Xem mẫu

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾN HÓA TRONG TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG VẬT HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN VĂN THUẬN 1,* VĂN THỊ THANH NHUNG 2, NGUYỄN THỊ MỸ PHƯỢNG 1 1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: thuan592002@gmail.com 2 Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học nội dung động vật học trong chương trình Sinh học ở trung học cơ sở (THCS) là hình thức tổ chức dạy học tích hợp nội môn. Đây là hình thức tổ chức dạy học nhằm hình thành cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề mới trong nội dung bài học, tiến tới vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Bài báo giới thiệu quy trình vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học phần động vật học ở chương trình Sinh học THCS. Từ khóa: Tiến hóa, động vật học, tổ chức cơ thể. 1. MỞ ĐẦU Trong dạy học phần động vật học ở THCS, nội dung tài liệu giáo khoa trình bày về khoa học động vật học, bao gồm mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng, đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa chuyên hóa đến chuyên hóa... Đây cũng là chiều hướng tiến hóa của sinh giới nói chung, của ngành động vật nói riêng. Vì vậy, dạy học các nội dung cụ thể trong phần động vật học ở THCS để thấy được chiều hướng tiến hóa là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần động vật học ở trường THCS. Chương trình động vật học ở THCS mang đến cho các em chìa khóa mở ra cánh cửa bước vào thế giới động vật, khám phá thế giới động vật đa dạng và phong phú, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ những động vật có kích thước hiển vi đến những động vật có kích thước lớn. Nếu học sinh không có cách học, cách tiếp cận đúng đắn các em sẽ thấy rằng kiến thức động vật vô cùng phức tạp, rối rắm. Dạy học theo quan điểm tiến hóa là dạy học sinh cách học, cách tự khám phá kiến thức thông qua việc hiểu một cách sâu sắc vấn đề. Từ đó, các em sẽ có cách học đúng đắn, việc tiếp cận kiến thức động vật sẽ trở nên đơn giản hơn, nhẹ nhàng hơn. 2. NỘI DUNG 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Khái niệm về tiến hóa Thuật ngữ “tiến hóa” bắt nguồn từ tiếng La tinh “evolutio” có nghĩa là phát triển. Với nghĩa chung là phát triển, thuật ngữ tiến hóa được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau: Tiến hóa của các nguyên tử (tiến hóa lý học); tiến hóa của các phân tử (tiến hóa hóa học); tiến hóa của các tổ chức sống (tiến hóa sinh học) hay tiến hóa của các phương thức sản xuất (tiến hóa xã hội)… Theo nghĩa chung, tiến hóa là sự biến đổi qua thời gian [6]. Các nhà sinh học hiện đại xem tiến hóa sinh học như là sự thay đổi về các đặc tính của quần thể sinh vật, giúp chúng hơn hẲn đời sống của các cá thể riêng lẻ. Theo quan điểm hiện đại, tiến hóa là một quá trình mà qua đó các biến đổi di truyền trong một quần thể được nhân lên qua các thế hệ. Qua thời gian, quá trình này có thể đưa tới sự hình thành loài, tạo ra loài 335
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ mới từ loài đã có. Tất cả những sinh vật đang tồn tại là có quan hệ về nguồn gốc chung đã tiến hóa qua hàng triệu triệu năm, tích lũy các biến đổi di truyền từ loài tổ tiên. 2.1.2. Khái niệm tiến hóa trong chương trình Sinh học phổ thông Trong chương trình Sinh học phổ thông, tiến hóa là khái niệm sinh học đại cương có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành quan điểm duy vật biện chứng. Khái niệm này được phát triển dần qua toàn bộ chương trình từ lớp 6 đến lớp 12 dựa