Xem mẫu

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 17/2017 145 TỔ CHỨ CHỨC HOẠ HOẠT ĐỘ ĐỘNG TRẢ TRẢI NGHIỆ NGHIỆM SÁNG TẠ TẠO TRONG MÔN VẬT LÝ LỚ L ỚP 7 Bùi Thị Phương Thúy1 Trường Đại học Thủ ñô Hà Nội Tóm tắt tắt: ắt Bài báo ñề xuất xây dựng kế hoạch hoạt ñộng trải nghiệm sáng tạo theo chủ ñề dưới dạng dự án học tập ñể học sinh giải quyết vấn ñề thực tiễn cuộc sống. Thông qua hoạt ñộng trải nghiệm, học sinh ñược rèn luyện và phát triển các năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên biệt trong môn Vật lý. Từ khóa: khóa Hoạt ñộng trải nghiệm, năng lực sáng tạo, năng lực chuyên biệt, dạy học Vật lý 1. MỞ ĐẦU Hoạt ñộng trải nghiệm sáng tạo là thành tố quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong hoạt ñộng trải nghiệm sáng tạo, học sinh vừa là người tham gia, vừa là người thiết kế và tổ chức các hoạt ñộng, từ ñó biết cách tích cực hoá bản thân, khám phá, ñiều chỉnh bản thân, biết cách tổ chức hoạt ñộng, tổ chức cuộc sống, học tập và làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Vì vậy, hoạt ñộng trải nghiệm sáng tạo chính là phương thức gắn nội dung giáo dục với cuộc sống thực tiễn, gắn lý thuyết với thực hành, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành ñộng, góp phần hình thành các phẩm chất, thói quen, kỹ năng sống... cho học sinh. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở khoa học của việc tổ chức hoạt ñộng trải nghiệm sáng tạo Qua quá trình hoạt ñộng trải nghiệm sáng tạo, học sinh có nhiều cơ hội thể hiện giá trị của bản thân, thiết lập ñược các mối quan hệ với cá nhân khác, với tập thể và với môi trường sống, từ ñó hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt ñộng trải nghiệm giúp học sinh biết vận dụng kiến thức ñã học vào thực tiễn, củng cố các kỹ năng ñã có, trên cơ sở ñó, tiếp tục rèn luyện và phát triển các năng lực như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp 1 Nhận bài ngày 6.6.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt ñăng ngày 25.7.2017 Liên hệ tác giả: Bùi Thị Phương Thúy; Email: btpthuy@daihocthudo.edu.vn
  2. 146 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI và hợp tác, năng lực giải quyết vấn ñề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực hoạt ñộng và tổ chức hoạt ñộng, năng lực ñịnh hướng nghề nghiệp... Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể (Công bố ngày 12/4/2017) cũng nhấn mạnh: “Nội dung của hoạt ñộng trải nghiệm sáng tạo ñược thiết kế theo hướng tích hợp nhiều lĩnh vực, môn học thành các chủ ñiểm mang tính chất mở. Hình thức và phương pháp tổ chức ña dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, ñối tượng và số lượng,... ñể học sinh có nhiều cơ hội tự trải nghiệm”. Hoạt ñộng trải nghiệm sáng tạo ñược tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: hoạt ñộng câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn ñàn, sân khấu tương tác (kịch, thơ, hát, tiểu phẩm...), tham quan dã ngoại, tổ chức các hội thi/cuộc thi, tổ chức sự kiện, hoạt ñộng giao lưu, hoạt ñộng chiến dịch, hoạt ñộng nhân ñạo, hoạt ñộng tình nguyện, hoạt ñộng cộng ñồng, lao ñộng công ích, sinh hoạt tập thể, hoạt ñộng nghiên cứu khoa học... Mỗi hình thức hoạt ñộng trên ñều có vai trò và ý nghĩa giáo dục nhất ñịnh. Tùy thuộc vào ñặc ñiểm vùng miền, ñiều kiện kinh tế - xã hội và ñặc trưng về văn hóa, khí hậu của mỗi ñịa phương, nhà trường và các tổ chức giáo dục có thể lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức sao cho phù hợp và ñạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh hình thức tổ chức thì phương pháp tổ chức hoạt ñộng trải nghiệm sáng tạo cũng phải ñược sử dụng một cách ña dạng và linh loạt nhằm hướng tới mục tiêu học sinh tự hoạt ñộng, tự trải nghiệm là chính. Một số phương pháp cơ bản mà giáo viên và nhà giáo dục có thể tổ chức hoạt ñộng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh như: phương pháp giải quyết vấn ñề, phương pháp sắm vai, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp dạy học