Xem mẫu

  1. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 TỔNG H P ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THÍCH H P ĐỐI VỚI KHU VỰC LÂN CẬN NHÀ MÁY TUYỂN QUẶNG SA KHÁNG TITAN - ZIRCON TỈNH BÌNH THUẬN Nguyễn Thị Nhƣ Dung Khoa khoa học Đại cương, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM Email: ntndung@hcmunre.edu.vn TÓM TẮT Bình Thuận là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về loại hình khoáng sản sa khoáng titan - zircon. Trữ lượng khai thác có thể lên đến 600 triệu tấn. Trong quá trình khai thác gây ra một số vấn đề cấp bách về môi trường tại các khu vực tuyển quặng Ti ở các tỉnh ven biển Miền Trung đã được đề cập đến trong các nghiên cứu trước đây. Phương pháp tổng hợp đề xuất dựa trên tình hình thực tế tại các khu chế biến khoáng sản và các biện pháp quản lý thích hợp là vô cùng cần thiết và cấp thiết hiện nay. Từ khóa: phóng xạ, chế biến khoáng sản, titan, quản lý, TCVN. 1. MỞ ĐẦU Không thể phủ nhận rằng hoạt động sa khoáng titan - zircon đã đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và góp phần giải quyết những vấn đề phát triển kinh tế. Do vẫn còn nhiều hạn chế về khoa học công nghệ và quản lý, nên đã và sẽ gây ra nhiều hệ quả tiêu cực gây ô nhiễm môi trường. Khi hoạt động khai thác và tuyển quặng được các doanh nghiệp thực hiện, cường độ phóng xạ đều tăng, do hệ thống cân bằng tự nhiên đó bị phá vỡ. Nguyên nhân là do ở nhà máy tuyển tuyển tinh lấy các đơn khoáng sẽ lưu giữ một lượng lớn các khoáng vật này nên cường độ phóng xạ tăng lên rất cao, vượt mức giá trị an toàn bức xạ rất nhiều lần, sẽ gây tác động mạnh và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu đã triển khai cho thấy công tác quản lý chất lượng môi trường ở khu vực lân cận nhà máy tuyển quặng sa khoáng Ti - Zr trên địa bàn tỉnh Bình Thuận mới chỉ dừng ở một số nghiên cứu về phông phóng xạ lồng ghép với kiểm soát ô nhiễm ở trong nhà máy. Vì thế nên có những giải pháp quản lý thích hợp đối với khu vực lân cận nhà máy tuyển quặng sa khoáng Ti - Zr. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập, tổng hợp, đề xuất giải pháp thông qua những luật, nghị định, thông tư, quyết định, tiêu chuẩn của Nhà nước về quản lý ô nhiễm phóng xạ. 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 3.1. Đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn bức xạ đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc Hai cơ quản quản lý Nhà nước có trách nhiệm là Sở Khoa học & Công nghệ và Sở Tài nguyên & Môi trường với các lĩnh vực quản lý như sau: - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân. 457
  2. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 - Sở Tài nguyên & Môi trường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, giám sát chất lượng môi trường ở các nhà máy tuyển quặng, phê duyệt và kiểm soát xả nước thải vào nguồn nước của các nhà máy tuyển quặng sa khoáng Ti. a. Vai trò của Sở Khoa học và Công nghệ Theo quy định trong Luật Năng lượng nguyên tử, từ đầu năm 2010 Sở Khoa học và Công nghệ phải yêu cầu các đơn vị khai thác và chế biến sa khoáng phải tiến hành tự kiểm soát, đo đạc theo dõi mức phóng xạ. Một số đơn vị đã xây dựng “Báo cáo đánh giá an toàn” theo nội dung quy định của Luật Năng lượng nguyên tử trong hồ sơ xin cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến sa khoáng. Sở cũng phải đầu tư kinh phí triển khai từ đề tài nghiên cứu khoa học về môi trường phóng xạ ven biển đồng thời với chương trình quan trắc suất liều gamma, lấy mẫu phân tích tổng hoạt độ β và α trong nước thải sau tuyển, nước thải tại nhà máy chế biến và nước biển ven bờ khu mỏ khai thác sa khoáng,… b. Vai trò của Sở Tài nguyên và M i trường Sở Tài nguyên & Môi trường cần rà soát và xem xét kỹ hơn nữa các số liệu về phông bức xạ tự nhiên khi thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Khi các cơ sở tuyển tinh đi vào hoạt động, Sở cần triển khai chương trình giám sát môi trường định kỳ theo đúng cam kết của cơ sở và cũng cần lưu ý kiểm soát, đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ của cơ sở cũng như cộng đồng dân cư xung quanh nhà máy tuyển tinh. - Sở Tài nguyên & Môi trường cần chủ trì thực hiện đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc khai thác và chế biện quặng sa khoáng Ti đến tài nguyên nước, đặc biệt cần chú trọng đến sự thay đổi về trữ lượng và chất lượng nguồn nước dưới đất, sử dụng nước của các tổ chức, cá nhân ở khu vực xung quanh (để đánh giá được mức độ ảnh hưởng, phải quan trắc mức độ hạ thấp mực nước, phân tích chất lượng nước dưới đất tại khu vực khai thác và xung quanh,…); đồng thời, phải thực hiện các biện pháp để phòng tránh, giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực. c. Sở Y tế Triển khai các chương trình khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động và cộng đồng dân cư xung quanh để sớm phát hiện ra những vấn đề bất thường. Tiến hành các nghiên cứu về bệnh nghề nghiệp đối với người lao động cũng như sức khỏe cộng đồng ở các khu vực có nguy cơ ô nhiễm phóng xạ. 3.2. Đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn bức xạ đối với doanh nghiệp a) Xây dựng đội ngũ & nâng cao n ng ực các nhân viên có chức trách iên quan đến an toàn bức xạ - Nhân viên y tế: Nhân viên y tế là cá nhân chịu trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ; chú ý tổ chức kiểm tra chức năng phổi và thận. - Nhân viên phụ trách an toàn bức xạ cần có kiến thức về vật lý sức khỏe với các nhiệm vụ chính sau: + Tư vấn cho chủ doanh nghiệp về tất cả các vấn đề liên quan đến phóng xạ của cơ sở. Chỉ định các nguồn bức xạ chủ yếu và các chất phóng xạ trong môi trường làm việc. + Chủ trì thực hiện chương trình giám sát bức xạ thông lệ cũng như chương trình giám sát đặc biệt. 458
  3. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 + Đảm bảo việc chuẩn tất cả các liều kế và thiết bị dùng cho việc kiểm soát khu vực và cá nhân. + Tham gia vào các chương trình huấn luyện nhân viên, cập nhật các tài liệu có liên quan đến việc bảo vệ bức xạ cho cơ sở. + Bảo đảm rằng các hồ sơ liều bức xạ được bảo quản hợp lệ và các bản sao được gửi định kỳ đến người quản lý cơ sở bức xạ. + Xem xét các hồ sơ liều bức xạ để kịp thời phát hiện những kết quả bất thường và xác minh, tìm hiểu nguyên nhân các kết quả đó. + Tham gia vào việc đánh giá về liều vượt quá giới hạn và những liều bất thường hay liều tai nạn và báo cáo bằng văn bản đến người quản lý cơ sở bức xạ. + Hỗ trợ nhân viên y tế khi cần thiết bằng cách cung cấp thông tin về tình trạng liều bức xạ. + Bảo đảm rằng việc bảo vệ đường hô hấp của nhân viên được thực hiện theo đúng quy định. - Nhân viên thông gió phải được huấn luyện và có kinh nghiệm trong việc thiết kế, vận hành các hệ thông gió và chịu trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp về tất cả các vấn đề liên quan đến hệ thông gió và làm sạch khí; đảm bảo vận hành chính xác các hệ thiết bị liên quan theo thiết kế và xem xét lại hệ thống khi sự phát triển sản xuất đòi hỏi cũng như đo đạc lưu lượng, tốc độ dòng khí và đảm bảo rằng chúng phù hợp với yêu cầu thông gió, làm sạch và các thiết bị được chuẩn chính xác. b)Phân loại vùng Vùng kiểm soát là vùng làm việc mà tại đó các nhân viên có thể chịu liều chiếu hằng năm vượt quá 3/10 giới hạn đã quy định. Trong vùng kiểm soát, cả việc cảnh báo cá nhân và khu vực đều phải được tiến hành. Vùng kiểm soát phải được chỉ rõ bằng các biển báo gắn ở lối vào cũng như các chỗ cần thiết ở bên trong. Việc vào ra vùng này bị hạn chế, chỉ cho những người được phân công làm việc trong các vùng này và các người được ủy nhiệm vào ra. Vùng giám sát là vùng mà tại đó liều chiếu hằng năm có thể vượt quá 1/10 nhưng đảm bảo không vượt quá 3/10 giới hạn đã quy định. Trong vùng này cần tiến hành cảnh báo khu vực. Vùng giám sát cũng phải được chỉ rõ bằng các ký hiệu gắn ở lối vào. Việc vào ra của nhân viên phải tuân thủ theo các chỉ dẫn hoạt động tương ứng trong từng vùng. c) Các biện pháp bảo hộ ao động Khi nhiễm bẩn khí vượt quá mức tiêu chuẩn, khẩu trang phòng hộ phải được mang trong khi làm việc để làm giảm việc xâm nhập chất nhiễm bẩn thấp đến dưới mức quy định. - Việc sử dụng khẩu trang phòng hộ phải theo các nguyên tắc sau: + Thời gian sử dụng khẩu trang phải theo chỉ dẫn. + Khi khẩu trang được sử dụng, các phin lọc phải có hiệu suất cao đối với các hạt dưới 5 m AMAD và dễ thở; phải đánh giá hiệu suất thực của loại khẩu trang đang dùng. + Trong trường hợp cần thiết phải cung cấp khẩu trang phòng hộ kèm mũ bảo hiểm thích hợp để bảo vệ mặt cho nhân viên. + Các khẩu trang phải được làm vệ sinh thường xuyên và kiểm tra vào những khoảng thời gian thích hợp. - Tùy theo tính nguy hại do nhiễm bẩn, quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hiểm, găng tay, áo bó sát người, bao chân không thấm nước và tạp dề không thấm nước phải được trang bị. Việc thay 459
  4. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 quần áo phòng hộ sang quần áo cá nhân và ngược lại, phải được thực hiện trong phòng thích hợp, tách biệt với phòng tắm để hạn chế sự phân tán nhiễm bẩn phóng xạ. Mọi người không được rời khỏi vị trí làm việc có nhiễm bẩn cao khi chưa tắm và thay quần áo. - Tất cả quần áo phòng hộ phải được giặt đều đặn để giảm thiểu nhiễm bẩn, cơ sở phải có máy giặt thích hợp. - Các phương tiện vệ sinh cá nhân phải được trang bị đầy đủ cho tất cả mọi người tại nơi làm việc. Phải có nhà tắm riêng cho nhân viên bức xạ. - Nhân viên phải sử dụng những phương tiện vệ sinh này trước bữa ăn và cuối ca. - Không được ăn, uống, hút thuốc lá trong khu vực làm việc có phóng xạ. Phòng ăn phải được trang bị các phương tiện vệ sinh và các nhân viên phải được hướng dẫn các thủ tục để giảm thiểu nhiễm bẩn. Các phòng ăn phải được làm sạch và thông gió tốt. d) Các biện pháp kỹ thuật * Thời gian Kiểm soát thời gian là phương pháp quan trọng nhất để giảm sự chiếu xạ đối với bức xạ ion hoá. Bằng cách giảm thời gian tiếp xúc với các chất phóng xạ, liều nhận được có thể được giảm tối thiểu. Nếu thời gian bị chiếu xạ đối với một nguồn có suất liều cố định được giảm đi thì liều tổng cộng nhận được cũng được giảm đi. Doanh nghiệp cần kiểm soát suất liều hàng giờ của các công nhân nghề nghiệp đảm bảo rằng giới hạn hàng năm không bị vượt quá giới hạn cho phép cũng như lập kế hoạch công việc cho từng CBCNV sao cho không bị chiếu xạ vượt quá mức quy định. Mối liên hệ này được cho bởi phương trình sau: D=RxT (1) Trong đó: D = Liều nhận được; R = Suất liều; T = Thời gian bị chiếu xạ. * Khoảng cách Mối quan hệ giữa suất liều từ một nguồn điểm (một nguồn có kích thước nhỏ) và khoảng cách đến nguồn đó được thể hiện bằng phương trình (2): R = k / d2 (2) Trong đó: R = Suất liều; d = Khoảng cách đến nguồn; k = Một giá trị không đổi đối với nguồn phóng xạ nhất định. * Che chắn Một phương pháp thực tế hơn và cần thiết được doanh nghiệp áp dụng để giảm sự chiếu xạ do bức xạ ngoài đến cộng đồng là che chắn nguồn. Lựa chọn loại vật liệu che chắn và chiều dày phù hợp để có thể làm suy giảm suất liều bức xạ xuống mức mong muốn phụ thuộc vào các yếu tố sau: Loại và năng lượng bức xạ; Hoạt độ phóng xạ của nguồn (hoặc cường độ bức xạ từ máy phát); Suất liều chấp nhận được bên ngoài che chắn. Bảng vật liệu che chắn được khuyến cáo 460
  5. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Loại bức xạ Vật liệu che chắn được khuyến cáo Hạt bêta năng lượng cao Thủy tinh hữu cơ bao xung quanh bằng chì Tia X và tia gamma Bê tông, chì, sắt Nơtron Bêtông, nước, polyêtylen, parafin, bo e) Biện pháp khống chế bụi: Do hạt phóng xạ phát tán chủ yếu dưới dạng bụi nên khống chế bụi cũng là một giải pháp kỹ thuật cần thiết. Doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, sử dụng các kỹ thuật chế biến thích hợp để giảm tới mức tối thiểu bụi sinh ra trong sản xuất, như: dùng nước, lợi dụng chiều gió thích hợp,.… - Khi bụi sinh ra thì nên có hệ thống chắn ở nguồn. Nếu cần, nguồn phải được cô lập bằng áp suất thấp. Trong một số trường hợp, phải lọc khí trước khi thải vào môi trường. - Bụi khó lắng, không chắn được ở nguồn có thể được khống chế bằng cách thay đổi khí thường xuyên trong khu vực làm việc để pha loãng hàm lượng bụi đến mức có thể chấp nhận được. - Ở những khu vực mà các biện pháp khống chế bụi nói trên không thể đạt đến chất lượng không khí chấp nhận được, thì phải có giải pháp cung cấp không khí sạch cho nhân viên. - Mặc dù doanh nghiệp đã cung cấp khẩu trang phòng hộ cho nhân viên nhưng việc khống chế nồng độ bụi khu vực ở mức cho phép vẫn phải thực hiện. f) Giám sát Các mục tiêu chính của việc giám sát bức xạ là đánh giá liều chiếu nhân viên, khu vực và cung cấp các số liệu cần thiết liên quan. Mục tiêu cần đạt được của công tác giám sát là: - Phát hiện và đánh giá các nguồn chiếu xạ chủ yếu, đánh giá và quản lý liều chiếu. - Đánh giá hiệu lực của thiết bị kiểm soát. - Phát hiện những thay đổi trong vận hành, trong quy trình sản xuất có thể dẫn đến làm tăng nồng độ các chất phóng xạ. - Dự báo về ảnh hưởng của các hoạt động trong tương lai đến liều chiếu và các chất phóng xạ để có các trù liệu tương ứng.  Giám sát liều chiếu ngoài Để xác định liều chiếu ngoài, nhân viên phải mang liều kế cá nhân liên tục trong suốt thời gian làm việc. Phục vụ cho việc kiểm tra công nghệ, việc kiểm soát bức xạ các khu vực sản xuất phải được tiến hành ở những vị trí và cự ly đã định rõ bởi người phụ trách an toàn bức xạ. + Kiểm soát phải được thực hiện tại mỗi khu vực làm việc, chú ý đặc biệt đến các vị trí làm việc cố định hoặc các khu vực nhân viên lưu lại lúc giải lao. + Các máy ghi đo phải được đặt đúng vị trí công tác. + Phải có bình đồ các vị trí đã kiểm soát và ghi chép, lưu trữ suất liều đã xác định.  Giám sát Radon, Thoron và các sản phẩm con cháu của chúng Tương tự như xác định liều chiếu ngoài, để xác định liều chiếu cá nhân do Radon, Thoron và các sản phẩm con cháu của chúng, nhân viên phải mang các liều kế Radon, Thoron và các sản phẩm con cháu của chúng liên tục trong suốt thời gian làm việc. 461
  6. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Doanh nghiệp nên thực hiện các chương trình giám sát hàm lượng Radon, Thoron khu vực và thời gian làm việc để đánh giá liều chiếu này.  Giám sát bụi và bụi phóng xạ Bụi phóng xạ có khả năng xâm nhập vào cơ thể người qua hô hấp và ăn uống. Vì vậy việc giám sát đều đặn bụi phóng xạ cần phải được tiến hành với tần suất được xác định và phê chuẩn bởi các chuyên gia có thẩm quyền để tính hàm lượng bụi phóng xạ và khả năng xâm nhập qua đường hô hấp hoặc ăn uống. Các phép đo nhiễm bẩn phóng xạ cũng phải được Doanh nghiệp thực hiện trên bề mặt các kết cấu và thiết bị trong các khu vực sản xuất, đặc biệt là trong khu vực xử lý sản phẩm cuối cùng.  Xét nghiệm sinh học - Doanh nghiệp phải tiến hành giám sát định kỳ nồng độ U, Th trong nước tiểu đối với các nhân viên làm việc trực tiếp, đặc biệt là trong khu vực sấy khô và đóng gói sản phẩm. - Trong trường hợp nhân viên bị nghi ngờ có sự xâm nhập cao quá quy định của bụi phóng xạ qua hô hấp hay ăn uống phải được phân tích nước tiểu trong vòng 24 giờ. Từ các kết quả phân tích U, Th trong nước tiểu và các xét nghiệm sinh học thích hợp khác, sự xâm nhập và liều tương đương được đánh giá. - Khi phát hiện thấy hàm lượng U, Th trong nước tiểu cao, nếu điều kiện kỹ thuật cho phép, tốt nhất là đo liều toàn thân.  Giám sát y tế - Mọi nhân viên làm việc ở vùng mỏ và nhà máy quặng phóng xạ cần được kiểm tra y tế trước khi bắt đầu vào làm việc và định kỳ ở những khoảng thời gian thích hợp sau đó. - Đối với các nhân viên làm việc lâu năm hay bị chiếu với liều bức xạ cao, thì doanh nghiệp nên tạo điều kiện thực hiện xét nghiệm tế bào học nước miếng. - Doanh nghiệp cũng phải thực hiện kiểm tra sức khỏe vào lúc kết thúc hợp đồng lao động đối với các nhân viên làm công việc với quặng phóng xạ.  Chất thải phóng xạ rắn của giai đoạn tuyển tinh - Quặng Monazit phải được cất giữ trong kho đặt tại khu vực hạn chế và có kiểm soát người qua lại. Đảm bảo không bị thất thoát, rơi vãi, không bị gió mưa rửa trôi hoặc phát tán. Đảm bảo phông phóng xạ sát phía ngoài tường che chắn < 0.4 Sv/h. Vì quặng Monazite có kích thước nhỏ khá đồng đều cỡ 150 m, nên cần đựng quặng trong các bao nilông dày, lớp bảo vệ thứ hai - bền cơ học, chịu lực, ví dụ như bao dứa, nếu không có các container bền chắc bằng kim loại. - Nghiền monazit phải được tiến hành theo phương pháp ướt nếu dây chuyền sản xuất đòi hỏi kích hạt
