Xem mẫu

TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ VÀ VAI TRÒ CỦA BIỂN HỒ ĐỐI VỚI DÒNG CHẢY SÔNG MÊ CÔNG Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG CHÂU THỔ Trịnh Quang Hoà 1, Huỳnh Minh Ngọc 2 I ĐẶT VẤN ĐỀ Biển Hồ ở Campuchia là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài vai trò quan trọng và đặc biệt về mặt môi trường, sinh thái, văn hoá và kinh tế xã hội đối với Campuchia nói riêng và cả lưu vực Mê Công nói chung. Biển Hồ còn là hồ chứa điều tiết tự nhiên góp phần giảm lượng dòng chảy mùa lũ và gia tăng dòng chảy mùa kiệt của sông Mê Công ở vùng đồng bằng châu thổ nói chung và Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam nói riêng. $ $ $ $ $ $ $ StungTreng$ $ $ $ $ $ Kampong Luong$ $ $ Kratie$ $ $ Prek Kadam$ $ Kompong Cham PhnomPenhPort$ 40 Kho Khel $ $ NeakLuong $ $ $ TanChau Chau Doc 0 40 80 Kilometers Tram thuy van Ranh gioi luu vuc Song, suoi Vung ngap lu giới thiệuimột số nét cơ bản Hình 1: Sông Mê Công và Biển Hồ ở Campuchia về điều kiện tự nhiên, mối quan hệ và vai trò của Biển Hồ đối với chế độ thuỷ văn, thuỷ lực sông Mê Công ở vùng đồng bằng châu thổ. Qua đó góp phần vào công việc nghiên cứu và bảo vệ chức năng của Biển Hồ trong quá trình hợp tác với các quốc gia vên sông quản lý, khai thác và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công. II VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA BIỂN HỒ Biển Hồ nằm trên sông Tonle Sap, một nhánh chính của sông Mê Công, ở Campuchia. Biển Hồ có dạng thuôn dài chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam (hình 1). Về mặt địa hình, Biển Hồ có dạng lòng chảo nông, đáy phẳng. Dung tích chứa của hồ rất lớn. Ở độ sâu 11 m, Biển Hồ có dung tích trên 84 tỷ m3 và diện tích mặt thoáng Bảng 1. Quan hệ địa hình Biển Hồ Cao độ Diện tích Dung tích Cao độ Diện tích (m) (km ) (triệu m ) (m) (km ) 0,5 0 0 4,0 5.828 0,6 21 1 5,0 7.218 0,8 666 70 6,0 8.518 1,0 1.379 274 7,0 9.690 1,2 1.874 600 8,0 10.935 1,4 2.125 999 9,0 12.198 1,6 2.325 1.444 10,0 13.352 2,0 3.611 2.631 11,0 14.330 3,0 4.671 6.772 12,0 15.243 Dung tích (triệu m ) 12.022 18.545 26.413 35.517 45.830 57.397 70.172 84.013 98.800 1 GS. TS. Giảng viên cao cấp Đại học thuỷ lợi 2 Chuyên viên Văn phòng thường trực Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam là 14.000 km2 . Quan hệ địa hình lòng hồ trình bày ở bảng 1. Khác với nhiều hồ tự nhiên khác, Biển Hồ sự liên thông trực tiếp và thường xuyên với sông Mê Công qua sông Tonle Sap và một phần vùng đồng bằng ngập lũ bờ phải sông Mê Công. Do đó, chế độ thuỷ văn của Biển Hồ có mối quan hệ chặt chẽ với dòng chảy của sông Mê Công và có sự dao động hàng năm cùng với sông Mê Công. Nhờ sự dao động mực nước hàng