Xem mẫu

  1. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 TỔNG QUAN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN PHỤC VỤ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI M I TRƯỜNG CỤM MỎ BÌNH HÓA-TÂN HẠNH, THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI Bùi Thanh Hoàng1, Trịnh Hồng Phƣơng2 1 Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam 2 Khoa Địa chất và Khoáng sản, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh Email: thphuong@hcmunre.edu.vn TÓM TẮT Cụm mỏ đá xây dựng Bình Hóa - Tân Hạnh đã được UBND tỉnh Đồng Nai cấp phép khai thác thuộc địa phận các xã Bình Hóa và xã Tân Hạnh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai bao gồm 4 mỏ đá là Tân Hạnh, Tân Hạnh 1A, Bình Hóa và Bình Hóa 1A với tổng diện tích 72,86 ha và cote kết thúc khai thác là -60 m. Theo quy định, các mỏ này đã ngừng hoạt động vào năm 2010 và phương án cải tạo, phục hồi môi trường của 4 mỏ đã được phê duyệt nhưng riêng lẻ. Vì vậy việc xác định phương án cải tạo, PHMT cho cụm mỏ là cần thiết. Tuy nhiên, để đề xuất được phương án PHMT cho cụm mỏ cần tìm hiểu đặc điểm chung của toàn cụm. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tổng quan đặc điểm tự nhiên của cụm mỏ làm cơ sở đề xuất phương án PHMT thích hợp. Các đặc điểm cụm mỏ được đánh giá trong bài là: i) đánh giá trữ lượng của cụm hồ; ii) đánh giá tính bền vững của công trình; iii) đánh giá chất lượng nước hồ. Từ khóa: cụm mỏ Bình Hóa - Tân Hạnh, tính bền vững, cải tạo phục hồi môi trường. 1. GIỚI THIỆU Thành phố Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, phía nam giáp huyện Long Thành, phía đông giáp huyện Trảng Bom, phía tây giáp Thị xã Tân Uyên, thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương và Quận 9 - Thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên 264,08km2, dân số 1.250.800 người (2017). Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 10, mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm từ khoảng 25,4 °C đến 27,2 °C. Biên Hòa có tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp với nền đất lý tưởng, thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, có nguồn tài nguyên khoáng sản với trữ lượng khai thác đáng kể, nhất là tài nguyên khoáng sản về vật liệu xây dựng. Trong những năm qua, ngành khai khoáng ở Biên Hòa đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai với các mỏ Tân Bản, cụm Bình Hóa - Tân Hạnh, Long Bình Tân, Tân Vạn, Tân Đông Hiệp,… Trong đó cụm Bình Hóa Tân Hạnh gồm 4 mỏ là Tân Hạnh, Tân Hạnh 1A, Bình Hóa và Bình Hóa 1A với tổng diện tích 72,86 ha thuộc xã Hóa An và xã Tân Hạnh, cách trung tâm Biên Hòa 4 km về phía đông. Tuy nhiên, theo quy định cụm mỏ Bình Hóa - Tân Hạnh đã kết thúc khai thác vào năm 2010 với cote kết thúc khai thác là -60 m. Trước khi kết thúc khai thác, 4 mỏ này đã tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường với phương án là làm hồ nước. Bốn mỏ này tuy có cùng phương án phục hồi môi trường nhưng lại thực hiện riêng rẻ, tức ở đây hiện có 4 hồ nước nằm sát nhau, gây khó khăn 471
