Xem mẫu

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11 VÕ THỊ THÙY TRANG 1, PHẠM ĐÌNH VĂN 2, *, LÊ THỊ THU HƯỜNG 3 1 Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu, An Giang 2 Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh * Email: vanpd@hcmue.edu.vn 3 Trường Đại học Đồng Tháp Tóm tắt: Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học môn Sinh học ở trường THPT. Bài viết đề cập đến quy trình và các biện pháp tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng vào thực tiễn qua hoạt động trải nghiệm. Quy trình gồm 6 bước: (1) Xác định mục tiêu rèn luyện; (2) Xác định nội dung kiến thức cần vận dụng vào thực tiễn; (3) Lựa chọn hoạt động trải nghiệm phù hợp với nội dung kiến thức vận dụng; (4) Thiết kế hoạt động trải nghiệm; (5) Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm để rèn luyện KNVD; (6) Đánh giá kết quả thực hiện. Để thực hiện có hiệu quả quá trình rèn luyện trên, chúng tôi đề ra 3 biện pháp: đa dạng hóa các hình thức tổ chức; sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ quá trình HĐTN, và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo. Từ khóa: Sinh học 11, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hoạt động trải nghiệm trong dạy học. 1. MỞ ĐẦU Quá trình đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo của nước ta đang diễn rất tích cực, từ đổi mới quan điểm, mục tiêu, nội dung chương trình,… đến phương pháp dạy học (PPDH) và hình thức tổ chức dạy học. Nghị quyết 29 của Hội nghị Trung ương lần thứ 8, khóa XI đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập, coi trọng cả dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo, tập dượt nghiên cứu khoa học”. Để hình thành năng lực cho học sinh (HS) thì ngoài việc trang bị kiến thức còn phải phát triển kỹ năng và giáo dục thái độ cho họ. Một trong những kỹ năng cần thiết phải rèn luyện cho học sinh là kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Với kỹ năng này, HS có thể tiếp thu tri thức một cách có hệ thống, rèn luyện tư duy linh hoạt trong xử lý các tình huống một cách có hiệu quả nhằm hướng đến phát triển năng lực ở học sinh. Qua đó, học sinh có thể chủ động trong học tập và ứng dụng sáng tạo của mình vào trong thực tiễn cuộc sống. Có nhiều cách để rèn luyện kỹ năng vận dụng cho HS, trong đó “học qua trải nghiệm” có nhiều lợi thế trong việc hình thành và phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của các em học sinh. Bởi rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn thông qua hoạt động trải nghiệm có các lợi thế sau: - Đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học. 57
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ - Hoạt động trải nghiệm tạo hứng thú học tập một cách chủ động và tích cực cho học sinh, tạo không khí lớp học sinh động, từ đó đem lại kết quả học tập tốt hơn. - Thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh có thể phát huy tính sáng tạo nhằm hướng đến một kết quả học tập tốt nhất và lấy kinh nghiệm cũ làm nền tảng cho việc hình thành kinh nghiệm mới trong điều kiện sống luôn thay đổi. - Học sinh có thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, từ đó hình thành nên những kỹ năng cho bản thân, bộc lộ và phát triển những năng lực sẵn có. Phần Sinh học cơ thể thực vật, Sinh học 11 có nhiều nội dung kiến thức ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày, do đó thuận lợi cho quá trình học tập nhằm rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thông qua các hoạt động trải nghiệm. 2. NỘI DUNG 2.1. Quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học phần Sinh học cơ thể thực vật, Sinh học 11 Bước 1. Xác định mục tiêu rèn luyện Căn cứ vào đặc điểm nội dung của bài học, đặc điểm nhận thức của HS và thực tiễn nhà trường, địa phương, GV xác định mục tiêu vận dụng cho phù hợp. Mục tiêu vận dụng kiến thức vào thực tiễn phải đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tế cuộc sống của HS. Về cấu trúc, mục tiêu gồm 3 thành phần: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Mục tiêu kỹ năng vận dụng thuộc mục tiêu kỹ năng. Bước 2. Xác định nội dung kiến thức cần vận dụng vào thực tiễn Căn cứ vào mục tiêu và nội dung của bài học, GV cần xác định