Xem mẫu

  1. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỨ BẬC (AHP) ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH NGHI CỦA MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÂY LÂU NĂM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Lê Minh Chiến Khoa Quản lý đất đai, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM 236B, Lê Văn Sỹ, Phường 1, quận Tân Bình, TP. HCM Email: lmchien@hcmunre.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu “Ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) đánh giá mức độ thích nghi của một số loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” được thực hiện bằng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) kết hợp với phương pháp so sánh. Mục tiêu là xác định được mức độ thích nghi của loại hình sử dụng đất trồng cây cao su và loại hình sử dụng đất trồng cây điều trên địa bàn, so sánh kết quả nghiên cứu với kết quả đánh giá đất theo FAO và thực tế sử dụng đất trên địa bàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: đối với cây cao su có 3 mức độ thích nghi, cây điều có 3 mức độ thích nghi; kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 2 phương pháp có sự khác nhau về mức độ thích nghi, phương pháp theo FAO cho kết quả có mức độ không thích nghi lớn; nghiên cứu cũng cho thấy phương pháp AHP phù hợp với thực tế sử dụng đất ở trên địa bàn. Từ khóa: Đánh giá đất đai, phân tích thứ bậc (AHP), FAO, loại hình sử dụng đất (LUT). 1. MỞ ĐẦU Đánh giá đất đai cung cấp những thông tin quan trọng làm cơ sở để ra quyết định trong quản lý sử dụng đất, đặc biệt trong quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn. Việc đánh giá thích nghi đất đai cho một loại hình sử dụng đất (LUT) cụ thể được lựa chọn nhằm cung cấp thông tin về những thuận lợi, khó khăn cho việc sử dụng đất, làm tiền đề căn cứ hỗ trợ ra quyết định về việc quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, có cơ sở khoa học. Trên cơ sở kế thừa đề xuất đánh giá theo FAO (1976) [1], ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) nhằm lựa chọn các chỉ tiêu và xem xét mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu đã lựa chọn, xây dựng tiềm năng đất đai, đánh giá khả năng thích nghi của đất đối với từng LUT cụ thể. Nó được thể hiện trong việc áp dụng đánh giá trên nhiều loại cây ở vùng đất đai khác nhau để thấy được sự thích nghi của các loại cây đó. Tân Thành là một huyện tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Là địa phương có khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện thuận lợi cho các cây trồng lâu năm sinh trưởng và phát triển. Vì vậy việc các định mức độ thích nghi của các LUT trồng cây lâu năm trên vùng đất này là cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên nghiên cứu “Ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) đánh giá mức độ thích nghi của một số loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” được thực hiện. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và được thực hiện bằng các phương pháp sau: 351