trên tất cả các vấn đề liên quan có trong nội dung chương trình. - Bắt đầu từ việc nghiên cứu các cấp độ sống của giới thực vật trong sinh học lớp 6, khái niệm tiến hóa được hình dung là sự phát triển từ đơn giản đến phức tạp. + Về mặt tổ chức cơ thể: Từ đơn bào đến đa bào, từ đa bào chưa hoàn thiện đến đa bào hoàn thiện. + Về phương thức sinh sản: Từ phân đôi cơ thể đơn bào đến sinh sản bằng từng bộ phận của cơ thể đa bào, sinh sản bằng bào tử và sinh sản hữu tính. - Ở phần động vật trong chương trình sinh học 7, khái niệm tiến hóa được nghiên cứu ở các ngành, các lớp động vật từ thấp đến cao, tích lũy được nhiều dấu hiệu cụ thể về sự phức tạp hóa các cơ quan và nguồn gốc của từng nhóm động vật. Những dấu hiệu cơ bản của sự tiến hóa được tổng kết là sự thích nghi ngày càng hoàn thiện, tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp, sự phân hóa ngày càng đa dạng. - Qua các lớp học tiếp theo, khái niệm tiến hóa được tổng kết theo chiều hướng tiến hóa của sinh giới theo từng dấu hiệu cơ bản của cơ thể sống, bao gồm: + Về mặt tổ chức cơ thể: Càng lên cao trên thang tiến hóa, sự phân hóa về cấu tạo ngày càng phức tạp, sự chuyên hóa về mặt chức năng ngày càng sâu sắc đồng thời sự liên hệ thống nhất trong nội bộ cơ thể ngày càng chặt chẽ. + Về chuyển hóa vật chất và năng lượng: Hiệu suất trao đổi chất và năng lượng ngày càng cao; phân hóa thành nhiều kiểu trao đổi chất để thích ứng với những điều kiện sống khác nhau, đảm bảo chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên và sự sống tồn tại trên trái đất. + Về sinh sản: Từ phân đôi tế bào sinh dưỡng, bào tử đến sinh sản bằng tiếp hợp, thụ tinh ngoài, thụ tinh trong, tạo ra thế hệ đời con có sức sống cao, thích nghi với các điều kiện sống khác nhau. + Về cảm ứng: Từ chưa có cơ quan cảm ứng đến có cơ quan chuyên trách. Cơ quan này càng càng hoàn thiện, đảm bảo sự phản ứng linh hoạt theo hướng có lợi cho cơ thể trước những bất lợi của môi trường. Như vậy, trong chương trình Sinh học phổ thông, khái niệm tiến hóa được hình thành và phát triển từ cụ thể đến khái quát, xuyên suốt từ chương trình Sinh học ở THCS đến trung học phổ thông. 2.2. Sự thể hiện quan điểm tiến hóa trong nội dung động vật học ở chương trình Sinh học trung học cơ sở Một trong những kiểu tổng hợp lý thuyết của Sinh học là thống nhất những kiến thức về đặc điểm của những cấp độ tổ chức sống khác nhau. Chẳng hạn, những kiến thức về các hiện tượng, các nhân tố, chiều hướng, kết quả tiến hóa. Chúng được xây dựng trên cơ sở di truyền học phân tử, Sinh học tế bào, Sinh học phát triển, Sinh học quần thể, Sinh học quần xã - hệ 336
  3. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 sinh thái và Sinh quyển. Sinh hóa nghiên cứu các nguyên nhân lý - hóa của hiện tượng sống phù hợp với các cấp độ tổ chức phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể - loài, quần xã - sinh quyển. Học thuyết đại cương về các hệ sống nghiên cứu các nguyên tắc chung về cấu tạo, chức năng và tiến hóa của chúng… Nhờ có sự hiểu biết về các loài động vật đã giúp chúng ta tìm thấy và kết nối những bằng chứng về giải phẫu so sánh làm cơ sở để gia tăng khả năng thuyết phục về quan hệ nguồn gốc các loài, tạo cơ sở khoa học cho việc giải thích hiện tượng tự nhiên trên quan điểm duy vật và phương pháp lịch sử, đánh đổ hoàn toàn quan niệm duy tâm siêu hình trong Sinh học. Từ đó, soi sáng cho sự phát triển của các ngành khoa học Sinh học trong đó có ngành động vật học. Học thuyết tiến hóa trong Sinh học nghiên cứu những quy luật phát triển chung nhất của giới hữu cơ, những quy luật phản ánh xu thế phát triển tất yếu của quá trình tiến hóa. Động vật có quá trình tiến hóa lâu dài, trải qua nhiều biến động của các thời kỳ đại địa chất, chúng biến đổi hình thái, cấu tạo cơ thể để thích nghi với môi trường sống. Từ đó, hình thành nhiều lớp (Classis), bộ (Ordo), họ (Familia), loài (Species) động vật phong phú, đa dang như ngày nay. Nội dung của chương trình Sinh học 7 vẽ ra bức tranh toàn cảnh về thế giới động vật nhằm giới thiệu về hình thái, cấu tạo, chức năng của các cơ quan, bộ phận cơ thể của đại diện các ngành động vật. Từ đó, xác định được mối quan hệ giữa quan điểm tiến hóa với kiến thức về động vật học thể hiện ở bảng sau (bảng 1): Bảng 1. Mối quan hệ giữa quan điểm tiến hóa với kiến thức động vật học trong chương trình Sinh học ở rung học cơ sở Quan điểm tiến hóa Kiến thức động vật học Quan điểm chung Quá trình tiến hóa Nguồn gốc của loài Thế giới động vật ngày nay - Đa dạng về cấu trúc cơ thể đa dạng và phong phú - Phong phú về số lượng loài nhưng có cùng nguồn gốc chung Thích nghi với môi - Thích nghi môi trường + Đặc điểm cấu tạo cơ thể phù hợp chức năng trường sống sống ở nước (bơi lội, trao đổi chất, sinh sản…) + Hình thành, chuyên hóa cơ quan di chuyển. - Quá trình chuyển đời sống + Hình thành “Bộ xương ngoài”, chuyển từ từ nước lên cạn thụ tinh ngoài sang thụ tinh trong + Tiêu biến một số cơ quan, bộ phân của cơ thể (cơ quan vận động, cảm giác,…), hình thành giác bám - Thích nghi đời sống ký sinh Chiều hướng tiến - Tiến bộ - Đa dạng hóa về mặt cấu tạo, chuyên hóa về hóa mặt chức năng - Thoái bộ - Đơn giản một số cơ quan, bộ phận - Thích nghi hẹp - Thay đổi cấu tạo cơ thể theo chiều hướng thích nghi hẹp với môi trường sống Từ bảng 1 cho thấy: Có sự liên quan chặt chẽ trong nội dung chương trình động vật học và kiến thức về sự tiến hóa sinh vật trong SGK Sinh học 7. Từ mối quan hệ này, trong dạy học động vật học, cần vận dụng quan điểm tiến hóa nhằm nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức cho học sinh. 337
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 2.3. Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học nội dung phần Động vật học ở trung học cơ sở 2.3.1. Nguyên tắc vận dụng Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học nội dung phần Động vật học ở THCS cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc khoa học: Vận dụng quan điểm tiến hóa trong tổ chức dạy học kiến thức phần động vật học ở THCS là tổ chức dạy học nội dung môn học này theo quan điểm tiến hóa. Đây là quan điểm dạy học theo định hướng tích hợp nội môn, giáo viên phải gia công các nguyên liệu từ kiến thức động vật học để hình thành các khái niệm về tiến hóa động vật nói riêng, sinh học nói chung. Vì vậy, cần đảm bảo tính chính xác, khoa học của nội dung kiến thức. Bên cạnh đó, giáo viên phải lựa chọn được nội dung tương thích giữa động vật học và tiến hóa động vật để vận dụng, tránh áp đặt, khập khiểng khi vận dụng phương thức tổ chức dạy học này. - Nguyên tắc sư phạm: Quá trình tổ chức dạy học là quá trình tổ chức học sinh lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Tuy việc tổ chức dạy học nội dung Động vật học ở đối tượng học sinh lớp 7, với mức độ tư duy các sự vật, hiện tượng riêng lẻ nhưng từ đó để học sinh nhận thức được cái chung, cái bản chất của cơ thể động vật, thấy được xu hướng tiến hóa chung của thế giới động vật. Con đường nhận thức này thích hợp với con đường quy nạp. Logic nội dung chương trình sinh học 7 cũng được thực hiện trên cơ sở suy lý quy nạp: Nghiên cứu các đối tượng động vật học có thể tri giác trực tiếp từ hiện tượng sau đó giải thích nguyên nhân biểu hiện trong cơ chế có tính quy luật và giải thích bản chất của hiện tượng. Vì vậy, vận dụng quan điểm tiến hóa trong tổ chức dạy học kiến thức động vật học cần thực hiện đúng logic môn học và logic nhận thức của học sinh. - Nguyên tắc thực tiễn: + Có khả năng áp dụng thực tiễn trong dạy học, phù hợp với kiểu bài lên lớp, đảm bảo đủ thời gian của tiết học. + Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. + Tạo nhiều khả năng thuận lợi để lồng ghép giáo dục bảo vệ vốn gen và bảo vệ đa dạng sinh học, nguồn lợi động vật và tiến tới có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. 2.3.2. Quy trình vận dụng Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học Sinh học ở trường THCS, chúng tôi thấy rằng, vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học nội dung động vật học, sinh học 7 là quá trình hình thành cho học sinh năng lực tư duy trừu tượng. Học sinh có thể nhận biết quá trình tiến hóa của động vật thông qua việc thực hiện các kỹ năng tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp,… kết hợp nghiên cứu các tổ chức, cơ quan của các đại diện động vật ở các bộ, họ, lớp, ngành động vật. Để vận dụng quan điểm tiến hóa để tổ chức dạy học nội dung động vật học, chúng tôi thực hiện theo quy trình sau: Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức Xác định nhiệm vụ nhận thức là hoạt động nhằm kích thích hứng thú học tập, tạo đà tư duy cho học sinh và cũng là bước xây dựng động cơ học tập của học sinh. Nhiệm vụ nhận thức là những thách thức vừa sức, làm cho các mục tiêu học tập luôn hấp dẫn, linh hoạt, hình thành động cơ, tạo hứng thú trong học tập. 338
  5. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Mục đích của bước này là chuẩn bị cho học sinh một tư thế sẵn sàng đón nhận tri thức mới một cách chủ động, tích cực. Bởi vì tính chủ động tích cực là yếu tố tâm lý đầu tiên đảm bảo sự bền vững trong quá trình tiếp nhận tri thức. Để làm được điều này, giáo viên thường định hướng cho học sinh dưới dạng câu hỏi, ra bài tập hay một tình huống có vấn đề. Nhiệm vụ nhận thức càng được xác định rõ ràng thì hoạt động tự lực của học sinh càng có hiệu quả, vừa đỡ tốn thời gian và công sức, vừa có tri thức khoa học đúng đắn. Các câu hỏi hay nhiệm vụ này vừa có tính hỏi, vừa có tính hướng dẫn, gợi ý cho học sinh chú trọng vào đối tượng nghiên cứu... Nhờ vào hệ thống câu hỏi hoặc nhiệm vụ nhận thức, học sinh có thuận lợi hơn trong định hướng các nội dung cần khai thác, tìm kiếm. Ví dụ: Để tổ chức dạy học nội dung Cấu tạo trong của Thủy tức (bài 8, SGK Sinh học 7), giáo viên có thể nêu nhiệm vụ nhận thức bằng bài tập sau: Em hãy nhắc lại cấu tạo tập đoàn Vôn vốc? Vì sao không gọi tập đoàn trùng roi là cơ thể động vật đa bào? Bước 2: Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, tổ chức cơ thể của đại diện các ngành động vật Mục đích của bước này là cung cấp cho học sinh những biểu tượng về đặc điểm cấu tạo, tổ chức cơ thể của các đại diện cụ thể của các ngành động vật. Trên cơ sở nhiệm vụ nhận thức đặt ra ở bước 1, cùng với việc nghiên cứu tài liệu, học sinh có thể chiếm lĩnh một cách sâu sắc đặc điểm cấu tạo, tổ chức cơ thể động vật. Để tăng cường hứng thú học tập khi nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, tổ chức cơ thể động vật, giáo viên nên sử dụng tài liệu trực quan dưới dạng hình ảnh, sơ đồ, bảng hay các đoạn phim video. Ngoài ra, sách giáo khoa cũng được xem là phương tiện dạy học tích cực ở bước này vì trong sách giáo khoa có khá đầy đủ hình ảnh minh họa cũng như các đoạn thông tin bổ sung kiến thức. Giáo viên cần có biện pháp tổ chức học sinh sử dụng hiệu quả sách giáo khoa và những tư liệu từ những nguồn thông tin khác nhằm tăng hiệu quả của tiết học. Để hỗ trợ học sinh trong việc tự học, ở bước này, giáo viên cần đưa ra hệ thống các câu hỏi gợi mở nhằm trả lời cho câu hỏi lớn, giải quyết tình huống có vấn đề đặt ra ở bước 1 hay sử dụng các phiếu học tập để khai thác những thông tin đã đưa ra giúp học sinh định hướng những nội dung cần quan sát, cần hiểu rõ, từ đó biết được các đặc điểm cấu tạo, tổ chức cơ thể của đại diện các ngành động vật. Ở ví dụ trên, có thể cho học sinh nghiên cứu cấu tạo, chức năng của một số tế bào thành cơ thể của thuỷ tức bằng các bài tập sau: Hình 1. Lát cắt dọc và lát cắt ngang cơ thể Thủy tức 339
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Bài tập 1: Quan sát hình 1. lát cắt dọc và lát cắt ngang cơ thể Thuỷ tức, nhận xét về cấu tạo cơ thể của Thuỷ tức? Hình 2. Cấu tạo, chức năng của một số tế bào thành cơ thể của Thuỷ tức Bài tập 2: Nghiên cứu hình 2, hình 3 và bảng Cấu tạo và chức năng một số tế bào thành Thuỷ tức (trang 30 SGK Sinh học 7) và cho biết: - Cấu tạo và chức năng của một số loại tế bào cơ thể thuỷ tức? - Từ cấu tạo của tế bào gai và đặc điểm tua miệng, hãy mô tả động tác bắt mồi của thuỷ tức? - Mô tả quá trình tiêu hóa ở thuỷ tức? Thuỷ tức có ruột hình túi, có một lỗ miệng duy nhất, vậy nó thải chất bả như thế nào? Hình 3. Động tác bắt mồi và tiêu hóa ở Thuỷ tức Bước 3: Xác định đặc điểm chung, bản chất của đối tượng hoặc nhóm đối tượng nghiên cứu Thế giới động vật rất đa dạng và phong phú, được phân chia theo hệ thống các ngành, lớp, bộ, họ và đa dạng về loài. Mỗi loài lại có nhiều đặc điểm riêng phù hợp với môi trường sống. Trong tài liệu Sách giáo khoa, học sinh chỉ được nghiên cứu các đối tượng động vật vừa mang đặc điểm chung, đại diện cho một hay một số ngành hay lớp, vừa mang đặc điểm riêng biệt, cụ thể của loài hay nhóm loài. Việc nghiên cứu từng đại diện giúp cho học sinh giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến một loài sinh vật trong tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều loài tuy có nhiều đặc điểm khác xa nhau nhưng đều có chung những đặc trưng bản chất. Vì vậy, khi tổ chức dạy học các đại diện, cần giúp học sinh rút ra được đặc điểm chung, bản chất của đối tượng, nhóm đối tượng nghiên cứu. Đây là bước hết sức quan trọng vừa giúp các em khái quát đặc điểm chung của các đại diện vừa là nguyên liệu để so sánh với các đại diện ở các ngành khác, làm cơ sở để giúp các em khái quát kiến thức về động vật ở mức cao hơn. 340
  7. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Để giúp cho học sinh xác định đặc điểm chung, bản chất của đối tượng hoặc nhóm đối tượng nghiên cứu, giáo viên có thể dùng các biện pháp để rèn luyện kỹ năng khái quát cho học sinh như: bảng khái quát hóa, sơ đồ hệ thống, bản đồ tư duy, phiếu học tập,... nhằm nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức cho học sinh. Theo ví dụ trên, từ các bài tập đã giải quyết, học sinh phải xác định được: Thủy tức có các đặc trưng: - Cơ thể hình trụ, sống bám nhưng có thể di chuyển chậm chạp nhờ sự vận động theo kiểu sâu đo hoặc kiểu lộn đầu. - Cơ thể có cấu tạo đa bào, có 2 lớp tế bào được cấu tạo gồm nhiều loại tế bào phân hóa. - Xoang vị có một lỗ thông ra ngoài, quanh lỗ có tua bắt mồi, quá trình tiêu hóa thực hiện trong ruột túi. - Có tế bào cảm giác. Bước 4: Khái quát hóa đặc điểm tiến hóa của cơ quan, bộ phận, tổ chức cơ thể của đối tượng