Xem mẫu

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 261-276 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ TÍCH CỰC CHO MÔN HỌC TƯ DUY HỆ THỐNG NHẰM ĐẠT CHUẨN ĐẦU RA THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CDIO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Dương Thị Kim Oanh Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Bài viết đề cập tới việc vận dụng một số kĩ thuật đánh giá tích cực trong đánh giá kết quả học tập môn học Tư duy hệ thống nhằm đạt chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận CDIO. Kết quả thống kê mức điểm mà sinh viên đã đạt được trong đánh giá theo tiến trình và tổng kết bước đầu cho thấy, việc tổ chức đánh giá thường xuyên, liên tục bằng cách sử dụng phối kết hợp nhiều kĩ thuật đánh giá tích cực khác nhau sẽ góp phần tạo nên sự nhất quán giữa chuẩn đầu ra dự định với các hoạt động giảng dạy và học tập, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học Tư duy hệ thống tại trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: Tư duy hệ thống, đánh giá, kĩ thuật đánh giá tích cực, chuẩn đầu ra, CDIO. 1. Mở đầu Tiếp cận CDIO (Conceive - Hình thành ý tưởng; Design - Thiết kế ý tưởng; Imple- ment - Thực hiện; Operate - Vận hành) là một phương pháp luận để xây dựng, triển khai đào tạo và phát triển đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng toàn diện cho nền giáo dục đại học. Đây là phương pháp tiếp cận mới trong xây dựng chương trình và tổ chức giảng dạy các môn học thuộc chương trình đào tạo ngành kĩ thuật và công nghệ, để nâng cao khả năng tiếp thu các kiến thức cơ bản của sinh viên, đồng thời đẩy mạnh việc học các kĩ năng cá nhân và giao tiếp, kĩ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống [2]. Đào tạo theo mô hình CDIO, sinh viên cần đạt 04 khối kiến thức, kĩ năng chính sau: (1) kiến thức chuyên ngành và lập luận kĩ thuật (technical knowledge and reasoning); (2) kĩ năng, thái độ cá nhân và nghề nghiệp (professional and personal skills and attitudes), (3) kĩ năng, thái độ xã hội (interpersonal skills and attitudes); (4) kiến thức, kĩ năng CDIO trong bối cảnh xã hội và doanh nghiệp (CDIO in social and enterprise context) [2;70]. Vì vậy, để áp dụng và triển khai phương pháp tiếp cận CDIO đòi hỏi phải xem xét tới sư nhất quán của Liên hệ: Dương Thị Kim Oanh, e-mail: dkoanh.fee.hut@gmail.com. 261
  2. Dương Thị Kim Oanh các chuẩn đầu ra dự định (Intended learning outcomes), các hoạt động giảng dạy và học tập (Teaching and learning activities) và đánh giá (Assessment) [2;161]. Hiện nay, xây dựng chương trình đào tạo kĩ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO đã được áp dụng tại hơn 50 trường đại học ở trên 25 Quốc gia [7]. Tại Việt Nam, tiếp cận CDIO đã bước đầu được triển khai tại một số cơ sở đào tạo đại học như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (đào tạo một số ngành ở các trường thành viên), trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh,... Với việc triển khai chương trình đào tạo mới này, thời gian học trên lớp của sinh viên sẽ ít hơn. Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên phải chuyển từ phương pháp học tập thụ động nghe giảng sang cách học tập tích cực, chủ động tham khảo tài liệu ở thư viện, Internet... Để giúp sinh viên học tập chủ động, qua đó đạt được các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ, cũng như đáp ứng được các yêu cầu của xã hội, bên cạnh sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, việc vận dụng các kĩ thuật đánh giá tích cực - thành phần thứ 3 tạo nên sự nhất quán khi áp dụng và triển khai chương trình đào tạo kĩ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO là cần thiết. Vì vậy, phần dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập tới vấn đề vận dụng một số kĩ thuật đánh giá tích cực trong đánh giá kết quả học tập môn học Tư duy hệ thống nhằm đạt chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận CDIO đang được áp dụng tại trường ĐH Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về đánh giá kết quả học tập Theo quan điểm của Lí luận dạy học hiện đại, mặc dù đánh giá là khâu cuối song chúng là một mắt xích quan trọng của quá trình dạy học. Trong phương pháp luận xây dựng chương trình đào tạo theo phương pháp tiếp cận CDIO, đánh giá kết quả học tập được hiểu là hoạt động đo lường mức độ và theo dõi thành tích học tập mà sinh viên đã đạt được về kiến thức chuyên môn; kĩ năng cá nhân và giao tiếp; kĩ năng kiến tạo sản phẩm; quy trình và hệ thống (các chuẩn đầu ra cụ thể của môn học hay chương trình học) [2]. Với cách quan niệm như trên, có thể hiểu trong đánh giá kết quả học tập theo phương pháp tiếp cận CDIO đã bao hàm trong đó hoạt động kiểm tra - công cụ để đo lường trình độ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của người học [3]. Đánh giá gắn liền và quan hệ trực tiếp với việc đổi mới phương pháp dạy của giảng viên và phương pháp học của sinh viên. Kết quả đánh giá không chỉ phản ánh năng lực học tập của sinh viên mà còn phản ánh một phần phương pháp dạy học của giảng viên. Vì vậy, hoạt động đánh giá không chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả quá trình học tập của sinh viên mà còn là nguồn thông tin phản hồi giúp giảng viên xác định được chất lượng và mức độ phù hợp của các phương pháp dạy học đã được sử dụng để từ đó có những điều chỉnh kịp thời nhằm tạo nên sự nhất quán với các chuẩn đầu ra dự định. Với ý nghĩa như trên, đánh giá cần được xem là thành phần bắt buộc trong kế hoạch dạy học. Vì sự tiến bộ của người học, hoạt động đánh giá nên được tiến hành thường xuyên, liên tục, định kì trong suốt quá trình dạy học. 262
  3. Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá tích cực cho môn học Tư duy hệ thống... Bảng 1. So sánh quan điểm đánh giá truyền thống và tích cực Đánh giá truyền thống Đánh giá tích cực Giảng viên đánh giá “mở” - có sự tham gia Giảng viên đánh giá “kín”, chủ yếu bằng hình của sinh viên, qua các hình thức như dự án học thức viết tập, trình bày vấn đề, báo cáo kết quả nghiên cứu... Có tính cạnh tranh Có tính hợp tác, chia sẻ, định hướng Đánh giá kết quả cuối cùng, theo nội dung Đánh giá theo quá trình, theo mục tiêu dạy chương trình học Không chỉ đánh giá kiến thức mà còn đánh giá Tập trung đánh giá kiến thức kĩ năng, năng lực Đánh giá mức độ thấu hiểu, khả năng phân Đánh giá trí nhớ, mức độ nhớ thông tin, kiến tích, tổng hợp, kiến giải và xử lí thông tin, kiến thức thức Đánh giá thường xuyên, liên tục và định kì Đánh giá sau khi kết thúc môn học từng phần kiến thức, kĩ năng Điểm số là quan trọng Năng lực học tập là quan trọng Chức năng kiểm tra, giám sát, trừng phạt Chức năng theo dõi, cải tiến và phát triển Hình thức đánh giá đa dạng, có nhiều chiến Hình thức đánh giá đơn điệu lược đánh giá linh hoạt phù hợp với từng phần kiến thức, kĩ năng Hoạt động đánh giá mang tính văn hóa, nhân Hoạt động đánh giá mang tính thủ tục văn Trong thực tiễn dạy học, đánh giá thường được xem là khâu đi sau khi kết thúc một bài học, một chương hay một môn học. Với quan niệm như trên, đánh giá sẽ không định hướng cho việc dạy học, không bám sát vào mục tiêu dạy học, không cung cấp kịp thời thông tin về sự tiến bộ của sinh viên, thiếu sự đa dạng về các hình thức kiểm tra - đánh giá và tạo nên “sức ỳ” cản trở quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Thuật ngữ “tích cực” trong trong đánh giá tích cực đề cập tới sự gia tăng các hoạt động tích cực, chủ động của sinh viên trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập. Thuật ngữ này trái với nghĩa bị động, thụ động, chỉ đòi hỏi mức độ nhớ thông thường khi sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập để đáp ứng yêu cầu của môn học hoặc chương trình học. Vì vậy, các kĩ thuật đánh giá tích cực sẽ tập trung vào việc phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên, giúp làm tăng khả năng lĩnh hội kiến thức và hình thành các kĩ năng cho sinh viên. Đánh giá kết quả học tập là một khâu liên tục, song song với quá trình dạy học, với nhiều chiến lược và hình thức đa dạng. Để đánh giá đảm bảo nguyên tắc chính xác, khách quan, phân hóa, thường xuyên, cần tuân thủ theo tiêu chí INFORM [1] như sau: - Identify: Đánh giá theo các chuẩn, mục tiêu. - Note: Chú ý đến các tình huống, cơ hội để sinh viên thể hiện sự tiến bộ. - Focus: Tập trung vào kĩ năng và bằng chứng về sự tiến bộ của sinh viên. 263
  4. Dương Thị Kim Oanh - Offer: Tạo cơ hội để sinh viên nhận ra, đánh giá sự tiến bộ đã đạt được. - Record: Có tính kế thừa, liên tục, ghi nhận những điểm quan trọng, đáng chú ý. - Modify: Làm căn cứ để đổi mới phương pháp dạy của giảng viên và phương pháp học của sinh viên. 2.2. Một số loại đánh giá thường dùng và các kĩ thuật đánh giá tích cực Căn cứ vào mục tiêu của việc đánh giá, trong thực tiễn dạy học thường áp dụng 02 loại đánh giá sau: đánh giá theo tiến trình/quá trình (formative assessment) và đánh giá tổng kết (summative assessment). 2.2.1. Đánh giá theo tiến trình Đánh giá theo tiến trình là hoạt động nhằm thu thập các thông tin và minh chứng về kết quả học tập của sinh viên khi họ đang ở trong quá trình học tập. Kết quả đánh giá theo tiến trình không chỉ giúp sinh viên biết được về những điểm tiến bộ hay chưa đạt của họ mà còn giúp giảng viên theo dõi tiến độ của hoạt động giảng dạy và chỉ ra các lĩnh vực giảng dạy cần được thay đổi [2,4]. Căn cứ trên các thông tin và minh chứng mà đánh giá theo tiến trình mang lại, giảng viên và sinh viên cùng điều chỉnh hoạt động của mình để đạt được các chuẩn đầu ra dự định của môn học hoặc chương trình học. Trong đánh giá theo tiến trình, giảng viên có thể sử dụng một số các kĩ thuật đánh giá tích cực sau [1, 5, 6]: Bảng 2. Các kĩ thuật đánh giá tích cực thường dùng trong đánh giá theo tiến trình TT Kĩ thuật đánh giá Mô tả cách thức thực hiện Thời điểm áp dụng Giảng viên yêu cầu sinh viên giải quyết các nhiệm vụ/tình huống học tập được giao ở trên lớp hay về nhà theo nhóm/cá nhân. Sau đó, Trong suốt quá Báo cáo thực hiện sinh viên trình bày kết quả thực hiện công việc 1 trình diễn ra môn công việc trước lớp. Các nhóm sinh viên cùng đánh giá học kết quả thực hiện công việc của nhau. Giảng viên nhận xét và đánh giá kết quả thực hiện công việc của các nhóm/cá nhân. Phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những nhiệm vụ học tập sẽ được sinh viên thực hiện cá nhân hoặc làm theo nhóm trong thời gian ngắn của tiết học. Mỗi phiếu học tập Đầu, giữa và cuối 2 Phiếu học tập gồm một vài câu hỏi, bài tập cụ thể nhằm dẫn buổi học dắt tới một kiến thức, tập dượt một kĩ năng, rèn luyện một thao tác tư duy hoặc thăm dò ý kiến trước một vấn đề nào đó. Giảng viên yêu cầu trình viên trình bày ý kiến Các thời điểm 3 Bài luận của cá nhân hoặc nhóm về các vấn đề học tập phù hợp trong quá dưới dạng câu hỏi tự luận. trình dạy học 264
  5. Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá tích cực cho môn học Tư duy hệ thống... Đánh giá kiến thức rộng nhưng không sâu về Đầu giờ hoặc cuối 4 Trắc nghiệm một vấn đề giờ học Bản hướng dẫn (kèm biểu điểm) cung cấp Các giờ thực những miêu tả hoặc các chỉ số thực hiện chỉ 5 Rubric hành, các giờ làm từng mức độ hoàn thành nhiệm vụ ứng với các việc nhóm tiêu chí (điểm số cho các tiêu chí ở mức đó) Đặt câu hỏi có nhiều phương án trả lời, yêu Đầu, giữa và cuối 6 Tia chớp cầu sinh viên trả lời nhanh, sinh viên tiếp theo buổi học không được lặp lại câu trả lời trước Yêu cầu sinh viên phát biểu 3 vấn đề chưa rõ, 7 Bài tập 3-2-1 Cuối buổi học nhận xét góp ý 2 vấn đề và đưa ra 1 giải pháp Yêu cầu sinh viên (cá nhân/nhóm) điền các Đầu, giữa và cuối 8 Điền nội dung nội dung theo mẫu phiếu được thiết kế trước buổi học và trình bày kết quả trước lớp Yêu cấu sinh viên viết câu trả lời ngắn (hoặc một vấn đề duy nhất chưa rõ về bài học), giảng 9 Bài tập 1 phút Cuối buổi học viên tổng hợp nhanh các câu trả lời và đưa ra nhận xét hoặc Giảng viên cung cấp hàng loạt các khái niệm, sự kiện, nguyên tắc, quy trình,... và yêu cầu Đầu, giữa và cuối 10 Sàng lọc sinh viên phân loại, xếp hạng,... các nội dung buổi học trên theo các tiêu chí thống nhất và logic Trong quá trình dạy học, giảng viên có thể phối hợp các kĩ thuật đánh giá tích cực trên đây để đánh giá chính thức (cho điểm) hay không chính thức (không cho điểm). Các kết quả thu được từ đánh giá theo tiến trình cần được cung cấp kịp thời, chính xác tới sinh viên để sinh viên và giảng viên cùng điều chỉnh phương pháp học và phương pháp dạy cho phù hợp với các chuẩn đầu ra dự định của môn học. 2.2.2. Đánh giá tổng kết Đánh giá tổng kết nhằm đưa ra những kết luận, phân hạng về mức độ đạt được mục tiêu dạy học, sự tiến bộ của sinh viên khi kết thúc môn học, chương trình học, cuối kì hay cuối năm học. Trong đánh giá tổng kết, các kĩ thuật đánh giá tích cực thường dùng gồm báo cáo kết quả thực hiện công việc, bài trắc nghiệm, tiểu luận, đồ án,... Để đánh giá tổng kết đạt kết quả cao, trước hết giảng viên cần xác định rõ mục đích của bài kiểm tra dùng để đánh giá kiến thức, kĩ năng, khả năng lập luận, tư duy sáng tạo,... của sinh viên. Nội dung bài kiểm tra cần bám sát mục tiêu dạy học theo bài học, cụm bài học và chương. Các câu hỏi kiểm tra cần rõ ràng, nên dùng các động từ chỉ hành vi để sinh viên có thể định hướng được nhiệm vụ thực hiện. Cấu trúc bài kiểm tra được thiết kế hợp lí để đánh giá bao quát hết các mục tiêu dạy học, khách quan và có sự phân hóa mức độ lĩnh hội của sinh viên. Ngoài ra, bài kiểm tra tổng kết cần tính toán thời gian phù hợp, 265
  6. Dương Thị Kim Oanh với biểu điểm chi tiết. Như vậy, mặc dù đánh giá theo tiến trình và đánh giá tổng kết được thực hiện vào các thời điểm khác nhau trong quá trình dạy học song chúng đều nhằm thu thập các thông tin và minh chứng về sự tiến bộ của sinh viên, qua đó giúp sinh viên định hướng rõ ràng nhất về cách đạt được mục tiêu dạy học. Trong quá trình dạy học, việc phối kết hợp các kĩ thuật đánh giá tích cực sẽ góp phần thu thập các thông tin và minh chứng về kết quả học tập của sinh viên được chính xác, khách quan hơn. 2.3. Vận dụng các kĩ thuật đánh giá tích cực trong đánh giá kết quả học tập môn học Tư duy hệ thống nhằm đạt chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận CDIO tại trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 2.3.1. Vận dụng các kĩ thuật đánh giá tích cực trong đánh giá kết quả học tập môn học Tư duy hệ thống Tư duy hệ thống là môn học tự chọn thuộc chương trình đào tạo 150 tín chỉ được xây dựng theo hướng tiếp cận CDIO tại trường ĐH SPKT Thành phố Hồ Chí Minh. Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống và phương pháp luận tư duy hệ thống, các kĩ năng tư duy và tìm kiếm giải pháp sáng tạo, hình thành ở sinh viên khả năng lập luận và giải quyết vấn đề một cách hệ thống, logic và sáng tạo. Sau khi học xong môn học này, sinh viên năm thứ hai, trường ĐH SPKT Thành phố Hồ Chí Minh có khả năng: - Trình bày được các kiến thức tổng quan về tư duy hệ thống như hệ thống, tư duy và tư duy kĩ thuật, phương pháp luận tư duy hệ thống, kĩ năng tư duy và tìm kiếm giải pháp sáng tạo. - Phân tích, giải thích và lập luận giải quyết được các vấn đề trong học tập và cuộc sống dưới góc nhìn tư duy hệ thống. - Thiết kế và sáng tạo nên các hệ thống kĩ thuật. - Phát triển tư duy nhìn nhận sự vật, hiện tượng này trong mối quan hệ tương tác với các sự vật, hiện tượng khác trong hệ thống có chứa nó từ nhiều góc độ khác nhau. - Hình thành và phát triển kĩ năng thuyết trình, làm việc nhóm và kĩ năng tự học, tự nghiên cứu. Dựa vào các chuẩn đầu ra CDIO dự định như trên, chúng tôi đã đã vận dụng một số kĩ thuật đánh giá tích cực trong đánh giá theo tiến trình và tổng kết trong dạy học môn Tư duy hệ thống (Bảng 3). 266
  7. Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá tích cực cho môn học Tư duy hệ thống... Bảng 3. Cấu trúc nội dung, phương pháp dạy học đánh giá kết quả học tập môn học Tư duy hệ thống Nội dung dạy học Phương pháp dạy học Kĩ thuật đánh giá Báo cáo thực hiện công việc Khái niệm hệ thống Dạy học theo tình huống Báo cáo thực hiện Chương 1. Mô tả hệ thống Chia sẻ cặp đôi công việc Tổng quan Đặc trưng của hệ thống Dạy học dựa trên vấn đề Báo cáo thực hiện về hệ thống Phương pháp nghiên cứu hệ Thảo luận nhóm công việc thống Dạy học theo dự án Bài tập 3 - 2 - 1 Rubric - Khái quát về tư duy Tư duy là gì? Đặc điểm của tư duy Công não Tia chớp, sàng lọc, bài Phân loại tư duy Thảo luận nhóm luận Tiến trình hoạt động tư duy Chương 2. Các thao tác tư duy Tư duy và tư - Tư duy kĩ thuật duy kĩ thuật Tư duy kĩ thuật là gì? Đặc điểm của tư duy kĩ Chia sẻ cặp đôi Bài tập 1 phút thuật Cấu trúc của tư duy kĩ thuật - Vài nét khái quát về tư duy cơ giới - Khái niệm tư duy hệ thống Chương 3. - Đặc điểm của tư duy hệ Phương Thảo luận nhóm Báo cáo kết quả công thống pháp luận tư Dạy học dựa trên vấn đề việc, tia chớp - Các thành phần của tư duy duy hệ thống hệ thống - Phân loại tư duy hệ thống - Các nguyên tắc cơ bản của tư duy hệ thống - Sơ đồ tư duy Chương 4. - Biểu đồ nhân quả Báo cáo kết quả công Các phương - Phương pháp 5W và 1H Dạy học theo dự án việc pháp tư duy - Phương pháp đối tượng Thảo luận nhóm Rubric và tìm kiếm tiêu điểm Dạy học dựa trên vấn đề Sàng lọc giải pháp - Phương pháp DOIT Dạy học theo tình huống Bài tập 3-2-1 sáng tạo - Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy 267
  8. Dương Thị Kim Oanh 2.3.2. Đánh giá theo tiến trình Trong đánh giá theo tiến trình kết quả học tập môn học Tư duy hệ thống, các kĩ thuât đánh giá tích cực được sử dụng gồm: Báo cáo thực hiện công việc, bài luận, sàng lọc, Rubric, bài tập 3-2-1, bài tập 1 phút và tia chớp. Trong quá trình dạy học, chúng tôi đã phối hợp các kĩ thuật đánh giá để đánh giá cho điểm cá nhân/nhóm hoặc đánh giá ghi nhận sự tiến bộ kèm theo nhận xét một cách cụ thể về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của sinh viên. Việc đánh giá có sự tham gia trực tiếp của sinh viên/nhóm sinh viên hoặc cả lớp và có sử dụng kết quả tự đánh giá của sinh viên/nhóm sinh viên. Quá trình đánh giá theo tiến trình một cách chính thức hoặc không chính thức như trên được tiến hành liên tục trong 15 tuần của học kì I, năm học 2013 - 2014 tại trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Dưới đây là ví dụ về việc vận dụng các kĩ thuật đánh giá tích cực trong đánh giá theo tiến trình nội dung Kĩ thuật Sơ đồ tư duy và Phương pháp đối tượng tiêu điểm thuộc Chương 4: Các phương pháp tư duy và tìm kiếm giải pháp sáng tạo nhằm đạt chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận CDIO. Để phát triển tính tích cực, tự giác trong học tập của sinh viên, giảng viên giao nhiệm vụ cho sinh viên tìm hiểu trước về các vấn đề như: Sơ đồ tư duy Phương pháp đối tượng tiêu điểm - Sơ đồ tư duy là gì? - Phương pháp đối tượng tiêu điểm là gì? - Vai trò của Sơ đồ tư duy - Vai trò của phương pháp đối tượng tiêu điểm - Các bước thực hiện phương pháp đối tượng - Cách thiết kế sơ đồ tư duy tiêu điểm Trong giờ học trên lớp, giảng viên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại và thảo luận nhóm, dạy học theo tình huống,... để tổ chức cho sinh viên lĩnh hội kiến thức mới dựa trên các nội dung sinh viên đã tìm hiểu trước. Trong quá trình dạy học, kĩ thuật đánh giá sàng lọc được áp dụng bằng cách cung cấp cho sinh viên các bước khác nhau của quy trình thiết kế sơ đồ tư duy và các bước thực hiện phương pháp đối tượng tiêu điểm không theo trật tự sắp xếp, sinh viên thực hiện bài tập trên theo thời gian quy định. Sau khi sinh viên/nhóm sinh viên trả lời, các sinh viên/nhóm sinh viên khác nhận xét, giảng viên sẽ đánh giá và đưa ra kết luận cuối cùng. Kết quả thực hiện bài tập của sinh viên sẽ giúp giảng viên đánh giá nhanh mức độ tìm hiểu các nội dung học tập ở nhà của họ. Cùng với việc đánh giá mức độ nhận thức của sinh viên, để đánh giá khả năng vận dụng Kĩ thuật Sơ đồ tư duy và Phương pháp đối tượng tiêu điểm vào thực tiễn, giảng viên nêu lên các nhiệm vụ học tập dưới dạng các tình huống hoặc dự án học tập để sinh viên vận dụng các kiến thức đã học. Giảng viên chia nhóm học tập một cách ngẫu nhiên, mỗi nhóm từ 5 - 7 sinh viên. Tùy theo tiến trình học tập, các nhóm sẽ thực hiện nhiệm vụ học tập ở trên lớp hoặc ở nhà. Sau đó, các nhóm sẽ báo có kết quả thực hiện công việc trước lớp. Kết quả thực hiện công việc được sinh viên và giảng viên cùng đánh giá. Đối với nội dung Kĩ thuật Sơ đồ tư duy, sinh viên thực hiện nhiệm vụ sau: Vận dụng 268
  9. Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá tích cực cho môn học Tư duy hệ thống... kĩ thuật Sơ đồ tư duy để: 1. Chuẩn bị một nội dung học tập mới 2. Báo cáo lại nội dung một cuốn sách đã đọc 3. Giải quyết một nhiệm vụ học tập 4. Lập kế hoạch hoạt động (học tập, kinh doanh, dã ngoại,...) Hình 1. Sản phẩm sử dụng Kĩ thuật Sơ đồ tư duy để báo cáo nội dung cuốn sách "Tôi tài giỏi, bạn cũng thế" của sinh viên lớp Tư duy hệ thống SYTH220505_04 Đối với nội dung Phương pháp đối tượng tiêu điểm, sinh viên giải quyết nhiệm vụ sau: 1. Công ti điện thoại di động Nova đang bị mất thị phần điện thoại di động trong nước bởi các sản phẩm điện thoại di động của nước ngoài. Hãy sáng tạo sản phẩm điện thoại mới theo phương pháp đối tượng tiêu điểm. 2. Sử dụng phương pháp đối tượng tiêu điểm để đề xuất ý tưởng sáng tạo các sản phẩm sử dụng nguồn năng lượng thiên nhiên nhằm tiết kiệm năng lượng. Trên đây là ví dụ cụ thể về việc vận dụng một số kĩ thuật đánh giá tích cực trong đánh giá kết quả học tập theo tiến trình đối với môn học Tư duy hệ thống tại trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. 269
  10. Dương Thị Kim Oanh Hình 2. Sản phẩm Gương năng lượng của sinh viên lớp Tư duy hệ thống SYTH220505_01 2.3.3. Kiểm tra - đánh giá tổng kết Để đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức và kĩ năng của môn học vào thực tiễn, trong đánh giá tổng kết, sinh viên sẽ phải thực hiện một bài tiểu luận. Chúng tôi thiết kế 04 đề thi dành cho bài tiểu luận, sinh viên bốc thăm để chọn đề thi một cách ngẫu nhiên. Nội dung các đề thi là những vấn đề sinh viên cần phải giải quyết có liên qua tới hoạt động học tập, sinh học và cuộc sống thường ngày của sinh viên. Các đề thi đánh giá tổng kết có nội dung cụ thể như sau: - Facebook (FB) là mạng xã hội nổi tiếng trên toàn thế giới và hiện đang tăng đột biến về số người dùng tại Việt Nam, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên. FB được sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi, tạo ra sức cuốn hút và tốc độ lan truyền mạnh mẽ. Nếu sử dụng FB chừng mực và đúng mục đích, FB đem lại rất nhiều tiện ích, nhất là sự kết nối thông tin và những ứng dụng giải trí thú vị (chơi game, nghe nhạc, xem phim ...). Tuy nhiên, khi bước vào thế giới của FB, nhiều bạn sinh viên đã không cưỡng nỗi sự lôi cuốn, mê hoặc của nó. Do dành quá nhiều thời gian để chăm chút cho "ngôi nhà ảo" này nên sinh viên dễ mắc hội chứng nghiện FB, dẫn đến xao nhãng và làm giảm kết quả học tập. Hãy lựa chọn và sử dụng các phương pháp tư duy để đề xuất những giải pháp hạn chế tình trạng nghiện Facebook trong sinh viên! 270
  11. Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá tích cực cho môn học Tư duy hệ thống... - Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng nhiệt hạch vô tận của thiên nhiên. Việt Nam được xem là quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời, đặc biệt ở các vùng miền Trung và miền Nam của đất nước, với cường độ bức xạ mặt trời trung bình khoảng 5 kWh/m2. Hãy lựa chọn và sử dụng các phương pháp tư duy để đề xuất ý tưởng sáng tạo cho các sản phẩm sử dụng nguồn năng lượng thiên nhiên này nhằm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ sức khoẻ con người và gìn giữ môi trường! -Sự biến đổi khí hậu ngày một nhanh chóng, theo Đài khí tượng Thủy văn, khu vực Nam Bộ, từ năm 2006 trở lại đây, mực nước triều “năm sau luôn cao hơn năm trước”. Năm 2007, đỉnh triều trên sông Sài Gòn là 1,49m, năm 2010 đạt mức mức kỉ lục là 1,58m. Vào lúc 4h00 ngày 4-12-2013, mực nước triều đo được tại trạm Phú An, trên sông Sài Gòn là 1,62m, lập kỉ lục trong 61 năm qua. Do ảnh hưởng của triều cường, nước dâng cao đã gây ngập nặng tại nhiều tuyến đường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh khiến giao thông nhiều nơi bị tê liệt, mọi sinh hoạt của người dân bị xáo trộn hoàn toàn. Hãy lựa chọn và sử dụng các phương pháp tư duy để đề xuất những giải pháp chống ngập úng tại Thành phố Hồ Chí Minh! - Sự phát triển nhanh chóng của mạng Internet và các công cụ, phương tiện khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên vô tận này đã, đang trở thành cơ hội và thách thức cho con người, nhất là học sinh, sinh viên. Nếu sử dụng đúng cách, Internet sẽ trở thành người bạn đồng hành, là kho tàng tri thức vô tận. Ngược lại, chính người sử dụng sẽ trở thành nạn nhân của công cụ này. Hãy lựa chọn và sử dụng các phương pháp tư duy để đề xuất những giải pháp nhằm biến mạng Internet thực sự trở thành công cụ hữu ích trong học tập và cuộc sống của sinh viên! Sau khi nhận đề thi, sinh viên sẽ có thời gian thực hiện tiểu luận ở nhà trong 03 ngày và nộp lại bài thi cho giảng viên theo đúng thời gian quy định. Trong quá trình làm bài, sinh viên sẽ vận dụng toàn bộ các kiến thức đã học trong 15 tuần để giải quyết vấn đề dưới góc nhìn tư duy hệ thống. 2.4. Kết quả học tập môn học Tư duy hệ thống của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 2.4.1. Kết quả đánh giá theo tiến trình Trong học kì I, năm học 2013 - 2014, tác giả bài viết (giảng viên) đã thực hiện hoạt động giảng dạy cho 04 lớp học Tư duy hệ thống. Thông qua việc sử dụng các kĩ thuật đánh giá như phân tích ở trên, giảng viên sẽ chấm điểm kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của sinh viên. Để đảm bảo tính khách quan trong việc cho điểm, chúng tôi dựa trên bảng tiêu chí đánh giá nội dung giải quyết nhiệm vụ học tập, kĩ năng thuyết trình và kĩ năng làm việc nhóm (Bảng 4). 271
  12. Dương Thị Kim Oanh Bảng 4. Bảng tiêu chí đánh giá nội dung giải quyết nhiệm vụ học tập TT Tiêu chuẩn Tiêu chí Đạt Không đạt Điểm Thu thập Đúng chủ đề x 1 1 thông tin Có tài liệu tham khảo trong và ngoài nước x 1 Tóm tắt: Rõ, gọn, hệ thống, chặt chẽ x 1 Tái cấu trúc Có chỉ rõ trọng điểm x 1 2 thông tin Khái quát hóa, sáng tạo x 2 Hiệu quả tốt cho nhiệm vụ truyền thông x 1 Giải quyết Đáp ứng được mục tiêu x 1 3 vấn đề Thực hiện có kết quả các nhiệm vụ nhận thức x 2 Tổng 10 Bảng 5. Bảng tiêu chí đánh giá kĩ năng thuyết trình [5, 6] Điểm Tiêu chí 2 4 6 8 10 Điểm Nội dung Tập trung Nội dung Nội dung phù hợp Nội dung Nội dung quá nhiều phản ánh rõ cơ bản thể với chủ đề, phù hợp không làm vào một chủ đề từ hiện được nhưng chưa với chủ đề rõ chủ đề. phần nào khái quát chủ đề. làm rõ được đó đến chi tiết. chủ đề. Phân phối thời Thời gian Thời gian Thời gian Phân phối Phân phối gian giữa thuyết thuyết thuyết trình thời gian thời gian các phần trình lệch trình lệch lệch từ giữa các hợp lí không hợp từ 20-40%. từ 10-20%. 5-10%. phần hợp lí. lí (>50%). Có dàn Có dàn bài bài chi tiết Có dàn bài chi tiết rõ Có dàn rõ ràng chi tiết rõ ràng, có Không có bài nhưng Dàn bài nhưng ràng, hợp lí chuyển tiếp dàn bài. chưa chi chưa hợp về thứ tự nội giữa các tiết. lí về thứ tự dung. phần trong nội dung. bài. Nhiều lỗi Dùng từ chính tả, Dùng từ hợp chính xác, Mắc ít lỗi Không nhiều từ lí, có giải dễ hiểu, chính tả, mắc lỗi Cách dùng khó hiểu, thích những có giải dùng từ chính tả, từ không giải từ chuyên thích, minh chưa chính dùng từ thích các ngành nhưng họa các xác. hợp lí. từ chuyên chưa đầy đủ. từ chuyên môn. ngành. 272
  13. Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá tích cực cho môn học Tư duy hệ thống... Đứng một Di chuyển Di chuyển chỗ, không nhiều, bao Có di rộng và bao bao quát Di chuyển quát lớp, gây Tương tác chuyển quát lớp, toàn bộ rộng và hứng thú, với người nhưng tương tác lớp, không bao quát người nghe nghe không bao nhiều và gây tương tác lớp. tham gia vào quát lớp. hứng thú cho với người quá trình người nghe. nghe. thuyết trình. Nói to, rõ và Nói to, rõ, Nói nhỏ, Nói rõ trôi chảy Nói to, rõ, trôi chảy và Giọng nói khó nghe nhưng hay nhưng đều trôi chảy và truyền cảm hay vấp. lặp lại. đều, dễ truyền cảm. và lôi cuốn gây buồn người nghe. ngủ. Tự tin Điềm tĩnh, Tự tin nhưng tự tin luôn Rụt rè, nhưng Điềm tĩnh, không hướng tới Thái độ, thiếu tự còn lúng tự tin, nhưng nhiệt tình người nghe, tác phong tin, hay gãi túng khi không sôi trong giải trả lời câu đầu. xử lí tình nổi. đáp thắc hỏi nhiệt huống. mắc. tình. Phương tiện Phối hợp trực quan, Có sử Cách Không Sử dụng hợp lí giữa giải thích rõ dụng sử dụng sử dụng phương hình ảnh, nội dung cần phương phương phương tiện trực video và phù minh họa, tiện trực tiện trực tiện trực quan vừa hợp với nội hình ảnh rõ quan quan quan. đủ. dung cần ràng phản nhưng ít. minh họa. ánh đúng nội dung. Nền và Nền thiết kế Độ tương chữ tương Cỡ chữ, Độ tương đẹp và tương phản giữa phản tốt Nền và chữ độ tương phản giữa phản rõ với chữ và nền nhưng tương phản phản giữa chữ và nền chữ, tuân thủ tương đối màu sắc tốt, hợp lí. nền và chữ khó thấy. đúng quy tắc tốt chưa hợp 7×7 lí. TỔNG ĐIỂM 273
  14. Dương Thị Kim Oanh Bảng 6. Bảng tiêu chí đánh giá kĩ năng làm việc nhóm [5, 6] Yếu Trung bình Khá Giỏi Tiêu chí Điểm (3-4 điểm) (5-6 điểm) (7-8 điểm) (9-10 điểm) Chuẩn bị tốt Ít hay không Chuẩn bị tốt và chi tiết chuẩn bị trước Có chuẩn bị Sự chuẩn bị trước buổi làm trước buổi cho buổi làm trước. việc nhóm. làm việc việc nhóm. nhóm. Đóng góp Tham gia một Tham gia vai trò chủ Để những phần trong phần lớn trong đạo trong Khả năng tổ thành viên việc thiết lập việc thiết lập việc thiết lập chức khác sắp đặt mục tiêu và mục tiêu và mục tiêu và kế hoạch. kế hoạch của kế hoạch của kế hoạch của nhóm. nhóm. nhóm. Tham gia thảo Tham gia tích Quan sát thụ Tham gia tích luận dựa vào cực vào thảo động và không cực vào thảo Tham gia định hướng luận và đặt phát biểu ý luận và đặt câu của các thành câu hỏi, dẫn kiến. hỏi. viên khác. dắt thảo luận. Lắng nghe tích cực và thể Lắng nghe tích hiện sự hiểu Không thể trả Hiếm khi lên cực và thể hiện vấn đề thông lời các câu hỏi Hiểu vấn đề tiếng và trả lời sự hiểu vấn đề qua việc diễn hay không trả câu hỏi. thông qua việc giải lại và lời các câu hỏi. diễn giải lại. phát triển ý tưởng dựa vào vấn đề đó. Có vắng mặt nhưng báo Tự nguyện Tỏ dấu hiệu Thường vắng trước và sắp gánh vác và Mức độ muốn làm một mặt hay đến xếp để thực san sẻ trách thích thú việc khác, ở muộn. hiện trách nhiệm của nơi khác. nhiệm của nhóm. mình. TỔNG ĐIỂM Căn cứ vào từng nhiệm vụ học tập, giảng viên sẽ dựa vào các biểu tiêu chí đánh giá để chấm điểm thực hiện nhiệm vụ học tập của sinh viên. Các kết quả học tập này sẽ được lưu lại theo từng tuần. Kết thúc 15 tuần học, giảng viên dùng phần mềm Exel để tính điểm trung bình - điểm quá trình của sinh viên. Dưới đây là kết quả điểm quá trình môn học Tư duy hệ thống của sinh viên năm thứ 2, trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật 274