  2. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 (i) Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu: Thu thập các bản đồ đơn tính về loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới ở cơ quan nghiên cứu và địa phương. (ii) Phương pháp chồng xếp bản đồ đơn vị đất đai: nghiên cứu sử dụng phần mềm Mapinfo để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai từ 4 bản đồ đơn tính gồm: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới. (iii) Phương pháp đánh giá đất theo FAO: nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân hạng theo điều kiện hạn chế. Phương pháp này dựa vào điều kiện hạn chế cao nhất để kết luận khả năng thích nghi chung. (iv) Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến 6 chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về đất, đánh giá đất đai để xác định mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá đối với LUT, làm cơ sở xác định trọng số của các tiêu chí đánh giá. (v) Phương pháp đánh giá đất theo AHP: Dùng để xác định trọng số của các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá thích nghi: loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới. Từ đó đưa các trọng số vào AHP để tính toán chỉ số thích nghi cho các LUT trên cơ sở kế thừa phân hạng thích hợp đất đai (S1,S2,S3,N). [2] (vi) Phương pháp khảo sát thực tế: Đến địa phương nghiên cứu là huyện Tân Thành xác minh thực trạng sử dụng đất ở các đơn vị đất đai, làm cơ sở để so sánh, đánh giá mức độ chính xác của các phương pháp đánh giá đất. (vii) Phương pháp so sánh: Đối chứng kết quả của hai phương pháp với thực tế sử dụng đất của địa bàn nghiên cứu. (viii) Kỹ thuật sử dụng: Sử dụng phần mềm Mapinfo để biên tập bản đồ đơn tính, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, xây dựng bản đồ thích nghi; Phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp số liệu thích nghi chung, tính toán các trọng số thông qua ma trận, tính toán các chỉ số AHP, tổng hợp diện tích và tỷ lệ; GPS để xác định tọa độ khi điều tra thực địa. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 3.1.1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá và xây dựng các bản đồ đơn tính Tùy thuộc địa bàn nghiên cứu, LUT và nguồn tài liệu mà lựa chọn những đặc điểm đất đai phù hợp để làm tiêu chí đánh giá. Nghiên cứu này lựa chọn 4 đặc điểm đất đai làm tiêu chí đánh giá 2 LUT trồng cây lâu năm gồm: Loại đất, Độ dốc, Độ dày tầng đất và thành phần cơ giới. Về loại đất: Trên địa bàn huyện có 16 loại đất; trong đó: Đất phèn tiềm tàng nông, mặn nhiều có diện tích lớn nhất (9.238,17 ha), kế đến là Đất xám trên phù sa cổ (7.311,47 ha). Bảng 1. Bảng diện tích và tỷ lệ loại đất. STT Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Cồn cát bãi cát và đất cát biển (C) So01 49,92 0,15 2 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D) So02 442,45 1,35 3 Đất xói mòn trơ sỏi đá (E) So03 173,22 0,53 4 Đất vàng đỏ trên đá macma acid (Fa) So04 5.141,33 15,64 5 Đất nâu đỏ trên đá macma bazo và trung tính (Fk) So05 2.872,16 8,74 6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) So06 1.403,97 4,27 7 Đất nâu vàng trên đá macma bazo và trung tính (Fu) So07 1.632,23 4,97 8 Đất mặn (M) So08 709,14 2,16 9 Đất phù sa ngòi suối (Py) So09 383,19 1,17 10 Đất phèn hoạt động sâu, mặn trung bình (Sj2M) So10 362,88 1,10 11 Đất phèn tiềm tàng nông, mặn nhiều (Sp1Mn) So11 9.238,17 28,11 12 Đất phèn tiềm tàng nông dưới rừng ngặp mặn (Sp1Mm) So12 135,13 0,41 352
