Xem mẫu

  1. VÌ SAO ĐẤT Ở VÙNG ÔN ĐỚI TỐT HƠN VÙNG NHIỆT ĐỚI 1. Khái niệm thổ nhưỡng(đất) Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tươi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. Khái niệm độ phì: là khả năng cung cấp thường xuyên và liên tục cho thực vật thức ăn, nước, không khí và các điều kiện sống khác để phát triển. Có các loại độ phì: Độ phì tự nhiên được xác định bằng trữ lượng các chất dinh dưỡng, các chế độ nước, khí và nhiệt tự nhiên của Trái đất. Độ phì nhân tạo hay độ phì hiệu lực là độ phì do con người tạo ra bằng các biện pháp nông hoá như : làm đất (để cải tạo các tính chất nhiệt, ẩm, khí của đất), bón
  2. phân (để tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết). Độ phì của đất càng cao thì năng suất của thực vật càng lớn. 2. Thành phần của thổ nhưỡng Lớp đất nào cũng có 2 thành phần chính: thành phần khoáng và thành phần hữu c ơ. Thành phần hữu cơ chỉ chiếm một phần nhỏ so với thành phần khoáng vật nhưng đóng vai trò rất quan trọng. Thành phần hữu cơ tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất. Tầng này có màu xám thẫm hoặc đen là màu của chất mùn. Chất mùn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây, là chất keo làm cho đất có cấu tượng tốt. Chất mùn có giá trị to lớn đối với đất và sản xuất nông nghiệp. Vì vậy người ta phải tìm mọi biện pháp để tăng chất hữu cơ, tạo ra chất mùn cho đất. Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất, quyết định tính chất của các loại thổ nhưỡng. Thành phần, kích thước của các khoáng chất có trong đất phụ thuộc vào mức độ phong hoá của đá mẹ, vì thế người ta có thể biết trước được tính chất của đất khi biết đá mẹ. Thí dụ: đất hình thành trên đá granít thường có tỷ lệ cát và sét ngang nhau, có tính chất vật lý tốt. Trong đất, các hạt khoáng này thường gắn lại thành những kết hạt có kích thước khác nhau. Đất có kết hạt gọi là đất có cấu tượng. Đất có cấu tượng tốt phải có một lượng keo đất cần thiết đủ để các hạt đất gắn vào nhau một cách bền vững, có khả năng hấp thụ, dự trữ các chất dinh dưỡng, không để các chất này rửa trôi một cách quá nhanh các đặc tính quan trọng của đất. Chính vì vậy đất có cấu tượng chính là đất có độ phì cao. Ngoài ra trong đất còn có nước và không khí. 3. Các nhân tố hình thành đất Đất là vật thể tự nhiên, được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố
  3. sau: - Đá mẹ: Mọi loại đất đều được tạo thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất hoá học của đất. - Khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt độ và độ ẩm. Tác động của nhiệt và độ ẩm làm cho đá bị phá huỷ thành các sản phẩm phong hoá. Những sản phẩm này tiếp tục phong hoá thành đất. Khí hậu còn ảnh hưởng tới sự hình thành đất một cách gián tiếp được thể hiện rõ rệt thông qua nhân tố sinh vật; các yếu tố khí hậu còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất giàu hay nghèo của một số khu vực về sinh vật, đến tính chất, cường độ phát triển của giới sinh vật và đến tất cả các chức năng mà sinh vật hoàn thành trong đất. Điều kiện khí hậu còn quyết định một quy luật quan trọng của địa lí thổ nhưỡng là tính địa đới, trong hoàn cảnh nào đó nhân tố khí hậu biểu hiện rất rõ, gần như quyết định hơn những nhân tố khác. Nhưng quá trình hình thành đất vẫn là kết quả tác động đồng thời của các nhân tố. - Địa hình: Địa hình có ảnh hưởng đến kết quả tác động của các nhân tố khác trong sự hình thành thổ nhưỡng, sự di chuyển của các chất khoáng và hữu cơ, các chế độ nhiệt, ẩm, gió, các đặc điểm của sinh vật ở các địa hình khác nhau sẽ có các điều kiện