dự án... Tùy theo tính chất và mục ñính của từng hoạt ñộng cụ thể cũng như ñiều kiện vật chất và khả năng của học sinh mà giáo viên (hay nhà giáo dục) có thể lựa chọn một hay nhiều phương pháp phù hợp. Ngoài những hoạt ñộng trải nghiệm sáng tạo ñược thiết kế thành hoạt ñộng riêng, trong từng môn học cũng cần coi trọng việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt ñộng trải nghiệm sáng tạo phù hợp với ñặc trưng nội dung môn học và ñiều kiện dạy học. 2.2. Khả năng tổ chức trải nghiệm sáng tạo trong môn Vật lý lớp 7 Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lý gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế ñời sống. Tuy nhiên, ñối với ñại ña số học sinh phổ thông hiện nay, việc vận dụng kiến thức vật lý vào ñời sống còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy việc tổ chức hoạt ñộng trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn học Vật lý nhằm mục ñích gắn lý thuyết với thực hành; củng cố, bổ trợ, nâng cao các kiến thức vật lý
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 17/2017 147 ñã học trên lớp; khơi gợi sự tò mò, tìm hiểu, giải thích các hiện tượng vật lý. Qua ñó, học sinh có thêm căn cứ khoa học và niềm tin khi sử dụng kiến thức vật lý ñể giải quyết các vấn ñề trong thực tiễn cuộc sống. Tổ chức hoạt ñộng trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lý không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực chung cốt lõi như ñã nêu trên, mà còn hình thành và phát triển ở các năng lực chuyên biệt như: năng lực giải quyết vấn ñề, năng lực hợp tác, năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,... Chương trình Vật lý lớp 7 ñược cấu trúc thành 3 chương rõ ràng, nhưng các kiến thức giữa các chương có liên hệ với nhau, nên dạy chương này vẫn có thể giao nhiệm vụ ñể củng cố kiến thức các chương ñã học mà không làm mất logic của bài học. Mặt khác, giữa các kiến thức về Quang học, Âm học và Điện học có thể tổ hợp với nhau ñể tập trung giải quyết một vấn ñề nào ñó trong cuộc sống. Hình 1. Cấu trúc chương trình Vật lý lớp 7 theo 3 chương và theo các bài học Trong chương Âm học, khi dạy về “Chống ô nhiễm tiếng ồn” ñặt ra sự cần thiết liên hệ với các hiện tượng trong cuộc sống ñể học sinh hiểu rõ bản chất của ô nhiễm tiếng ồn và cách phòng chống tiếng ồn trong thực tiễn. Muốn phòng chống tiếng ồn cho một tình huống thực tế, ñòi hỏi học sinh phải có kiến thức tổng hợp của cả chương Âm học. Vì vậy, qua việc học sinh tìm kiếm biện pháp ñể phòng chống tiếng ồn, giáo viên có thể kiểm tra
  4. 148 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI ñược học sinh ñã ñạt ñược chuẩn kiến thức kĩ năng của của chương chưa, ñồng thời tạo không gian cho học sinh trải nghiệm ñể phát triển năng lực cá nhân 2.3. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt ñộng trải nghiệm sáng tạo chủ ñề “Phòng chống tiếng ồn”  Mục tiêu của hoạt ñộng: - Học sinh biết ñược ñặc ñiểm của các vật liệu cách âm. - Học sinh xây dựng ñược phương án phòng chống tiếng ồn cho trường học.  Nội dung: a. Tên chủ ñề: Phòng chống tiếng ồn Ý tưởng chủ ñề: + Học sinh khi học về âm thanh, tiếng ồn, ô nhiễm tiếng ồn là những kiến thức rất gần gũi, có ảnh hưởng trực tiếp ñến cuộc sống hằng ngày của con người. + Phần kiến thức về âm thanh và ô nhiễm tiếng ồn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. b. Môn học: Vật lý Khối lớp: 7 c. Định hướng sản phẩm học sinh thực hiện Học sinh thiết kế ñược các phương án phòng chống tiếng ồn cho trường học. Các phương án ñược thể hiện trong sản phẩm học tập của học sinh. Sản phẩm học sinh thực hiện hoạt ñộng có thể gồm: Poster, Báo tường, Triển lãm tranh, Tập san, Bài trình bày Power Point, Video – Clip... d. Thời gian, thời ñiểm tổ chức Trong thời gian 2 tuần, ngay sau khi học bài Môi trường truyền âm e. Hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện Hình thức làm việc nhóm nhỏ dưới dạng dự án học tập bằng cách tự trải nghiệm trong môi trường cuộc sống thực. f. Các hoạt ñộng của chủ ñề Hoạt ñộng 1: Tổ chức tìm kiếm, thu thập thông tin Hoạt ñộng 2: Sắp xếp thông tin theo các nội dung về phòng chống tiếng ồn Hoạt ñộng 3: Xây dựng ý tưởng và thiết kế phương án phòng chống tiếng ồn cho trường học Hoạt ñộng 4: Tổ chức báo cáo và ñánh giá sản phẩm của học sinh trên lớp