năm và đặc điểm hồ nông, diện tích mặt nước lớn nên hệ sinh thái ở Biển Hồ rất đa dạng và đặc biệt. Sản lượng sinh học của Biển Hồ rất lớn, đặc biệt là sản lượng cá sản sinh và phát triển trong Biển Hồ. Bảng 2: Các lưu vực sông nhánh của Biển Hồ TT Tên lưu vực Diện tích (km2) 1 Stung Chinit 8.236 2 Stung Sen 16.359 3 Stung Staung 4.357 4 Stung Chikreng 2.714 5 Stung Seam Reap 3.619 6 Stung Sreng 9.986 7 Stung Sisophon 4.310 8 Stung Mongkol Borey 10.656 9 Stung Sangker 6.052 10 Stung Dauntri 3.695 11 Stung Pursat 5.965 12 Stung Boribo 7.153 Tổng 83.102 Ngoài mối tương tác thuỷ văn chặt chẽ với sông Mê Công, Biển Hồ chịu ảnh hưởng của 12 lưu vực sông nhánh xung quanh với tổng diện tích 83.102 km2 (bảng 2). Đồng thời do diện tích mặt nước rất rộng nên lượng bốc hơi mặt nước và mưa trực tiếp trên hồ cũng là 2 yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến chế độ thuỷ văn của Biển Hồ. III MỐI QUAN HỆ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIỂN HỒ ĐỐI VỚI CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY SÔNG MÊ CÔNG Khi sông Mê Công chảy đến thủ đô Phnom Penh - Campuchia thì bắt đầu chia thành 2 nhánh: Mê Công (sông Tiền) và Bassac (sông Hậu) chảy xuống Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông. Cũng tại Phnom Penh, sông Mê Công tiếp nhận sự gia nhập của Biển Hồ ở bờ phải thông qua nhánh sông Tonle Sap. Khu vực sông Mê Công chia nhánh và tiếp nhập sông Tonle Sap được gọi là ngã tư Chaktomuk. Về mặt địa hình, từ sau Kratie địa hình lưu vực Mê Công bắt đầu có sự thay đổi lớn từ dạng địa hình đồi núi sang địa hình đồng bằng. Lòng sông mở rộng và bờ thấp. Do do bắt đầu xuất hiện hiện tượng chảy tràn bờ khi nước lên cao trong mùa lũ và hiện tượng chảy tràn càng rõ nét kể từ hạ lưu Kampong Cham. Dòng chảy tràn tạo ra một vùng ngập lũ rộng lớn kéo dài suốt sang lãnh thổ Việt Nam. Vị trí và diện mở rộng của vùng ngập lũ trình bày trong hình 1. Vùng ngập lũ cùng với Biển Hồ đóng vai trò như một hồ chứa khổng lồ điều tiết dòng chảy sông Mê Công cho vùng đồng bằng châu thổ. Theo số liệu tính toán Biển Hồ chiếm khoảng 80 – 85% tổng dung tích trữ của toàn vùng ngập lũ. Để thấy rõ nguyên nhân hình thành và mối quan hệ thuỷ thực - thuỷ văn giữa Biển Hồ và sông Mê Công ta xem xét số liệu đo mực nước tại một số trạm trong vùng ngập lũ lân cận Biển Hồ và trong Biển Hồ, bao gồm:  Trạm Kampong Cham: trên sông Mê Công. Đại diện cho mực nước vùng của sông Mê Công và vùng ngập do lũ sông Mê Công tạo ra;  Trạm Phnom Penh Port: tại hạ lưu cầu Hữu Nghị ở thủ đô Phnom Pênh, Campuchia trên sông Tonle Sap. Trạm ngay sát nhập lưu sông Tonle Sap với sông Mê Công, đại diện cho mực nước vùng chuyển tiếp giữa sông Mê Công và sông Tonle