  4. không giống nhau, do vậy quá trình hình thành đất sẽ không đồng nhất ở các dạng địa hình. - Sinh vật: Có vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất, thực vật cung cấp xác vật chất hữu cơ (cành khô, lá rụng) cho đất. Rễ thực vật bám vào khe nứt của đá làm phá huỷ đá vì sinh vật phân giải chất hữu cơ, xác sinh vật và tổng hợp thành mùn đó là vật chất hữu cơ chủ yếu của đất. Động vật sống trong đất như gián, kiến, mối cũng góp phần làm thay đổi một số tính chất vật lý, hoá học của đất. - Thời gian: Toàn bộ các hiện tượng xảy ra trong quá trình hình thành đất như quá trình phong hoá đá, quá trình di chuyển vật chất trong đất, quá trình hình thành vật chất hữu cơ đều cần có thời gian. Thời gian từ khi bắt đầu hình thành một loại đất đến nay gọi là tuổi của đất. Đất có độ tuổi già nhất là đất ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới, vì quá trình hình thành chúng không bị gián đoạn. Các loại đất trẻ nhất là đất ở miền cực và miền ôn đới chúng mới được hình thành sau thời kỳ băng hà Đệ Tứ, cách đây chưa đến 1,5 triệu năm. - Con người: Con người tác động đến sự hình thành đất ở hai khía cạnh là tích cực và tiêu cực. Tác động tích cực của con người đến đất đai là làm cho đất ngày càng màu mỡ hơn còn tác động tiêu cực của con người đến đất đai là làm cho đất đai bị xói mòn, bạc màu, thoái hóa. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành đất thì nhân tố con người có ảnh
  5. hưởng rất lớn, nhất là những tác động tiêu cực của con người lại càng có ảnh hưởng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn cả. 4. Vì sao đất ở vùng ôn đới tốt hơn vùng Nhiệt đới Ở vùng nhiệt đới khí hậu nóng, quá trình bào mòn bồi tích thổ nhưỡng diễn ra nhanh, lớp đất bề mặt do nắng hạn mưa lũ mà bị bóc tách nhanh chóng nên đất đai sẽ xấu đi mau hơn so với vùng ôn đới. Các loại đất và trầm tích dễ trở thành đất phèn nhất là các loại được hình thành trong phạm vi 10.000 năm trở lại đây, sau sự kiện dâng lên của nước biển (biển tiến) lớn nhất gần đây. Khi mực nước biển dâng lên và làm ngật đất, sulfat trong nước biển trộn lẫn với các trầm tích đất chứa các ôxít sắt và các chất hữu cơ. Trong các điều kiện hiếm khí này, các vi khuẩn ưa phân hủy các chất vô cơ như Thiobacillus ferrooxidans tạo ra các sulfua sắt (chủ yếu là dạng pyrit). Tới một thời điểm nhất định, nhiệt độ ấm hơn là điều kiện thích hợp hơn cho các vi khuẩn này, tạo ra một tiềm năng lớn hơn cho sự hình thành của các sulfua sắt. Các môi trường ngập nước vùng nhiệt đới, chẳng hạn các khu rừng đước hay các khu vực cửa sông, có thể chứa hàm lượng pyrit cao hơn so với các môi trường tương tự nhưng ở vùng ôn đới Pyrit là ổn định cho tới khi nó bị lộ ra ngoài không khí, từ thời điểm này thì pyrit bị ôxi hóa và sinh ra axít sulfuric. Ảnh hưởng của đất phèn có thể kéo dài trong một khoảng thời gian lớn, và/hoặc lên tới đỉnh theo mùa (sau thời kỳ khô hạn và khi bắt đầu có mưa). Tại một số khu vực, đất phèn đã thau chua từ khoảng 100 năm trước vẫn còn giải phóng ra axít, như tại Australia các loại đất và trầm tích dễ trở thành đất phèn nhất là các loại được hình thành trong phạm vi 10.000 năm trở lại đây, sau sự kiện dâng lên của nước biển (biển tiến) lớn nhất gần đây.
  6. Khi mực nước biển dâng lên và làm ngật đất, sulfat trong nước biển trộn lẫn với các trầm tích đất chứa các ôxít sắt và các chất hữu cơ. Trong các điều kiện hiếm khí này, các vi khuẩn ưa phân hủy các chất vô cơ như Thiobacillus ferrooxidans tạo ra các sulfua sắt (chủ yếu là dạng pyrit). Tới một thời điểm nhất định, nhiệt độ ấm hơn là điều kiện thích hợp hơn cho các vi khuẩn này, tạo ra một tiềm năng lớn hơn cho sự hình thành của các sulfua sắt. Các môi trường ngập nước vùng nhiệt đới, chẳng hạn các khu rừng đước hay các khu vực cửa sông, có thể chứa hàm lượng pyrit cao hơn so với các môi trường tương tự nhưng ở vùng ôn đới. Pyrit là ổn định cho tới khi nó bị lộ ra ngoài không khí, từ thời điểm này thì pyrit bị ôxi hóa và sinh ra axít sulfuric. Ảnh hưởng của đất phèn có thể kéo dài trong một khoảng thời gian lớn, và/hoặc lên tới đỉnh theo mùa (sau thời kỳ khô hạn và khi bắt đầu có mưa). Tại một số khu vực, đất phèn đã thau chua từ khoảng 100 năm trước vẫn còn giải phóng ra axít, như tại Australia.
nguon tai.lieu . vn