  3. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 STT Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 13 Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn trung bình và ít (Sp2M) So13 151,87 0,46 14 Đất xám trên phù sa cổ (X) So14 7.311,47 22,24 15 Đất xám trên macma acid (Xa) So15 2.526,75 7,69 16 Đất xám gley (Xg) So16 334,96 1,02 Tổng diện tích 32.868,84 100 Nguồn: [3] Về độ dốc (Sl): Độ dốc là góc nghiêng mặt đất so với mặt phẳng tương đương, là yếu tố đặc trưng cho địa hình vùng đồi núi. Độ dốc có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ xói mòn của đất và các hoạt động trong sản xuất. Việc phân loại độ dốc được thực hiện theo Sổ tay Điều tra, phân loại, lập bản đồ đất và đánh giá giá đất [4], kết quả xây dựng bản đồ độ dốc trên địa bàn huyện Tân Thành có 4 cấp độ dốc. Trong đó là độ dốc < 30 chiếm diện tích lớn nhất là 27.060,32 ha (chiếm 82,33, %), độ dốc từ 80 - 150 là 2.149,43 ha (chiếm 6,54 %), độ dốc từ 150 - 200 là 30,65 ha (chiếm 0,09 %) và độ dốc >250 là 3.628,44 (chiếm 11,04 %). Bảng 2. Bảng diện tích và tỷ lệ độ dốc, tầng dày và thành phần cơ giới. STT Tiêu chí Phân cấp Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 0 25 Sl6 3.628,44 11,04 100 cm De4 3.540,88 10,77 Cát (a) Co1 49,92 0,15 Thành phần cơ giới Cát pha (b) Co2 5.408,88 16,46 3 (Co) Thịt nhẹ (c) Co3 11.939,10 36,32 Sét (g) Co4 15.470,94 47,07 Nguồn: [3] - Về tầng dày: tầng dày trên địa bàn huyện Tân Thành được chia làm 4 cấp: 100 cm. Trong đó diện tích đất có tầng dày 100 cm chiếm 10,77 %. - Về phần cơ giới: thành phần cơ giới trên địa bàn huyện Tân Thành được chia làm 4 cấp: cát, cát pha, thịt nhẹ và sét. Trong đó là sét chiếm diện tích lớn nhất là 15.470,94 ha (chiếm 47,07 %), tương đương là thịt nhẹ với 11.939,10 ha chiếm 36,32 %, kế đến là cát pha với 5.408,88 ha chiếm 16,46 % và ít nhất là cát với 49,92 ha chiếm 0,15 %. 353
  4. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 3.1.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Bản đồ đơn vị đất đai là một bản đồ chuyên đề được xây dựng trên cơ sở chồng xếp các loại bản đồ đơn tính về các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến chất lượng đất đai dựa vào các yếu tố và các chỉ tiêu phân cấp đã lựa chọn theo cùng tỷ lệ và cùng lưới chiếu. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Tân Thành có tổng cộng 24 đơn vị đất đai với tổng diện tích 32.868,84 ha, thống kê các đơn vị đất đai được thể hiện ở Bảng 3 và kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai được thể hiện ở Hình 1. Bảng 3. Bảng thống kê đơn vị đất đai của huyện Tân Thành. STT Đặc điểm Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) LMU Loại đất Độ dốc Tầng dày TPCG 1 So10 Sl1 De1 Co4 362,89 1,10 2 So11 Sl1 De1 Co4 9.238,54 28,11 3 So12 Sl1 De1 Co4 135,13 0,41 4 So13 Sl1 De1 Co4 151,88 0,46 5 So14 Sl1 De1 Co2 81,65 0,25 6 So14 Sl1 De1 Co3 7.230,14 22,00 7 So15 Sl1 De1 Co2 12,68 0,04 8 So15 Sl1 De1 Co3 2.514,17 7,65 9 So16 Sl1 De1 Co3 334,99 1,02 10 So01 Sl1 De1 Co1 49,92 0,15 11 So02 Sl1 De1 Co3 73,08 0,22 12 So02 Sl1 De1 Co4 369,39 1,12 13 So05 Sl1 De1 Co4 2.378,89 7,24 14 So06 Sl1 De1 Co3 1.402,60 4,27 15 So07 Sl1 De1 Co4 559,08 1,70 16 So07 Sl1 De3 Co4 1.072,88 3,26 17 So08 Sl1 De1 Co4 709,17 2,16 18 So09 Sl1 De1 Co3 383,22 1,17 19 So04 Sl3 De2 Co2 1.655,69 5,04 20 So04 Sl4 De3 Co2 30,65 0,09 21 So03 Sl6 De2 Co2 87,57 0,27 22 So03 Sl6 De4 Co2 85,65 0,26 23 So04 Sl6 De4 Co2 3.455,22 10,51 24 So05 Sl3 De1 Co4 493,76 1,50 Tổng 32.868,84 100 354