Sap; 13 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec Jan  Trạm Prek Kadam: dfgecb Kompong Luong 50%ile (24-02) gcdfeb Prek Kadam 50%ile (60-02) thượng lưu trạm Phnom ebgdcf Kompong Cham 50%ile (30-02) egdcfb Phnom Penh Port 50%ile (60-02) Tonle Sap, đại diện scho Hình 2: Mực nước thực đo ứng với tần suất 50% mực nước của sông Tonle Sap; và  Trạm Kampong Luong: trong Biển Hồ đại diện cho mực nước của Biển Hồ; Vị trí các trạm được trình bày trong bản đồ 1. Hình 2 ở trên trình bày diễn biến mực nước ngày ứng với tần suất 50% ở các trạm nghiên cứu. Trên cơ sở số liệu mực nước cho thấy: mực nước trên sông Mê Công tại Kampong Chàm xuống thấp nhất khoảng giữa tháng V, sau đó bắt đầu tăng và đạt đỉnh khoảng giữa tháng X rồi giảm xuống. Dưới ảnh hưởng của sông Mê Công, mực nước trên sông Tonle Sap tại các trạm Phnom Penh Port và Prek Kadam cũng có sự thay đổi tương tự. Xem xét tương quan giữa mực nước sông Tonle Sap và Biển Hồ tại Khampong Luong cho thấy chênh lệch mực nước giữa 2 vị trí có sự đổi ngược nhau trong 2 giai đoạn. Khoảng đầu tháng VII mực nước sông Tonle Sap cao hơn so với Biển Hồ dẫn tới quá trình nước chảy từ sông Mê Công vào Biển Hồ. Quá trình này kéo dài đến khoảng cuối tháng X thì mực nước sông Tonle Sap đạt đỉnh và bắt đầu xuống thấp hơn so với Biển Hồ. Khi đó bắt đầu quá trình nước chảy từ Biển Hồ ra sông Mê Công . Quá trình này kéo dài đến khoảng cuối tháng V năm sau. Quá trình chảy vào trong mùa lũ và chảy ra trong thời gian còn lại như trên của Biển Hồ giống quá trình làm việc của một hồ chứa điều tiết mùa trên hệ thống sông. Mực nước Biển Hồ dao động trung bình hàng năm khoảng 7,5 m (cao độ 1,5 lên 9,0m) và dung tích thay đổi lên tới khoảng 56 tỷ m3.Với qui mô này thì Biển Hồ là một hồ điều tiết khổng lồ của thế giới và xấp xỉ tổng dung tích của tất cả các hồ chứa khả thi được qui hoạch trong lưu vực Mê Công. Khả năng điều tiết tự nhiên của Biển Hồ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc giảm dòng chảy đỉnh lũ và gia tăng dòng chảy kiệt trong ĐBSCL của Việt Nam. Như đã trình bày ở trên, lượng nước của Biển Hồ chịu ảnh hưởng của 4 thành phần: i) dòng chảy sông Mê Công thông qua sông Tole Sap và chảy tràn bờ phải; ii) đóng góp của sông nhánh xung quanh Biển Hồ; iii) mưa trên mặt hồ; và iv) bốc hơi mặt nước hồ. Để thấy rõ hơn qui mô điều tiết của Biển Hồ đối với dòng chảy sông Mê Công ta xem xét cân bằng nước của Biển Hồ. Trong bảng 3 và hình 3 ở dưới trình bày kết quả cân bằng nước theo tháng cho 2 thời đoạn đại diện cho năm ít nước (1/7/1998 – 30/4/1999) và cho năm nhiều nước (1/6/2000 – 31/5/2001). Trong kết quả giá trị âm thể hiện nước đi ra khỏi Biển Hồ và giá trị dương thể hiện nước đi vào Biển