được nội dung kiến thức cần vận dụng vào thực tiễn để rèn luyện kỹ năng vận dụng cho học sinh, nó là cơ sở để thiết kế câu hỏi, bài tập tổ chức các hoạt động học tập của học sinh Nội dung cần diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu nhưng phải đảm bảo tính khoa học. Nội dung được trình bày dưới dạng đề cương tóm tắt, cần đảm bảo được các ý sau: Cơ sở khoa học của việc vận dụng, vận dụng như thế nào và ý nghĩa của việc vận dụng trong cuộc sống. Trong một bài học, có thể có nhiều kiến thức có thể vận dụng vào thực tiễn nhưng GV phải ưu tiên cho các kiến thức trọng tâm của bài. Bước 3. Lựa chọn hoạt động trải nghiệm phù hợp với nội dung kiến thức vận dụng. Ở bước này, GV có thể sử dụng các biện pháp sư phạm để lựa chọn hoạt động trải nghiệm phù hợp với nội dung kiến thức đã xác định như: tổ chức trò chơi trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm; làm bài tập tình huống; giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến bài học, hay cho học sinh làm thực hành thí nghiệm, hội thi/cuộc thi, tham quan dã ngoại, tổ chức diễn đàn, sân khấu hóa tương tác... Ngoài ra, hoạt động trải nghiệm còn phải phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện cơ sở vật chất của lớp học nói riêng và của nhà trường nói chung. Bước 4. Thiết kế hoạt động trải nghiệm Căn cứ vào mục tiêu, nội dung và thực tiễn giảng dạy mà GV thiết kế hoạt động trải nghiệm cho phù hợp với bài học, trình độ học sinh, thực tiễn của nhà trường và địa phương. Mỗi hoạt động gồm các ý sau: 58
  3. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 * Tên hoạt động: Diễn đạt ngắn gọn, phản ánh được nội dung và hình thức tổ chức hoạt động. (1) Mục tiêu hoạt động: đã xác định ở bước 1. (2) Cách tiến hành: mô tả cụ thể các thao tác của HS và các yêu cầu, hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên. Cần dự kiến thời gian cho mỗi hoạt động nhằm đảm bảo thời gian chung của tiết học. Các hoạt động trải nghiệm cần đảm bảo tính logic và phù hợp với tiến trình chung của bài học. (3) Kết luận hoạt động: Tóm tắt nội dung cần nhớ cho học sinh. Bước 5. Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm để rèn luyện KNVD GV hướng dẫn cho HS tiến hành trải nghiệm hoạt động đã chuẩn bị trước đó để học sinh rèn luyện được kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. GV theo dõi và nhận xét quá trình thực hiện hoạt động của học sinh. HS thực hiện hoạt động theo sự hướng dẫn của GV. Bước 6. Đánh giá kết quả thực hiện - GV hướng dẫn HS tự đánh giá quá trình tham gia hoạt động của nhóm hoặc tổ, đánh giá lẫn nhau. - GV đánh giá quá trình tham gia hoạt động của HS và nhóm HS thông qua các hình thức đánh giá như: + Bằng quan sát. + Bằng phiếu hỏi. + Đánh giá qua bài viết. + Đánh giá qua sản phẩm hoạt động. + Đánh giá bằng điểm số. + Đánh giá bằng phiếu tự đánh giá. + Đánh giá qua bài tập và trình diễn... - Sau đó, GV định hướng giao bài tập về nhà cho HS rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. 2.2. Ví dụ minh họa THỰC HÀNH TRỒNG RAU MẦM DƯỚI ÁNH SÁNG NHÂN TẠO Ở NHÀ 1. Mục tiêu của hoạt động Sau khi tham gia hoạt động, HS phải: - Trồng được rau mầm dưới các loại ánh sáng nhân tạo khác nhau. - Quan sát, ghi chép, so sánh được các chậu rau mầm trồng ở các loại ánh sáng nhân tạo khác nhau. - Lựa chọn được loại ánh sáng phù hợp với việc trồng rau mầm. - Xây dựng được mô hình trồng ra mầm dưới ánh sáng nhân tạo cho hộ gia đình. 59
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 2. Nội dung hoạt động - Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo. 3. Hình thức tổ chức - GV có thể tổ chức hoạt động này trong khuôn viên nhà trường hoặc tại sân nhà để HS tiện theo dõi sự sinh trưởng của rau dưới ánh sáng nhân tạo. - Thời gian: Thực hiện trong 6 ngày. - Địa điểm tổ chức: Tại sân trường. - Thành phần tham gia: Tất cả học sinh tham gia, làm việc theo nhóm. 4. Chuẩn bị: * Đối với GV: Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ sau để cùng trải nghiệm với học sinh. - Hạt giống: 4 phần giống nhau với khối lượng 20g. - Đèn led đỏ: Xanh (12:6) công suất 18W, đèn led trắng công suất 18W, đèn sợi đốt công suất 60W. - Thùng xốp: Số lượng 4, mỗi thùng có đựng sẵn đất mùn. * Đối với