  5. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Hình 1. Bản đồ đơn vị đất đai huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 3.2. Kết quả đánh giá theo FAO Dựa trên kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tiến hành phân cấp yêu cầu sử dụng đất cho các LUT, áp dụng phương pháp phân hạng thích nghi theo FAO, cho kết quả thích nghi của các LUT ở Bảng 5, sự phân bố các mức độ thích nghi được thể hiện trên bản đồ Hình 2. Bảng 4. Bảng phân cấp yêu cầu sử dụng đất của ác loại hình sử dụng đất. Phân cấp thích nghi LUT Yếu tố S1 S2 S3 N Loại đất So05, So07 So06, So14 So04, So15 Các loại đất khác Cây Độ dốc Sl1, Sl2 Sl3 Sl4 Sl5, Sl6 cao su Tầng đất (cm) De4 De3 De2 De1 Thành phần cơ giới Co4 - Co3 Co1, Co2 Loại đất So05, So6, So07 So04, So15 - Các loại đất khác Cây Độ dốc Sl1, Sl2 Sl3, Sl4 Sl5 Sl6 điều Tầng dầy (cm) De4 De3 De2 De1 Thành phần cơ giới Co3 - Co2 Co1, Co4 355
  6. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Bảng 5. Mức độ thích nghi của các loại hình sử dụng theo FAO. Mức độ thích nghi Diện STT Cây cao su Cây điều tích Tỷ lê LMU Loại Độ Tầng Tổng Loại Độ Tầng Tổng (%) TPCG TPCG (ha) đất dốc dày hợp đất dốc dày hợp 1 N S1 N S1 N N S1 N N N 362,89 1,10 2 N S1 N S1 N N S1 N N N 9.238,54 28,11 3 N S1 N S1 N N S1 N N N 135,13 0,41 4 N S1 N S1 N N S1 N N N 151,88 0,46 5 S2 S1 N N N N S1 N S3 N 81,65 0,25 6 S2 S1 N S3 N N S1 N S1 N 7.230,14 22,00 7 S3 S1 N N N S2 S1 N S3 N 12,68 0,04 8 S3 S1 N S3 N S2 S1 N S1 N 2.514,17 7,65 9 N S1 N S3 N N S1 N S1 N 334,99 1,02 10 N S1 N N N N S1 N N N 49,92 0,15 11 N S1 N S3 N N S1 N S1 N 73,08 0,22 12 N S1 N S1 N N S1 N N N 369,39 1,12 13 S1 S1 N S1 N S1 S1 N N N 2.378,89 7,24 14 S2 S1 N S3 N S1 S1 N S1 S3/N 1.402,60 4,27 15 S1 S1 N S1 N S1 S1 N N N 559,08 1,70 16 S1 S1 S2 S1 S2 S1 S1 S2 N S3/N 1.072,88 3,26 17 N S1 N S1 N N S1 N N N 709,17 2,16 18 N S1 N S3 N S1 S1 N S1 N 383,22 1,17 19 S3 S2 S3 N N S2 S2 S3 S3 N/S3 1.655,69 5,04 20 S3 S3 S2 N N S1 S2 S2 S3 N/S3 30,65 0,09 21 N N S3 N N S1 N S3 S3 N 87,57 0,27 22 N N S1 N N S2 N S1 S3 S3/N 85,65 0,26 23 S3 N S1 N N N N S1 S3 N 3.455,22 10,51 24 S1 S2 N S1 N N S2 N N N 493,75 1,50 Bảng 6. Tổng hợp diện tích các mức độ thích nghi theo FAO. Cây cao su Cây điều STT Mức độ thích nghi Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Rất thích nghi (S1) - - - - 2 Thích nghi trung bình (S2) 1.072,88 3,26 - - 3 Ít thích nghi (S3) - - 1.686,34 5,13 4 Không thích nghi (N) 31.795,96 96,74 31.182,50 94,87 Tổng 32.868,84 100 32.868,84 100 356
  7. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Hình 2. Bản đồ thích nghi của các LUT theo FAO. Kết quả đánh giá thích nghi theo FAO cho thấy: Đối với LUT trồng cây cao su có 2 mức độ là thích nghi trung bình và không thích nghi, trong đó chủ yếu là mức độ không thích nghi có 23 đơn vị đất đai với diện tích 31.795,96 ha chiếm tới 96,74 % so với tổng diện tích đất tự nhiên. Mức độ thích nghi trung bình (S2) có 01 đơn vị đất đai với diện tích 1.072,88 ha chiếm 3,26 % diện tích đất tự nhiên của địa bàn nghiên cứu. Đối với LUT trồng cây điều cho kết quả chủ yếu là mức độ thích nghi thấp, cụ thể: Mức độ ít thích nghi có 2 đơn vị đất đai với diện tích 1.686,35 ha chiếm 5,13 % tổng diện tích tự nhiên huyện; Mức độ không thích nghi có 22 đơn vị đất đai với diện tích 31.182,50 ha chiếm 94,87 % diện tích đất tự nhiên của địa bàn nghiên cứu. Như vậy, kết quả đánh giá theo FAO cho mức độ thích nghi thấp với cả 2 LUT. 3.3. Đánh giá thích nghi đất đai theo AHP 3.3.1. Xác định trọng số các chỉ tiêu đánh giá Trọng số của các yếu tố là mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến kết quả sau cùng của vấn