  2. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 cho công tác quản lý và đảm bảo an toàn, đồng thời không sử dụng được hết tối đa mặt bằng sau khai thác của khu vực. Vì vậy việc đề xuất phương án phục hồi môi trường chung cho cụm mỏ Bình Hóa - Tân Hạnh để sử dụng mặt bằng trong tương lai là hết sức cần thiết. Để làm được điều đó, trước hết, phải tìm hiểu kỹ về đặc điểm điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực mới đề xuất được phương án phù hợp cho cụm mỏ. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung đánh giá đặc điểm tự nhiên của khu vực và cụm mỏ, giới hạn ở ba nội dung là: i) đánh giá trữ lượng của cụm hồ; ii) đánh giá tính bền vững của công trình; iii) đánh giá chất lượng nước hồ. 2. HIỆN TRẠNG VÙNG NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa hình Địa hình nguyên thủy của cụm mỏ đá Bình Hóa - Tân Hạnh là địa hình dạng đồi thấp, tương đối bằng phẳng, ít cây cối, độ cao tuyệt đối trung bình khoảng 10 m. Hiện nay, trong phạm vi cụm mỏ, địa hình đã bị biến đổi do quá trình khai thác đá, tạo thành các moong sâu với 4 đến 5 tầng khai thác. Nơi sâu nhất trong mỏ đã đạt tới cote - 66 m (hố thu nước của các khai trường) tương ứng với độ sâu 69m so với địa hình xung quanh. 2.2. Đặc điểm khí tƣợng Thành phố Biên Hòa nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Đông Nam Bộ. Hàng năm, khí hậu thay đổi theo hai mùa rõ rệt: mùa mưa thường từ tháng 5 đến cuối tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình năm đạt 1.843,9 mm. Ngày mưa lớn nhất đạt 128,8 mm/ngày vào ngày 18/08/2004. Lượng nước mưa vào mùa mưa chiếm đến 85 % tổng lượng mưa tháng trong mùa mưa, lượng mưa trung bình tháng trong mùa mưa là 217 mm/tháng, có khi đạt 300,3 mm vào tháng 09/2003. Lượng nước bốc hơi phân bố theo mùa khá rõ rệt, lượng nước bốc hơi vào mùa khô lớn và kéo dài ngược lại vào mùa mưa thấp. Lượng nước bốc hơi trung bình tháng đạt 113,47 mm. Lượng bốc hơi cao đến đỉnh điểm vào các tháng cuối mùa khô và bắt đầu giảm dần khi mùa mưa đến. Nhiệt độ trung bình khu vực giai đoạn 2001-2012 khá cao, đạt 25,9-28,0 oC. Nhiệt độ cao nhất đạt 30,7 oC vào tháng 5 năm 2010, thấp nhất 23,4 oC vào tháng 1 năm 2009. Biên dao động nhiệt độ trong vùng không lớn: trong tháng biên dao động lớn nhất là 4,8 oC vào năm 2005, ít dao động nhất là năm 2011 chỉ khoảng 2,5o. Độ ẩm trung bình khu vực trạm Biên Hòa giai đoạn 2006-2012 dao động trong khoảng 66-86 %, độ ẩm nhỏ nhất dao động trong khoảng 25-56 %. 2.3. Đặc điểm địa chất 2.3.1. Địa tầng Cụm Bình Hóa - Tân Hạnh có cấu trúc địa chất tương đối đơn giản. Đá gốc là các thành tạo hệ tầng Bửu Long. Bên ngoài diện tích mỏ, chúng bị các trầm tích hệ Đệ tứ phủ lên trên bề mặt với chiều dày đất phủ từ 5 đến 22 m. Trong phạm vi mỏ, từ dưới lên có ba thành tạo địa chất: Hệ tầng Bửu Long. Tập 2 (T2abl2): bề dày dự đoán > 300 m; Hệ tầng Long Bình (K1lb): Bề dày của hệ tầng dự đoán 200-500 m; Hệ Đệ tứ. Thống Holocen hạ - trung (aQ22-3): chiều dày các trầm tích Holocen hạ - trung thay đổi từ 2-22 m, trung bình 6,88 m. Trong phạm vi cụm mỏ, chúng phủ bất chỉnh hợp lên bề mặt các đá của hệ tầng Bửu Long. 472
  3. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Hình 1. Bản đồ vị trí hiện trạng khu vực nghiên cứu. 2.3.2. Địa chất thủy v n a. Đặc điểm nước mặt Suối Rạch Sỏi chảy ngang, chia khu vực khai thác thành 2, gồm mỏ Bình Hóa và mỏ Tân Hạnh. Suối có nước quanh năm, rộng trung bình khoảng 8 m. Lưu lượng xác định được khi đo vẽ lộ trình địa chất thủy văn đạt 0,131 m3/s [1]. Hai bên bờ suối đã được đắp đê ngăn nước tràn xuống moong khai thác. Suối đóng vai trò kênh dẫn nước, được các doanh nghiệp bơm từ moong khai thác vào suối chảy ra sông Đồng Nai và thoát nước mưa cho lưu vực phía tây của cụm mỏ. Sông Đồng Nai là một con sông lớn, dài 635 km, diện tích lưu vực 44.100 km2, lưu lượng trung bình 500 m3/s. Mỗi năm hệ thống sông Đồng Nai đổ ra biển khoảng 36 tỷ m3 nước, ứng với module dòng chảy là 30 l/s.km2. Đoạn chảy qua vùng hạ lưu từ sau thác Trị An đến cửa sông dài khoảng 150 km, bề rộng sông biến đổi từ 600-2000 m, sâu từ 15-25m, độ dốc nhỏ hơn 0,0001 [1]. Lưu lượng trung bình 3 tháng mùa kiệt nhất (tháng 2, 3 và 4) là 247 m3/s. Bảng 1. Hiện trạng lưu lượng trung bình của sông Đồng Nai tại Biên Hòa. Đơn vị: m3/s Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Qbq 295 255 237 249 342 698 958 1.492 1.742 1.588 819 392 Q75 % 273 236 214 219 261 854 691 1.323 1.373 680 691 369 Q95 % 236 215 193 190 229 413 501 919 1231 576 377 277 Nguồn: [1] 473
  4. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Đặc trưng dòng chảy sông Đồng Nai khu vực Thành phố Biên Hòa được nêu trong Bảng 2. Bảng 2. Đặc trưng dòng chảy sông Đồng Nai khu vực Biên Hòa. Flv Mo Qo Wo Qp (m3/s) Khu vực (Km2) (l/s/Km2) (m3/s) (106 m3) 10 % 50 % 75 % 95 % Biên Hòa 22.425 34,2 767 24.252 1.070 760 615 490 Nguồn: [1] b. Đặc điểm nước dưới đất Căn cứ vào dạng tồn tại của nước trong đất đá có trong mỏ và độ giàu nước của đất đá chứa nước, trong phạm vi khu vực nghiên cứu có thể chia ra các tầng chứa nước sau: Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen trung-thượng (qh2-3): Tầng chứa nước này phân bố ven rìa diện tích khai thác mỏ, ở những phần địa hình nguyên thủy, chưa bị đào bới trong quá trình khai thác. Thành phần đất đá chứa nước bao gồm chủ yếu là các thành tạo sét, sét pha lẫn cát bột. Chiều dày thay đổi từ 2 m đến 22 m, trung bình 6,88 m. Đây là tầng chứa nước có bề dày nhỏ, khả năng chứa nước kém, đóng vai trò tầng cách nước làm giảm khả năng thấm xuyên của nước mặt xuống cung cấp cho nước dưới đất của các tầng chứa nước bên dưới. Tầng chứa nƣớc khe nứt Trias trung - Kreta hạ (t2 -k1): Đất đá của đơn vị chứa nước này phân bố rộng khắp trong mỏ, lộ ra trên phần lớn diện tích moong khai thác. Nước trong đơn vị chứa nước này có động thái mực nước thay đổi theo mùa. Nước được cấp bởi nước mưa, nước mặt thấm trực tiếp xuống diện phân bố. Các thông số địa chất thủy văn đặc trưng của tầng chứa nước được trình bày trong Bảng 3 Bảng 3. Các thông số địa chất thủy văn đặc trưng. STT Các thông số ĐVT Ký hiệu Giá trị 5 Mực nước tĩnh trung bình tại các LK quanh mỏ m Ht 20,69 6 Cao độ mực nước tĩnh trung bình m Ht -17,62 7 Cột nước trong moong trung bình m H 48,38 8 Trị số hạ thấp mực nước S tháo khô trong mỏ m S 42,38 9 Lưu lượng bơm lớn nhất 3 m /ngày Q 2.387 10 Hệ số thấm K tính theo quan trắc moong m/ngày K 0,14 Nguồn: [5] 3. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CỤM HỒ 3.1. Khả năng tích nƣớc của cụm hồ Dựa vào các điều kiện hiện trạng đã trình bày trong Nội dung 2, địa hình các mỏ có độ sâu so với địa hình xung quanh trung bình 69 m, tổng diện tích 72,86 ha. Theo đó, trong trường hợp để lại hồ chứa nước thì mỏ Bình Hóa có thể liên thông với mỏ Bình Hóa 1A (hồ thứ nhất), Tân Hạnh liên thông với mỏ Tân Hạnh 1A (hồ thứ 2) nên tạo thành hai hồ nước cách nhau bởi Rạch Sỏi ở giữa. Như vậy, khi đánh giá khả năng tích nước của hồ bao gồm 2 hồ với diện tích hồ I là 33,55 ha, hồ II là 39,31 ha. 474
  5. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Dung tích hồ: V = 1/3h(S1+S2+sqrt(S1.S2)). Trong đó: h là độ sâu hồ bằng độ sâu địa hình đáy moong; S1 là diện tích mặt hồ; S2 là diện tích đáy hồ. Dung tích hai hồ lần lượt là: 15,4 triệu m3 và 19,2 triệu m3 (Bảng 6). 3.2. Chất lƣợng nƣớc của cụm hồ Nước hồ có nguồn gốc chủ yếu từ nước mưa và nước ngầm, chất ô nhiễm chủ yếu là TSS và nhiễm Coliform. Các kết quả quan trắc chất lượng nước trong các hố thu nước tại đáy của các mỏ trong thời gian khai thác cho thấy nước hồ khá tốt, không có hiện tượng ô nhiễm. Bảng 4. Chất lượng nước hồ. Bình Hóa Tân Tân Hạnh QCVN 40:2011/BTNMT (Cmax) Thông số Bình Hóa 1A Hạnh 1A Cột A Cột B pH 7,86 7,83 7,6 7,4 6-9 5,5-9 TSS (mg/l) 2 1 29 3 55 110 BOD5 (mgO2/l)
  6. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Nguồn nước bổ cập cho hồ bao gồm nước mưa và nước ngầm. Lượng mưa trung bình năm của khu vực 1843,9 mm. Lượng nước ngầm chảy vào mỏ phụ thuộc vào điều kiện địa chất thủy văn của khu vực. - Các tổn thất khi làm hồ chứa: bao gồm tổn thất do bốc hơi và tổn thất do thấm. + Lượng bốc hơi phụ thuộc vào điều kiện khí tượng của khu vực (trung bình 113,47 mm/tháng). + Tổn thất do thấm phụ thuộc vào điều kiện địa chất và cột nước điều tiết trong hồ. Tuy nhiên, thực tế lượng thấm thường được lấy bằng tỉ lệ phần trăm dung tích trữ trong hồ tại thời điểm tính toán. Tỷ lệ phần trăm thấm này phụ thuộc vào điều kiện địa chất của hồ. Đặc điểm địa chất lòng hồ được đánh giá là tốt. Theo tài liệu địa chất khu vực, có 1 đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam chạy qua phía đông (ngoài diện tích cụm mỏ). Do ảnh hưởng của hệ đứt gãy trên, các đá của hệ tầng Bửu Long (T2abl) bị nứt nẻ. Kết quả thăm dò trong giai đoạn đánh giá trữ lượng mỏ trước đây đã xác định được loại đá cơ bản có mặt trong mỏ. Đó là các thành tạo cát sạn kết tuf ryolit thuộc hệ tầng Bửu Long (T2abl) và các thành tạo andesit của hệ tầng Long Bình (K1lb) nên khả năng thất thoát nước qua đáy hồ là ở mức trung bình, k= 0,5 %/tháng (tham khảo mức thấm trong hồ chứa nước ban hành kèm theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10778:2015 về Hồ chứa - Xác định các mực nước đặc trưng). Bảng 6. Các thông số của cụm hồ. Tổn thất (triệu m3/năm) Bổ cập (triệu m3/năm) Cân bằng lưu Diện tích Dung tích hồ Hồ lượng nước hồ mặt (ha) (triệu m3) Bốc hơi Thấm Mưa Nước ngầm (triệu m3/năm) Thứ nhất 33,55 15,4 0,45 0,92 0,62 0,87 0,11 Thứ hai 39,31 19,2 0,54 1,15 0,72 1,02 0,06 Như vậy, hàng năm, các hồ đều được bổ cập một lưu lượng nước là 110.000 m (hồ I) và 3 60.000m3 (hồ II). 