nghiên cứu Đây là cái đích mà học sinh Xác định nhiệm vụ nhận thức cần đạt khi nghiên cứu về các ngành động vật. Từ đặc điểm chung của các ngành động vật học sinh đã tổng Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, tổ chức cơ thể hợp từ bước 3, qua so sánh, khái của đại diện nghiên cứu quát hóa, học sinh thấy được các xu hướng tiến hóa của các ngành động vật cũng như của các cơ quan, hệ cơ Xác định đặc điểm chung, bản chất của đối tượng quan, bộ phận đến tổ chức cơ thể hoặc nhóm đối tượng nghiên cứu của các ngành động vật tiến hóa theo hướng ngày càng chuyên hóa về mặt cấu tạo, đa dạng hóa về mặt Khái quát hóa đặc điểm tiến hóa của chức năng, thích nghi cao với nhiều cơ quan, bộ phận, tổ chức cơ thể loại môi trường sống khác nhau. Hình 4. Quy trình vận dụng quan điểm tiến hoá trong Ở ví dụ trên, từ đặc điểm dạy học phần Động vật học ở THCS chung được hình thành ở bước 3, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh khái quát được đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể thủy tức phù hợp với xu hướng tiến hóa: - Phức tạp hóa cơ thể: Cơ thể có cấu tạo bởi 2 lớp tế bào, các tế bào đã có sự phân hóa về cấu tạo và chức năng. - Phân hóa ngày càng cao: Phân hóa các tế bào để thực hiện các chức năng riêng biệt: Tế bào sinh sản; tế bào thần kinh; tế bào gai; tế bào mô bì - cơ; tế bào mô cơ - tiêu hóa… - Chuyên hóa để thực hiện chức năng: Cảm giác, vận động; trao đổi chất; sinh sản… 3. KẾT LUẬN Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học sinh học, chúng tôi giới thiệu quy trình tổ chức dạy học vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học kiến thức động vật học ở THCS. Đây là quan điểm dạy học theo định hướng tích hợp nội môn, giáo viên phải gia công các nguyên liệu từ kiến thức động vật học để hình thành các khái niệm về tiến hóa động vật. 341
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Tổ chức dạy học theo quy trình trên có thể phát triển các năng lực tư duy từ cụ thể đến trừu tượng, dần dần phát triển các năng lực chuyên biệt trong dạy học Sinh học ở phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thái Trần Bái (2012), Giáo trình Hoạt động sống và tiến hóa của các hệ cơ quan động vật, NXB Giáo dục Việt Nam. [2] Darwin Charles (1962), Nguồn gốc các loài, Tập 1, (Bùi Huy Đáp dịch), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [3] Văn Thị Thanh Nhung (2016), Tổ chức dạy học Sinh học ở trường phổ thông theo hướng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, Tạp chí Giáo dục, số 374, trang 49-51. [4] Văn Thị Thanh Nhung, Vũ Thị Xuân Lộc (2016), Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học Sinh học ở phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 390, trang 54-57. [5] Nguyễn Văn Thuận, Lê Trọng Sơn (2006), Động vật không xương sống, NXB Đại học Huế. [6] Nguyễn Xuân Viết (2009), Giáo trình tiến hóa, NXB Giáo dục Việt Nam. Title: APPLYING THE EVOLUTIONARY VIEW IN TEACHING THE CONTENT OF ZOOLOGY IN THE BIOLOGY PROGRAM IN JUNIOR HIGH SCHOOL Abstract: Applying the evolutionary view in teaching the content of zoology in the Biology program in junior high school is a form of integrated teaching. This is a form of teaching organization to create students the ability to apply knowledge learned in solving new problems in the content of the lesson, towards solving the practical problems in life. This article introduces the process of applying the evolutionary view in teaching zoology in the Secondary Biology program. Keywords: Evolution, zoology, body organization. 342
nguon tai.lieu . vn