Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 XÂY DỰNG XÊRI BẢN ĐỒ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ HỖ TRỢ DẠY HỌC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 9 PHẠM THỊ KIM LIÊN Khoa Khoa học xã hội và Văn hóa Du lịch, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ Email: Kimlien.hvu@gmail.com Tóm tắt: Địa lý địa phương là một bộ phận không thể thiếu và có vai trò rất quan trọng trong việc giúp học sinh nắm vững được kiến thức địa lý Tổ quốc và kiến thức địa lý chung. Ở Phú Thọ hiện nay việc giảng dạy nội dung địa lý địa phương lớp 9 chủ yếu dựa vào sách giáo khoa, chưa có các bản đồ và phương tiện trực quan. Việc thành lập xêri bản đồ tỉnh Phú Thọ phục vụ dạy học địa lý địa phương lớp 9 là việc làm cần thiết. Bài báo đã chủ yếu sử dụng các phương pháp: phương pháp thu thập và xử lý số liệu; phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp bản đồ và ứng dụng hệ thông tin địa lý để tiến hành nghiên cứu và xây dựng xêri bản đồ. Xêri bản đồ tỉnh Phú Thọ đã được thành lập với 7 trang bản đồ tự nhiên và kinh tế xã hội nhằm bổ sung nguồn tư liệu bản đồ, cập nhật các số liệu mới, giúp giáo viên và học sinh thuận lợi hơn trong quá trình dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lý ở trường Trung học cơ sở. Từ khóa: Địa lý, Địa lý địa phương, bản đồ, bản đồ giáo khoa. 1. MỞ ĐẦU Bản đồ có vai trò quan trọng trong dạy học địa lý. Để dạy học địa lý nói chung và địa lý địa phương nói riêng đạt hiệu quả không thể không có bản đồ, nhất là khi các bài học địa lý địa phương đều đề cập đến mọi khía cạnh địa lý từ địa lý tự nhiên đến địa lý kinh tế - xã hội, dân cư của địa phương nơi học sinh sinh sống. Bản đồ giúp cho học sinh có cái nhìn bao quát các sự vật, hiện tượng của những lãnh thổ rộng lớn, bên cạnh đó giúp cho học sinh ghi nhớ dễ dàng, chính xác các kiến thức khoa học cũng như hình thành những nhận đúng đắn về thực trạng phát triển, sự phân bố và những mối liên hệ tương quan giữa chúng. Sử dụng bản đồ trong dạy học địa lý địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi, đặc biệt trong ôn tập, giảng dạy kiến thức mới nhằm phát huy tính tích cực, khả năng tự học và vận dụng những kiến thức được học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống của địa phương. 2. NỘI DUNG 2.1. Công cụ và phương pháp xây dựng xêri bản đồ Hệ thống tin địa lý (GIS) là một nhánh của công nghệ thông tin. Nó được hình thành vào những năm 60 của thế kỷ XX và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hệ thông tin địa lý được sử dụng nhằm xử lý đồng bộ các lớp thông tin không gian (bản đồ) gắn với các thông tin thuộc tính, phục vụ nghiên cứu, quy hoạch và quản lý các hoạt động theo lãnh thổ. Mapinfo là sản phẩm của Công ty Mapinfo Corporration của Mỹ. Hiện nay, Mapinfo được sử dụng rộng rãi trong việc biên tập và thành lập các bản đồ chuyên đề, phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn địa lý. Với các công cụ bổ sung (các tool với phần mở rộng là .mbx) Mapinfo có thể xây dựng các mô hình không gian, xử lý các phép toán phân tích không gian trên dữ liệu vector và raster [4]. Các thông tin trong Mapinfo được quản lý và tổ chức thành các lớp dữ liệu (layer hoặc table). Mỗi table là một tập hợp các tập tin chứa thông tin bản đồ và dữ liệu thuộc tính, các tập tin này có cùng một tên và phần mở rộng khác nhau tùy theo nội dung nó mang như: - Lớp thông tin chứa dạng Text như tên địa danh, tên địa điểm… 156