  15. Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá tích cực cho môn học Tư duy hệ thống... Thành phố Hồ Chí Minh. Thống kê kết quả học tập theo tiến trình môn học Tư duy hệ thống cho thấy, tỉ lệ sinh viên đạt mức điểm khá và giỏi khá cao, mức điểm trung bình và kém khá thấp. Kết quả thống kê này bước đầu cho thấy, việc tổ chức đánh giá thường xuyên, liên tục bằng cách sử dụng phối kết hợp nhiều kĩ thuật đánh giá tích cực khác nhau không chỉ giúp sinh viên điều chỉnh và cải thiện mức điểm mà còn đặt họ trước các tình huống có vấn đề để từ đó vận dụng các kiến thức lí thuyết đã học vào giải quyết các tình huống này, qua đó kích thích tính tích cực, chủ động tự giác trong học tập của sinh viên. Bảng 7. Kết quả học tập theo tiến trình môn học Tư duy hệ thống Lớp học Kết quả học tập Mã lớp Số lượng 8 - 10 (điểm) 6 - 7,5 (điểm) 5 -5,5 (điểm) Nhỏ hơn 5 (điểm) SYTH220505 sinh viên Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 01 32 23 71,9 4 12,5 3 9,4 1 3,2 02 72 42 58,3 23 31,9 3 4,2 4 5,6 03 32 17 53,1 12 37,5 3 9,4 0 0 04 41 20 48,8 17 41,5 3 7,3 1 2,4 2.4.2. Kết quả đánh giá tổng kết Dưới đây là kết quả bài thi cuối kì môn học Tư duy hệ thống của sinh viên năm thứ 2, trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Bảng 8: Kết quả học tập cuối kì môn học Tư duy hệ thống Lớp học Kết quả học tập Mã lớp Số lượng 8 - 10 (điểm) 6 - 7,5 (điểm) 5 -5,5 (điểm) Nhỏ hơn 5 (điểm) SYTH220505 sinh viên Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 01 32 21 61,8 11 34,4 0 0,0 0 0,0 02 68 26 38,2 34 50,0 7 10,3 1 1,5 03 30 15 50,0 11 36,7 1 3,3 3 10,0 04 41 29 70,7 11 26,8 1 2,4 0 0,0 Thống kê kết quả điểm thi cuối kì môn học Tư duy hệ thống cho thấy, không có sự khác biệt quá nhiều giữa mức điểm đánh giá theo tiến trình và cuối kì. Kết quả này bước đầu cho thấy, có sự ổn định về điểm số trong đánh giá kết quả học tập theo tiến trình và đánh giá tổng kết kết quả học tập môn học Tư duy hệ thống. 3. Kết luận Với mục đích nâng cao chất lượng dạy - học, qua đó đạt chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận CDIO đối với môn học Tư duy hệ thống, trong học kì I, năm học 2013 - 2014, bên cạnh việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, chúng tôi đã vận dụng các kĩ thuật đánh giá tích cực trong đánh giá theo tiến trình và tổng kết đối với môn học này. Kết 275
  16. Dương Thị Kim Oanh quả bước đầu cho thấy, thông qua việc phối kết hợp nhiều kĩ thuật đánh giá khác nhau, kết quả học tập của sinh viên được đánh giá chính thức và không chính thức thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình học tập. Các tình huống và nhiệm vụ học tập được thiết kế gắn liền giữa lí thuyết và thực tiễn hoạt động học tập và cuộc sống nên có khả năng kích thích sinh viên tích cực học tập. Tỉ lệ sinh viên đạt kết quả học tập khá và giỏi khá cao. Trong thời gian tới, các kĩ thuật đánh giá trên sẽ tiếp tục được áp dụng không chỉ để kiểm nghiệm hiệu quả của việc vận dụng các kĩ thuật đánh giá tích cực trong đánh giá kết quả học tập môn học Tư duy hệ thống mà còn kích thích sinh viên học tập tích cực, chủ động, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện của trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tôn Quang Cường, 2009. Tài liệu tập huấn dành cho giáo viên các trường THPT chuyên. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Đại học Cambrige, Hà Nội. [2] Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh (Biên dịch), 2010. Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo theo phương pháp tiếp cận CDIO. Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. [3] Nguyễn Văn Tuấn, 2010. Bài giảng Lí luận dạy học. Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. [4] Lâm Quang Thiệp, 2008. Trắc nghiệm và ứng dụng. Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội. [5] Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, 2013. Hội thảo nâng cao năng lực kiểm tra - đánh giá trong triển khai chương trình đào tạo 150 tín chỉ. Tp Hồ Chí Minh. [6] Dr. Shelly Potts, Dr. Lenay Dunn. Instructional Assessment and Evaluation. Heeap Slides. [7] http://www.cdio.org. ABSTRACT Applying some of positive assessment techniques for System Thinking Course to achieve learning outcomes oriented approach CDIO at University of Technical Education Ho Chi Minh City The article refers to the application of a number of positive assessment techniques in assessing the learning outcomes of the subjects of System Thinking to achieve outcomes oriented approach CDIO. The statistical results at which students have achieved in forma- tive and summative assessment show initially that the assessment regularly through using the positive assessment techniques will make the link bettwen assessment with intended learning outcomes and teaching - learning activities, thereby improving the quality of learning and teaching System thinking at University of Technical Education Ho Chi Minh City. 276
nguon tai.lieu . vn