HS: Mỗi nhóm chuẩn bị các mẫu vật và dụng cụ như sau: - Tìm tài liệu về ảnh hưởng của bước sóng ánh sáng đến sự hấp thụ và phát triển của cây. - Máy ảnh: Có thể là máy chụp hình hoặc điện thoại. - Giấy, viết, thước… - Hạt giống: 4 phần, mỗi phần 20g hạt rau xà lách. - 3 loại bóng đèn: Đèn led đỏ: Xanh (12:6) công suất 18W, đèn led trắng công suất 18W, đèn sợi đốt công suất 60W. - 4 thùng xốp có chứa đất mùn có thể trồng rau mầm. 5. Tổ chức hoạt động - GV ổn định lớp và chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm có khoảng 10 HS, có 1 nhóm trưởng). - GV yêu cầu mỗi nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ sau: + Bước 1: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết, ảnh hưởng của bước sóng ánh sáng đến sự hấp thụ và phát triển của cây. + Bước 2: Tiến hành gieo hạt, bố trí đèn ở các khu vực khác nhau (Thùng số 1: đèn led đỏ: xanh 12:6; thùng số 2: đèn sợi đốt; thùng số 3: đèn led ánh sáng trắng; thùng số 4: ánh sáng mặt trời). + Bước 3: Chăm sóc, theo dõi, ghi chép sự nảy mầm, sinh trưởng của rau mầm. Bảng 1. Bảng theo dõi sự nảy mầm, sinh trưởng của rau mầm Thùng Ngày gieo Ngày hạt Tốc độ sinh trưởng (đo chiều cao cây, số lá) số hạt nảy mầm Ngày thứ 3 Ngày thứ 4 Ngày thứ 5 Ngày thứ 6 1 2 3 4 60
  5. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 + Bước 4: Thu hoạch, cân trọng lượng, so sánh sản lượng ở 4 thùng xốp trồng ở 4 điều kiện ánh sáng khác nhau. + Bước 5: Nhận xét, kết luận, đưa ra mô hình trồng rau sạch dưới ánh sáng nhân tạo. 6. Kết luận về hoạt động - Trồng rau dưới ánh sáng nhân tạo giúp con người khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường hay sâu bệnh để sản xuất ra các nông phẩm sạch an toàn cho sức khỏe con người. - Trồng rau sạch dưới ánh sáng nhân tạo đèn led đỏ: Xanh (12:6) công suất 18W kết hợp với ánh sáng mặt trời vào ban ngày cho năng suất cao nhất. - Mô hình trồng rau sạch dưới ánh sáng nhân tạo: + Sử dụng thùng xốp để gieo hạt. Để thùng xốp trong môi trường không có ánh sáng. + Mắc hệ thống đèn led đỏ: Xanh (12:6) công suất 18W. Lưu ý: Để tiết kiệm điện năng, chúng ta có thể chọn mô hình kết hợp giữa ánh sáng mặt trời và đèn Led: Ban ngày để ngoài ánh sáng mặt trời, ban đêm bật đèn cho rau quang hợp. 7. Đánh giá hoạt động * GV có thể đánh giá quá trình tham gia hoạt động của HS thông qua các tiêu chí đánh giá sản phẩm: - Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm: Bảng 2. Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm Nội dung đánh giá Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Thiết kế mô hình So sánh được sản So sánh được sản lượng So sánh được sản lượng trồng rau mầm dướilượng rau mầm trồng ở rau mầm trồng ở các rau mầm trồng ở các ánh sáng nhân tạo.các loại ánh sáng khác loại ánh sáng khác nhau, loại ánh sáng khác nhau, (5đ) nhau những chưa giải giải thích được nguyên giải thích được nguyên thích được nguyên nhân nhưng chưa đưa ra nhân và đưa ra được mô nhân và chưa đưa ra được mô hình trồng rau hình trồng rau mầm được mô hình trồng mầm dưới ánh sáng dưới ánh sáng nhân tạo rau mầm dưới ánh nhân tạo một cách hoàn một cách hoàn chỉnh, sáng nhân tạo. (0 - 2đ) chỉnh. (2 - 4đ) khoa học. (4 - 5đ) Sản phẩm rau mầm. Sản phẩm rau mầm Sản phẩm rau mầm thu Sản phẩm rau mầm thu (5đ) thu hoạch được ít hơn hoạch được đạt mức từ hoạch được đạt mức tối mức trung bình trung bình đến khá (50- đa (70 - 100g/1 ô), chất ( B > C > D) Nội Tinh thần làm việc nhóm Hiệu quả làm việc nhóm Trao đổi, thảo luận nhóm dung Mức A B C D A B C D A B C D độ 61
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Hoạt động này chúng tôi đã tổ chức thực nghiệm ở trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Sau đây là một số hình ảnh thu được trong quá trình thực nghiệm. Hình 1. Mô hình trồng rau mầm dưới ánh sáng nhân tạo Trồng dưới ánh sáng đèn LED xanh đỏ Trồng dưới ánh sáng đèn sợi đốt Trồng dưới ánh sáng đèn LED trắng Trồng dưới ánh sáng mặt trời Hình 2. Rau mầm 3 ngày tuổi (hình trái) và 6 ngày tuổi (hình phải) Trồng dưới ánh sáng đèn LED xanh đỏ Trồng dưới ánh sáng đèn sợi đốt (100g) (90g) Trồng dưới ánh sáng đèn LED trắng Trồng dưới ánh sáng mặt trời (500g) (500 g) Hình 3. Năng suất rau mầm 6 ngày tuổi 62