Hồ. Dưới góc độ cân bằng nước của vùng châu sông Mê Công hạ lưu Biển Hồ thì giá trị âm thể hiện lượng nước Biển Hồ cấp cho đồng bằng và giá trị dương thể hiện lượng nước do Biển Hồ tích lại góp phần điều tiết một phần dòng chảy lũ sông Mê Công.. Kết quả cân bằng nước cho thấy: Bảng 3: Cân bằng nước Biển Hồ cho 2 giai đoạn đại biểu Tỷ lệ đóng góp nước cho Biển Hồ giữa sông Mê Công và nội tại (do mưa và dòng nhánh) xấp xỉ bằng nhau. Những năm nước ít thì tỷ lệ đóng góp của nội tại lớn hơn của sông Mê Công và ngược lại; Lượng nước do dòng nhánh đóng góp cho Biển Hồ lớn nhất vào khoảng tháng X cũng là tháng bắt đầu có dòng chảy từ Biển Hồ ra sông Mê ; Mê Công Tháng hơi nhánh Tonle Chảy Mưa Tháng Jun-98 -0,27 0,54 -0,33 0,01 0,21 Jun-00 Jul-98 -0,24 1,67 6,55 0,02 0,28 Jul-00 Aug-98 -0,21 2,99 7,05 0,09 0,49 Aug-00 Sep-98 -0,16 4,42 8,57 0,30 0,77 Sep-00 Oct-98 -0,19 7,70 -11,63 0,38 0,26 Oct-00 Nov-98 -0,22 3,40 -13,35 0,23 0,34 Nov-00 Dec-98 -0,25 1,84 -12,27 0,15 0,00 Dec-00 Jan-99 -0,32 0,50 -9,68 0,08 0,00 Jan-01 Feb-99 -0,39 0,17 -5,04 0,03 0,00 Feb-01 Mar-99 -0,46 0,07 -1,88 0,02 0,00 Mar-01 Apr-99 -0,40 0,31 -0,75 0,02 0,19 Apr-01 May-99 -0,30 1,77 0,42 0,02 0,30 May-01 Tổng ra -2,84 -54,59 Tổng ra Mê Công hơi nhánh Tonle Chảy Mưa -0,27 0,98 9,33 0,03 0,25 -0,24 3,50 20,34 3,03 0,49 -0,21 3,65 9,98 3,86 0,46 -0,17 5,80 5,26 8,54 0,55 -0,19 9,80 -20,59 -1,28 0,85 -0,22 3,92 -23,53 -1,67 0,04 -0,25 1,18 -19,99 0,08 0,00 -0,32 0,37 -15,20 0,10 0,03 -0,39 0,13 -9,75 0,02 0,00 -0,46 0,53 -6,76 0,02 0,19 -0,40 0,18 -2,99 0,02 0,02 -0,30 0,62 -1,39 0,02 0,29 -3,41 -100,20 -2,94 % Ra 4,95 95,05 % Ra 3,20 94,04 2,76 Tổng vào 23,07 22,17 1,32 2,33 Tổng vào 30,68 44,92 15,72 3,17 % Vào 47,18 45,35 2,696 4,77 % Vào 32,47 47,54 16,64 3,36 Mê Công từ 20 – 60 tỷ m với Ghi chú: Chu kỳ tính toán thời đoạn 1998-1999 tính từ 1/7/1998 - 30/4/1999 lưu lượng chảy vào trung bình tháng từ 2.000 – 9.000 m3/s (bằng khoảng 10 – 15 % tổng lượng lũ qua biên giới Việt Nam – Campuchia thời đoạn 1/7 – 31/10). Hàng năm lưu vực Tonle Sap cấp cho hạ lưu từ 50 – 110 tỷ m3 nước tập trung vào các tháng X đến tháng II năm sau. Trong đó riêng phần do Biển Hồ điều tiết từ dòng chảy lũ sông Mê Công là từ 20 – 60 tỷ m3 nước (lưu lượng trung bình tháng từ 1.200 – 2.500 m3/s); Lượng nước trao đổi giữa sông Mê Công và Biển Hồ chủ yếu thông qua sông Tonle Sap, phần nước chảy tràn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Vào những năm ít nước thì không có sự trao đổi thông qua chảy tràn. Hình 3: Biểu đồ cân bằng nước Biển Hồ cho 2 giai đoạn đại biểu Cânbằngtổnglượngcủa Biển Hồ năm1998 15 10 5 0 -5 -10 -15 Cânbằng tổng lượng của Biển Hồ năm2000 30 25 20 15 10 5 0 -5 -10 -15 -20 -25 -30 Bốc hơi Dòngnhánh Tonle Sap Chảytràn Mưa trênhồ Bốc Hơi Dòng nhánh Tonle Sap Chảytràn Mưa trênhồ Về khả năng điều tiết, cắt đỉnh lũ của vùng ngập lũ và Biển Hồ cho ĐBSCL ta sơ bộ đánh giá bằng việc so sánh quá trình lưu lượng tại trạm Kratie (đại diện cho lũ hình thành ở phần thượng lưu vực) và tổng lưu lượng tràn qua biên giới Việt Nam – Campuchia cho 2 thời kỳ lũ nhỏ (năm 1998) và lũ lớn (năm 2000). Kết quả ở hình 4 cho thấy:  Khả năng cắt lũ của Biển Hồ và vùng ngập lũ rất 52.000 lớn trong thời gian tích 48.000 nước từ tháng VI đến 44.000 tháng X. Lưu lượng đỉnh 36.000 lũ qua biên giới Việt Nam 32.000 – Campuchia trong thời 28.000 kỳ điều tiết cắt giảm từ 20 24.000 – 30% so với lưu lượng 16.000 đỉnh tại Kratie. Nếu tách 12.000 phần lưu lượng tăng thêm 8.000 của đoạn lưu vực Mê Công từ Kratie đến biên giới Việt Nam – Kratie 1998 Vào Việt Nam 1998 Kratie 2000 Vào Việt Nam 2000 Campuchia (khoảng Hình 4: Lưu lượng TB ngày mùa lũ năm 1998 và 111.000 km2) thì mức độ điều tiết của Biển Hồ và vùng ngập lũ đối với lũ thượng nguồn còn lớn hơn nhiều;  Riêng đối với lũ 2000 do có hình dạng xuất hiện 2 đỉnh gần như tương đương nhau với tổng lượng lớn và xuất hiện sớm nêu sau con lũ đầu tiên thì Biển Hồ và vùng ngập lũ đã bị lấp đầy nên khi con lũ sau xuất hiện thì khả năng điều tiết đã giảm đáng kể IV KẾT LUẬN  Biển Hồ ở Campuchia có mối quan hệ thuỷ văn - thuỷ lực chặt chẽ với sông Mê Công. Với vị trí và điều kiện tự nhiên đặc thù Biển Hồ cùng với vùng ngập lũ góp phần quan trọng trong việc giảm qui mô lũ của cũng như tăng cường dòng chảy kiệt của sông Mê Công ở vùng đồng bằng châu thổ nói chung và ĐBSCL của Việt Nam nói riêng;  Tương tác qua lại giữa Biển Hồ với các yếu tố địa hình, thuỷ văn, thuỷ lực của sông Mê Công, các sông nhánh Biển Hồ và vùng ngập lũ khá phức tạp, đan chéo ảnh hưởng lẫn nhau. Để có cơ sở kiến thức phục vụ nhiệm vụ hợp tác Mê Công, bảo vệ chức năng thuỷ văn, sinh thái và môi trường của Biển Hồ, góp phần bảo vệ ĐBSCL thì việc tiến hành những nghiên cứu làm rõ mối tương tác của Biển Hồ với các yếu tố nêu trên là hết sức cần thiết; TÀI LIỆU THAM KHẢO:  Mekong River Commission – Consolidation of Hydro-Meteorological Data and Multi-Fuctional Hydrologic Roles of Tonle Sap Lake and its Vicinities Phase III (Basinwide) – Final Report May 2004;  Mekong River Commission – Chaktomuk Area – Environment, Hydraulics and Morphology, phase 1 – Final Report, Jan 2002;  Mekong River Commission – Hydro-Meteorological Database Hymos;  Mekong River Commission – Decision Support Framework;  Đài Khí tượng Thuỷ văn Nam Bộ - Tài liệu khảo sát lũ tràn biên giới năm 1998 và 2000; ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn