Xem mẫu

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHÌ VÀ CADIMI TRONG MỘT SỐ LOẠI GẠO TIÊU THỤ Ở THÀNH PHỐ HUẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ HÀ THÙY TRANG* NGUYỄN ĐÌNH LUYỆN, NGÔ VĂN TỨ Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: hatrangdhsph@gmail.com Tóm tắt: Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả xác định hàm lượng Chì (Pb) và Cadimi (Cd) trong một số loại gạo được tiêu thụ ở thành phố Huế bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng trung bình của Pb và Cd trong gạo là 248,30 ± 146,83 và 15,16 ± 12,45 (μg/kg chất khô). 44,83 % các mẫu gạo có hàm lượng Pb ở dưới ngưỡng khuyến cáo và 55,17% các mẫu gạo có hàm lượng Pb ở trên ngưỡng khuyến cáo; 100% các mẫu gạo có hàm lượng Cd ở dưới ngưỡng khuyến cáo của Việt Nam, WHO/FAO, Australia và New Zealand. Để đánh giá sự an toàn của thức ăn đưa vào cơ thể, lượng Pb và Cd hàng tuần được đưa vào cơ thể từ gạo được tính toán dựa trên lượng gạo tiêu thụ hàng ngày. Kết quả chỉ ra rằng, lượng trung bình của Pb và Cd được đưa vào cơ thể hàng tuần từ gạo thấp hơn nhiều lần so với khuyến cáo của WHO/FAO. Từ khóa: Cadimi, chì, quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), kim loại nặng trong gạo. 1. MỞ ĐẦU Hầu hết các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, đều không thể thiếu các món ăn được chế biến từ gạo như: cơm, bún, phở, bánh chưng, bánh dày,… Gạo là một nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể, gạo cung cấp tinh bột và một số vitamin cho cơ thể, do đó vấn đề kiểm tra chất lượng gạo là cần thiết. Gạo không chỉ là điều kiện của cuộc sống, nguồn thu nhập của hàng triệu nông dân trên toàn thế giới mà còn gắn liền với văn hóa dân tộc của nhiều đất nước. Gạo là một trong năm nguồn lương thực quan trọng nhất trên thế giới. Chì, cadimi là hai trong số các kim loại độc đối với con người có trong môi trường được biết đến khá nhiều, là những nguyên tố không thiết yếu đối với cơ thể sống. Chì và cadimi được sử dụng khá rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Chúng đi vào môi trường từ các nguồn như: tự nhiên, nước thải công nghiệp, phân bón hóa học photphat, các phế thải màu bị vùi lấp trong đất, khai thác các mỏ quặng chì và kẽm, các nhà máy tinh luyện… [4]. Nếu đất, nước tưới tiêu, không khí của nơi trồng lúa bị ô nhiễm chì, cadimi, thì sản phẩm gạo thu được cũng bị nhiễm chì, cadimi [9]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng quy trình xử lý mẫu, khảo sát các thông số thích hợp và đánh giá độ tin cậy của phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử [10]. Từ đó, áp dụng vào phân tích hàm lượng kim loại chì và cadimi trong một số loại gạo tiêu thụ ở thành phố Huế, với mong muốn góp một phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và đảm bảo an toàn thực phẩm cho cộng đồng. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Hóa chất, dụng cụ Các dung dịch làm việc của các kim loại Pb, Cd được pha hàng ngày từ các dung dịch chuẩn tương ứng có nồng độ 1.000 ppm dùng cho AAS của hãng Merck, Đức. Các hóa chất như HNO3, HClO4, H2SO4, K2SO4, NH4H2PO4... của hãng Merck, Đức, nước cất 2 lần. 319
