Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ TỔ CHỨC CÁC CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC CHƯƠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG – SINH HỌC LỚP 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH PHẠM NGỌC PHÚ 1, PHẠM ĐÌNH VĂN 2,*, NGUYỄN NGỌC MƯU 3 1 Trường THPT Trần Văn Thành, Châu Phú, An Giang. 2 Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh * Email: vanpd@hcmue.edu.vn 3 Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt: Bài viết này đề cập đến việc tổ chức dạy học Sinh học 11 theo chuyên đề. Chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” Sinh học lớp 11 được tổ chức thành 6 chuyên đề, mỗi chuyên đề trình bày một vấn đề sinh lý trao đổi chất ở cấp độ cơ thể (gồm cả thực vật và động vật). Chúng tôi đề ra quy trình thiết kế chuyên đề dạy học gồm 6 bước: Bước 1. Xác định tên chuyên đề; Bước 2. Xác định mục tiêu chuyên đề; Bước 3. Xác định nội dung chuyên đề; Bước 4. Thiết kế các hoạt động dạy học chuyên đề; Bước 5. Thiết kế công cụ đánh giá chuyên đề. Cấu trúc của mỗi chuyên đề gồm: (1) Mục tiêu chuyên đề; (2) Nội dung chuyên đề; (3) Chuẩn bị; (4) Thiết kế các hoạt động dạy học chuyên đề; (5) Thiết kế công cụ và đánh giá. Từ khóa: Chuyên đề, dạy học, năng lực, giải quyết vấn đề, sinh học 11. 1. MỞ ĐẦU Dạy học theo định hướng phát triển năng lực (NL) người học là xu hướng mà các nền giáo dục (GD) tiên tiến trên thế giới đã áp dụng và mang lại những thành quả nhất định. Giáo dục nước ta đang chuyển dần từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận NL. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) (Nghị quyết số 29-NQ/TW) đã khẳng định “Phát triển GD&ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình GD từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện NL và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội”. Để làm được điều này, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ từ chương trình, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức học tập và cách đánh giá theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, NL của người học [2]. Dạy học tích hợp (DHTH) là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa khả năng của HS, giúp học biến các kiến thức hàn lâm, sách vở thành những vận dụng có ý nghĩa trong thực tiễn. Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng,… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được các năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề. Do đó, DHTH là cơ sở để hình thành và phát triển năng lực của người học [4]. 230
  2. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Để tiến hành DHTH chúng ta cần liên kết các kiến thức liên quan lại với nhau thành các chuyên đề nhằm giải quyết một vấn đề trong cuộc sống. Dạy học theo chuyên đề cho phép giáo viên (GV) vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau để phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong học tập, phát huy được kiến thức kinh nghiệm của HS và gắn kiến thức với thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Thực tế trên cho thấy, khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp hoặc liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp đa chiều, liên môn. Sinh học lớp 11 đề cập đến các đặc trưng sống ở cấp độ cơ thể, các kiến thức có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một hệ thống, do đó dễ dàng xây dựng thành các chuyên đề dạy học tích hợp. Việc liên kết các kiến thức có liên quan, nằm rải rác ở các bài khác nhau thành các chuyên đề trọn vẹn sẽ giúp HS vận dụng để giải quyết các vấn đề thiết thực của cuộc sống, qua đó góp phần hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất của HS. 2. NỘI DUNG 2.1. Dạy học chuyên đề Dạy học theo chuyên đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chuyên đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chuyên đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn [5]. Dạy học theo chuyên đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn. Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức. 2.2. Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực giải quyết vấn đề là tổ hợp các năng lực thể hiện ở các kỹ năng (thao tác tư duy và hoạt động) trong hoạt động học tập nhằm giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ của bài toán. Theo khung đánh giá PISA của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (2009), năng lực giải quyết vấn đề là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình huống vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào giải quyết tình huống vấn đề đó - thể hiện tiềm năng là công dân tích cực và xây dựng [3]. Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 28/7/2017, xác định rõ “Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo” gồm [1]: - Nhận ra ý tưởng mới: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới. - Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. - Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau; 231
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng. - Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất. - Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Biết thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; biết suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới. - Tư duy độc lập: Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề; biết quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề. 2.3. Các chuyên đề dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” Sinh học 11 Số tiết học trên lớp: 21 tiết, thời điểm dạy chuyên đề học kỳ I, trong đó có 6 chuyên đề x 3 tiết = 18 tiết, 3 tiết dành cho thực hành và 1 bài giảm tải (bài 20) Bảng 1. Các chuyên đề dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” Sinh học 11 TT Tên chuyên đề Gồm các bài Số tiết 1. Thu nhận các chất từ môi trường bên ngoài. Bài 1, 3, 15, 16, 17. 3 tiết 2. Vận chuyển các chất trong cơ thể. Bài 2, 3, 18, 19. 3 tiết 3. Biến đổi các chất. Bài 4, 5, 6, 15, 16. 3 tiết 4. Tổng hợp chất sống và tích lũy năng lượng. Bài 5, 6, 8, 9, 15, 16. 3 tiết Phân giải chất sống và giải phóng năng 5. Bài 12, 17. 3 tiết lượng. 6. Thải các chất ra ngoài môi trường. Bài 3, 8, 9, 12, 15, 16, 17 3 tiết 2.4. Quy trình thiết kế chuyên đề dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học lớp 11 Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và từ thực tiễn quá trình dạy học Sinh học, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế chuyên đề dạy học Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học lớp 11 như sau: •Xác định tên chuyên đề Bước 1 •Xác định mục tiêu chuyên đề Bước 2 •Xác định nội dung chuyên đề Bước 3 •Thiết kế các hoạt động dạy học chuyên đề Bước 4 •Thiết kế công cụ đánh giá chuyên đề Bước 5 Hình 1. Sơ đồ tóm tắt quy trình thiết kế chuyên đề dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học 11 232
  4. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Bước 1. Xác định tên chuyên đề Phân tích mạch kiến thức các chuyên đề: Xác định các nội dung cơ bản, lập thành đề cương chi tiết. Phân chia thành các chuyên đề: từ các nội dung đã phân tích ở trên, tìm các kiến thức có sự tương đồng, sau đó phân chia thành các chuyên đề. Các chuyên đề cần cân xứng về hàm lượng nội dung tri thức. Một chuyên đề thường gồm nhiều bài học, một bài có có thể ở hai chuyên đề khác nhau. Đặt tên cho chuyên đề: Tên chuyên đề cần diễn đạt ngắn gọn, phản ánh được nội dung chính của chuyên đề. Bước 2. Xác định mục tiêu chuyên đề Căn cứ vào phân tích mạch nội dung, đặc điểm nhận thức của HS, thực tiễn địa phương để xác định mục tiêu cho phù hợp. Mục tiêu được cấu trúc theo 2 thành phần: phẩm chất và năng lực, trong đó cần chú ý năng lực GQVĐ. Về kỹ thuật xác định mục tiêu cần tuân theo các nguyên tắc: - Cấu trúc của mỗi mục tiêu gồm: Động từ + từ chỉ khả năng + một đơn vị phẩm chất hoặc thái độ. Nên sử dụng các động từ hành động, hạn chế các động từ khó lượng hóa, không thể hiện rõ hành động, như “hiểu”, “biết”, “nắm”. - Mỗi mục tiêu chỉ gồm 1 đầu ra, có thể sử dụng để đánh giá được năng lực và phẩm chất người học. - Mục tiêu cần đảm bảo tính khả thi, người học sẽ đạt được sau quá trình tham gia chuyên đề. Bước 3. Xác định nội dung chuyên đề Căn cứ vào mục tiêu đã có, xác định nội dung của chuyên đề. Xác định các nội dung của chuyên đề (xác định các đề mục, xây dựng những nội dung kiến thức của chuyên đề). Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực, phẩm chất cần thiết, hướng tới hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Xây dựng thành chủ đề và sắp xếp lại các chuyên đề theo thứ tự phù hợp đồng thời đảm bảo cung cấp đủ nội dung kiến thức cần thiết cho học sinh. Dự kiến thời gian cho chủ đề tích hợp. Xây dựng các nội dung chính trong từng chuyên đề. Căn cứ vào thời gian dự kiến, mục tiêu, thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lý và yếu tố vùng miền để xây dựng nội dung cho phù hợp. Nội dung cần đảm bảo tính chính xác, sắp xếp logic khoa học. Ngoài nội dung được lấy từ các bài học ở SGK, có thể đưa thêm một số nội dung bổ sung cho GV và HS tham khảo thêm. Bước 4. Thiết kế các hoạt động dạy học chuyên đề Xây dựng bộ câu hỏi định hướng và các hướng dẫn về nguồn tài liệu bổ trợ, các phương tiện kỹ thuật cho học sinh thực hiện nội dung các chủ đề tích hợp. Cụ thể hóa tiến trình hoạt động học. Trong đó tiến trình hoạt động học là chuỗi hoạt động học của học sinh thể hiện rõ ý đồ sư phạm của phương pháp dạy học được áp dụng trong toàn bộ chuyên đề. Mỗi chuyên đề thường có các hoạt động cơ bản sau: 233
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ - HĐ khởi động: Đây là hoạt động mở đầu mang tính chất giới thiệu chuyên đề, đặt vấn đề. Chúng ta có thể sử dụng câu hỏi, bài tập mang tính mở mà chưa cần câu trả lời. Câu trả lời sẽ được giải quyết vào cuối chuyên đề (HĐ vận dụng). - HĐ hình thành kiến thức: Hoạt động này hình thành các kiến thức cơ bản của chuyên đề. - HĐ luyện tập: Từ các kiến thức cơ bản đã hình thành, hoạt động này sẽ hướng dẫn HS luyện tập để củng cố, mở rộng tri thức. - HĐ vận dụng: Hoạt động này hướng dẫn HS sử dụng kiến thức đã có để vận dụng vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Bước 5. Thiết kế công cụ đánh giá chuyên đề Xây dựng các tiêu chí đánh giá nội dung các chủ đề tích hợp đã xây dựng và tính hiệu quả của chúng trong việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học. - Xác định nội dung: Đánh giá nội dung, các kỹ năng, năng lực, phẩm chất. - Thiết kế công cụ: Có thể sử dụng các công cụ như: + Bài kiểm tra đầu ra: Đánh giá kiến thức + Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm: Đánh giá kỹ năng, năng lực. + Bảng hỏi, bảng quan sát: Đánh giá thái độ, phẩm chất. 2.5. Ví dụ minh họa Tên chuyên đề: THU NHẬN CÁC CHẤT BÊN NGOÀI (Nội dung theo bài: 1, 3, 15, 16, 17) (1) Mục tiêu chuyên đề: Sau khi tham gia chuyên đề này, HS phải: 1. Kiến thức - Trình bày được các dạng chất, bộ phận, con đường thu nhận các chất từ bên ngoài của sinh vật. - Phân tích được cơ chế thu nhận các chất từ môi trường bên ngoài của cơ thể thực vật và động vật. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh từ đó vận dụng để giải quyết vấn đề. - Vận dụng được kiến thức về thu nhận các chất của thực vật để có các biện pháp chăm sóc cây trồng hợp lý. - Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến hoạt động tiêu hóa và hô hấp ở động vật. 3. Thái độ - Củng cố thế giới quan duy vật biện chứng về thu nhận các chất từ môi trường ngoài. - Yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học. 234
  6. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 (2) Nội dung chuyên đề Bảng 2. Nội dung chuyên đề “Thu nhận các chất bên ngoài” Nội dung Thực vật Động vật Dạng chất thu nhận H2O, muối khoáng, O2, CO2, … Thức ăn, H2O , O2, CO2, … Lông hút của rễ, khí khổng của Cơ quan tiêu hóa, cơ quan hô Bộ phận thu nhận lá. hấp. Con đường gian bào và tế bào Con đường máu và bạch huyết, Con đường thu nhận chất (ở rễ), qua khí khổng (ở lá). hệ thống ống khí Cơ chế thu nhận Thụ động, chủ động Thụ động, chủ động. (3) Chuẩn bị GV: Bảng 15 trang 63 sách giáo khoa; Phiếu học tập: Đặc điểm chung của các kiểu hô hấp; Hình 1.1 đến 1.3, hình 15.1 đến 15.6, hình16.1 đến 16.2, hình 17.1 đến 17.5 phóng to. HS: Nghiên cứu trước các bài 1, 2, 3, 15, 16 và 17; tìm mối liên hệ giữa các bài, sự tương đồng giữa thu nhận các chất của thực vật và động vật. (4) Thiết kế các hoạt động dạy học chuyên đề A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Giải thích vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết? Vì sao nói chim là động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất?  