đề cần giải quyết. Trên cơ sở tham khảo ý kiến 6 chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá đất, tổng hợp được ma trận so sánh của các yếu tố tương ứng cho 2 loại hình sử dụng đất ở Bảng 7. Từ ma trận so sánh tổng hợp, tiến hành xác định trọng số các chỉ tiêu bằng quá trình phân tích thứ bậc, cụ thể: Kết quả xác định trọng số các yếu tố của LUT trồng cây cao su: [wSo, wSl, wDe, wCo] = [0,339; 0,088; 0,400; 0,172]. Kết quả cho thấy trong 4 chỉ tiêu được lựa chọn đánh giá thì tầng dày có trọng số lớn nhất với 0,400 cho thấy mức độ ảnh hưởng của nó là rất lớn đến cây cao su, tiếp đến là loại đất với 0,339, sau đó là thành phần cơ giới với 0,172, cuối cùng là độ dốc 0,088. Đối với LUT cây điều trọng số các chỉ tiêu: [wSo, wSl, wDe, wCo] = [0,345; 0,099; 0,395; 0,161]. Kết quả của bảng cho thấy trong 4 chỉ tiêu được lựa chọn đánh giá thích nghi cho cây điều thì chỉ tiêu tầng dày 357
  8. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 có tác động đến sự sinh trưởng phát triển của cây ở mức lớn nhất với 0,395 %, tiếp đến là loại đất với 0,345, sau đó là thành phần cơ giới với 0,161, cuối cùng là độ dốc với 0,099. Như vậy vai trò của tầng dày hết sức quan trọng. Bảng 7. Ma trận so sánh trọng số tổng hợp các yếu tố đối với các LUT. LUT Tiêu chí Loại đất Độ dốc Tầng dày TPCG Trọng số Loại đất 1 4,020 0,830 1,940 0,339 Độ dốc 0,249 1 0,250 0,470 0,088 Cây cao su Tầng dày 1,205 4 1 2,570 0,400 TPCG 0,515 2,128 0,389 1 0,172 Loại đất 1 3,732 0,833 2,178 0,345 Độ dốc 0,268 1 0,317 0,500 0,099 Cây điều Tầng dày 1,200 3,155 1 2,994 0,395 TPCG 0,459 2 0,334 1 0,161 3.3.2. Tích hợp chỉ số thích nghi Ứng dụng thang phân loại tầm quan trọng của Saaty, tham khảo ý kiến chuyên gia và kết hợp với thực tiễn của huyện Tân Thành để thiết lập bảng phân cấp chỉ số thích nghi (Xi) của các tiêu chuẩn ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của các LUT được thể hiện ở Bảng 8. Bảng 8. Bảng giá trị các tiêu chuẩn Xi đối với các LUT. Tiêu chí Giá trị Xi chỉ tiêu phân cấp LUT 9 7 5 1 Loại đất So05, So07 So06, So14 So04, So15 Các loại đất khác Cây Độ dốc (độ) Sl1, Sl2 Sl3 Sl4 Sl5, Sl6 cao su Tầng đất (cm) De4 De3 De2 De1 Thành phần cơ giới Co4 - Co3 Co1, Co2 Loại đất So05, So6, So07 So04, So15 - Các loại đất khác Cây Độ dốc Sl1, Sl2 Sl3, Sl4 Sl5 Sl6 điều Tầng dầy (cm) De4 De3 De2 De1 Thành phần cơ giới Co3 - Co2 Co1, Co4 3.3.3. Tích hợp chỉ số và xác định mức độ thích nghi Tiến hành xác định chỉ số thích nghi Si cho từng đơn vị đất đai đối với các LUT thông qua phương trình tổng cộng điểm số của 4 chỉ tiêu: loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, lần lượt ứng với X1, X2, X3, X4 cụ thể như sau: Giá trị chỉ số thích nghi Si được tính theo công thức sau: Si ∑ Trong đó: + Trọng số Wi của các yếu tố ở Bảng 7; + Giá trị Xi của các yếu tố phân cấp ở Bảng 8; 358
  9. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Dựa trên kết quả giá trị Si, tiến hành phân cấp thích nghi theo chỉ số ở bảng 9, kết quả mức độ thích nghi của các LUT được thể hiện ở Bảng 10. Bảng 9. Phân cấp chỉ số thích nghi. Phân hạng thích nghi Si Diễn giải S1 8-9 Khả năng thích nghi của vị trí là cao nhất, đáp ứng mọi tiêu chuẩn đặt ra Khả năng thích nghi của vị trí cao, đáp ứng các điều kiện đặt ra nhưng S2 6-8 một vài tiêu chuẩn thứ yếu chưa đáp ứng được Khả năng thích hợp của vị trí trung bình, chưa thỏa mãn một vài tiêu S3 4-6 chuẩn chủ yếu đặt ra Khả năng thích hợp của vị trí kém, chưa thỏa mãn nhiều tiêu chuẩn quan N