3.3.2. Quan hệ thủy lực giữa s ng Đồng Nai và nước hồ Về lý thuyết, sự chuyển động thấm được diễn ra dưới tác dụng của lực trọng trường khi có chênh lệch cột nước giữa hai điểm khác nhau: giữa mực nước hồ và mực nước trên sông Đồng Nai. Trên thực tế, nếu mực nước hồ đầy, hồ được thiết kế lưu thông nước tự nhiên với Rạch Sỏi rồi đổ ra sông Đồng Nai, do đó, mực nước hồ hầu như cân bằng với mực nước sông Đồng Nai, có nghĩa không có sự chênh lệch cột nước. Ngoài ra, khoảng cách từ cụm hồ đến sông Đồng Nai là hơn 400 m. Như vậy, sẽ khó có hiện tượng thấm từ hồ ra sông và ngược lại. 3.3.3. Các công trình bảo vệ hồ khác Các công trình bảo vệ hồ khác gồm: dải cây xanh ngăn cách hồ; bờ bao, hàng rào bảo vệ và biển báo; Rạch Sỏi thoát nước cho khu vực. - Dải cây xanh ngăn cách hồ: Cây xanh chủ yếu là cây tràm/keo lá tràm được trồng từ khi các mỏ đang hoạt động để bảo vệ môi trường, củng cố bờ mỏ và tạo cảnh quan. Trong giai đoạn đóng cửa mỏ, các mỏ đều tiến hành trồng dặm để đạt được mật độ cây theo thiết kế của Đề án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt, đã được nghiệm thu trong giai đoạn đóng cửa mỏ. Cây trồng phổ biến là keo lá tràm. Đặc điểm của các giống cây này là nhanh phát triển, chịu hạn và tuổi thọ dài. Theo phân loại ngành lâm nghiệp, nhóm cây tràm, keo lá tràm được nhóm cây trồng cải tạo môi trường. Tuy nhiên, sau khoảng 10-15 năm cần được thay thế. [7] 476
  7. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 - Hàng rào bảo vệ và biển báo: Xung quanh hồ nước đã được lắp dựng biển báo, hàng rào lưới kẽm gai, trụ bê tông để đảm bảo an toàn cho người, súc vật khi lại gần hồ. Hàng rào không có tính bền vững lâu dài và cần được duy tu bảo dưỡng do kẽm gai sau một thời gian sẽ bị gỉ sét và cần được thay thế. - Bờ bao được đắp trong quá trình khai thác để ngăn nước mặt chảy tràn vào làm ô nhiễm nước hồ và sạt lở bờ mỏ. Bờ bao có tính bền vững cao do được đắp từ đất và duy tu hằng năm. - Rạch Sỏi thoát nước cho khu vực hồ: Trong quá trình khai thác và đóng cửa mỏ, các mỏ đắp bờ bao dọc theo Rạch Sỏi để bảo toàn tuyến thoát nước cho khu vực phía tây ra sông Đồng Nai. Các Công ty đã đặt cống lưu thông nước cho hồ với Rạch Sỏi nhằm thoát nước trong hồ khi dâng cao và lưu thông một chiều với sông Đồng Nai. 4. KẾT LUẬN Qua các tìm hiểu ở nội dung 2 và 3 cho thấy: i) Khả năng tích nước của cụm hồ lớn: 34,6 triệu m3; ii) Chất lượng nước hồ khá tốt hoàn toàn có thể dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; iii) Hồ có nguồn bổ cập hàng năm (170.000 m 3/năm), nước hồ lưu thông một chiều với sông Đồng Nai, điều kiện địa chất hồ tốt, thấm ít. Các công trình bảo vệ hồ đã hoàn thiện nhưng cần bảo trì và thay mới. Từ các điều kiện trên, nhóm nghiên cứu đề xuất các phương án cải tạo - sử dụng hiệu quả khu công trình hồ với hai phương án kết hợp: 1. Tạo hồ chứa nƣớc phục