh trong dầu Diese

Khả năng tách lưu huỳnh (S) của chất lỏng Ion không chứa Halogen N-Butyl Pyridin Axetat được nghiên cứu trên dầu Diesel của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lỏng Ion này phù hợp để loại sâu lưu huỳnh trong nhiên liệu. Quá trình tách pha dễ dàng do chất lỏng Ion có tỷ trọng lớn và hoàn toàn không tan trong nhiên liệu. Hàm lượng lưu huỳnh giảm từ 498ppm xuống còn 18ppm sau 6 lần chiết (30o C, tỷ lệ thể tích chất lỏng ion/dầu = 1:1). Hiệu suất chiết giảm khi giảm tỷ lệ thể tích của chất lỏng Ion và dầu. Khả năng chiết phụ thuộc vào cấu trúc của chất lỏng Ion và hợp chất chứa lưu huỳnh. Sau khi tái sinh chất lỏng Ion được sử dụng lại.

10/17/2019 6:19:01 AM +00:00

Nghiên cứu ứng dụng hệ hóa phẩm ức chế ăn mòn trên cơ sở Imidazolin dùng cho bơm ép nước trong công nghiệp khai thác dầu khí

Trong công nghệ khai thác dầu khí, các dung dịch gốc nước muối như nước bơm ép là môi trường xảy ra hiện tượng ăn mòn mạnh do chứa nhiều tác nhân gây ăn mòn như Oxy, Hydrosunfua, các muối hòa tan... Phương pháp chống ăn mòn hiệu quả nhất trong trường hợp này là sử dụng các hóa phẩm chống ăn mòn. Trong những năm gần đây, Vietsovpetro đang sử dụng chất ức chế ăn mòn TH77 - hãng Unichem cho bơm ép nước. Hệ hóa phẩm được nhóm tác giả chế tạo trên cơ sở Imidazolin sử dụng trong nước muối có tỷ trọng 1,03 (tương đương với nước biển Bạch Hổ) có hiệu quả bảo vệ cao tương đương với hóa phẩm TH377. Nồng độ sử dụng hệ hóa phẩm là ≥ 10ppm.

10/17/2019 6:18:50 AM +00:00

Đặc điểm cấu trúc và tiềm năng dầu khí đối tượng Synrift bể Nam Côn Sơn

Các thành tạo Synrift ở bể Nam Côn Sơn (tuổi Oligocen và Miocen sớm) là đối tượng tìm kiếm, thăm dò dầu khí chính nhưng chưa được nghiên cứu một cách chi tiết và tổng thể. Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm tác giả đề cập một vài điểm mới về tiềm năng dầu khí và địa chất bể Nam Côn Sơn, đặc biệt là các thành tạo Synrift.

10/17/2019 6:18:35 AM +00:00

Phương pháp chuyển đổi thời gian sang độ sâu áp dụng cho khu vực Tư Chính - Vũng Mây có độ sâu nước biển lớn

Trong công tác minh giải tài liệu địa chấn, xây dựng các bản đồ cấu trúc thì sản phẩm cuối cùng là các bản đồ theo độ sâu để phục vụ các nhiệm vụ địa chất. Trong đó việc chuyển đổi thời gian (bản đồ trên miền thời gian) sang độ sâu (bản đồ trên miền độ sâu) đóng một vai trò quan trọng. Đối với các khu vực nước nông (độ sâu nước biển dưới 200m), phương pháp thông thường được sử dụng là dùng các tài liệu vận tốc xử lý, vận tốc giếng khoan... với các phần mềm tương ứng trong minh giải địa chấn (bao gồm cả việc dùng mô hình, hàm chuyển đổi chung...) và đã cho kết quả khá phù hợp với các cấu trúc địa chất. Các khu vực nước sâu (mực nước biển sâu hơn 200m) thường có đặc điểm cấu trúc địa chất phức tạp, có ít giếng khoan nên việc đưa ra một phương pháp chuyển đổi thời gian sang độ sâu phù hợp là cần thiết. Trong bài viết này chúng tôi đưa ra một phương pháp chuyển đổi thời gian sang độ sâu cho khu vực nước biển sâu có hiệu chỉnh ảnh hưởng của độ sâu nước biển.

10/17/2019 6:18:20 AM +00:00

Nghiên cứu tích hợp mô hình lan truyền dầu vào bản đồ số 3D cho khu vực khí - điện - đạm Cà Mau để phục vụ công tác ứng phó sự cố tràn dầu

Các mô hình lan truyền dầu phổ biến trên thế giới hiện nay chủ yếu áp dụng cho các sự cố tràn dầu trên biển. Đối với từng khu vực sông, do điều kiện địa hình và chế độ dòng chảy phức tạp cần phải có nghiên cứu chi tiết cho từng khu vực, để có thể xây dựng mô hình lan truyền dầu hiệu quả. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xây dựng mô hình lan truyền dầu cho hệ thống sông kênh khu vực bán đảo Cà Mau, song đây là mô hình lan truyền dầu một chiều, với bản đồ nền đơn giản không thể hiện được đặc điểm của các nhánh sông trên khu vực. Ngoài ra, Viện Dầu khí Việt Nam đã xây dựng và chuyển giao phần mềm bản đồ số 3D cho hệ thống sông kênh của bán đảo Cà Mau. Với nhu cầu cấp thiết của thực tế trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu cũng như tăng cường phát huy hiệu quả của những nghiên cứu hiện có, bài viết sẽ giới thiệu sự tích hợp kết quả của mô hình lan truyền dầu vào bản đồ số.

10/17/2019 6:17:57 AM +00:00