Xem mẫu

  1. XÂY DỰNG BÀI TOÁN CƠ BẢN VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC Ở LỚP 4 BẰNG CÁC KĨ THUẬT BIẾN ĐỔI HÌNH HÀ NGỌC HÂN - TRẦN THỊ NGỌC DUYÊN Khoa Giáo dục Tiểu học Tóm tắt: Bài báo trình bày một số nội dung cơ bản về một số kĩ thuật biến đổi hình; bài toán cơ bản ở tiểu học, từ đó xác định quy trình xây dựng hệ thống bài toán cơ bản có yếu tố hình học ở lớp 4 dựa trên các kĩ thuật biến đổi hình. Từ khóa: Kĩ thuật biến đổi hình, bài toán cơ bản, lớp 4 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Học sinh (HS) lớp 4 được tiếp cận với nhiều dạng bài toán cơ bản như: Tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ,… Hiện nay, lượng bài tập cơ bản này trong sách giáo khoa còn ít, thiếu phong phú về chủ đề. Nhiều giáo viên (GV) gặp khó khăn khi xây dựng bài toán bổ sung, hoàn thiện thêm kiến thức về phương pháp giải cũng như kĩ năng giải toán cho HS, đặc biệt là những tiết học tăng cường về môn Toán (buổi thứ hai trong ngày). Trong bào báo này, chúng tôi đề cập đến một hướng xây dựng bài toán cơ bản liên quan đến yếu tố hình học dựa trên một số kĩ thuật biến đổi hình nhằm hỗ trợ cho GV có những hướng phát triển bài toán cơ bản, tạo một nguồn dữ liệu phong phú về hệ thống bài tập để bồi dưỡng cho HS kĩ năng và phương pháp giải toán, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán. 2. MỘT SỐ KĨ THUẬT BIẾN ĐỔI HÌNH THƯỜNG GẶP Ở TIỂU HỌC Những kĩ thuật biến đổi hình chúng tôi đề cập ở đây được hiểu là những tác động nhằm làm thay đổi các kích thước, hình dạng của hình, chẳng hạn như cắt, ghép, gấp, xếp hình, xoay hình… - Cắt hình Ví dụ 1: Làm thế nào để có các hình vuông? (Toán 1, tr.8) - Ghép hình Ví dụ 2: Xếp 4 hình tam giác thành hình bên (xem hình vẽ): (Toán 3, tr.20) Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 282-291
  2. XÂY DỰNG BÀI TOÁN CƠ BẢN VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC… 283 - Cắt và ghép hình Ví dụ 3: Cho một mảnh bìa hình chữ nhật. Hãy cắt mảnh bìa đó thành 2 mảnh nhỏ để ghép lại ta được 1 hình tam giác. [3] Giải: Ta có các cách chia sau: 3. XÂY DỰNG BÀI TOÁN CƠ BẢN CÓ YẾU TỐ HÌNH HỌC BẰNG CÁC KĨ THUẬT BIẾN ĐỔI HÌNH Ở lớp 4, bài toán cơ bản được hiểu rất rộng, bao gồm những dạng toán về tính toán với bốn phép tính, so sánh, tìm thành phần chưa biết của phép tính, các bài toán giải có lời văn liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, tìm phân số của một số, tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó, tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó… Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi thu hẹp phạm vi về bài toán cơ bản ở dạng những bài toán có lời văn liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. 3.1. Yêu cầu khi xây dựng bài toán cơ bản - Nội dung bài toán phải đáp ứng được mục đích, yêu cầu của bài dạy Các bài tập toán có tác dụng củng cố những kiến thức HS đã học; rèn luyện kĩ năng áp dụng một quy tắc, một kiến thức mới học; hoặc xây dựng một khái niệm mới. Các bài toán đó phải phục vụ cho mục đích yêu cầu của bài dạy. - Bài toán phải phù hợp với trình độ kiến thức của HS Khi xây dựng bài toán, GV cần lưu ý là: những khái niệm, những phép tính, những quy tắc được đề cập đến trong nội dung hoặc cách giải bài toán phải là những điều mà các em đã được học. Yêu cầu này đòi hỏi GV phải nắm vững chương trình giảng dạy, tránh tình trạng cho HS làm những bài toán quá sức của các em.
  3. 284 HÀ NGỌC HÂN – TRẦN THỊ NGỌC DUYÊN - Bài toán phải đầy đủ dữ kiện Nghĩa là những cái đã cho phải đủ để tìm ra được đáp số của bài toán và nếu lượt bỏ bới đi một trong những cái đã cho thì sẽ không tìm được đáp số xác định của bài toán - Câu hỏi của bài toán phải rõ ràng và đầy đủ ý nghĩa Với cùng một dữ kiện như nhau có thể đặt ra những câu hỏi khác nhau, do đó việc lựa chọn các phép tính để giải bài toán cũng khác nhau. Vì thế việc thấu hiểu câu hỏi của bài toán là điều kiện căn bản để giải bài toán. Do đó lúc xây dựng một đề toán, ta phải chú ý nêu rõ câu hỏi để sao cho HS có thể hiểu chính xác ý nghĩa của nó. Nếu không các em sẽ không thể giải được. - Bài toán phải không có mâu thuẫn Nghĩa là từ các dữ kiện của bài toán bằng các cách suy luận khác nhau không được dẫn đến hai kết quả trái ngược nhau, hoặc trái với ý nghĩa thực tế của chúng. Vì vậy, yêu cầu này đòi hỏi GV phải tự giải một cách cẩn thận các đề toán do mình sáng tác; không nên chỉ ước lượng một cách đại khái đáp số và cách giải, sẽ rất dễ dẫn tới sai lầm đáng tiếc. - Số liệu bài toán phải phù hợp với thực tế Một trong những tác dụng giáo dục của bài toán là ở chỗ nó phản ánh được thực tế xung quanh, nó làm cho HS thấy rõ nguồn gốc và mục đích thực tế của toán học. Cho nên khi xây dựng bài toán cần phải lấy số liệu phù hợp với thực tế để các em thấy được lợi ích khi giải toán đó. - Ngôn ngữ của bài toán phải ngắn gọn, mạch lạc Ngôn ngữ của bài toán có ảnh hưởng không ít đến việc hiểu nội dung, ý nghĩa của bài toán, đến quá trinh suy nghĩ chọn phép tính để giải của HS. Nhiều trường hợp chỉ vì không phân biệt được ý nghĩa của một số từ dẫn tới việc mắc phải những sai lầm đáng tiếc trong suy luận. Cũng nên tránh việc kể lể dài dòng những sự việc trong đề toán, không cần thiết và dễ làm cho HS khó tập trung suy nghĩ vào vấn đề trọng tâm của bài. 3.2. Quy trình xây dựng bài toán cơ bản Bước 1: Xác định mục tiêu thiết kế bài toán Mục đích xây dựng hệ thống bài tập nhằm hoàn thiện các kiến thức cơ bản, làm cho HS nhớ và khắc sâu hơn những dạng toán đã được học, rèn luyện kỹ năng tính toán, rèn luyện các thao tác tư duy dể phát triển năng lực sáng tạo, đồng thời đáp ứng nhu cầu cho GV và HS trong quá trình dạy và học. Bước 2: Hình thành ý tưởng về bài toán Theo mục tiêu đã được xác định, chúng tôi sẽ thiết kế hệ thống bài toán dựa vào một số kĩ thuật biến đổi hình tương ứng với các kĩ thuật cắt, lắp, ghép hình đơn giản ở chương trình Toán tiểu học. Thông qua các kĩ thuật biến đổi hình này, vận dụng chúng vào trong giải các bài toán cơ bản như: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tìm hai số khi biết
  4. XÂY DỰNG BÀI TOÁN CƠ BẢN VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC… 285 tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. Bước 3: Tiến hành thiết kế bài toán a) Thu thập tài liệu - Thu thập các sách bài tập, các tài liệu liên quan đến hệ thống bài tập cần xây dựng. b) Tiến hành soạn thảo bài tập - Soạn từng loại bài tập - Bổ sung, chỉnh sửa các dạng bài tập còn thiếu hoặc những nội dung chưa có bài tập trong sách giáo khoa - Xây dựng các phương pháp giải quyết bài tập Bước 4: Lưu ý khi vận dụng Hệ thống bài tập trong từng nhóm kĩ thuật chỉ sử dụng trong một số dạng bài toán cơ bản, nên cần có những hướng dẫn cụ thể đối với từng nhóm bài tập để cả GV và HS có thể dễ dàng tham khảo và sử dụng. 3.3. Một số minh họa 3.3.1. Nhóm bài tập