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 17/2017 149 g. Hình thức ñánh giá sản phẩm của học sinh, ñánh giá hiệu quả hoạt ñộng của giáo viên • Đánh giá hoạt ñộng của học sinh: - Học sinh hoạt ñộng theo nhóm nhỏ và có sự bàn thảo, trao ñổi, tranh luận về lựa chọn sản phẩm, ý tưởng dự án - Học sinh xây dựng ña dạng các sản phẩm, không có sự bắt chước - Học sinh ñược tiếp cận với môi trường, thực hiện dự án ở nhà, trong trường và ngoài ñời sống • Đánh giá hoạt ñộng của giáo viên: - Đa số học sinh trong lớp tham gia theo tinh thần tự nguyện - Học sinh có trao ñổi, thảo luận với giáo viên về ý tưởng và tìm nguồn tài liệu - Học sinh có sự cạnh tranh nhau và có sản phẩm ñảm bảo ñúng mẫu sản phẩm ñưa ra - Học sinh trình bày ñược các ñặc ñiểm của ô nhiễm tiếng ồn, ñưa ra ñược các phương án phòng chống ô nhiễm tiếng ồn h. Ý nghĩa của chủ ñề lựa chọn Hình thức tổ chức học tập dựa trên sự tự học, tự nghiên cứu của học sinh khi gắn môi trường học tập trong nhà trường với việc giải quyết các vấn ñề trong cuộc sống Học sinh ñược trải nghiệm sáng tạo, ñược ñóng vai là người lớn, là nhà nghiên cứu, là nhà quản lí... giúp các ñối tượng, người dân trong phòng chống ô nhiễm tiếng ồn. Đây là hình thức tự trải nghiệm theo nhóm trong môi trường cuộc sống mà không có người hướng dẫn. Quá trình thực hiện dự án song hành với quá trình học tập, nên cũng là hình thức dự án học tập gắn kiến thức với thực tiễn, không ñể ñến khi học xong, chuyển chương mới mới thực hiện dự án làm học sinh phân tán khi vận dụng kiến thức, chương cũ không liên quan ñến chương học mới, gây quá tải trong học tập. 3. KẾT LUẬN Hoạt ñộng trải nghiệm sáng tạo trong khuôn khổ chương trình Vật lý 7 ñã mang lại nhiều kết quả có ý nghĩa cho người học nói chung, ñặc biệt cho học sinh các trường trung học cơ sở nói riêng. Thông qua hoạt ñộng trải nghiệm sáng tạo, học sinh tìm thấy niềm vui, sự hứng thú trong học tập, ñược thể hiện và phát triển năng lực cá nhân, giá trị của bản thân.
  6. 150 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI Trên thực tế, vấn ñề này ñã ñược chúng tôi nghiên cứu sâu và xây dựng thành quy trình cụ thể trong cuốn sách Hoạt ñộng trải nghiệm sáng tạo trong các môn học lớp 7. Cuốn sách ñã nhận ñược sự ủng hộ, tán thành bước ñầu của các nhà nghiên cứu, giáo dục học nói chung và các thầy, cô giáo ñang trực tiếp giảng dạy bộ môn Vật lý trong nhà trường phổ thông nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (tháng 4 năm 2017), Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông (Chương trình tổng thể). 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thí ñiểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông (Ban hành theo Công văn số791/HD-BGDĐT, ngày 25 tháng 06 năm 2013). 3. Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh (2016), Tổ chức hoạt ñộng trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, - Nxb Giáo dục Việt Nam. 4. Tưởng Duy Hải (Tổng chủ biên) (2017), Hoạt ñộng trải nghiệm sáng tạo trong các môn học lớp 7, - Nxb Giáo dục Việt Nam. 5. Đỗ Hương Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện ñại trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, - Nxb Đại học Sư phạm. ORGANIZING CREATIVE EXPERIENTIAL LEARNING ACTIVITIES FOR THE 7TH – GRADE PHYSICS Abstract: Abstract The article proposes to build plan on creative experimental learning activities in terms of academic projects to help students handle real-life problems and situations. Through means of experiential activities, students are able to develop their core abilities as well as specialize abilities on Physics. Keywords: Keywords Experiential activities, creative ability, specialized ability, teaching Physics.
nguon tai.lieu . vn