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AA - 6800 của hãng Shimadzu, Nhật Bản. Cân phân tích AUW220D ( 0,01 mg) của hãng Shimadzu, Nhật Bản. Máy cất nước hai lần Aquatron của hãng Bibby Sterilin, Anh. Thiết bị lọc nước siêu sạch EASYpure RF của hãng Barnstead, Mỹ. Lò nung (đến 1.1000C) của hãng Nabertherm, Đức. Các dụng cụ như: bình định mức các loại, pipet vạch và pipet bầu các loại, micropipet các loại, cốc mỏ, ống đong,... 2.2. Lấy mẫu và xử lý mẫu Lấy mẫu: 29 mẫu gạo của 12 loại gạo khác nhau được lấy ở 3 đại lý gạo lớn, chuyên bán sĩ và bán lẻ gạo ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế: cửa hàng, đại lý gạo 182 Hùng Vương; cửa hàng, đại lý gạo 64 Nguyễn Huệ; cửa hàng, đại lý gạo 144B Nguyễn Huệ. Tiến hành lấy mẫu gạo theo các tài liệu [5], [6], [8]. Xử lý mẫu: - Kỹ thuật vô cơ hóa ướt: Cân chính xác khoảng 1,0000 g mẫu gạo cho vào cốc, thêm vào trong cốc 20mL hỗn hợp của 2 axit đậm đặc: axit HNO3 đậm đặc 65% và axit HClO4 đậm đặc 70% (tỷ lệ hỗn hợp của hai axit là 3:1), và thêm 2,5mL axit H2SO4 đậm đặc 96%. Tiến hành trộn đều hỗn hợp thu được trên và rồi để yên trong 30 phút. Sau đó, đậy cốc có chứa hỗn hợp trên bằng một mặt kính đồng hồ có khả năng chịu được axit, rồi đặt cốc lên trên bếp điện và tăng nhiệt độ từ từ cho đến khi hỗn hợp sôi. Tiếp tục đun sôi cho đến khi cạn (còn khoảng 3mL) và có khói HClO4 bay ra. Để nguội, định mức đến 20mL bằng nước cất, lắc đều [4]. - Kỹ thuật vô cơ hóa khô: Cân chính xác khoảng 1,0000 g mẫu gạo cho vào chén nung, cho thêm 5mL K2SO4 10% phủ lấy gạo, đem sấy ở nhiệt độ 1150C cho đến khi khô hoàn toàn. Sau đó, vô cơ hóa mẫu trong lò nung ở 5000C từ 4 – 10 giờ. Nếu chưa được sản phẩm là tro trắng, thì cho thêm 2mL axit HNO3 đậm đặc, tiến hành làm khô hoàn toàn dung dịch thu được bằng bếp điện. Tiếp tục vô cơ hóa mẫu trong lò nung ở 5000C trong 30 phút cho đến khi thu được sản phẩm là tro trắng hoàn toàn. Hòa tan tro bằng 1mL axit HNO3 đậm đặc và 5 mL nước cất. Định mức đến 20mL bằng nước cất, lắc đều [1]. 2.3. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử lò graphit Kỹ thuật đo cường độ vạch phổ: Các thông số kỹ thuật quá trình đo vạch phổ Pb, Cd: - Vạch phổ đo: với Pb là 283,3 (nm); với Cd là 228,8 (nm). - Độ rộng khe đo: với Pb là 0,5 (nm); với Cd là 1,0 (nm). - Thời gian đo: với Pb là 3 (s); với Cd là 2 (s). - Dòng HCL: với Pb là 10 (mA); với Cd là 8 (mA). - Loại Cuvet Graphit: High - density graphite tube. - Thể tích mẫu phân tích bơm vào cuvet để đo: 20µL. - Dung dịch hiệu chỉnh nền NH4H2PO4 (2%): 10µL/lần bơm. Chương trình nhiệt độ của lò graphit: 320
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 Bảng 1. Chương trình nhiệt độ của lò graphit Nhiệt độ Thời gian Lưu lượng dòng Ar Nguyên tố Giai đoạn (oC) (s) (mL/phút) Sấy khô 150 - 250 30 0,1 Tro hóa 400 23 1,0 Pb Nguyên tử hóa 2000 3 0,0 Làm sạch cuvet 2400 2 1,0 Sấy khô 150 - 250 30 0,1 Tro hóa 400 23 1,0 Cd Nguyên tử hóa 1800 2 0,0 Làm sạch cuvet 2400 2 1,0 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Xây dựng đường chuẩn định lượng Pb, Cd Đường chuẩn được xây dựng với nồng độ biến đổi trong khoảng từ 4-40 ng/mL đối với Pb và từ 0,2-2 ng/mL đối với Cd. Phương trình đường chuẩn định lượng Pb: A = 0,018.C + 0,010 (R = 0,9993) Phương trình đường chuẩn định lượng Cd: A = 0,415.C + 0,018 (R = 0,9989) Hình 1. Đường chuẩn định lượng Pb Hình 2. Đường chuẩn định lượng Cd 3.2. Độ nhạy, LOD, LOQ của phương pháp Từ các phương trình đường chuẩn định lượng Pb và Cd, chúng tôi tính được các giá trị a, b, Sy, LOD và LOQ như nhau: Bảng 2. Các giá trị a, b, Sy, LOD và LOQ a b Sy LOD LOQ Nguyên tố R (ppb) (Abs/ppb) (Abs) (ppb) (ppb) Pb 0,010 0,018 0,012 1,917 6,326 0,9993 Cd 0,018 0,415 0,017 0,124 0,409 0,9989 Dựa vào kết quả bảng 2, chúng tôi thấy rằng với các điều kiện thích hợp như trên, phương pháp đạt được LOD khá thấp đối với cả Pb và Cd; với Cd là 0,124 ppb; với Cd là 1,917 ppb, 321
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 tương ứng với LOQ lần lượt là 0,409 ppb đối với Cd và 6,326 ppb đối với Pb. Độ nhạy của phương pháp đạt được tương đối cao đối với cả Pb và Cd, với Cd là 0,415 (Abs/ppb) và với Pb là 0,108 (Abs/ppb). 3.3. So sánh kết quả xác định Pb, Cd theo kỹ thuật vô cơ hóa ướt và kỹ thuật vô cơ hóa khô Chọn 5 mẫu gạo, xử lý theo mục 2.2. Kết quả phân tích được biểu diễn ở bảng 3. Bảng 3. Kết quả xác định Pb, Cd theo kỹ thuật vô cơ hóa ướt và kỹ thuật vô cơ hóa khô Kỹ thuật vô cơ hóa ướt Kỹ thuật vô cơ hóa khô Mẫu ̅ ± S (μg/kg chất khô) 𝑿 ̅ ± S (μg/kg chất khô) 𝑿 Pb Cd Pb Cd Nếp Lào 1 337,04 ± 4,75 7,23 ± 0,09 333,55 ± 1,78 7,11 ± 0,09 Nếp Thái 2 84,89 ± 1,93 4,34 ± 0,04 77,09 ± 2,48 4,15 ± 0,10 Đài Loan 1 94,50 ± 2,11 7,24 ± 0,14 93,75 ± 1,61 7,20 ± 0,11 Tài Nguyên 1 458,45 ± 1,69 26,58 ± 0,14 454,84 ± 2,06 26,25 ± 0,08 Thơm Thái 1 434,93 ± 3,05 8,32 ± 0,09 430,51 ± 6,25 8,26 ± 0,07 Ghi chú: 𝑋̅ giá trị trung bình; S: độ lệch chuẩn. Theo các kết quả ở bảng 3, chúng tôi nhận thấy xử lý mẫu theo kỹ thuật vô cơ hóa ướt cho hàm lượng Pb, Cd cao hơn so với xử lý mẫu theo kỹ thuật vô cơ hóa khô. Điều này có thể là do, trong quá trình xử lý mẫu theo kỹ thuật vô cơ hóa khô đã có một lượng ít Pb, Cd bị mất khi nung. Vì vậy, chúng tôi chọn kỹ thuật vô cơ hóa ướt để xử lý các mẫu gạo khi phân tích xác định hàm lượng Pb, Cd trong các mẫu gạo đó. 3.4. Kết quả phân tích mẫu thực tế Bảng 4. Kết quả phân tích Pb và Cd trong các mẫu gạo ̅ ± S (μg/kg chất khô) 𝑿 ̅ ± S (μg/kg chất khô) 𝑿 Mẫu Mẫu Pb Cd Pb Cd Nếp Lào 1 337,04 ± 4,75 7,23 ± 0,09 Đài Loan 3 194,12 ± 3,21 24,52 ± 0,19 Nếp Lào 2 296,37 ± 3,85 38,27 ± 0,12 Đài Loan Sữa 1 371,72 ± 5,04 4,43 ± 0,10 Nếp Thái 1 84,89 ± 1,93 4,34 ± 0,04 Đài Loan Sữa 2 220,00 ± 3,70 3,91 ± 0,05 Nếp Thái 2 83,85 ± 2,11 4,19 ± 0,10 Hương Lài Sữa 1 304,96 ± 3,91 14,77 ± 0,10 Nếp Phú Bài 1 59,04 ± 1,56 4,32 ± 0,12 Hương Lài Sữa 2 228,07 ± 2,10 18,48 ± 0,14 Nếp Phú Bài 2 159,72 ± 2,82 8,24 ± 0,11 Hương Lài Sữa 3 477,53 ± 1,70 22,68 ± 0,11 4B1 61,17 ± 1,78 19,53 ± 0,08 Khang Dân 1 102,06 ± 2,57 34,03 ± 0,12 4B2 204,26 ± 4,19 4,18 ± 0,08 Khang Dân 3 300,83 ± 2,16 41,51 ± 0,36 4B3 160,48 ± 2,68 23,05 ± 0,10 Tài Nguyên 1 458,45 ± 1,69 26,58 ± 0,14 Bụi Sữa 1 185,29 ± 3,17 6,89 ± 0,11 Tài Nguyên 3 279,54 ± 2,99 4,60 ± 0,11 Bụi Sữa 2 422,62 ± 4,31 12,49 ± 0,11 Thơm Thái 1 434,93 ± 3,05 8,32 ± 0,09 Bụi Sữa 3 192,27 ± 4,13 13,08 ± 0,09 Thơm Thái 2 295,18 ± 3,03 5,95 ± 0,17 Đài Loan 1 94,50 ± 2,11 7,24 ± 0,14 Thơm Thái 3 74,39 ± 2,84 4,56 ± 0,09 Đài Loan 2 193,03 ± 3,82 3,07 ± 0,06 Zetmin 1 667,10 ± 3,54 40,76 ± 0,39 Zetmin 2 257,42 ± 2,93 31,40 ± 0,11 Ghi chú: 𝑋̅ : giá trị trung bình; S: độ lệch chuẩn. 322
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 Chúng tôi đã tiến hành phân tích xác định hàm lượng Pb và Cd trong một số loại gạo được tiêu thụ ở thành phố Huế. Tiến hành so sánh hàm lượng trung bình của Pb và Cd trong từng bảng 4, 5, 6 thì có thể thấy hàm lượng Pb, Cd trong các mẫu gạo của cùng một loại gạo (cùng một tên gọi) của cùng một nơi sản xuất có trường hợp là khác biệt nhau, nhưng cũng có trường hợp là không có khác biệt nhau. Hàm lượng Pb, Cd trong các loại gạo khác nhau của cùng một nơi sản xuất (cùng một miền của một đất nước) có trường hợp là khác biệt nhau, nhưng cũng có trường hợp là không có khác biệt nhau. Hàm lượng Pb, Cd trong gạo từ các nơi sản xuất khác nhau có trường hợp là khác biệt nhau, nhưng cũng có trường hợp là không có khác biệt nhau. Do sự kết hợp của tất cả yếu tố như giống, nơi trồng, quá trình thu mua và phân phối gạo đã dẫn đến việc hàm lượng Pb, Cd có thể khác biệt nhau mà cũng có thể không có khác biệt nhau như ở trên. Bảng 5. Hàm lượng trung bình của Pb và Cd trong các loại gạo ̅ ± S (μg/kg chất khô) 𝑿 Nơi sản xuất Gạo Pb Cd Lào Nếp Lào (n = 2) 316,71 ± 28,76 22,75 ± 21,95 Thái Nếp Thái (n = 2) 84,37 ± 0,74 4,27 ± 0,11 Nếp Phú Bài (n = 2) 109,38 ± 71,19 6,28 ± 2,77 Miền Trung của 4B (n = 3) 141,97 ± 73,32 15,59 ± 10,03 Việt Nam Khang Dân (n = 2) 201,45 ± 140,55 37,77 ± 5,29 Đài Loan (n = 3) 160,55 ± 57,20 11,61 ± 11,37 Đài Loan Sữa (n = 2) 295,86 ± 107,28 4,17 ± 0,37 Hương Lài Sữa (n = 3) 336,85 ± 127,75 18,64 ± 3,96 Miền Nam của Bụi Sữa (n = 3) 141,97 ± 135,05 10,82 ± 3,42 Việt Nam Tài Nguyên (n = 2) 369,00 ± 126,51 15,59 ± 15,54 Thơm Thái (n = 3) 268,17 ± 181,78 6,28 ± 1,90 Zetmin (n = 2) 462,26 ± 289,69 36,08 ± 6,62 Bảng 6. Hàm lượng trung bình của Pb, Cd trong gạo từ các nơi sản xuất khác nhau ̅ ± S (μg/kg chất khô) 𝑿 Nơi sản xuất Pb Cd Miền Trung (n = 7) 149,65 ± 85,98 19,27 ± 14,72 Miền Nam (n = 18) 297,28 ± 150,30 14,10 ± 11,04 Việt Nam (n = 25) 255,95 ± 149,76 15,54 ± 12,08 Nước ngoài (n = 4) 200,54 ± 135,16 13,51 ± 16,57 Tổng (n = 29) 248,30 ± 146,83 15,16 ± 12,45 Ghi chú: 𝑋̅ : giá trị trung bình; S: độ lệch chuẩn, n: số mẫu gạo. 323
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 Bảng 7. Giới hạn cho phép của Pb, Cd trong gạo Giới hạn tối đa kim loại (mg/kg) Tài liệu STT tham khảo Chì (Pb) Cadimi (Cd) 1 0,2 0,1 Australia New Zealand [2] 3 0,2 0,4 FAO/WHO [1] 4 0,2 0,2 Việt Nam [7] Pb Cd 30.00% 120.00% 25.00% 100.00% 20.00% 80.00% % % 15.00% 60.00% 10.00% 40.00% 5.00% 20.00% 0.00% 0.00% < 100 < 200 200 - 300 300 - 400 > 400 < 100 100 - 200 200 - 300 300 - 400 > 400 μg/kg μg/kg (a) (b) Hình 3. Sự phân phối hàm lượng Pb (a) và Cd (b) trong các mẫu gạo Ghi chú: : % các mẫu gạo có hàm lượng Pb dưới 0,1 mg/kg. : % các mẫu gạo có hàm lượng Pb dưới 0,2 mg/kg. : % các mẫu gạo có hàm lượng Pb từ 0,2 đến 0,3 mg/kg. : % các mẫu gạo có hàm lượng Pb từ 0,3 đến 0,4 mg/kg. : % các mẫu gạo có hàm lượng Pb trên 0,4 mg/kg. : % các mẫu gạo có hàm lượng Cd dưới 0,1 mg/kg. Kết quả ở bảng 7 và hình 3 cho thấy hàm lượng trung bình của Pb và Cd trong gạo được tiêu thụ ở thành phố Huế là 248,30 ± 146,83 và 15,16 ± 12,45 (μg/kg chất khô). 20,69% các mẫu gạo có hàm lượng Pb dưới 0,1 mg/kg; 24,14% các mẫu gạo có hàm lượng Pb dưới 0,2 mg/kg; như vậy là có 44,83% các mẫu gạo có hàm lượng Pb ở dưới ngưỡng khuyến cáo và có 55,17% các mẫu gạo có hàm lượng Pb ở trên ngưỡng khuyến cáo; 100% các mẫu gạo có hàm lượng Cd dưới 0,1 mg/kg; điều đó có nghĩa là 100% các mẫu gạo có hàm lượng Cd ở dưới ngưỡng khuyến cáo của Việt Nam, WHO/FAO, Australia và New Zealand. Để đánh giá sự an toàn của thức ăn đưa vào cơ thể, lượng Pb và Cd hàng tuần được đưa vào cơ thể từ gạo được tính toán dựa trên lượng gạo tiêu thụ hàng ngày. Theo [4], lượng gạo được tiêu thụ hàng ngày ở các nước châu Á là khoảng 158-178g/người trong một ngày và trung bình là 165 g/người trong một ngày, với trọng lượng cơ thể trung bình là 60 kg/người. Kết quả ở bảng 8 cho thấy lượng trung bình của Pb và Cd được đưa vào cơ thể hàng tuần từ gạo là 4,78 và 0,29 (μg/kg trọng lượng cơ thể trong một tuần), như vậy là thấp hơn nhiều lần so với ngưỡng khuyến cáo của tổ chức WHO/FAO. 324
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 Bảng 8. Lượng Pb và Cd được đưa vào cơ thể hàng tuần từ gạo Trung bình Lượng gạo được tiêu thụ hàng ngày (g/người trong một ngày) 165 Hàm lượng trung bình (μg/g) 248,3.10 -3 Lượng Pb được đưa vào cơ thể hàng tuần (μg/kg trọng lượng cơ thể 4,78 Pb trong một tuần) Giới hạn cho phép (μg/kg trọng lượng cơ thể trong một tuần) của tổ 25 chức WHO/FAO [3], [10]. Lượng gạo được tiêu thụ hàng ngày (g/người trong một ngày) 165 Hàm lượng trung bình (μg/g) 15,26.10 -3 Lượng Cd được đưa vào cơ thể hàng tuần (μg/kg trọng lượng cơ thể 0,29 Cd trong một tuần) Giới hạn cho phép (μg/kg trọng lượng cơ thể trong một tuần) của tổ 7 chức WHO/FAO [3], [10] 4. KẾT LUẬN Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử lò graphit là một phương pháp hữu hiệu cho việc xác định lượng vết và siêu vết Pb, Cd. Các tiêu chuẩn của Việt Nam về việc lấy mẫu gạo đã được áp dụng trong quá trình lấy mẫu và bảo quản mẫu trước khi xử lý. Kỹ thuật vô cơ hóa ướt bằng hỗn hợp các axit đặc (HNO3, HClO4 và H2SO4) được sử dụng để xử lý thành công các mẫu gạo. Áp dụng quy trình để phân tích hàm lượng Pb, Cd trong một số loại gạo được tiêu thụ ở thành phố Huế với kết quả như sau: Hàm lượng Pb, Cd trong các mẫu gạo của cùng một loại gạo (cùng một tên gọi) của cùng một nơi sản xuất có trường hợp là khác biệt nhau, nhưng cũng có trường hợp là không có khác biệt nhau. Hàm lượng Pb, Cd trong các loại gạo khác nhau của cùng một nơi sản xuất (cùng một miền của một đất nước) có trường hợp là khác biệt nhau, nhưng cũng có trường hợp là không có khác biệt nhau. Hàm lượng Pb, Cd trong gạo từ các nơi sản xuất khác nhau có trường hợp là khác biệt nhau, nhưng cũng có trường hợp là không có khác biệt nhau. Hàm lượng trung bình của Pb và Cd trong gạo được tiêu thụ ở thành phố Huế là 248,30 ± 146,83 và 15,16 ± 12,45 (μg/kg chất khô). 44,83% các mẫu gạo có hàm lượng Pb ở dưới ngưỡng khuyến cáo và có 55,17% các mẫu gạo có hàm lượng Pb ở trên ngưỡng khuyến cáo, do đó người tiêu dùng cần tìm hiểu thông tin các loại gạo và nên mua tại các cửa hàng hoặc siêu thị có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; 100% các mẫu gạo có hàm lượng Cd ở dưới ngưỡng khuyến cáo của Việt Nam, WHO/FAO, Australia và New Zealand. Lượng Pb và Cd được đưa vào cơ thể hàng tuần từ gạo là 4,78 và 0,29 (μg/kg trọng lượng cơ thể trong một tuần), thấp hơn nhiều lần so với ngưỡng khuyến cáo của tổ chức WHO/FAO đối với Pb và Cd lần lượt là 25 và 7 (μg/kg trọng lượng cơ thể trong một tuần). Các kết quả thu được trong bài báo này chỉ là bước khởi đầu. Do đó, để đưa ra được một đánh giá đúng đắn và tổng quát về hàm lượng Pb và Cd trong gạo được tiêu thụ trên thị trường thành phố Huế; theo chúng tôi cần phải tiếp tục mở rộng nghiên cứu với số lượng mẫu lớn hơn, lấy mẫu ở nhiều đại lý gạo, số lượng các loại gạo cũng phải phong phú và đa dạng hơn nhằm có được dữ liệu đầy đủ và toàn diện để đánh giá đúng đắn và tổng quát về hàm lượng Pb và Cd trong gạo được tiêu thụ trên thị trường thành phố Huế. 325
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Buscema I., Prieto A., Gonzalez G. (1997). Determination of lead and cadmium content in the rice consumed in Maracaibo, Venezuela, Bulletion of Environmental Contamination and Toxicol, 59, 94-98. [2] Codex Alimentarius Commission (2009). Joint FAO/WHO food standards programme codex committee on contaminants in foods (Third Session), Rotterdam, The Netherlands. [3] Food Standards Australia New Zealand (FSANZ) (2010). Australia New Zealand Food Standards Code (Incorporating amendments up to and including Amendment 117), Anstant, Australia. [4] Khaniki Gholam Reza Jahed, Zazouli Mohamad Ali (2005). Cadmium and lead contents in rice (Oryza sativa) in the North of Iran, International Journal of Agriculture & Biology, 7 (6), 1026-1029. [5] Bộ Khoa học và Công nghệ (2008). TCVN 5451:2008 (ISO 13690: 1999) Ngũ cốc, đậu đỗ và các sản phẩm nghiền - Lấy mẫu từ khối lượng hàng tĩnh, Quyết định số 1364/QĐ-BKHCN ngày 02 tháng 07 năm 2008, Hà Nội. [6] Bộ Tài Chính (2006). Tiêu chuẩn ngành (TCN 09:2006) Thóc bảo quản đóng bao -Phương pháp xác định mức độ nhiễm côn trùng, Quyết định số 63/2006/QĐ-BTC ngày 07 tháng 11 năm 2006, Hà Nội. [7] Bộ Y Tế (2007). Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm, Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2007, Hà Nội. [8] Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2009). Hướng dẫn lấy mẫu kiểm nghiệm phục vụ hậu kiểm, Công văn 1181/ATTP-TCKN ngày 29 tháng 07 năm 2009, Hà Nội. [9] Lê Huy Bá (2006). Độc học môi trường Tập 1: Cơ bản & Tập 2: Phần chuyên đề, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. [10] Đoàn Thị Thanh Huyền (2015). Phân tích và đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong thực phẩm truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Title: DETERMINATION OF LEAD AND CADMIUM CONTENTS IN SOME TYPES OF RICE CONSUMED IN HUE CITY BY ATOMIC ABSORPTION SPECTROMETRY Abstract: In this paper, we report the determined concentration of Lead (Pb) and Cadmium (Cd) in some types of in-market rice in Hue city by atomic absorption spectrometry method. The average contents of Pb and Cd in the rice samples were found to be 248.30 ± 146.83 (n = 29) and 15.16 ± 12.45 (n = 29) (μg/kg, dry weight). 44.83 % of the rice samples had Pb content below maximum permitted level for rice, 55.17 % of the rice samples had Pb content above the level; 100 % of the rice samples had Cd content below the maximum permitted level for rice recommended by Viet Nam, WHO/FAO, Australia and New Zealand. To assess the safety of dietary intake, weekly intake of Pb and Cd by rice was calculated based on daily consumption of rice. The results indicated that the average weekly intake of Pb and Cd from rice was much lower than the maximum weekly intake recommended by WHO/FAO. Keywords: Cadimium; lead; atomic absorption spectrometry (AAS), heavy metals in rice. 326
nguon tai.lieu . vn