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 - Lớp thông tin chứa dạng điểm như: Ủy ban nhân dân huyện, ủy ban nhân dân xã, bệnh viện, xí nghiệp… - Lớp thông tin dạng đường như: đường giao thông; đường quốc lộ, đường sông… - Lớp thông tin dạng vùng như: Mật độ dân số, hiện trạng sử dụng đất, mật độ các di tích được xếp hạng của các địa phương… Như vậy, có thể thấy rằng, việc áp dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là các phần mềm hữu ích và phổ biến trong hệ thông tin địa lý đã giúp việc thành lập các trang bản đồ trong xêri bản đồ tỉnh Phú Thọ trở nên thuận tiện và chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Để xây dựng xêri bản đồ, tác giả đã sử dụng các phương pháp chính sau: - Phương pháp nền chất lượng Phương pháp nền chất lượng biểu hiện đặc trưng định tính đối với các hiện tượng phân bố liên tục trên mặt đất như lớp phủ thực vật, thổ nhưỡng… hoặc các hiện tượng phân bố phân tán theo khối nhưng phổ biến như dân cư, dân tộc… [1]. Khi thành lập bản đồ theo phương pháp nền chất lượng, điều quan trọng nhất và thực hiện đầu tiên là khởi thảo sự phân loại hiện tượng biểu hiện. Tùy thuộc vào đối tượng, hiện tượng biểu hiện mà lựa chọn sự phân loại khác nhau: phân loại theo một dấu hiệu phân loại nhất định hoặc phân loại tổng hợp. Trong xêri bản đồ, phương pháp nền chất lượng được dùng thể hiện trên các bản đồ hành chính, hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ nông nghiệp… - Phương pháp vùng phân bố Thuật ngữ “vùng phân bố” bắt nguồn từ gốc La tinh “Area” có nghĩa là diện tích, nên phương pháp vùng phân bố ở một số tài liệu còn được gọi là phương pháp khoanh diện tích hoặc phương pháp diện tích giới hạn [1]. Các đối tượng, hiện tượng được thể hiện trên bản đồ với phương pháp vùng phân bố có thể là vùng tuyệt đối hoặc vùng tương đối, tập trung hoặc phân tán. Bản chất có tính nguyên tắc của phương pháp vùng phân bố là nêu lên sự phổ biến của một đối tượng, hiện tượng riêng lẻ nhất định nào đó dường như tách hẳn với các đối tượng, hiện tượng khác chung quanh. Sự tách rời đó được xác định bằng những đường giới hạn. Trong mỗi khu vực giới hạn đó, được thể hiện các màu hoặc nét chải khác nhau đặc trưng cho các đối tượng, hiện tượng tương ứng. Phương pháp vùng phân bố được dùng trong xêri bản đồ để thể hiện sự phân bố của cây trồng, vật nuôi trên bản đồ nông nghiệp… - Phương pháp Catodiagram Phương pháp Catodiagram hay còn được gọi là phương pháp bản đồ biểu đồ, đây là phương pháp biểu hiện các đối tượng, hiện tượng họa đồ bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị phân chia lãnh thổ. Ngoài những dạng biểu đồ phổ biến (hình cột, hình tròn, hình vuông…) để dễ nhận thức được số lượng đối tượng, giảm sự tính toán, so sánh có thể dùng biểu đồ dạng tập hợp nhiều hình nhỏ như các điểm chấm (các hình tròn nhỏ, các hình vuông nhỏ…) có cùng một giá trị nhất định đặt theo dạng biểu đồ, dạng này được gọi là biểu đồ tập hợp. Trong xêri bản đồ phương pháp bản đồ - biểu đồ được sử dụng để thể hiện các nội dung như: cơ cấu dân số theo giới tính, nhóm tuổi… - Phương pháp ký hiệu Phương pháp ký hiệu được xem như một phương pháp biểu hiện bản đồ đặc biệt, được sử dụng để thể hiện những đối tượng có sự phân bố theo từng điểm cụ thể, riêng biệt, hoặc các đối tượng chiếm một diện tích nhỏ mà khi biểu thị các ký hiệu không theo tỷ lệ bản đồ. Nói một cách khái quát, đây là phương pháp thể hiện những đối tượng, hiện tượng được định vị theo 157
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 các điểm. Hình thức biểu thị của phương pháp là dùng các ký hiệu đặt ở đúng vị trí của đối tượng. Các ký hiệu đó có thể là các ký hiệu hình học, ký hiệu chữ, ký hiệu tượng hình. Phương pháp ký hiệu không những thể hiện chính xác sự phân bố (định vị) của đối tượng biểu hiện mà còn có khả năng phản ánh được các đặc trưng về số lượng, chất lượng, cấu trúc và động lực của chúng. Các đặc trưng này được phản ánh thông qua hình dạng, kích thước, màu sắc của ký hiệu [5]. - Phương pháp Catogram Phương pháp bản đồ đồ giải là phương pháp được dùng để biểu hiện cường độ trung bình (giá trị tương đối của các đối tượng, hiện tượng địa lý theo đơn vị lãnh thổ). Đơn vị lãnh thổ có thể là đơn vị hành chính, vùng tự nhiên, vùng kinh tế nhưng thường gặp nhất là đơn vị hành chính. Trên các trang bản đồ tỉnh Phú Thọ phương pháp Catogram được sử dụng để thể hiện các nội dung như mật độ dân số, giá trị sản xuất công nghiệp của các huyện so với cả tỉnh... 2.2. Các đặc điểm chính của xêri bản đồ Xêri bản đồ giáo khoa là một tập hợp các bản đồ có cùng chung một đề tài nhưng khác nhau về lãnh thổ hoặc có cùng một lãnh thổ nhưng khác nhau về mặt nội dung để nghiên cứu sâu sắc hơn mọi mặt của lãnh thổ hoặc phối hợp nội dung lẫn các lãnh thổ với tính thống nhất chung rõ rệt [6]. Các xêri bản đồ được thành lập nhằm mục đích phân tích, so sánh các đối tượng, hiện tượng hoặc lãnh thổ cần nghiên cứu một cách đầy đủ và chi tiết hơn. Nội dung của xêri bản đồ giáo khoa cần phải bao trùm nội dung của cả chương trình, các bản đồ phải làm sáng tỏ đầy đủ mọi vấn đề, hoàn thành được mục đích, các nhiệm vụ đặt ra. Xêri bản đồ giáo khoa có các đặc điểm sau: - Nội dung của xêri bản đồ phù hợp với nội dung chương trình địa lý của các lớp, các cấp, phù hợp với đối tượng và tiến trình dạy học địa lý trong nhà trường [1, tr.6]. - Xêri bản đồ giáo khoa thường có kích thước lớn hơn các bản đồ trong sách giáo khoa, sử dụng nhiều màu sắc và nội dung địa lý trên nhiều trang bản đồ. Do đó nó có nội dung phong phú hơn bản đồ treo tường và bản đồ trong sách giáo khoa và phản ánh đầy đủ những đặc điểm của lãnh thổ mà giáo viên và học sinh cần nghiên cứu, tìm hiểu. - Xêri bản đồ giáo khoa thường được giáo viên kết hợp với sách giáo khoa nhằm truyền thụ những kiến thức mới, ôn tập kiểm tra kiến thức cũ đồng thời rèn kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh. Với các bản đồ trong xêri bản đồ giáo khoa giáo viên có thể hướng dẫn học sinh so sánh, đối chiếu và khái quát những kiến thức đã được tiếp thu qua bài giảng trên lớp, những gì học sinh học được qua sách giáo khoa thì được minh họa qua bản đồ. - Một xêri bản đồ khi thành lập cần phải đảm bảo 4 nguyên tắc chính: nguyên tắc đảm bảo tính khoa học; nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống; tính hiện thời; tính thẩm mỹ và trực quan [1]. 2.3. Cấu trúc của xeri bản đồ tỉnh Phú Thọ - Nội dung chương trình địa lý địa phương trong chương trình giảng dạy lớp 9 ở trường Trung học cơ sở Nội dung chương trình địa lý địa phương lớp 9 trường Trung học cơ sở hiện nay được biên soạn 4 tiết, trong đó có 3 tiết lý thuyết và 1 tiết thực hành. Đây là một trong những nội dung rất quan trọng bởi thông qua các tiết học này sẽ cung cấp cho học sinh những cái nhìn toàn cảnh, cơ bản nhất về các điều kiện tự nhiên, các điều kiện kinh tế xã hội nơi mình sinh 158
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 sống, nhận thức được những thuận lợi, thời cơ và thách thức để có ý thức tham gia, xây dựng và phát triển địa phương [3]. Nội dung chương trình địa lý địa phương lớp 9 và các bản đồ cần thiết để hỗ trợ giảng dạy được cấu trúc như sau: Bài học Nội dung kiến thức Bản đồ cần sử dụng Bài 41: Địa lý tỉnh I. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và sự phân - Bản đồ hành chính tỉnh Phú (thành phố) chia hành chính Thọ 1. Vị trí địa lý - Bản đồ tự nhiên tỉnh Phú Thọ 2. Sự phân chia hành chính II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1. Địa hình 2. Khí hậu 3. Thủy văn 4. Thổ nhưỡng 5. Tài nguyên sinh vật 6. Khoáng sản Bài 41: Địa lý tỉnh III. Dân cư và nguồn lao động - Bản đồ dân số tỉnh Phú Thọ (thành phố) 1. Gia tăng dân số (tiếp theo) 2. Kết cấu dân số 3. Phân bố dân cư 4. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế IV. Kinh tế 1. Đặc điểm chung Bài 41: Địa lý tỉnh IV. Kinh tế (tiếp) - Bản đồ nông nghiệp tỉnh Phú (thành phố) 2. Các ngành kinh tế Thọ (tiếp theo) a. Công nghiệp - Bản đồ công nghiệp tỉnh Phú b. Nông nghiệp Thọ c. Dịch vụ - Bản đồ thương mại tỉnh Phú 3. Sự phân hóa kinh tế theo lãnh thổ Thọ V. Bảo vệ tài nguyên và môi trường - Bản đồ du lịch tỉnh Phú Thọ VI. Phương hướng phát triển kinh tế Bài 44: Thực hành 1. Phân tích mối quan hệ giữa các thành - Bản đồ hành chính tỉnh Phú Phân tích mối quan hệ phần tự nhiên Thọ giữa các thành phần tự 2. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế, phân tích sự - Bản đồ tự nhiên tỉnh Phú Thọ nhiên. biến động trong cơ cấu kinh tế của địa - Bản đồ dân số tỉnh Phú Thọ Vẽ và phân tích biểu phương. - Bản đồ nông nghiệp tỉnh Phú đồ cơ cấu kinh tế của Thọ địa phương. - Bản đồ công nghiệp tỉnh Phú Thọ - Bản đồ thương mại tỉnh Phú Thọ - Bản đồ du lịch tỉnh Phú Thọ - Các bước cơ bản để thành lập bản đồ Để thành lập các trang bản đồ trong trong xêri bản đồ tỉnh Phú Thọ, tác giả đã tiến hành các bước cơ bản sau: Bước 1: Lập kế hoạch biên tập bản đồ 159
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 - Chọn đề tài, nội dung bản đồ cần thành lập. - Xác định mục đích của việc thành lập bản đồ. - Dự kiến các nội dung và phương pháp biểu hiện bản đồ. - Xác định lãnh thổ cần biên vẽ. Bước 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu - Thu thập dữ liệu không gian. - Thu thập dữ liệu thuộc tính (bảng số liệu, bảng biểu, tài liệu số...). - Lựa chọn lưới chiếu và cơ sở toán học thích hợp. - Nhập dữ liệu: Với dữ liệu không gian có thể lựa chọn 3 cách: số hóa, quét ảnh và vector hóa. Bước 3: Liên kết dữ liệu và kiểm tra việc liên kết Bước 4: Tiến hành phân tích và xử lý dữ liệu đầu vào - Xác định nội dung cần phân tích và đưa lên bản đồ. - Xác định phương pháp tối ưu để thể hiện tốt nhất nội dung trên bản đồ, xác định các bậc phân khoảng, các giá trị trọng số của ký hiệu. - Biên vẽ các đối tượng nội dung của bản đồ theo các phương pháp, ký hiệu đã xác định. - Kiểm tra việc biên tập, chỉnh sửa các lỗi sai (nếu có). - Trình bày bản đồ. - In ấn bản đồ. - Bố cục của các trang bản đồ trong xêri bản đồ tỉnh Phú Thọ Xêri bản đồ dùng hỗ trợ giảng dạy địa lý địa phương lớp 9 cần phải thể hiện rõ ràng các đặc điểm, đặc trưng địa lý của tỉnh Phú Thọ, các nội dung và phương pháp biểu hiện bản đồ cần phù hợp, đảm bảo tốt tính sư phạm, tính khoa học và thực tiễn. Các trang bản đồ trong hệ thống xêri bản đồ phải có sự thống nhất về cơ sở toán học, các nội dung và bố cục củ a bản đồ, đồng thời cũng phải có sự phân bố hợp lý. Mỗi tờ bản đồ trong xêri bản đồ được thành lập ở khổ giấy A0 với sự sắp xếp bố cục như sau: Phần ngoài khung bản đồ: + Phía Bắc: tên bản đồ. + Phía Nam bên phải: tên người biên tập. + Phía Nam chính giữa khung: tỷ lệ bản đồ. Phần trong khung bản đồ: + Toàn bộ lãnh thổ biên vẽ nằm ở trung tâm bản đồ. + Góc trái, bên dưới: bảng chú giải bản đồ. + Các bản đồ, biểu đồ bổ trợ: được đặt ở những khoảng trống hợp lý, không được chiếm diện tích lãnh thổ biên vẽ bản đồ. Bố cục, kích thước, màu sắc của các nội dung phụ phải hài hòa và cân đối với bố cục khung và nội dung chính (các bản đồ, biểu đồ phụ thường được đặt ở phía trên, bên trái tờ bản đồ. Tuy nhiên, ở từng trang bản đồ khác nhau sẽ có sự bố trí cho phù hợp với nội dung bản đồ). 160
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 - Xêri bản đồ địa lý tỉnh Phú Thọ Sau đây tác giả xin trân trọng giới thiệu một số trang bản đồ trong xêri bản đồ tỉnh Phú Thọ đã được xây dựng: 2.3. Sử dụng xêri bản đồ tỉnh Phú Thọ Sau khi xác định được mục đích yêu cầu của bài giảng, giáo viên cần biết được khối lượng kiến thức cũng như các khái niệm địa lý cần trang bị cho học sinh. Việc chuẩn bị bản đồ cho bài giảng cũng căn cứ trên cơ sở nhiệm vụ bài giảng đó. Trong quá trình chuẩn bị và truyền thụ trên lớp cần phải phối hợp cả bản đồ trong sách giáo khoa và xêri bản đồ nhưng cần chú ý rằng nội dung cũng như phương pháp cần phải có sự thống nhất theo một mục đích sử dụng, số lượng bản đồ dùng cho tiết học cũng cần xác định cho hợp lý. Cho đến nay, không có một quy chuẩn 161
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 nào yêu cầu người giáo viên khi lên lớp phải sử dụng bắt buộc là bao nhiêu bản đồ. Nhưng trên thực tế, con số bản đồ này không vượt quá 3, thông thường chỉ từ 1 hoặc 2 trang bản đồ để tránh làm mất quá nhiều thời gian để khai thác bản đồ đồng thời gây sự phân tán chú ý của học sinh quá nhiều. Trước khi sử dụng bản đồ giáo viên cần hướng dẫn học sinh về tỷ lệ, hệ thống các ký hiệu và chữ viết trên bản đồ… một cách ngắn gọn nhất để học sinh làm quen với bản đồ, tránh tình trạng những em ngồi bàn trên thì có thể vừa lắng nghe vừa quan sát được bản đồ, các em ở cuối lớp do vị trí xa hơn không thể theo dõi được. Khi giảng bài mới, giáo viên có thể giới thiệu sơ lược về bản đồ và lãnh thổ, sau đó có thể kết hợp việc để học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra. Giáo viên không nhất thiết phải giảng giải từ đầu đến cuối mà có thể hướng dẫn học sinh so sánh, đối chiếu các bản đồ khác nhau hoặc những nội dung khác nhau trên bản đồ để tìm ra mối liên hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết, giữa các đối tượng và hiện tượng địa lý. Khi bài giảng của giáo viên gắn liền với bản đồ thì học sinh luôn luôn phải làm việc, phải nghe, nhìn, suy nghĩ và ghi chép. Như vậy, mới phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh và huy động được học sinh tham gia vào bài giảng một cách hứng thú, học sinh biến việc học và lĩnh hội kiến thức một cách chủ động. Giáo viên dùng phương pháp đàm thoại trên cơ sở dùng bản đồ tại lớp rất sinh động, tạo cho học sinh một không khí học tập tự giác, khích lệ học sinh cùng suy nghĩ và hăng hái sôi nổi tham gia vào bài giảng. Tuy nhiên, phải đòi hỏi những hệ thống câu hỏi đặt ra cần tính toán trên cơ sở tư duy và năng lực của học sinh so với thời gian cần thiết để trả lời các câu hỏi của giáo viên để đảm bảo kế hoạch giảng dạy về mặt thời gian. Thông qua bài giảng, giáo viên địa lý còn có nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng cho học sinh, trong đó có kỹ năng dùng bản đồ để học tập và nghiên cứu địa lý là quan trọng nhất. Những kỹ năng bản đồ cần có trước hết là biết đọc bản đồ, biết xác định đặc tính số lượng, hiện tượng của đối tượng, biết phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng và hiện tượng đó. Giáo viên cũng có thể dùng tập xêri bản đồ tỉnh Phú Thọ để yêu cầu học sinh mô tả một địa danh hành chính, một địa điểm bất kỳ trong tỉnh. Việc mô tả và nêu các đặc điểm hiện tượng trên bản đồ đòi hỏi học sinh phải hiểu được ngôn ngữ bản đồ. Kỹ năng mô tả và nêu đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lý sẽ được hoàn thiện dần dần trong hệ thống những công việc và bài học tiếp theo. Việc sử dụng xêri bản đồ trong tổ chức hoạt động trên lớp có thể chia làm 3 mức độ sau: Mức độ 1: Tìm và nêu tên đối tượng trên bản đồ. Đây là mức độ đơn giản nhất, yêu cầu học sinh phải đọc bảng chú giải sau đó đối chiếu lên bản đồ để xác định đối tượng. Ví dụ, trong trang bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ có thể đặt câu hỏi: sử dụng bản đồ xác định vị trí của thành phố Việt Trì? Thành phố Việt Trì tiếp giáp với những huyện nào trong tỉnh? Nhìn vào bản đồ, học sinh có thể trả lời được. Mức độ 2: Xác định được sự phân bố của các đối tượng và hiện tượng được thể hiện trên bản đồ và giải thích được sự phân bố đó. Ví dụ, trong trang dân số tỉnh Phú Thọ: các khu vực tập trung dân cư đông đúc phân bố chủ yếu ở đâu? Tại sao lại có sự phân bố như vậy? Để trả lời được câu hỏi, trước hết học sinh phải quan sát kỹ đối tượng được thể hiện trên bản đồ, đồng thời cần phải kết hợp được các kiến thức bản đồ với những kiến thức đã được học, các tài liệu đã có để đưa ra được phán đoán và câu trả lời có tính logic khoa học. Mức độ 3: Phân tích được quá trình phát triển của đối tượng địa lý. Mục đích của việc nghiên cứu bằng cách phối hợp các bản đồ có chủ đề khác nhau là chỉ ra các hiện tượng có mối quan hệ với nhau được phản ánh trên bản đồ, phân tích và định lượng mối quan hệ giữa chúng. Phân tích các bản đồ có chủ đề khác nhau để nghiên cứu cấu trúc phân vùng, chỉ ra 162
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 được các đặc trưng về số lượng, chất lượng, giải thích được động lực phát triển của các hiện tượng địa lý. Khi sử dụng xêri bản đồ trên lớp, giáo viên có thể linh hoạt chuyển các bản đồ về dạng ảnh sau đó sử dụng máy chiếu để trình chiếu trên lớp hoặc có thể in ra giấy tùy mục đích sử dụng. Như vậy, trong quá trình giảng dạy trên lớp, bản đồ không những được sử dụng làm phương tiện trực quan mà còn là nguồn tri thức quan trọng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức mới. 3. KẾT LUẬN Vận dụng các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và việc sử dụng công cụ Mapinfo - một phần mềm phổ biến và hữu dụng trong hệ thông tin địa lý, tác giả đã thành lập xêri bản đồ tỉnh Phú Thọ với mục đích hỗ trợ giảng dạy chương trình địa lý địa phương lớp 9. Tập xêri được thành lập sẽ thể hiện đầy đủ những nội dung cơ bản nhất về các điều kiện tự nhiên, các điều kiện kinh tế xã hội và ứng dụng rất nhiều trong các bài học địa lý địa phương. Như vậy, xêri bản đồ không chỉ giúp cho học sinh khai thác, bổ sung các kiến thức về tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ mà thông qua đó, học sinh còn được cung cấp thêm các tri thức về bản đồ như cách đọc bản đồ, hiểu bản đồ và khai thác các tri thức từ bản đồ. Xêri bản đồ dùng hỗ trợ dạy học địa lý địa phương tỉnh Phú Thọ được thành lập là sự tổng hợp kiến thức của các ngành khoa học: Địa lý học - Phương pháp dạy học - Bản đồ học. Đây là một công trình khoa học trong đó chứa đựng khối lượng lớn các kiến thức về địa lý địa phương tỉnh Phú Thọ. Có thể coi đây là một nguồn tri thức khoa học, một nguồn tài liệu tham khảo cho việc học tập của học sinh và giảng dạy địa lý địa phương của giáo viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lâm Quang Dốc (2003). Bản đồ giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [2] Kiều Văn Hoan (2015). Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng bản đồ dùng trong giảng dạy địa lý ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục. [3] Lê Thông (Tổng chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh (Chủ biên) (2007). Địa lý 9, NXB Giáo dục. [4] Nguyễn Viết Thịnh, Kiều Văn Hoan, Trần Xuân Duy, Đỗ Văn Thanh (2017). Ứng dụng GIS trong nghiên cứu và giảng dạy địa lý, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [5] A.M. Berliant, Phương pháp nghiên cứu bằng bản đồ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [6] K.A. Xalisep (2005). Bản đồ học (sách dịch), NXB Đại học quốc gia Hà Nội. Title: BUILDING A SERIES OF NATURAL MAP AND SOCIO-ECONOMIC OF PHU THO PROVINCE FOR TEACHING LOCAL GEOGRAPHY FOR GRADE 9 Abstract: Local geography is an integral part and plays a very important role in helping students master the national geographic knowledge and general geographic knowledge. In Phu Tho, the current teaching of local geographic content of grade 9 is mainly based on textbooks, without the maps and visual means. Establishing a series of Phu Tho province maps which facilitates the teaching of local geography for grade 9 is a necessary job. The paper has mainly used the methods: data collection and processing methods; methods of analysis, comparison, synthesis; Statistical methods; methods of mapping and application of geographic information systems to conduct research and build map series. Phu Tho map series has been established with 7 pages of natural and socio-economic maps in order to supplement the map resources, update new data, help teachers and students to be more convenient in teaching and learning, contributing to improving the quality of teaching Geography in secondary schools. Keywords: Geography, local geography, map, map of textbook. 163
nguon tai.lieu . vn