Xem mẫu

  1. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TRONG DẠY HỌC LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN HOÀNG TUẤN Trường THPT Đông Hiếu, Tỉnh Nghệ An TRẦN VĂN TRUNG Trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An HỒ SĨ CHỈNH Trường THPT Diễn Châu 2, tỉnh Nghệ An Tóm tắt: Phương pháp xây dựng chủ đề địa lí tự nhiên trong dạy học lớp 12 trung học phổ thông nhằm xác định đối tượng học sinh làm trung tâm, qua các chủ đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên giảng dạy, học sinh làm việc thông qua các hoạt động để xử lý, vận dụng các tri thức đã có nhằm tìm ra và tiếp thu các tri thức mới. Khi xây dựng các chủ đề cần tuân thủ các nguyên tắc, dựa trên các cơ sở và quy trình xây dựng các chủ đề để mang lại hiệu quả cao nhất. Từ khóa: chủ đề, địa lí tự nhiên, lớp 12, trung học phổ thông. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi tìm hiểu cấu trúc, nội dung kiến thức và thực trạng dạy học phần Địa lí tự nhiên lớp 12 trung học phổ thông hiện nay, khi dạy phần kiến thức này cả giáo viên và học sinh đều gặp khó khăn về mặt nội dung kiến thức, thời gian học tập trên lớp cũng như phương pháp dạy học. Do đó, dẫn đến chất lượng và hiệu quả dạy học phần kiến thức này chưa cao. Thực tế cho thấy, khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp hoặc liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp đa chiều, liên môn. Do đó, hệ quả là buộc chúng ta phải xây dựng các chủ đề để tiến hành dạy học. Phương pháp này mở đường cho giáo viên và học sinh tiếp cận với kiến thức theo một hướng khác. Không phải là sự thụ động mà là chủ động của học sinh. Việc dạy học theo chủ đề giúp học sinh tập trung sự chú ý vào đối tượng dạy học, dễ dàng hiểu được các vấn đề giáo viên trình bày, định hướng tốt nội dung bài học, dễ tiếp thu thông tin, do đó có thể rút ngắn được thời gian trình bày của giáo viên, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào bài giảng, làm cho lớp học năng động, không buồn tẻ, học sinh dễ dàng ghi nhận kiến thức một cách có hệ thống, không nhồi nhét, quá tải. Do đó, việc xây dựng một số chủ đề địa lí tự nhiên trong dạy học lớp 12 trung học phổ thông nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay [5]. 500
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 2. NGUYÊN TẮC, CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Nguyên tắc xây dựng chủ đề trong dạy học địa lí 12 trung học phổ thông - Xây dựng chủ đề phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định của các cấp; thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của các chương trình quốc gia, chương trình địa phương, chương trình nhà trường. - Xây dựng chủ đề phải đảm bảo tính logic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các môn học và các hoạt động giáo dục. - Xây dựng chủ đề phải xác định rõ các năng lực cần đạt và cách đánh giá năng lực ấy trong và sau quá trình học tập theo chủ đề. - Xây dựng chủ đề phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. - Xây dựng chủ đề phải có hệ thống các chỉ dẫn cụ thể về cách tổ chức hoạt động. 2.2. Cơ sở xây dựng chủ đề trong dạy học địa lí 12 trung học phổ thông - Dựa vào mục tiêu chung của giáo dục: Phải bám sát vào mục tiêu được quy định cụ thể trong luật giáo dục của nước ta hiện nay. Đây là cơ sở cho việc đổi mới chương trình và phương pháp dạy học hiện nay, cơ sở cho việc hình thành một hình thức dạy học mới đó là dạy học theo chủ đề. - Dựa vào nội dung chương trình sách giáo khoa địa lí 12. + Nội dung: Chương trình Địa lí 12 nhiều bài có nội dung tương đồng hay chung một tên bài. Giáo viên có thể soạn và dạy học theo từng chủ đề mà vẫn đảm bảo được các kiến thức cơ bản trong chuẩn kiến thức và kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo [1], [2]; + Đối tượng: học sinh có học lực trung bình trở lên có khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập để tiếp thu tri thức trong day học theo chủ đề; + Vùng, miền: là vùng đồng bằng điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học đảm bảo, có điều kiện sử dụng công nghệ thông tin có khả năng dạy học theo chủ đề. - Cơ sở sư phạm: Dạy học theo chủ đề là mô hình dạy học tích cực lấy việc học của trò làm trung tâm: cả ba (học sinh, khách thể, giáo viên) tác động lẫn nhau trong một hoạt động chung vì hiệu quả thực tế của người học. + Học sinh: chủ thể, trung tâm, tự mình tìm ra kiến thức (khách thể) bằng hành động của chính mình, khách thể người học tự tìm ra mang tính chất cá nhân (quá trình cá nhân hóa). Trò là diễn viên tích cực của giáo dục. + Cộng đồng lớp học: là môi trường xã hội trung gian giữa giáo viên và học sinh, nơi diễn ra sự trao đổi, giao tiếp, hợp tác giữa trò - trò, trò - thầy, làm cho khách thể từng cá nhân tìm ra mang tính chất xã hội (quá trình xã hội hóa). 501