Để giải quyết được các vấn đề trên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu quá trình thu nhận các chất từ môi trường bên ngoài của thực vật và động vật. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. THỰC VẬT 1. Vai trò của nước và nhu cầu nước đối với thực vật ► Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm xem ở đó có nước hay không, vậy nước có vai trò quan trọng như thế nào? ►Trong cây tồn tại bao nhiêu dạng nước? GV kết luận: - Vai trò của nước: + Nước là thành phần cấu trúc tạo nên chất nguyên sinh (> 90%). + Nước là nguyên liệu tham gia vào một số quá trình trao đối chất. + Sự vận chuyển các chất vô cơ và hữu cơ đều ở trong môi trường nước. + Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định. + Nước làm nhiệm vụ điều hòa và ổn định nhiệt độ của cơ thể thực vật. - Các dạng nước trong cây: nước tự do và nước liên kết. 2. Quá trình hấp thụ nước ở rễ ► Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút phù hợp với chức năng hút nước. Tại sao tế bào lông hút có thể hút được nước bằng hình thức thẩm thấu. Trong cùng một ô đất, trồng cả lúa và cỏ, sau một thời gian cỏ phát triển tốt hơn lúa tại sao? 235
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ HS nghiên cứu và trả lời vấn đề. GV kết luận: Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có 1 không bào trung tâm lớn. Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh. Vì vậy, các dạng nước tự do và nước liên kết lỏng lẻo có trong đất được lông hút hấp thụ dễ dàng nhờ sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu giữa tế bào lông hút và dung dịch đất. Cỏ tốt hơn lúa vì: Số lượng tế bào lông hút của cỏ gấp nhiều lần so với của lúa nên hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn. 3. Cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây 3.1. Hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút a. Hấp thụ nước ► Dựa vào hình 1.3. SGK Sinh học 11, hãy mô tả 2 con đường hấp thụ nước từ đất vào mạch gỗ của rễ. Vì sao khi đến nội bì thì nước chỉ đi theo con đường tế bào chất? Đai Caspari có vai trò gì đối với quá trình vận chuyển nước vào trung trụ? GV kết luận: - Con đường vận chuyển nước từ đất vào mạch gỗ ở rễ. + Con đường tế bào chất: Đất → TBC lông hút → TBC vỏ → TBC nội bì → Mạch gỗ. + Con đường gian bào: Đất → Gian bào lông hút → GB vỏ → TBC nội bì → Mạch gỗ. Trong quá trình vận chuyển nước có thể di chuyển qua lại giữa 2 con đường. Vai trò của Đai Caspari: Điều chỉnh dòng nước vào đúng mạch gỗ. - Cơ chế: Thẩm thấu, ngậm nước. b. Hấp thụ muối khoáng ► Cơ chế hấp thụ muối khoáng có điểm gì khác so với hấp thụ nước? - Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc theo 2 cơ chế: + Thụ động: Cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. + Chủ động: Di chuyển ngược chiều gradien nồng độ và cần năng lượng. 3.2. Dòng đi từ lông hút vào mạch gỗ của rễ - Theo 2 con đường: + Từ lông hút → khoảng gian bào → mạch gỗ. + Từ lông hút → tế bào sống → mạch gỗ ► Tại sao nói quá trình hấp thu nước và chất khoáng có liên quan chặt chẽ với nhau? HS vận dụng kiến thức vừa học và kỹ năng phân tích để giải quyết câu hỏi trên GV nhận xét và bổ sung II. ĐỘNG VẬT ►Cây xanh tồn tại được là nhờ thường xuyên trao đổi chất với môi trường, thông qua quá trình hút nước, muối khoáng ở rễ và quá trình quang hợp diễn ra ở lá. Động vật thực hiện trao đổi chất với môi trường như thế nào? 236
  8. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 HS thông qua hình để trả lời câu hỏi. GV kết luận: Thức ăn, H2O, O2,… được các cơ quan tiêu hóa, cơ quan hô hấp đưa vào cơ thể bằng con đường máu, bạch huyết, hệ thống ống khí. Việc thu nhận thông qua cơ chế thụ động hoặc chủ động. 1. Khái niệm ► Học sinh dựa vào SGK nêu khái niệm tiêu hóa thức ăn là gì? → GV kết luận: Là quá trình biến đổi các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản, sản phẩm này được hấp thụ ở ruột cung cấp cho các tế bào. ►Phân biệt tiêu hóa ngoại bào và nội bào, cho ví dụ minh họa? - Tiêu hóa nội bào: xảy ra bên trong tế bào, ví dụ ở động vật nguyên sinh. - Tiêu hóa ngoại bào: xảy ra bên ngoài tế bào, ví dụ ở động vật có xương sống. 2. Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ở các nhóm động vật ►Học sinh nghiên cứu bài và hoàn thành PHT sau: Bảng 3. Đặc điểm trao đổi khí của các kiểu hô hấp Kiểu hô hấp Đặc điểm Đại diện HH qua bề mặt cơ thể HH bằng hệ ống khí Hô hấp bằng mang Hô hấp bằng phổi GV kết luận để hoàn thành bảng. Sau đó yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: - Giải thích vì sao khi đun bếp than trong phòng kín gây ra hiện tưởng ngạt thở? - Tại sao 1 vận động viên muốn nâng cao thành tích trong thi đấu thì thường lên vùng núi cao để luyện tập ngay khi dự thi đấu? * GHI NHỚ Thu nhận các chất bên ngoài ở cấp độ cơ thể: - Chất thu nhận: H2O, muối khoáng, O2, CO2, thức ăn (các chất hữu cơ). - Bộ phận thu nhận: Các cơ quan chuyên trách như: Lông hút của rễ, khí khổng của lá, cơ quan tiêu hóa, cơ quan hô hấp. - Con đường thu nhận: Con đường gian bào và tế bào chất; con đường máu và bạch huyết, hệ thống ống khí. - Cơ chế thu nhận: Thụ động, chủ động. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Vận dụng kiến thức học được giải quyết các vấn đề đặt ra ở đầu bài. BTTN 1: Giải thích tại sao các loài thực vật như Đước, Sú, Vẹt có thể sinh trưởng bình thường trên đất ngập mặn? Các loài Đước, Sú, Vẹt thích nghi với môi trường đất ngập mặn nhờ nồng độ dịch bào của tế bào lông so với môi trường. Do vậy, các loài thực vật này vẫn có thể lấy được nước. Các loại cây sống ở nước ngọt thì ngược lại. 237
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ BTTN 2: Trong sản xuất cần có biện pháp nào để cây trồng hút được nước dễ dàng? - Cấu tượng đất trồng thích hợp có thể chứa lượng nước mà cây có thể sử dụng dễ dàng. - Xới xào đất thường xuyên, tạo độ tơi xốp, cây dễ sử dụng dạng nước mao quản. - Bón phân hữu cơ, vi sinh vật hoạt động mạnh, tạo độ thoáng cho đất. - Có biện pháp tưới tiêu hợp lý, đảm bảo sự cân bằng nước trong cây. BTTN 3: Tại sao bón phân quá liều lượng, cây trồng sẽ bị héo và chết? - Bón phân qua liều lượng cây sẽ không hút được nước, mặt khác còn bị mất nhanh lượng nước của hoát nước, do tế bào sử dụng nước, do nước đi ra từ hệ rễ. - Bón phân nhiều, làm nồng độ keo đất ưu trương so với nồng độ dịch bào của tế bào lông hút. Do vậy, tế bào lông hút không lấy được nước của môi trường bằng hình thức thẩm thấu . Mặt khác, nước còn bị mất đi, dẫn đến cây héo dần và chết. BTTN 4: Vì sao nói chim là động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả trao đổi khí hiệu quả nhất? - Phổi chim có đầy đủ đặc điểm của bề mặt trao đối khí. - Phổi của chim cấu tạo bởi hệ thống túi khí có mao mạch dày đặc bao quanh. - Nhờ hệ thống túi khí nên khi thở ra và hít vào đều có khí giàu O2 đi qua phổi, không có khí cặn. - Phổi chim có hiện tượng dòng chảy song song và ngược chiều. BTTN 5: Nêu những đặc điểm cơ bản trong cấu tạo và hoạt động của cơ quan hô hấp giúp cá thích nghi với đời sống ở nước - Đặc điểm: + Diện tích bề mặt trao đổi khí rộng. + Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp oxi và CO2 dễ dàng khuếch tán qua. + Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu. + Có sự lưu thông khí. - Mang cá xương có đủ bốn đặc điểm của bề mặt trao đổi khí: + Mang có nhiều cung mang, mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang tăng diện tích tiếp xúc với môi trường. + Mang cá có nhiều mao mạch và máu. + Mang luôn ẩm ướt giúp không khí dễ khuếch tán ra vào. + Có sự lưu thông khí nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG ► Con người có thể sống bao lâu mà không ăn? Các nhà khoa học phát hiện một người khỏe mạnh có thể tồn tại 30-40 ngày mà không cần ăn chút gì, miễn là được cung cấp đủ nước. 238
  10. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Không giống như cây cối, con người không thể chuyển hóa ánh nắng mặt trời thành năng lượng. Những ai cố gắng sống chỉ bằng nước và không khí cuối cùng sẽ bỏ cuộc hoặc ra đi mãi mãi. Tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết phải ăn mà chỉ cần một số dưỡng chất nhất định để tồn tại. Theo Medical Daily, thức ăn và chất dinh dưỡng không phải là một. Có những người ăn nhiều nhưng vẫn suy dinh dưỡng và ngược lại. Trên thực tế, không hiếm bệnh nhân béo phì được phát hiện thiếu hụt vitamin cùng khoáng chất dù hấp thụ lượng thực phẩm khổng lồ. Các nhà khoa học cho biết con người đủ khả năng sống trong khoảng thời gian dài mà không cần thức ăn hay loại chất lỏng nào khác, miễn là uống đủ nước. Tùy thuộc vào sức khