Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÍNH SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ - SINH HỌC 11 ĐẶNG VĂN NHẬT QUANG 1, PHAN ĐỨC DUY 2, * 1 Học viên Cao học Khoa Sinh, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 2 Khoa Sinh, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: duy1264@gmail.com Tóm tắt: Bài báo trình bày, đề xuất phương pháp đánh giá tính sáng tạo của học sinh thông qua dạy học hợp tác. Xây dựng thang đo tính sáng tạo của học sinh Trung học phổ thông (THPT), bộ công cụ đánh giá tính sáng tạo lồng ghép trong nội dung chuyên đề dạy học phần Sinh học cơ thể - Sinh học 11. Từ khóa: Dạy học hợp tác, tính sáng tạo, đánh giá. 1. MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, người học – nguồn nhân lực tương lai của đất nước cần được hình thành và phát triển các năng lực cần thiết như giải quyết vấn đề, vận dụng, thích nghi, tư duy độc lập. Việc học tập không chỉ tiếp thu tri thức từ sách vở, tài liệu mà phải học qua nhiều hình thức khác như trò chơi, liên hệ tương tác, hợp tác nhóm, học bằng thực hiện dự án... Đối với người dạy, cần phải hình thành phẩm chất và phát triển năng lực cho người học, giáo dục nhân cách kết hợp với phát huy tốt nhất tiềm năng cá nhân, giúp người học sáng tạo, đổi mới thường xuyên và dần dần chiếm lĩnh tri thức. Sinh học là khoa học thực nghiệm có nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động thực hành – thí nghiệm,… đòi hỏi học sinh hình thành và phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, phát huy tính sáng tạo. Để giải quyết một vấn đề, mỗi cá nhân luôn có những tìm tòi và hướng tư duy riêng, khi tập hợp nhiều hướng tư duy đó vào một tập thể để cùng giải quyết vấn đề thì sẽ phát huy tối ưu tính sáng tạo của tập thể cũng như mỗi cá nhân. Vậy việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác không chỉ giúp người học nắm vững kiến thức mà còn phát triển năng lực giao tiếp, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho người học. Vậy làm thế nào để xác định được sản phẩm của người học là “sáng tạo”? Bằng cách nào có thể đo được tính sáng tạo của một học sinh hay một tập thể trong quá trình dạy và học Sinh học ở trường phổ thông? Thông qua bài viết này, chúng tôi xây dựng thang đo tính sáng tạo với các tiêu chí và bộ công cụ đánh giá tính sáng tạo của học sinh lồng ghép vào các hoạt động dạy và học. 2. NỘI DUNG 2.1. Tính sáng tạo của học sinh trung học phổ thông Tính sáng tạo là một trong những khả năng cần thiết để con người thích ứng trước sự biến đổi không ngừng của xã hội. Học sinh phổ thông cần được rèn luyện để hình thành và phát triển khả năng này. “Năng lực sáng tạo của học sinh phổ thông Việt Nam được xác định là các khả năng của học sinh hình thành ý tưởng mới, đề xuất được các giải pháp mới hay cải tiến làm mới một sự vật, có các giải pháp khác nhau để giải quyết một vấn đề, sự tò mò, thích đặt các câu hỏi để khám phá sự thật xung quanh, năng lực tưởng tượng và tư duy sáng tạo…” [5]. 250
  2. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Theo Thái Phương: “Để biết bất cứ cái gì có sáng tạo hay không, bạn phải so sánh cái đó với cái trước nó, nếu đã thay đổi nghĩa là nó mới hơn so với cái cũ đồng thời mang lại tính ích lợi cho bạn, cho cộng đồng hay cho nhân loại trong phạm vi áp dụng cụ thể thì bất cứ cái gì đó đã là sáng tạo” [8]. Từ những định nghĩa trên, theo chúng tôi, có thể hiểu tính sáng tạo của học sinh THPT là khả năng học sinh qua hoạt động học tạo ra sản phẩm có tính mới và tính giá trị. Sản phẩm có thể là kiến thức; năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng, phối hợp phương pháp, tư duy độc lập… và cả thái độ mà học sinh đạt được. Ví dụ về tính mới: Vận dụng kiến thức đã biết để ứng dụng trong tình huống mới; độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng. Về tính giá trị: Tìm kiếm và phân tích đối tượng trong các mối tương quan của nó; phát hiện, giải quyết vấn đề và đánh giá kết quả thực hiện. 2.2. Đánh giá tính sáng tạo của học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học hợp tác phần Sinh học cơ thể Chương trình Sinh học cơ thể ở lớp 11 đề cập đến các đặc trưng sống cơ bản của cấp độ cơ thể như: Sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, chuyển hóa vật chất và năng lương. Các đặc trưng đó được nghiên cứu ở hai giới là động vật và thực vật thông qua các hiện tượng, quá trình, mối quan hệ và các quy luật trong sinh giới. Chính sự đa dạng trong nội dung, cách vận dụng thực tiễn cuộc sống của các đặc trưng kể trên là những vấn đề đáng nghiên cứu, tìm hiểu, và làm thí nghiệm để học sinh có thể phát huy khả năng sáng tạo của mình [1], [2]. Một cá nhân có thể sáng tạo được tuy nhiên để phát huy tốt khả năng sáng tạo một cách có hiệu quả và đúng hướng thì yếu tố tập thể cũng rất quan trọng. Học sinh cần có sự hợp tác với các bạn học khác, với giáo viên để cùng nảy sinh các ý tưởng/giải pháp sáng tạo, tranh luận, đánh giá giá trị sản phẩm, rút kinh nghiệm… Do đó, học sinh cần phải biết cách giao tiếp với người khác, trình bày ý tưởng cá nhân cho người khác hiểu, các em cũng cần phải có phương tiện để thực hiện ý tưởng của mình. Vì vậy, người giáo viên cần phải xây dựng một kế hoạch dạy học kỹ lưỡng giúp học sinh – các thành viên trong nhóm phải tư duy độc lập và hình thành ý tưởng giải quyết vấn đề, phát huy được tinh thần trách nhiệm cao, phụ thuộc nhau một cách tích cực, hình thành động cơ hợp tác, phân chia nhiệm vụ hợp lý. Giúp các em phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Một trong những nhiệm vụ cụ thể là giáo viên phải xây dựng bộ công cụ đánh giá tính sáng tạo của học sinh, đảm bảo việc sử dụng các phương pháp đánh giá được thực hiện trong suốt giờ học và trong suốt quá trình các em sáng tạo [6]. Hiện thực hóa các nhiệm vụ trên, Tôi tiến hành xây dựng thang đo và công cụ đánh giá tính sáng tạo theo các bước sau: [3] Bước 1. Xây dựng thang đo tính sáng tạo gồm các công việc - Nghiên cứu các tài liệu liên quan. - Xác định các tiêu chí của tính sáng tạo. - Xây dựng các biểu hiện/năng lực có thể có của học sinh, mô tả các mức độ tương ứng mỗi biểu hiện. Bước 2. Thiết kế chuyên đề dạy học vận dụng phương pháp dạy học hợp tác, trong đó sử dụng các công cụ đánh giá quá trình sáng tạo của học sinh. Nội dung: Phần B – Sinh sản ở động vật, Chương 4, Sinh học 11 (cơ bản) [4]. 251
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Bước 3. Thực nghiệm dạy học chuyên đề để kiểm định độ giá trị của thang đo và các công cụ đánh giá 2.3. Xây dựng thang đo và công cụ đánh giá tính sáng tạo của học sinh trung học phổ thông 2.3.1. Xây dựng thang đo tính sáng tạo của học sinh Chúng tôi nghiên cứu các tài liệu liên quan đến tính sáng tạo của học sinh như để đề xuất thang đo tính sáng tạo của học sinh theo các mức độ biểu hiện. Sau đó, sử dụng để đánh giá tính sáng tạo của học sinh lớp 10 Hóa 1 và 