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 + Khách thể: do người học tự tìm ra với sự hợp tác của các bạn và sự hướng dẫn của giáo viên. + Giáo viên: tác nhân, người hướng dẫn và tổ chức cho người học tự mình tìm ra kiến thức thông qua một quá trình vừa cá nhân hóa vừa xã hội hóa. Giáo viên là người đạo diễn, kích thích hoạt động của người học vừa là người trọng tài và cố vấn cho người học tự tìm ra tri thức với sự hợp tác của các bạn. - Về kĩ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh: + Giáo viên tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh. Học sinh hăng hái đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định [4]. + Học sinh tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của giáo viên, hoạt động học của học sinh diễn ra theo một tiến trình hợp lí, phù hợp với những đòi hỏi phương pháp luận. + Giáo viên chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng kết, khái quát hóa, thể chế hóa tri thức, kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêu dạy học các nội dung cụ thể đã xác định.[3] 2.3. Phương pháp xây dựng chủ đề trong dạy học địa lí 12 trung học phổ thông 2.3.1. Định hướng xây dựng chủ đề Chủ đề dạy học được xây dựng theo một trong các định hướng sau đây: - Chủ đề đơn môn: Là các chủ đề được xây dựng bằng cách cấu trúc lại nội dung kiến thức theo môn học trên cơ sở nghiên cứu chương trình sách giáo khoa hiện hành đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ. Ví dụ: Theo Sách Giáo khoa (SGK) Địa lí 12, bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; bài 15. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Ta có thể xây dựng thành chủ đề dạy học và có thể đặt tên chủ đề là: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên. - Chủ đề liên môn: Bao gồm các nội dung dạy học gần giống nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau (có thể đang trùng nhau) trong các môn học của chương trình hiện hành, biên soạn thành chủ đề liên môn. Ví dụ: theo SGK địa lí 11, bài 9: Nhật Bản, SGK lịch sử, bài 1: Nhật Bản ta có thể xây dựng chủ để liên môn với tên là Nhật Bản. - Chủ đề tích hợp, liên môn: Có nội dung giáo dục liên quan đến các vấn đề thời sự của địa phương, đất nước. Các chủ đề tích hợp, liên môn này được bổ sung vào hoạt động giáo dục nào đó do hiệu trưởng nhà trường/ giám đốc trung tâm quyết định. Ví dụ: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo; Bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản; biển đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sống; giới và bình đẳng giới; an toàn giao thông; sử dụng di sản văn hóa trong dạy học;... nhằm tăng cường năng lực thực hành, vận dụng kiến thức vào thực 502
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 tiễn, giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật. 2.3.2. Cấu trúc của chủ đề Một chủ đề dạy học thường có cấu trúc như sau: 1. Nội dung chủ đề. 2. Mục tiêu chủ đề. (Kiến thức, Kĩ năng, Thái độ, năng lực cần đạt). 3. Tổ chức dạy học theo chủ đề. a. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. b. Phương pháp dạy học. c. Thời lượng chương trình. (thời gian quy định và thời gian dự kiến) d. Bảng mô tả mức độ nhận thức và câu hỏi/ bài tập đánh giá. e. Thiết kế các hoạt động dạy học. (gồm các hoạt động của giáo viên và học sinh). 2.3.3. Quy trình xây dựng chủ đề Mỗi chủ đề dạy học phải giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập. Vì vậy, việc xây dựng mỗi chủ đề dạy học cần thực hiện theo quy trình như sau: Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong chủ đề sẽ xây dựng (xác định tên chủ đề). Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các loại sau: - Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới. - Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức. - Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới. Ví dụ: Một chủ đề Địa lí được xây dựng theo tiến trình dạy học giải quyết vấn đề có thể được xây dựng như sau: Theo sách giáo khoa Địa lí 12, bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; bài 15. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Ta có thể xây dựng thành chủ đề dạy học và có thể đặt tên chủ đề là: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên. Thời gian học tập 2 tuần, trong đó có 2 tiết hoạt động học trên lớp. Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong chủ đề sẽ xây dựng. Bước 3: Xây dựng nội dung chủ đề: Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để thiết kế hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chủ đề. Lựa chọn các nội dung của chủ đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của một môn học hoặc các môn học có liên quan để xây dựng chủ đề dạy học. 503
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Bước 4: Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề thành các hoạt động học được tổ chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống xuất phát. Bước 5: Xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học; biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chủ đề đã xây dựng. 3. XÂY DỰNG CÁC CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG “ĐỊA HÌNH VIỆT NAM” 1. Nội dung của chủ đề a. Đặc điểm chung của địa hình - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. - Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng. - Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. - Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. b. Các khu vực địa hình - Khu vực đồi núi + Địa hình núi chia thành 4 vùng; + Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du. - Khu vực đồng bằng + Đồng bằng châu thổ; + Đồng bằng ven biển. c. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực địa hình trong phát triển kinh tế - xã hội. - Khu vực đồi núi. - Khu vực đồng bằng. 2. Mục tiêu Sau khi học xong chủ đề, học sinh: a. Kiến thức: - Đặc điểm chung của địa hình + Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. 504
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 + Cấu trúc địa hình khá đa dạng. + Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. + Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người - Các khu vực địa hình + Khu vực đồi núi: Vị trí, đặc điểm của các vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, khu vực bán bình nguyên và đồi trung du. + Khu vực đồng bằng: Vị trí, đặc điểm của đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng ven biển miền Trung. - Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực địa hình đối với phát triển kinh tế - xã hội. + Thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi. + Thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng. b. Kĩ năng: - Sử dụng các bản đồ Tự nhiên Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình và nhận xét mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng. - Xác định và ghi đúng trên lược đồ: Các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã; các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Các cao nguyên đá vôi: Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu. Các cao nguyên ba dan: Đắk Lắk, Plây Ku, Mơ Nông, Di Linh. Đỉnh Phan-xi-păng. Các sông: Hồng, Thái Bình, Đà, Mã, Cả, Thu Bồn, Đà Rằng, Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu. - Sử dụng bản đồ và kiến thức đã học để trình bày các đặc điểm địa hình của ba miền c. Thái độ: - Ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích hiện tượng tự nhiên. - Góp phần vào việc tuyên truyền người dân có ý thức trong việc sử dụng các loại đất theo các dạng địa hình nhất định. d. Năng lực cần hình thành - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề; hợp tác; giao tiếp; sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực chuyên biệt thuộc bộ môn Địa lí: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Sử dụng bản đồ, tranh ảnh; sử dụng số liệu thống kê 3. Tổ chức dạy học theo chủ đề a. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh * Chuẩn bị của giáo viên: 505