  7. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 h) Các biện pháp khắc phục sự cố v phóng xạ Nhanh chóng xác định nơi xảy ra sự cố bức xạ, đánh giá nguyên nhân, tính chất và khả năng diễn biến sự cố xạ để áp dụng các biện pháp khắc phục. Cung cấp đầy đủ chính xác kịp thời những thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ. Báo cáo tường trình về sự cố bức xạ cho cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ. 4. KẾT LUẬN Cần thiết phải có những biện pháp, quy trình cụ thể và chặt chẽ trong quản lý việc khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản đặc trưng như đối với các mỏ khoáng sản có tính phóng xạ đảm bảo cho việc phát triển bền vững lâu dài. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trương Quang Học (2012) - “Cơ sở sinh thái học cho phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu”, Hội thảo khoa học quốc gia nâng cao sức chống chịu trước biến đổi khí hậu. 2. Trương Quang Học, Võ Quý (2008) - “Bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý các khu bảo tồn”, Tài liệu giảng dạy cho môn học Bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý các khu bảo tồn. 3. Nguyễn Phi Hùng (2013) - Báo cáo Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định. 4. Lê Văn Khoa (2011) - “Hiện trạng và dự báo xu thế hoang mạc hóa ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận của Việt Nam”, Nghiên cứu phát triển bền vững. 5. Hoàng Thế Phi, Nguyễn Thị Phương Thảo (2012) - “Dự báo tác động của khai thác khoáng sản titan trong tầng cát đỏ đến hệ sinh thái ven biển tỉnh Bình Thuận và các giải pháp giảm thiểu”, Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị khoa học kỹ thuật mỏ toàn quốc lần thứ 23. 6. Lê Khánh Phồn, Nguyễn Văn Nam (2007) - Đặc điểm ô nhiễm phóng xạ của nước biển lân cận các mỏ sa khoáng titan. 7. Lê Sâm, Nguyễn Đình Vượng - Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (2008) - “Thực trạng tài nguyên đất - nước và nguy cơ sa mạc hóa, tai biến thiên nhiên trên vùng đất cát ven biển Bình Thuận”, Tuyển tập kết quả Khoa học và Công nghệ. 8. Hoàng Liên Sơn (2007) - “Kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ trên đất cát ven biển trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2005”, Tạp chí Khoa học lâm nghiệp. 9. Vũ Trung Tạng (2011) - Cơ sở sinh thái học, Nhà xuất bản Giáo dục. 10. Vũ Trung Tạng, Nguyễn Thành Nam (2009) - “Nghiên cứu thành phần loài cá san hô vịnh Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận, Nông nghiệp và phát triển nông thôn” - số 7 - tháng 7/2008. 463
  8. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 SUMMARY OF MANAGEMENT SOLUTIONS FOR AREAS OF TITAN - ZIRCON PLANT PROJECT OF BINH THUAN PROVINCE Nguyen Thi Nhu Dung Hochiminh city University of Natural Resource and Environment Email: ntndung@hcmunre.edu.vn ABSTRACT Binh Thuan is one of the provinces with great potential for the type of mineral titan-zircon mineral. The reserve can be up to 600 million tons. In the process of mining, there are some urgent environmental issues in the Ti mine refining areas in the central coastal provinces mentioned in the previous reasearches. The proposed methodology based on the actual situation in the mineral processing areas and appropriate management measures is extremely necessary and urgent. Keywords: radioactive, mineral processing, titanium, management, TCVN. 464
nguon tai.lieu . vn