10 Hóa 2 của trường THPT chuyên Quốc Học (Huế) qua một số điều chỉnh, Thang đo được trình bày ở Bảng 1 [7] [8]. Bảng 1. Thang đo tính sáng tạo của học sinh Các chỉ Biểu hiện/ tiêu năng lực của Các mức độ biểu hiện đánh học sinh (Tiêu giá chí đánh giá) A B C 1. Vận dụng Chưa hình dung Đã nhận ra được Vận dụng hiệu quả kiến thức đã được cách giải quyếthướng vận dụng kiến những kiến thức đã biết để ứng khi gặp tình huống thức cũ để giải quyết biết để áp dụng giải dụng tình mới tình huống mới nhưng quyết tình huống huống mới vận dụng chưa hiệu mới, không theo quả chuẩn đã có 2. Có khả năng Tiếp nhận, xem xét Tự lực tìm tòi, nghiên Tìm hiểu, nghiên cứu độc lập nhận các chức năng đã có cứu đối tượng và phát đối tượng và các khía ra chức năng của đối tượng một hiện chức năng mới cạnh liên quan từ đó Tính mới của đối cách thụ động nhưng còn chậm phát hiện ra chức mới tượng năng mới của đối tượng 3. Kết hợp các Suy luận tập trung Sử dụng thử một số Kết hợp các phương phương pháp vào một phương phương pháp mới để pháp đã biết một đã biết để đưa pháp quen thuộc để GQVĐ, kết quả là đề cách sáng tạo, có thể ra hướng giải giải quyết vấn đề xuất được giải pháp GQVĐ nhanh nhất, quyết mới cho (GQVĐ) khiến kết khả thi tốt nhất vấn đề quả ít khả thi và không hiệu quả 4. Thực hiện Lúng túng GQVĐ, Thực hiện GQVĐ tốt, Thực hiện GQVĐ, giải quyết vấn chưa xác định ưu dự kiến ưu nhược điểm nêu được chính xác đề và đánh giá nhược điểm của kết của kết quả nhưng ưu nhược điểm của kết quả thực quả khiến sản phẩm chưa rút kinh nghiệm kết quả, có căn cứ hiện chưa hoàn hảo về nội khiến sản phẩm chưa xác thực và rút kinh dung và hình thức tốt về hình thức nghiệm tạo ra sản phẩm xuất sắc về cả nội dung lẫn hình Tính thức giá trị 5. Tìm kiếm Phân tích chưa đầy Tìm kiếm và phân tích Khai thác tối đa để và phân tích đủ về đối tượng, đưa rõ về đối tượng, đưa nắm rõ bản chất đối đối tượng đối tượng vào các đối tượng vào các mối tượng, đưa đối tượng trong các mối mối liên hệ chung tương quan có thể có vào các mối tương tương quan nhất tuy vẫn chưa cụ quan có thể có, phát của nó thể hiện cả những liên hệ chung nhất 252
  4. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 6. Hệ thống Tiếp nhận kiến thức Có ý nghĩ cấu trúc lại Cấu trúc lại các nội hóa kiến thức theo phương pháp kiến thức để bản thân dung kiến thức trong để tương tác truyền thống dễ tương tác tuy nhiên mối tương quan của một cách phương pháp chưa chúng để tương tác thuận tiện hiệu quả một cách thuận tiện * Cách tính điểm: Để đánh giá các biểu hiện/năng lực của học sinh trong mỗi tiêu chí, quy đổi điểm tương ứng với mỗi mức độ như sau: - Mức độ A: tương ứng 1 điểm. - Mức độ B: tương ứng 2 điểm. - Mức độ C: tương ứng 3 điểm. Điểm của mỗi học sinh là trung bình cộng 6 biểu hiện/năng lực thuộc 2 tiêu chí đánh giá trên. - Từ 1 điểm đến 2 điểm: Tính sáng tạo ở mức độ thấp. - Từ 2 điểm đến 2.5 điểm: Tính sáng tạo ở mức độ trung bình. - Từ 2.5 điểm đến 3 điểm: Tính sáng tạo ở mức độ cao. 2.3.2. Xây dựng bộ công cụ đánh giá tính sáng tạo của học sinh thông qua dạy học hợp tác - Phiếu học tập số 1 (Đánh giá tiêu chí số 2,5 và 6 trong Bảng 1). Trường, lớp:......................................... Nhóm:.................................................. Các thành viên:.................................................................................................... Chuyên đề: Sinh sản ở động vật PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Tờ thông tin sự sinh sản ở một số loài động vật kèm hình ảnh) Nghiên cứu nội dung các thông tin “Sự sinh sản của một số loài động vật”, kết hợp nghiên cứu nội dung SGK Sinh học 11 (CB) trang 171 – 177 tiến hành thảo luận nhóm để hoàn thành các câu hỏi sau: 1. Từ những loài được nêu trong tờ thông tin, em hãy sắp xếp chúng tương ứng với mỗi hình thức sinh sản. Trình bày các đặc điểm tương đồng của các loài trong mỗi hình thức sinh sản đó. 2. Cho ví dụ một số loài động vật khác có đặc điểm sinh sản tương đồng với mỗi nhóm. 3. Có mối quan hệ nào giữa các nhóm động vật đó không? Hãy thể hiện mối quan hệ đó nếu có. 4. Hiện tượng thằn lằn xanh bị đứt đuôi, tái sinh lại đuôi mới có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Vì sao? 253
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Bảng 2. Tiêu chí đánh giá sản phẩm nhóm Câu hỏi Tiêu chí sáng tạo Điểm tối đa Học sinh sắp xếp được các loài động vật tương ứng với các hình thức 1 sinh sản. Độc lập phát hiện hai nhóm lớn: sinh sản vô tính (SSVT) và 1.0 sinh sản hữu tính (SSHT). Dựa trên đặc điểm từng nhóm sinh sản, học sinh cho thêm những ví dụ 2 của các hình thức sinh sản (trên 2 ví dụ mỗi nhóm). Thảo luận về những 1.0 ví dụ mà các nhóm khác đưa ra. Học sinh thiết lập được Sơ đồ tư duy thể hiện mối liên hệ giữa các 3 1.0 nhóm hình thức sinh sản. Độc lập phát hiện, giải thích thông tin sinh sản của thằn lằn xanh đơn 4 thuần chỉ là sự tái sinh một bộ phận cơ thể chứ không phải hình thức 1.0 sinh sản. Tổng điểm 4.0 - Phiếu học tập số 2 (Đánh giá tiêu chí số 1,2 và 4 trong Bảng 1). Trường, lớp:......................................... Nhóm:.................................................. Các thành viên:.................................................................................................... Chuyên đề: Sinh sản ở động vật PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Em hãy đọc bài viết sau kết hợp nghiên cứu nội dung SGK Sinh học 11 (CB) trang 182 - 183 kết hợp thảo luận nhóm để hoàn thành các câu hỏi: Loại cá chục năm mới đẻ, muốn thưởng thức khó vô cùng Theo miêu tả trên trang vietnamtourism, giống cá Bỗng có đặc tính ruột nhỏ, ăn ít, dễ nuôi nhưng nhất thiết phải cần nguồn nước sạch và có nước chảy ra vào hàng ngày thì cá mới có thể sống. Nhiều năm nay, cá Bỗng đang trở thành món ăn đặc sản được nhiều nhà hàng săn lùng do có đặc điểm thịt thơm, chắc, ăn rất ngon, nhất là trứng của cá. Ông Lân chia sẻ bí quyết trên tờ Thủy sản Việt Nam, nguồn giống cá Bỗng được ông mua chủ yếu từ huyện Bắc Mê (Hà Giang) do người dân thu gom trứng và cá nhỏ ở đầu nguồn sông Gâm và sông suối trong vùng, với giá 2.500 - 3.000 đồng/con. Sau 8 - 9 tháng nuôi, cá có trọng lượng trung bình 2 - 3kg, được bán với giá từ 160.000 - 180.000 đồng/kg. Thu nhập từ nuôi cá Bỗng của gia đình khoảng 250 triệu đồng, trừ chi phí lãi 160 - 180 triệu đồng. Cá Bỗng đẻ rất ít, một con phải nuôi khoảng 10 năm mới bắt đầu sinh đẻ, chúng chỉ đẻ được ở những nơi có nguồn nước suối trong mát và không được nuôi lẫn với những loài cá khác. Tỷ lệ cá con sống sót rất thấp sau mỗi lần đẻ, ví dụ như cá đẻ ra khoảng 100 con thì chỉ sống được 20 - 30 con là nhiều. Không phải người có tiền nào cũng mua được loài cá này Chính vì độ ngon và quý hiếm của loài cá này khiến những người được thưởng thức một lần đều nhớ mãi và sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để thưởng thức lại. Còn cá bỗng vài chục năm cho Hình 2.1. Cá Bỗng (Tecbac.com) 254