  10. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Tổng hợp các mức độ thích nghi của các LUT được thể hiện ở Bảng 11. Bảng 11. Tổng hợp diện tích các mức độ thích nghi theo AHP. Cây cao su Cây điều STT Mức độ thích nghi Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Rất thích nghi (S1) 1.160,45 3,53 1.160,45 3,53 2 Thích nghi trung bình (S2) - - - - 3 Ít thích nghi (S3) 13.836,46 42,10 13.836,45 42,09 4 Không thích nghi (N) 17.871,93 54,37 17.871,93 54,37 Tổng 32.868,84 100 32.868,84 100 Kết quả đánh giá theo AHP cho thấy cả 2 LUT đều có 3 mức độ thích nghi, trong đó: mức độ rất thích nghi có 2 đơn vị đất đai với diện tích 1.160,45 ha, chiếm tới 3,53 % diện tích đất tự nhiên của huyện. Mức độ ít thích nghi có 8 đơn vị đất đai với diện tích 13.836,46 ha, chiếm tới 42,10 % diện tích đất tự nhiên. Mức độ không thích nghi có 14 đơn vị đất đai với diện tích 17.871,93 ha chiếm 54,37 % diện tích đất tự nhiên của địa bàn nghiên cứu. Như vậy, cả LUT đều có mức độ thích nghi khá thấp. Hình 3. Bản đồ thích nghi của các LUT theo AHP. 3.3. So sánh kết quả của hai phƣơng pháp đánh giá đất với thực tế sử dụng đất 3.3.1. So sánh kết quả hai phương pháp Kết quả tổng hợp ở Bảng 12 cho thấy mức độ thích nghi của 2 phương pháp là khác nhau, cụ thể: đánh giá theo AHP cho 3 mức độ thích nghi, trong khi theo FAO cho 2 mức độ thích nghi. Cụ thể với các LUT như sau: 360
  11. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Bảng 12. Tổng hợp kết quả đánh giá theo hai phương pháp (ha). Cây cao su Cây điều STT Mức độ thích nghi FAO AHP FAO AHP 1 Rất thích nghi (S1) - 1.160,45 - 1.160,45 2 Thích nghi trung bình (S2) 1.072,88 - - 3 Ít thích nghi (S3) - 13.836,46 1.686,34 13.836,46 4 Không thích nghi (N) 31.795,96 17.871,93 31.182,50 17.871,93 Đối với cây cao su: phương pháp theo FAO không có mức độ rất thích nghi, trong khi với phương pháp AHP là 1.160,45 ha, ngược lại mức thích nghi trung bình theo phương pháp FAO là 1.072,88 ha, chiếm 3,26 % trong khi AHP là 0 ha. Tương tự cho mức ít thích nghi của phương pháp FAO là 0 ha, còn phương pháp AHP cho kết quả 13.836,46 ha chiếm 42,10 %. Không thích nghi của 2 phương pháp cũng có sự khác biệt: đối với phương pháp FAO là 31.795,96 ha chiếm 96,74 % còn với phương pháp AHP cho kết quả 17.871,93 ha chiếm 54,37 %. Đối với cây điều: Phương pháp theo FAO chỉ có mức độ ít thích nghi và không thích nghi, trong khi đó đánh giá đất đai theo AHP thì có mức độ thích nghi cao. 3.3.2. So sánh với thực tế sử dụng đất Dựa trên sự so sánh kết quả của hai phương pháp, xác định các đơn vị đất đai có mức độ thích nghi khác nhau (Bảng 13), tiến hành điều tra, xác minh thực tế sử dụng. Bảng 13. Các đơn vị đất đai có kết quả đánh giá khác nhau theo 2 phương pháp. Cây cao su Cây điều LMU FAO AHP LMU FAO AHP 6 N S3 06 N S3 13 N S3 13 N S3 14 N S3 14 N S3 15 N S3 15 N S3 16 S2 S1 16 N S1 19 N S3 21 N S1 20 N S3 22 N S3 21 N S1 24 N S3 22 N S3 24 N S3 Nghiên cứu đã điều tra 25 điểm sử dụng đất ở những đơn vị đất đai có mức độ thích nghi khác nhau. Kết quả điều tra cho thấy ở những đơn vị theo phương pháp FAO cho kết quả không thích nghi (N), theo AHP cho kết quả ít thích nghi (S3) thì thực tế có trồng cây cao su hoặc điều. Theo số liệu kiểm kê đất đai thì huyện Tân Thành có 8.971,89 ha đất trồng cây lâu năm, chủ yếu là các cây công nghiệp lâu năm, trong đó có cao su và điều. Điều đó chứng tỏ phương pháp đánh giá sử dụng AHP có mức độ phù hợp với thực tế sử dụng đất cao hơn so với phương pháp đánh giá theo FAO. Nguyên nhân là do phương pháp đánh giá đất đai theo FAO bằng việc sử dụng theo cấp hạn chế cao nhất theo từng tiêu chí đánh giá để xác định mức độ thích nghi chung nên nên kết quả mức độ thích nghi thấp. Trong khi phương pháp phân tích thứ bậc AHP xác định mức độ thích nghi dựa trên mức 361