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Kế hoạch dạy học theo chủ đề. Bản đồ địa hình Việt Nam, Atlat địa lí Việt Nam. Tranh ảnh về cảnh quan các vùng địa hình đồi núi, đồng bằng nước ta. Phiếu học tập sử dụng trong chủ đề. * Chuẩn bị của học sinh Atlat, sách giáo khoa, thông tin, tranh ảnh, video clip thu thập được qua sách, báo, Internet,… Giấy A0, bút dạ, sách vở. b. Phương pháp dạy học - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp bản đồ. - Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan: tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, … c. Thời lượng chương trình Chủ đề này được dạy trong 2 tiết sau khi kết thúc bài 3: Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam. d. Bảng xác định và mô tả mức độ nhận thức * Bảng mô tả mức độ nhận thức Vận dụng Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp cao Trình bày được Phân tích được Giải thích được 1. Đặc các đặc điểm địa Nêu được các đặc một số đặc điểm nguyên nhân điểm hình Việt Nam điểm chung của địa chung của địa của các đặc chung của bằng bản đồ hình Việt Nam. hình nhiệt đới ẩm điểm chung địa địa hình (hoặc Atlat Địa lí gió mùa hình Việt Nam. Việt Nam) So sánh được các vùng núi và đồng Nêu được các khu bằng với nhau vực địa hình Việt theo cặp (Đông Trình bày được 2. Các khu Nam và đặc điểm về Bắc, Tây Bắc; đặc điểm đặc vực địa độ cao, hướng núi, Trường Sơn Bắc, trưng của mỗi hình hướng nghiêng Trường Sơn Nam; khu vực địa hình. chung, đặc điểm hình Đồng bằng Sông thái. Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long) 506
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 3. Thế Phân tích để thấy Đánh giá các Trình bày được mạnh và được thế mạnh và mặt thuận lợi Nêu các thế mạnh và các nguyên nhân hạn chế về hạn chế về tự và khó khăn hạn chế của đồi núi làm cho việc phát tự nhiên nhiên của các khu trong việc sử và đồng bằng đối với triển kinh tế ở đồi của các vực địa hình đối dụng đất ở phát triển kinh tế. núi khác với đồng khu vực với sự phát triển mỗi vùng bằng địa hình kinh tế - xã hội đồng bằng. * Câu hỏi/ bài tập đánh giá - Câu hỏi nhận biết Câu 1. Khu vực có địa hình cao nhất nước ta là: a. Tây Bắc. b. Trường Sơn Bắc. c. Đông Bắc d. Tây Nguyên. Câu 2. Đặc điểm nổi bật của địa hình nước ta là: a. Địa hình chủ yếu là đồng bằng châu thổ. b. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích. c Chủ yếu là địa hình cao nguyên. d. Địa hình bán bình nguyên chiếm phần lớn diện tích (ĐÁP ÁN: 1-a; 2-b;) - Câu hỏi thông hiểu Câu 1. So sánh đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. Câu 2. So sánh đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. - Câu hỏi vận dụng thấp Câu 1. Để phát huy thế mạnh tài nguyên rừng và đất ở vùng núi chúng ta phải làm gì? Câu 2. Những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc? Câu 3. Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam khác nhau như thế nào? 4. Thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề. a. Thiết kế hoạt động khởi động Bước 1. Giáo viên cho học sinh trả lời một số câu hỏi Trắc nghiệm để định hướng nội dung của chủ đề sẽ học. Câu 1. Đặc điểm nổi bật của địa hình nước ta là: a. Địa hình chủ yếu là đồng bằng châu thổ. b. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích. 507
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 c. Chủ yếu là địa hình cao nguyên. d. Địa hình bán bình nguyên chiếm phần lớn diện tích. Câu 2. Khu vực có địa hình cao nhất nước ta là: a. Tây Bắc. b. Trường Sơn Bắc. c. Đông Bắc. d. Tây Nguyên. Câu 3. Vùng núi Đông Bắc nước ta gồm có những cánh cung nào? a. Sông Gâm, Ngân Sơn, Hoàng Liên Sơn, Đông Triều. b. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. c. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Hoành Sơn. d. Sông Gâm, Trường Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Câu 4. Cao nguyên rộng lớn, mặt phủ đất đỏ ba dan dày là những đặc điểm của vùng núi: a. Đông Bắc. b. Trường Sơn Bắc. c. Tây Bắc. d. Trường Sơn Nam. Bước 2: Học sinh trả lời nhanh các câu hỏi giáo viên đưa ra. Bước 3: Giáo viên kết luận và định hướng vào chủ đề sẽ học. Đáp án cho 4 câu hỏi trên lần lượt là: b. a. b. d. b. Thiết kế hoạt động tìm hiểu kiến thức * Thiết kế hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam (20’) Bước 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân. Hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ địa hình (hình 6 - sách giáo khoa) hoặc Atlat Địa lí Việt Nam. Nêu một số câu hỏi định hướng. - Cho biết các dạng địa hình chủ yếu ở nước ta. Địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất? - Nhận xét về hướng nghiêng chung và sự phân bậc của địa hình. - Hướng chính của các dãy núi? Ví dụ minh họa? - Các câu hỏi cuối mục 1.c và 1.d trong sách giáo khoa. Bước 2: Học sinh trình bày và chỉ bản đồ trên bảng minh họa, các em khác bổ sung. Bước 3: Kết luận: Giáo viên kết luận và chuẩn kiến thức đặc điểm chung => Kết luận về ảnh hưởng của địa hình đồi núi với cảnh quan tự nhiên và đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Tuy địa hình đồi núi chiếm chủ yếu diện tích nước ta nhưng mỗi vùng lại có những đặc điểm khác nhau đó là sự phân hóa các khu vực địa hình. 508
  10. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 * Thiết kế hoạt động 2: Tổ chức hoạt động theo nhóm lớn để tìm hiểu đặc điểm địa hình 4 vùng núi. (25’) Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm lớn (tương ứng với 4 dãy bàn) và giao nhiệm vụ cho các nhóm dựa vào nội dung sách giáo khoa, lược đồ (hoặc Atlat địa lí Việt Nam) thảo luận và hoàn thành phiếu học tập 1: - Nhóm 1: Vùng núi Đông Bắc - Nhóm 3: Trường Sơn Bắc - Nhóm 2: Vùng núi Tây Bắc - Nhóm 4: Trường Sơn Nam Bước 2: Tổ chức các nhóm hoạt động Để việc làm việc nhóm có hiệu quả, giáo viên sử dựng kĩ thuật khăn phủ bàn đề hỗ trợ. Giáo viên yêu cầu các nhóm đã chuẩn bị sẵn giấy A0 và bút dạ, yêu cầu các thành viên của nhóm ghi ý kiến của mình vào phần giấy của mình sau đó thư ký sẽ tổng hợp lại và ghi vào phần trung tâm thành ý kiến của nhóm. Bước 3: Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. Giáo viên kẻ sẵn trên bảng theo mẫu phiếu học tập. Đại diện 4 nhóm lên trình bày kết quả và điền vào bảng, trình bày trên bản đồ vị trí của khu vực, các dãy núi và các thung lũng sông… Bước 4: Kết luận: giáo viên nhận xét kết quả, tinh thần làm việc của các nhóm. - Dựa vào bảng vừa hoàn thành, giáo viên cho học sinh so sánh địa hình của vùng núi Đông Bắc với Tây Bắc, Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam. Giáo viên kết luận và đưa thông tin phản hồi. * Thiết kế hoạt động 3: Tìm hiểu địa hình bán bình nguyên và đồi trung du. (5’) Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh. Cho học sinh tìm trên lược đồ hoặc Atlat địa lí Việt Nam các bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ, dải đồi trung du chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng Bắc Bộ. Bước 2: Tổ chức học sinh làm việc: Học sinh làm việc với bản đồ hoặc Atlat địa lí Việt Nam để xác định các bán bình nguyên và đồi trung du. Bước 3: Học sinh trình bày trên bản đồ. Bước 4: Giáo viên chuẩn lại kiến thức và kết luận về sự đa dạng của địa hình vùng núi. * Thiết kế hoạt động 4: Tổ chức hoạt động nhóm nhỏ để tìm hiểu Đồng bằng Châu thổ. (15’) Bước 1: Cho học sinh xác định vị trí các đồng bằng trên bản đồ. Học sinh quan sát bản đồ hoặc Atlat địa lí Việt Nam xác định các động bằng châu thổ ở nước ta. 509
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ dựa vào Bản đồ hoặc Atlat địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học thảo luận để hoàn thành phiếu học tập 2: Bước 2: Tổ chức các nhóm làm việc. Các nhóm đọc Atlat địa lí Việt Nam thảo luận để hoàn thành phiếu học tập đã cho. Bước 3: Các nhóm trình bày sản phẩm. Lần lượt các nhóm cử đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. Bước 4: Kết luận. Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của nhóm, nhận xét thái độ làm việc của các thành viên các nhóm. Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi. * Thiết kế hoạt động 5: Học sinh làm việc cá nhân đề tìm hiểu đồng bằng ven biển (7’). Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ. Học sinh quan sát bản đồ xác định các đồng bằng ven biển miền trung. Bước 2: Tổ chức học sinh hoạt động. Học sinh quan sát bản đồ kết hợp với Atlat để xác định ranh giới các đồng bằng duyên hải miền Trung: Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh; Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế; Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên. Ở mỗi đồng bằng cần nêu được: + Nguồn gốc hình thành. + Đặc điểm địa hình. + Điểm giống nhau, khác nhau của các đồng bằng. Bước 3: Học sinh trình bày. Bước 4: Giáo viên kết luận và chuẩn kiến thức. * Thiết kế hoạt động 6: Tổ chức học sinh làm việc nhóm để tìm hiểu thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực địa hình trong phát triển kinh tế - xã hội. (18’) Bước 1: Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: - Nhóm 1,2: Tìm hiểu thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi. - Nhóm 3,4: Tìm hiểu thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng. Bước 2: Tổ chức các nhóm hoạt động. Các nhóm căn cứ vào sách giáo khoa và các tài liệu, bản đồ thảo luận để rút ra các thế mạnh và hạn chế. Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả. Lần lượt đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. Bước 4: Kết luận 510
  12. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Giáo viên đánh giá về sản phẩm làm việc của các nhóm và chuẩn kiến thức c. Thiết kế hoạt động nối tiếp: Đánh giá - Những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc? - Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam khác nhau như thế nào? - Đặc điểm của đồng bằng Duyên hải Miền Trung? - Để phát huy thế mạnh kinh tế vùng núi chúng ta phải làm gì? 4. KẾT LUẬN Xây dựng chủ đề địa lí tự nhiên trong dạy học lớp 12 trung học phổ thông nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Do đó, trong quá trình xây dựng chủ đề cần tuân thủ các nguyên tắc, cơ sở xây dựng như phải bám sát vào mục tiêu chung của giáo dục, nội dung chương trình sách giáo khoa địa lí 12, cơ sở sư phạm, kĩ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh. Quy trình xây dựng chủ đề bao gồm 5 bước: Xác định vấn đề cần giải quyết trong chủ đề sẽ xây dựng; Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ; Xây dựng nội dung chủ đề; Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề thành các hoạt động học; Xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao). Xây dựng chủ đề để giảng dạy Phần Địa lí tự nhiên lớp 12 Trung học phổ thông nhằm tập trung sự chú ý vào đối tượng dạy học, giúp học sinh hướng tốt nội dung bài học, gây hứng thú, dễ dàng hiểu, dễ tiếp thu thông tin, do đó tăng tính tự chủ, khả năng xử lý, khám phá tri thức đã có và tiếp thu các tri thức mới, rút ngắn được thời gian trình bày của giáo viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sách giáo khoa Địa lí 12, Nhà xuất bản Giáo dục. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sách giáo viên Địa lí 12, Nhà xuất bản Giáo dục. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Nhà xuất bản giáo dục. [4] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2004), Lý luận dạy học địa lí, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. [5] Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, (2014), Hà Nội. Title: BUILDING PHYSICAL GEOGRAPHY TOPIC IN TEACHING GRADE 12 AT HIGH SCHOOL Abstract: Methods to build a natural geographical topic in teaching Grade 12 at High School in order to determine the object-centered students, through the topics under the guidance of teachers, students, the adoption of the operation to handle and apply the knowledge has to find 511
  13. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 and acquire new knowledge. When building the theme should adhere to the principle, based on the facilities and construction process of topics to bring the highest efficiency. Keywords: topic, physical geography, grade 12, High School NGUYỄN HOÀNG TUẤN Trường THPT Đông Hiếu, TX Thái Hòa, Nghệ An Điện thoại: 0977192006, Email: tuandiadh@gmail.com TRẦN VĂN TRUNG Trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An HỒ SĨ CHỈNH Trường THPT Diễn Châu 2, tỉnh Nghệ An 512
nguon tai.lieu . vn