  7. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 2.3. Các biện pháp tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua hoạt động trải nghiệm - Đa dạng hóa các hình thức tổ chức. Để giảm sự nhàm chán, tăng hiệu quả hứng thú học tập của HS, qua đó vận dụng hiệu quả các kiến thức đã học vào cuộc sống. Mỗi hoạt động có thể sử dụng một hình thức chính và phối hợp với các hình thức khác để cho buổi trải nghiệm sinh động hơn. Có thể sử dụng các hình thức sau: Trò chơi; hội thi; thực hành, thí nghiệm; tham quan thiên nhiên; thực hành lao động. - Sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ quá trình HĐTN. Để tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm, GV có thể sử dụng các phương tiện trực quan (vật thật, vật tượng hình, tượng trưng, các thí nghiệm) và các thiết bị máy móc (máy chiếu, loa, micro) nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, hứng thú của học sinh. GV có thiết kế các hoạt trải nghiệm có dụng công nghệ thông tin, như: trò chơi trên phần mềm PowerPoint, Violet… Ngoài ra, GV có thể sử dụng mạng internet để trao đổi thông tin, giao nhiệm vụ cho HS và HS sử dụng internet để tìm kiếm thông tin phục vụ hoạt động trải nghiệm. - Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo. Trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm, GV có thể sử dụng các kỹ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, KWL (Known Want to know, Learned), bản đồ tư duy… Những kỹ thuật này giúp cho quá trình thảo luận diễn ra hiệu quả với nhiều ý tưởng độc đáo, sáng tạo, tăng hứng thú học tập cho HS. 3. KẾT LUẬN Để đảm bảo “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn liền với thực tiễn” thì quá trình dạy học không chỉ dừng lại ở việc hình thành kiến thức hàn lâm mà cần phải tổ chức cho học sinh vận dụng những gì đã học vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn thông qua các hoạt HĐTN là một trong những cách hiệu quả nhất. HĐTN tạo điều kiện cho HS thể hiện được giá trị của bản thân, thiết lập được các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân khác, giữa cá nhân với tập thể và với môi trường xung quanh. Hoạt động trải nghiệm tạo điều kiện cho HS trực tiếp tham gia vào hoạt động và ở tư cách chủ thể hoạt động “học qua làm” và “học qua trải nghiệm”. Qua đó, người học không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác nhau, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. Việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua HĐTN cần được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, đảm bảo cho quá trình nhận thức của HS đi theo logic từ việc hình thành kiến thức đến việc luyện tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, về Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo của Ban Chấp hành Trung ương (Nghị quyết 29). [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Ban hành ngày 28/7/2017. [3] Nguyễn Lăng Bình (Chủ biên), Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng (2016), Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm. 63
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ [4] Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) (2006). Sinh học 11, NXB Giáo dục, Hà Nội. [5] Nguyễn Thị Liên (Chủ biên), Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam. Title: ORGANIZATION OF EXPERIENTIAL ACTIVITIES TO PRACTICE THE SKILL OF KNOWLEDGE APPLICATION FOR STUDENTS IN TEACHING 11th GRADE BIOLOGY Abstract: Applied knowledge capacities are very important in teaching biology in high school. This article talks about process and organizational measures to practice applied knowledge skills by experiential activities in teaching. Included 6 steps: (1) Target building, (2) Identify the content of knowledge to be applied, (3) Select the activity experience, (4) Activity design, (5) Organize the practice, (6) Result evaluation. We introduced 3 measures to make effective: multi-formations of the organizational forms; use the learning method and information technology supported for the experience activity; use the teaching learning technical positive and creation Keywords: Biology 11, applied knowledge skills, experience activities in teaching. 64
nguon tai.lieu . vn