  12. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá nên cho kết quả có mức độ thích nghi cao hơn và phù hợp với thực tế sử dụng đất hơn. 4. KẾT LUẬN Dựa trên yêu cầu của các LUT, đặc trưng vùng nghiên cứu và nguồn dữ liệu thu thập được, nghiên cứu đã chồng xếp 4 lớp bản đồ đơn tính để xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai với 24 đơn vị đất đai làm cơ sở cho đánh giá thích nghi đất đai. Kết quả đánh giá theo FAO cả 2 LUT chỉ có 2 mức độ thích nghi, trong đó chủ yếu là mức độ không thích nghi, trong đó cây cao su có 31.795,96 ha (96,74 %) không thích nghi còn cây điều là 30.352,71 ha (92,34 %). Kết quả đánh giá theo AHP cả 2 LUT cho 3 mức độ thích nghi, trong đó mức độ không thích nghi của 2 LUT chỉ còn 17.871,93 ha (54,37 %). Điều tra cho thấy đánh giá theo AHP cho kết quả phù hợp hơn với thực tế sử dụng đất trên địa bàn, có thể áp dụng cho các cho các địa bàn khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. FAO - A framework for land evaluation, soil bulletin 32, 1976, Rome, Italy. 2. Lê Cảnh Định - Tích hợp GIS và phân tích quyết định đa tiêu chuẩn trong đánh giá thích nghi đất đai, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 9 năm 2011, tr.82-89. 3. Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp - Báo cáo Tài nguyên đất và khả năng sử dụng đất đai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tỷ lệ 1/50.000, năm 2006. 4. Hội Khoa học đất Việt Nam - Sổ tay điều tra, phân loại, lập bản đồ đất và đánh giá đất đai, Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2015, Hà Nội. 5. Saaty T. L. - The Analytic Hierarchy Process, 1980, New York. APPLYING ANALYTIC HIERARCHY PROCESS (AHP) IN EVALUATING THE ADAPTATION LEVEL OF LAND UTILIZATION TYPE FOR PLANTING PERENNIAL TREES IN TAN THANH DISTRICT, BA RIA - VUNG TAU PROVINCE Le Minh Chien1 Faculty of Land Administration, Ho Chi Minh City University of Natural Resources and Environment, 236B Le Van Sy St., W.1, Tan Binh district, Ho Chi Minh City ABSTRACT The study “Applying Analytic Hierarchy Process (AHP) in evaluating the adaptation level of land utilization type for planting perennial trees in Tan Thanh district, Ba Ria - Vung Tau province” was conducted with methods of Analytic Hierarchy Process and comparison. The purpose of the study was to identify the adaptability level of land use type for planting rubber trees and cashew trees, compare the research results with the land evaluation method by FAO and evaluate the real data of land use in the area. The results showed that: (i) The rubber trees and cashew trees have had 3 levels of adaptation; (ii) The two methods showed difference in levels of adaptation, in which the method by FAO showed not match the meaning with Vietnamese version; (iii) The AHP method was suitable for the reality of land use in the area. Keywords: land evaluation, Analytic Hierarchy Process (AHP), FAO, Land Utilization Type (LUT). 362
nguon tai.lieu . vn