sử dụng kĩ thuật cắt giảm kích thước của hình Bước 1: Xác định mục tiêu thiết kế bài toán Các minh họa trong nhóm bài tập đều được phát triển từ các bài toán có nội dung hình học. Chúng tôi đã sử dụng kĩ thuật cắt giảm để biến đổi hình, kết hợp với các dạng toán điển hình ở lớp 4 nhằm giúp HS củng cố được quy trình và cách giải đối với từng dạng bài cụ thể và còn được rèn luyện kĩ năng vẽ hình và cắt hình, quan sát và phân tích hình vẽ để tìm ra được mối quan hệ giữa độ dài các cạnh và vận dụng vào trong giải toán. Bước 2: Hình thành ý tưởng về bài toán Các bài toán được thiết kế sẽ đều phải sử dụng kĩ thuật cắt giảm/ghép thêm để biến đổi hình. Đến lớp 4, HS đã được học về chu vi, diện tích của hình chữ nhật, hình vuông. Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta phải biết độ dài hai cạnh của nó. Việc xác định độ dài 2 cạnh bằng cách cho trước số đo thì quá bình thường. Có thể lồng ghép yêu cầu xác định số đó hai cạnh theo dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tổng và tỉ, hiệu và tỉ. Trên cơ sở đó, chúng tôi tập trung vào 3 dạng biến đổi hình sau: - Thay đổi kích thước hình chữ nhật thành hình vuông. - Thay đổi kích thước hình vuông thành hình chữ nhật. - Hình chữ nhật biến đổi thành hình chữ nhật. Bước 3: Tiến hành thiết kế bài toán  Dạng 1: Thay đổi kích thước hình chữ nhật thành hình vuông Ví dụ 1: Một hình chữ nhật có chu vi 170cm. Nếu bớt chiều dài đi 15cm và giữ nguyên chiều rộng thì hình chữ nhật trở thành hình vuông. Tìm chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật đó.
  5. 286 HÀ NGỌC HÂN – TRẦN THỊ NGỌC DUYÊN Gợi ý: Biết được chu vi ta sẽ tính được tổng của chiều dài và chiều rộng. Theo hình vẽ, thì chiều dài hơn chiều rộng là 15cm. Bài toán có dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Từ ví dụ 1, ta có thể nâng cao mức độ khó của bài toán với việc biến đổi hình bằng cách cắt cả chiều dài và chiều rộng như sau: Ví dụ 2: Một hình chữ nhật có chu vi là 32cm. Nếu giảm chiều dài đi 4cm và giảm chiều rộng đi 2cm thì được hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật đó. Gợi ý: Ở ví dụ này, thì hiệu chiều dài và chiều rộng là: 4 – 2 = 2 (cm). Bài toán trở về dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Tương tự bài toán này, ta chỉ cần thay tổng bằng tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng để có thể tạo thêm được các bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ: Ví dụ 3: Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng chiều dài. Nếu giảm chiều dài đi 4cm và giảm chiều rộng đi 2cm thì được một hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật.  Dạng 2: Thay đổi kích thước hình vuông thành hình chữ nhật Ví dụ 1: Cho một miếng đất hình vuông, nếu giảm bên phải 8m thì được một hình chữ nhật có chu vi là 120m. Tìm diện tích hình chữ nhật. Gợi ý: Biết được chu vi ta sẽ tính được tổng của chiều dài và chiều rộng. Nhìn vào hình vẽ để tìm được hiệu chiều dài và chiều rộng là 8m. Bài toán có dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Ta có thể biến đổi ví dụ 1 thành dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ như sau: Ví dụ 2: Cho một miếng đất hình vuông, nếu giảm bên phải 8m thì được một hình chữ nhật có chiều rộng bằng chiều dài. Tìm diện tích hình chữ nhật.  Dạng 3: Hình chữ nhật biến đổi thành hình chữ nhật Ví dụ 1: Cho một hình chữ nhật có chu vi 100m. Nếu ta cắt chiều dài đi 5m và giữ nguyên chiều rộng thì được hình chữ nhật mới có chiều dài hơn chiều rộng 15m. Tính diện tích hình chữ nhật mới. Gợi ý: Từ hình vẽ hướng dẫn HS tìm được chu vi hình chữ nhật mới là: 100 – 5 2 = 90 (m)
  6. XÂY DỰNG BÀI TOÁN CƠ BẢN VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC… 287 Bài toán trở về dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Thay đổi dữ kiện ở ví dụ 1, ta được thêm nhiều bài toán sau: Ví dụ 2: Cho một hình chữ nhật có chu vi 100m. Nếu ta cắt chiều dài đi 5m và giữ nguyên chiều rộng thì được hình chữ nhật mới có chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật mới. Ví dụ 3: Cho một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 20m. Nếu ta cắt chiều dài đi 5m và giữ nguyên chiều rộng thì được hình chữ nhật mới có chu vi là 90m. Tính diện tích hình chữ nhật mới. Bước 4: Lưu ý khi vận dụng - Với mỗi bài toán trên ta có thể dùng sơ đồ đoạn thẳng để minh họa nếu các em không tìm được hiệu trên hình vẽ. - Hệ thống bài tập trên chỉ là một số các trường hợp biến đổi hình. Đối với mỗi dạng, còn có rất nhiều cách biến đổi khác nên GV có thể tự thiết kế và bổ sung thêm nguồn bài tập trên cơ sở các dạng bài tập mà chúng tôi đã xây dựng như trên. - Dùng các hình thức biến đổi trên nhưng để tạo cho các em sự tư duy ta có thể thay số liệu và yêu cầu khác như: tính độ dài các cạnh, tìm chu vi hay diện tích hình ban đầu hoặc hình mới. - Khi sử dụng nhóm bài tập này, GV cần vận dụng triệt để yếu tố trực quan kết hợp với giảng giải để HS dễ nắm bắt vấn đề, nhận biết được các dạng toán nhanh hơn. 3.3.2. Nhóm bài tập sử dụng kĩ thuật ghép thêm vào kích thước của hình Nhóm bài tập sử dụng kĩ thuật ghép thêm mà chúng tôi thiết kế sẽ tương đồng với nhóm bài tập sử dụng kĩ thuật cắt giảm. Vì vậy, ở nhóm bài tập này, với mục tiêu thiết kế và cách hình thành ý tưởng và lưu ý khi vận dụng được hiểu tương tự với nhóm bài tập trước, chúng tôi sẽ không nhắc lại các bước quy trình nữa mà trực tiếp chuyển sang bước tiến hành thiết kế các dạng bài tập trong nhóm này. Cách tiến hành thiết kế cụ thể cho từng dạng như dưới đây.  Dạng 1: Thay đổi kích thước hình chữ nhật thành hình vuông Ví dụ 1: Một hình chữ nhật có chu vi là 280m. Nếu tăng chiều rộng thêm 30m và giữ nguyên chiều dài thì ta được một hình vuông. Tính diện tích của hình chữ nhật. Gợi ý: Biết được chu vi ta sẽ tính được tổng của chiều dài và chiều rộng. Nhìn vào hình vẽ ta thấy chiều dài sẽ hơn chiều rộng 30m, như vậy hiệu là 30m. Bài toán trở về dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Tương tự bài toán này, ta chỉ cần thay tổng bằng tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng để
  7. 288 HÀ NGỌC HÂN – TRẦN THỊ NGỌC DUYÊN có thể tạo thêm được bài toán dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ, chẳng hạn: Ví dụ 2: Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng chiều dài. Nếu tăng chiều rộng thêm 30m và giữ nguyên chiều dài thì ta được một hình vuông. Tính diện tích của hình chữ nhật.  Dạng 2: Thay đổi kích thước hình vuông thành hình chữ nhật Ví dụ 1: Một miếng đất hình vuông, sau khi mở rộng về một phía 8m thì miếng đất trở thành hình chữ nhật có chu vi 116m. Tính diện tích miếng đất sau khi mở rộng. Gợi ý: Biết được chu vi ta sẽ tính được tổng của chiều dài và chiều rộng. Dựa vào hình vẽ dễ tìm được hiệu chiều dài và chiều rộng là 8m. Bài toán trở về dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Có thể thay đổi dữ kiện của ví dụ này để thành dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ, như sau: Ví dụ 2: Một miếng đất hình vuông, sau khi mở rộng về một phía 8m thì miếng đất trở thành hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Hỏi sau khi mở rộng, miếng đất đó có diện tích bằng bao nhiêu?  Dạng 3: Hình chữ nhật biến đổi thành hình chữ nhật Ví dụ 1: Cho một hình chữ nhật có chu vi 80m. Nếu ta tăng chiều dài lên 5m và giữ nguyên chiều rộng thì được hình chữ nhật mới có chiều dài hơn chiều rộng 15m. Tính chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật ban đầu. Gợi ý: Từ hình vẽ hướng dẫn HS tìm được chu vi hình chữ nhật mới là: 80 + 5  2 = 90 (m) Bài toán trở về dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Thay đổi dữ kiện ở ví dụ 1, ta được bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ như sau: Ví dụ 2: Cho một hình chữ nhật có chu vi 80m. Nếu ta tăng chiều dài lên 5m và giữ nguyên chiều rộng thì được hình chữ nhật mới có chiều rộng bằng chiều dài. Tính chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật ban đầu. Hoặc thay đổi lại dữ kiện, ta lại tạo thêm được nhiều bài toán khác cùng dạng tổng hiệu từ ví dụ 1 như: Ví dụ 3: Cho một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 10m. Nếu ta tăng chiều dài thêm 5m và giữ nguyên chiều rộng thì được hình chữ nhật mới có chu vi là 90m. Tính diện tích hình chữ nhật mới.
  8. XÂY DỰNG BÀI TOÁN CƠ BẢN VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC… 289 3.3.3. Nhóm bài tập sử dụng kĩ thuật cắt và ghép hình Bước 1: Xác định mục tiêu thiết kế bài toán Các bài tập trong nhóm này đều là sự phối hợp hai kĩ thuật là cắt hình và ghép hình của hai nhóm bài tập trên để biến đổi hình. Tuy cũng được phát triển từ các dạng toán điển hình ở lớp 4, nhưng để giải được các bài tập ở nhóm này thì ngoài việc HS nắm vững quy trình giải toán và vẽ hình, HS cần rèn kĩ năng làm việc ngay trên hình vẽ: cắt và ghép hình. Qua đó, vừa rèn kĩ năng giải toán cho HS, vừa phát triển khả năng tư duy, tưởng tượng,… ở người học. Bước 2: Hình thành ý tưởng về bài toán Các minh họa vẫn được thiết kế dựa vào 3 dạng biến đổi hình như các nhóm bài tập trên. Và để biến đổi hình, chúng tôi sẽ cắt một phía và ghép thêm một phía để thiết kế nhóm bài tập này. Bước 3: Tiến hành thiết kế bài toán  Dạng 1: Thay đổi kích thước hình chữ nhật thành hình vuông Ví dụ 1: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 84m. Nếu tăng chiều rộng thêm 4m và giảm chiều dài cũng 4m thì mảnh vườn sẽ có dạng hình vuông. Tìm chiều dài và chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật. Gợi ý: Biết được chu vi, ta sẽ tính được tổng và hiệu của chiều dài và chiều rộng. Hiệu của chiều dài và chiều rộng là: 4 + 4 = 8 (m) Bài toán trở về dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Từ ví dụ 1, ta có thể thay đổi số liệu để thiết kế thêm dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ: Ví dụ 2: Mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng bằng chiều dài. Nếu chiều rộng tăng thêm 9m, chiều dài bớt đi 9m thì mảnh đất trở thành hình vuông. Tính diện tích mảnh đất đó. Gợi ý: Hiệu giữa chiều dài và chiều rộng là: 9 + 9 = 18 (m).  Dạng 2: Thay đổi kích thước hình vuông thành hình chữ nhật. Ví dụ 1: Cho một miếng đất hình vuông, nếu tăng bên trái 8m và giảm phía dưới 2m thì miếng đất trở thành hình chữ nhật có chu vi 72m. Tìm diện tích miếng đất hình vuông.
  9. 290 HÀ NGỌC HÂN – TRẦN THỊ NGỌC DUYÊN Gợi ý: Hiệu của chiều dài và chiều rộng là: 8 + 2 = 10 (m). Bài toán trở về dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu. Tương tự ví dụ 1, ta có thể thiết kế thêm dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ: Ví dụ 2: Cho một miếng đất hình vuông, nếu tăng bên trái 25m và giảm phía dưới 15m thì miếng đất trở thành hình chữ nhật có chiều dài gấp 5 lần chiều rộng. Tìm diện tích miếng đất hình vuông. Giải: Hiệu giữa chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật mới là: 25 + 15 = 40 (m).  Dạng 3: Hình chữ nhật biến đổi thành hình chữ nhật Ví dụ 1: Cho một hình chữ nhật có chu vi 80m. Nếu tăng chiều rộng 3m, giảm chiều dài 5m thì được hình chữ nhật mới có chiều dài hơn chiều rộng 2m. Tính chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật ban đầu. Gợi ý: Dựa vào hình vẽ (sơ đồ), ta tìm chu vi của HCN mới là: 80 – 2 ( 5 – 3 ) = 76 (m). Nửa chu vi HCN mới là: 76 : 2 = 38 (m) Bài toán trở về dạng tổng – hiệu. Tương tự ví dụ 1, ta có thể thiết kế thêm dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ: Ví dụ 2: Cho một hình chữ nhật có chu vi 80m. Nếu tăng chiều rộng 3m, giảm chiều dài 5m thì được hình chữ nhật mới có chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật ban đầu. Ta cũng có thể biến đổi sang dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ với như sau: Ví dụ 3: Cho một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 10m. Nếu tăng chiều rộng 3m, giảm chiều dài 5m thì được hình chữ nhật mới có chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật ban đầu. Gợi ý: Hiệu giữa chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật mới là: 10 – 3 – 5 = 2 (m). Bước 4: Lưu ý sử dụng - Hệ thống bài tập ở nhóm này cũng tương đối nhiều, GV có thể tự thiết kế thêm nhiều
  10. XÂY DỰNG BÀI TOÁN CƠ BẢN VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC… 291 bài toán tương tự tùy theo mức học của HS trong lớp mình. - Đây là nhóm bài tập mà trong đó HS sẽ được sử dụng phối hợp cả kĩ thuật cắt và ghép hình trong cùng 1 bài toán. Đó sẽ là nguồn bài tập phong phú để bồi dưỡng HS khá giỏi. - Nếu HS chưa thể hình dung ra được hình vẽ để rút ra các mối liên quan giữa độ dài các cạnh thì GV nên tóm tắt bằng sơ đồ để HS dễ dàng nhận ra cách giải bài toán. 4. KẾT LUẬN Việc nghiên cứu cơ sở lí luận và vận dụng cơ sở lí luận vào thực tiễn xây dựng hệ thống bài toán cơ bản có yếu tố hình học ở lớp 4 bằng các kĩ thuật biến đổi hình ít nhiều mang lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở tiểu học. Hệ thống bài tập được xem là công cụ hữu ích bổ sung vào nguồn dữ liệu tham khảo phong phú của GV; vừa giúp HS củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng giải toán, vừa phát triển kĩ năng vẽ hình; phát triển tư duy, tưởng tượng và tăng hứng thú học tập của HS khi học giải toán. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Trọng Chiến, Nguyễn Thị Kim Thoa. Giáo trình Toán sơ cấp, NXB Đại học Huế. [2] Trần Diên Hiển (2008). Giáo trình chuyên đề, Bồi dưỡng HSG Toán ở Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm. [3] Trần Diên Hiển, Thực hành giải Toán ở tiểu học (tập II), NXB Đại học Sư phạm. [4] Nguyễn Thị Kim Thoa (2013). Thực hành giải Toán ở tiểu học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. HÀ NGỌC HÂN SV lớp TU4B, khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ĐT: 01206214379, Email: hangochan95@gmail.com TRẦN THỊ NGỌC DUYÊN SV lớp TU4A, khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ĐT: 01662939098, Email: boconganh220495@gmail.com
nguon tai.lieu . vn