vụ sinh hoạt, tƣới tiêu nông nghiệp Cụm công trình sẽ được cải tạo thành hồ nước liên thông với sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa có chế độ thủy văn bán nhật triều. Chất lượng nước biến đổi theo ngày và theo mùa. Chất lượng nước thay đổi theo mùa do ảnh hưởng của lượng nước từ thượng nguồn đổ về và các công trình thủy điện bên trên. Trong đó chế độ xả của hồ Trị An là tác động chủ yếu nhất. Trong ngày, chất lượng nước biến đổi do chế độ thủy văn bán nhật triều tại cửa sông Đồng Nai. Hiện nay, có hai trạm lấy nước là trạm Hóa An và trạm cầu Đồng Nai. Tuy nhiên, do nước sông Đồng Nai khu vực này hiện đang thay đổi theo chiều hướng xấu, chất lượng nước không ổn định nên gây khó khăn cho kế hoạch lấy nước của hai trạm bơm. Với phương án này, cần: - Cải tạo Rạch Sỏi thành kênh dẫn nước sông Đồng Nai vào hồ. Khi đó, hồ có chức năng trữ nước cho trạm bơm Hóa An: cấp nước cho trạm bơm trong trường hợp nước sông Đồng Nai có chất lượng xấu. Cần bố trí 1 cửa lấy nước chủ động để dẫn nước vào mỗi hồ. - Căn cứ vào số liệu quan trắc tự động chất lượng tại khu vực kết hợp với quan trắc mực nước của sông Đồng Nai để chọn cao trình cống lấy nước thích hợp. Ngoài ra, miệng cống có thể đặt cửa lấy nước đóng mở bằng cơ học để chủ động lấy nước vào thời điểm chất lượng nước sông tốt nhất. Như vậy, cần bố trí 1 trạm quan trắc chất lượng nước sông Đồng Nai tự động, liên tục. - Kênh dẫn nước có thể là cống chìm hoặc kênh hở để lấy nước được phát triển theo các tuyến công trình công cộng hiện hữu để giảm chi phí đền bù đất và ảnh hưởng đến người dân. Hai phương án được đề xuất bao gồm: - Đặt cống chìm: có hai tuyến đề xuất để thực hiện Tuyến 1: dài 700 m bắt đầu từ cửa Rạch Lái Bông hướng về phía nam theo đường mòn về đến hồ. Tuyến 2: dài 725 m; điểm bắt đầu từ cửa Rạch Sỏi về phía tây nam đến hồ. 477
  8. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 - Thiết kế kênh hở: cải tạo Rạch Sỏi thành kênh dẫn nước. Khi đó, cao độ cửa rạch Sỏi tại sông Đồng Nai được thiết kế có cao trình phù hợp và chặn dòng thượng nguồn đoạn phía tây mỏ Bình Hóa 1A. 2. Quy hoạch cảnh quan Các khu công trình của các mỏ đều bao gồm khu vực moong và sân công nghiệp. Các diện tích đất sân công nghiệp đều được các doanh nghiệp thuê/mua lại phục vụ khai thác mỏ. hiện bàn giao cho địa phương quản lý sau khi đóng cửa mỏ. Căn cứ vào quy hoạch phát triển dân cư đề xuất quy hoạch các diện tích này thành các điểm du lịch và nhà ở/khu công trình công cộng. Hiện nay, các diện tích đất này đều do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Nai tiếp nhận và quản lý. Do vậy, mục tiêu xây dựng các công trình công cộng, văn hóa và dân cư là hoàn toàn phù hợp và khả thi. Đơn cử trong khu vực đã có mỏ Hóa An sau khi đóng cửa mỏ đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho Công ty CP Hóa An quy hoạch khu công trình mỏ sau khi đóng cửa mỏ thành điểm du lịch và nhà ở. Phương án cải tạo, PHMT cho cụm mỏ Bình Hóa - Tân Hạnh được đề xuất nhằm cải tạo, PHMT cảnh quan khu vực công trình mỏ về trạng thái an toàn, có tình bền vững đảm bảo nguyên tắc đem lại lợi ích cho cộng động và xã hội. Phương án được đề xuất để cải tạo cho 4 mỏ trong cụm nhằm tránh những biện pháp mang tính riêng lẻ, không đồng bộ. Quá trình cải tạo sẽ đảm bảo được an toàn, tiết kiệm tài nguyên. Khu vực công trình mỏ sau khi cải tạo, PHMT sẽ tạo quỹ đất bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng; định hướng quy hoạch sử dụng hiệu quả quỹ đất và tài nguyên sẵn có. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ty TNHH Hiệp Phong - Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước tại mỏ đá Tân Hạnh 1A, xã Tân Hạnh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, 2007. 2. Công ty Đồng Tân - Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước tại mỏ đá Tân Hạnh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, 2007. 3. Công ty TNHH MTV XD và SX VLXD Biên Hòa - Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước tại mỏ đá Bình Hóa, xã Tân Hạnh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, 2008. 4. Công ty TNHH An Phú - Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước tại mỏ đá Bình Hóa 1A, xã Tân Hạnh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, 2008. 5. Công ty TNHH An Phú, Công ty TNHH MTV XD và SX VLXD Biên Hòa, Công ty TNHH Hiệp Phong - Báo cáo thăm dò phần sâu cụm mỏ đá xây dựng Bìsnh Hóa - Tân Hạnh, 2006. 6. Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - Bản tin khí tượng trạm Biên Hòa các năm 2010, 2011, 2012, 2013. 7. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - Kỹ thuật trồng keo lá tràm. 478
  9. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 OVERVIEW OF NATURAL CHARACTERISTICS SERVING FOR REHABILITATION AND LAND USE AFTER MINING OF BINH HOA-TAN HANH QUARRIES, BIEN HOA CITY, DONG NAI PROVINCE Bui Thanh Hoang1, Trinh Hong Phuong2, 1 South Vietnam Geological Mapping Division 2 Hochiminh City University of Natural Resources and Environment Email: thphuong@hcmunre.edu.vn ABSTRACT Clusters of Binh Hoa-Tan Hanh stone mine had been exploiting licensed by Provincial People's Committee of Dong Nai located in Binh Hoa-Tan Hanh ward, Bien Hoa City, Dong Nai Province which included 4 mines: Tan Hanh, Tan Hanh 1A, Hoa Binh and Binh Hoa 1A with the total area of 72.86 hectares and mining cote finish is -60m. According to statutory right, the mine was decommissioned in 2010 and plans for improvement and environmental rehabilitation of four mines was approved individually. Thus, it is necessary to determine the rehabilitation plan for mine complex. However, to propose the plan method for the cluster, understanding the general characteristics of it is very important. The objective of the study was to assess the natural characteristics of the mine complex as a basis for proposing appropriate adaptation rehabilitation. The mine characteristics are evaluated in the article: i) stock assessment of reservoir; ii) assess the sustainability of the project; iii) assess water quality conditions sufficient water supply. Key words: Binh Hoa-Tan Hanh stone mine, sustainability, improvement and environmental rehabilitation. 479
nguon tai.lieu . vn