Xem mẫu

  1. VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ – HÀ NỘI Tên Vườn quốc gia Vườn quốc gia Ba Vì Quyết định thành lập Quyết định 17-CP ngày 16/01/1991 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập và phê chuẩn luận chứng kinh tế- kỹ thuật rừng cấm quốc gia Ba Vì. Quyết định 407- CT ngày 18/12/1991 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng về đổi tên thành Vườn quốc gia Ba Vì. Quyết định thay đổi, mở Quyết định số 510/QĐ-TTg, ngày 12/5/2003 của Thủ rộng tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mở rộng Vườn quốc gia Ba Vì. Địa điểm Nằm trên địa phận huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây và huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình. Toạ độ địa lý 20056’ – 21000’ vĩ độ Bắc; 105023’ – 105028’ kinh độ Đông. Diện tích 10.782,7 ha Phân khu bảo vệ nghiêm 2.023,1 ha ngặt Phân khu phục hối sinh 8.713,6 ha thái Dịch vụ hành chính 46 ha Vùng đệm Cơ cấu tổ chức Trực thuộc Cục Kiểm lâm gồm: Ban giám đốc; Phòng Tổ chức – Hành chính; Phòng kế hoạch và tài chính; Phòng Khoa học và hợp tác; Hạt Kiểm lâm; Trung tâm dịch vụ - du lịch sinh thái và giáo dục môi trường. Biên chế 65 biên chế hưởng lương sự nghiệp và nhiều hợp đồng ngắn hạn. Nhiệm vụ - Bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen đông, thực vật quý hiếm và các đặc sản rừng, các di tích lịch sử, cảnh quan tự nhiên trong vùng. - Thực hiện công tác nghiên cứu thực nghiệm khoa học với mục đích phục vụ, bảo tồn thiên nhiên và môi trường, hệ sinh thái. - Tổ chức các hoạt động du lịch dịch vụ khoa học, giáo dục hướng nghiệp và tham quan du lịch. Khí hậu, thuỷ văn Vườn quốc gia Ba Vì nằm ở trung tâm núi Ba Vì, cách Hà
  2. Nội 50 km về phía tây. Núi Ba Vì nổi lên và cách biệt với vùng đồng bằng có độ cao dưới 300m bao quanh. Nhìn chung, sườn phía Tây của núi Ba Vì có độ dốc trung bình 250, dốc hơn sườn phía Đông. Trên 400m ở phía Tây độ dốc có thể đạt tới 350 với sự hiện diện của các vách đá. Núi Ba Vì có 3 đỉnh chính: Đỉnh Vua có độ cao 1.296m, tiếp theo đó là đỉnh Tản Viên cao 1.226m và đỉnh Ngọc Hoa cao 1.120m. Do đây là vùng địa hình đồi núi nên khí hậu Ba Vì thay đổi theo độ cao. Trên 500m, luôn có sương mù bao phủ đỉnh núi. Loại trừ sông Đà về phía Tây của Vườn quốc gia, Ba Vì không có nhiều các sông suối hoạt động thường xuyên. Các suối trong VQG nhỏ, dốc và chảy nhanh. Trong mùa mưa, khối lượng nước chảy qua các con suối nhỏ này và chảy qua bề mặt, đôi khi tạo ra sự lở đất. Tuy nhiên, trong mùa khô có nhiều suối bị cạn. Kết quả hoạt động chủ 1. Công tác quản lý và bảo vệ rừng yếu - Tổ chức công tác QLBVR, PCCCR được thực hiện rất tốt. - Thực hiện tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về QLBVR, PCCCR... đến người dân như: họp dân, xây dựng các biển báo BVR. 2. Công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học - Thực hiện 9 đề tài tập trung nghiên cứu bảo tồn loài quý hiếm nhằm bảo tồn và phát triển loài chống nguy cơ suy thoái. - Xây dựng 10 ô tiêu chuẩn định vị nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu khoa học. - Kết hợp với trường Đại học Lâm nghiệp, Viện sinh thái Tài nguyên sinh vật và các tổ chức cá nhân tổ chức nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học, cấu trúc rừng... 3. Hoạt động du lịch sinh thái và tuyên truyền giáo dục môi trường - Trung tâm Dịch vụ Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trực thuộc vườn được thành lập theo quyết định số 1501/QĐ-BNN-TCCB ngày 21/5/2003. Du lịch sinh thái đã được đầu tư và tổ chức nhiều hoạt động có hiệu quả cao.
  3. - Phối hợp với Trung tâm giáo dục môi trường (ENV), Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư Quốc gia tổ chức tuyên truyền bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã. - Hiện có nhiều tổ chức thêu môi trường rừng đặc dụng phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ rừng. Tài nguyên đa dạng sinh Vườn quốc gia Ba Vì với 3 kiểu rừng: Rừng kín thường học xanh mưa ẩm á nhiệt đới; rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới; kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp. Núi Ba Vì với 2 đai cao nên hệ thực vật nơi đây khá phong phú và đa dạng, theo tài liệu “Thực vật chí Đông Dương” thời Pháp thuộc và các tài liệu điều tra năm 1999 đã ghi nhận 812 loài thực vật bậc cao thuộc 99 họ, 472 chi. Trong đó có 13 loài cây quý hiếm như: Bách xanh (Calocedrus marcrolepis), Thông tre (Podocarpus nerrfolius), Sến mật, Giổi lá bạc, Quyết thân gỗ, Bát giác liên, Sa nhân, Phỉ ba mũi…..Có những thực vật chỉ có ở núi Ba Vì như: Cà lồ Ba Vì, Bời lời Ba Vì, Mỡ Ba Vì, Thu hải đường Ba Vì, Xương cá Ba Vì,…Núi Ba Vì còn có hàng trăm loài cây dược liệu quí mà người Mường, người Dao hàng năm vẫn thu hái để làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt ở sườn Tây núi Tản viên còn hàng chục cây Bách xanh cổ thụ với hàng nghìn năm tuổi Theo dự án đầu tư (Anon, 1991), đã ghi nhận có ở Ba Vì 812 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có một số loài lần đầu tiên được mô tả tại khu vực này ví dụ như Đ ơn ba lan sa lxora balansae, Bời lời Ba Vì Litsea baviensis và Bánh langko Lasianthus langkokensis. Cũng theo dự án đầu tư, đã ghi nhận ở Ba Vì có 44 loài thú, 114 loài chim, 15 loài bò sát và 9 loài ếch. Trong đó có 24 loài quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam như Gà lôi trắng, Báo gấm, Báo hoa, Cu chồn bạc má, Gấu ngựa, Sơn dương, Tê tê vàng, Sóc bay trâu, Sóc đen,… Do sự khai thác quá mức của con người đối với tài nguyên rừng Ba Vì, cho nên sự đa dạng và phong phú của các loài thú lớn và chim hiện nay rất thấp, một số loài có thể đã bị tuyệt chủng tại đây (Gilmour và Nguyễn Văn Sản 1999).
nguon tai.lieu . vn