  6. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 đến gần 100 tuổi thì tôi mới nghe nói chứ chưa thấy ai mua được bao giờ”, anh Quân chia sẻ trên tờ Vietnamnet. Lợi nhuận mà các loại cá Bỗng mang lại là rất lớn. Tuy nhiên, nguồn giống hiện lại phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Mùa mưa là mùa sinh nở của các loại cá trên, tuy nhiên lượng cá bắt được làm giống rất hạn chế, không thể đáp ứng được nhu cầu của người nuôi. Câu hỏi 1: Ý kiến 1: Nên khai thác cá Bỗng vì lợi ích nó đem lại. Ý kiến 2: Nên hạn chế khai thác, tạo điều kiện môi trường thuận lợi để chúng phát triển và sinh sản tốt nhất. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? Câu hỏi 2: Em hãy đề xuất một số biện pháp làm tăng sinh sản của loài cá Bỗng này. Bảng 3. Tiêu chí đánh giá sản phẩm nhóm Tiêu chí sáng tạo Điểm tối đa Độc lập phát hiện mâu thuẫn, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề: Cá bỗng Câu hỏi đem lại lợi ích cho con người tuy nhiên nếu khai thác quá nhiều sẽ dẫn 1.5 1 đến sự diệt chủng, mất cân bằng sinh thái. Phần trả lời của học sinh nghiêng về giả thiết 2. Học sinh vận dụng các biện pháp tăng sinh sản vật nuôi trong SGK, trên Câu hỏi cơ sở các đặc điểm sinh sản khắt khe của loài cá Bỗng. Đề xuất biện 1.5 2 pháp phối hợp, xây dựng mô hình,… (ít nhất 3 biện pháp) tăng sinh sản loài cá này, giúp bà con nông dân khai thác một cách hiệu quả Tổng 3.0 - Phiếu học tập theo dự án của nhóm học sinh (Đánh giá tiêu chí số 1,2, 3 và 4 trong Bảng 1). PHIẾU HỌC TẬP THEO DỰ ÁN CỦA NHÓM Trường, lớp: ....................................................................................................................... Nhóm:.................................................................................................................................. Các thành viên:.................................................................................................... Bảng 4. Phiếu học tập theo dự án của nhóm Tên dự án: Bảo vệ sức khỏe sinh sản lứa tuổi vị thành niên Vấn đề cần giải quyết trong dự án: Các nội dung thành phần: Xây dựng bộ câu hỏi tương ứng với các nội dung thành phần - Nội dung 1: - Nội dung 2: - Nội dung 3: …… Thành viên thực Thời gian Kế hoạch thực hiện dự án hiện thực hiện 255
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ - Phiếu đóng góp ý kiến thành viên thực hiện dự án Họ và tên: ........................................................................................................................... Nhóm:.................................................................................................................................. Tên dự án: Bảo vệ sức khỏe sinh sản lứa tuổi vị thành niên Các nội dung thành phần :…………………………………………………………… Xây dựng các câu hỏi ứng với nội dung thành phần:………………………………. Đề xuất phương án thực hiện dự án:………………………………………………… Đề xuất công việc có thể thực hiện của bản thân/các cá nhân để thực hiện kế hoạch: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… - Phiếu đánh giá sản phẩm dự án: Bảng 5. Phiếu đánh giá sản phẩm dự án Phiếu đánh giá sản phẩm Nhóm:……………………………………………………………………………………… Tên dự án:…………………………………………………………………………………. Mô tả đánh giá Điểm STT 1 2 3 đánh giá Nêu được khái Nêu được khái niệm Nêu được khái niệm niệm vị thành VTN; trình bày VTN; trình bày những niên (VTN), một những thay đổi về thay đổi về thể chất, tâm số thay đổi của trẻ thể chất, tâm lý, sinh lý, sinh lý khi trẻ bước 1 khi bước vào lứa lý khi trẻ bước vào vào tuổi VTN; thực tuổi VTN tuổi VTN trạng sự hiểu biết về vấn đề SKSS của giới trẻ hiện nay. Nêu khái niệm Nêu khái niệm Nêu khái niệm QHTD; quan hệ tình dục QHTD; QHTD như Đề xuất những phương (QHTD); hậu quả thế nào để an toàn và án tư vấn cho VTN về Nội của QHTD dẫn có trách nhiệm để hậu quả của QHTD dẫn dung 2 đến mang thai và hạn chế những hậu đến mang thai và sinh sinh con ở tuổi quả của QHTD dẫn con; trình bày, phân tích VTN đến mang thai tuổi các số liệu đã điều tra, VTN; trình bày một tìm hiểu vài số liệu điều tra Trình bày một số Trình bày một số biện VTN nên sử dụng các biện pháp tránh pháp tránh thai tuổi biện pháp tránh thai nào? thai phù hợp với VTN; nạo phá thai có Nạo phá thai và thực 3 lứa tuổi VTN phải là biện pháp trạng nạo phá thai ở VTN tránh thai không? Hậu hiện nay; trình bày số liệu quả của nạo phá thai điều tra; Đề xuất các biện đối với tuổi VTN pháp tuyên truyền. Bài tuyên truyền Bài tuyên truyền Bài tuyên truyền được chỉ đơn thuần được trình bày cụ thể trình bày cụ thể, cách Hình 4 truyền tải thông từ lý thuyết đến thực thức đa dạng, khéo léo thức tin, nội dung, kiến tế, cách thức sáng tạo phối hợp nhiều hình thức SKSS dưới gây hứng thú cho thức với nhau, mih họa 256
  8. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 dạng powerpoint người được tuyên lẫn nhau: đóng kịch và truyền: đóng kịch, powerpoint, chơi trò làm video, chơi trò chơi và powerpoint,… chơi,… làm tăng giá trị truyền đạt, giúp người xem có cái nhìn đa chiều về vấn đề đặt ra Bài tuyên truyền Bài tuyên truyền Bài tuyên truyền do tất được trình bày được thực hiện bởi cả các thành viên trong bởi một thành đa số các thành viên nhóm tham gia thực viên trong nhóm, trong nhóm, các hiện, mỗi người một 5 việc giải đáp thắc thành viên thực hiện nhiệm vụ, các thành mắc do một thành đúng nhiệm vụ được viên hỗ trợ lẫn nhau, viên khác hoặc do phân công tuy nhiên tương tác và điều phối chính thành viên chưa điều phối tốt bài trình bày tốt trình bày bài trình bày Slide minh họa có Slide minh họa (nếu Slide minh họa có màu size chữ nhỏ, có) size chữ vừa sắc hài hòa, hiệu ứng lượng chữ nhiều phải, lượng chữ hợp hợp lý, hình ảnh minh trên 1 slide, màu lý, điều phối màu tốt, họa làm nổi bật ý chính, 6 chưa hài hòa, có có hình ảnh minh họa size chữ vừa phải, lượng hình ảnh minh tuy nhiên chưa làm chữ hợp lý. họa nổi bật ý chính Tổng điểm Quy đổi về điểm năng lực = Điểm đánh giá/6 - Mẫu phiếu đánh giá điểm nhóm. Bảng 6. Mẫu phiếu đánh giá điểm nhóm Phiếu đánh giá điểm nhóm Điểm của tiêu chí Tổng điểm Sử dụng bảng 2 Sử dụng bảng 3 Sử dụng bảng 4 Lớp:…………….. nhóm để đánh giá để đánh giá để đánh giá Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 … - Xếp loại khả năng sáng tạo của học sinh được quy ước như sau: + Điểm từ 1.0 đến 4.5: tính sáng tạo ở mức độ trung bình. + Điểm từ 4.5 đến 7.5: tính sáng tạo ở mức độ khá. + Điểm từ 7.5 đến 10.0: tính sáng tạo ở mức cao. - Mẫu phiếu tự đánh giá hoạt động cá nhân trong tiến trình hợp tác nhóm. Nhóm: ........................................................................................................................... Lớp:.................................................................................................................................. Thang điểm: - Làm tốt công việc của mình và phối hợp với các thành viên khác: 3 điểm; 257
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ - Làm đúng và tốt công việc của mình: 2 điểm; - Làm không bằng các thành viên khác hoặc làm chưa tốt lắm: 1 điểm; - Không làm: 0 điểm. Bảng 7. Bảng đánh giá hoạt động cá nhân Điểm thành viên Tiêu chí Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 - Tham gia hoạt động đóng góp ý tưởng từng thành viên (trong thực hiện dự án và trả lời phiếu học tập) - Tham gia thảo luận phát hiện vấn đề - Trình bày ý tưởng, tranh luận và bảo vệ ý tưởng - Phân tích, đánh giá giá trị và mức độ áp dụng các ý tưởng từ thành viên khác trong nhóm - Tham gia đề xuất các phương án giải quyết vấn đề hoặc đề xuất phân công nhiệm vụ - Nảy sinh các sáng kiến giải đáp thắc mắc chung Thực hiện công việc theo sự phân công Tổng điểm tự đánh giá 3. KẾT LUẬN Quá trình hợp tác giúp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Đặt người học vào môi trường học tập mà ở đó mọi thành viên phải nỗ lực, cố gắng phát huy hết năng lực, sở trường của bản thân. Khi phát huy được năng lực và trí tuệ của cả một tập thể, tổng hợp những ý kiến sẽ giúp người học giải quyết được những khó khăn phức tạp, tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề tối ưu nhất. Để phục vụ công tác đánh giá quá trình sáng tạo của học sinh trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11. Chúng tôi tìm hiểu để đề xuất thang đo tính sáng tạo của học sinh kèm theo đó là bộ công cụ đánh giá tính sáng tạo thông qua dạy học hợp tác trong chuyên đề dạy học. Đảm bảo đánh giá các biểu hiện có thể có của tính sáng tạo đồng thời đề xuất một cách thức đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và đào tạo (2015), Dự thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới”. [2] Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội, Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm. [3] Phan Đồng Châu Thủy, Nguyễn Thị Ngân (2017), Xây dựng thang đo và bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh qua dạy học dự án, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Tập 14, Số 4, Tr. 99 – 109. [4] Phan Đức Duy, Học phần Xây dựng các chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực, chương trình Đào tạo sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm Huế. [5] Trần Thị Bích Liễu (2017), Đánh giá kiến thức, năng lực và năng lực sáng tạo: những điểm giống nhau và khác nhau, University of Education, VNU in Hanoi. [6] Trịnh Văn Biều (2011), Dạy học hợp tác – một xu hướng mới của giáo dục thế kỷ XXI, Tạp chí Khoa học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh, số 25. [7] Nguyễn Thái Hưng (2017), Chương trình tập huấn Trường Trung học với vấn đề Trải nghiệm sáng tạo, https://baigiang.violet.vn/present/trai-nghiem-sang-tao-12202379.html. [8] Thái Phương (2014), Sáng tạo là gì?, http://www.triphuc.com/sang-tao-la-gi.html. 258
  10. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Title: APPLICATION OF COLLABORATIVE TEACHING METHOD FOR EVALUATION OF STUDENT’S CREATIVITY IN TEACHING THE ORGANISM BIOLOGY SECTION OF 11 TH GRADE BIOLOGY Abstract: This article presents, suggest a method for assessing creativity of students through collaborative teaching method. Building the creative scale of high school students, the toolkit for assessing creativity integrated in the content of teaching subject: Body Biology – Biology grade 11. Keywords: Collaborative teaching, creativity, assessing. 259
nguon tai.lieu . vn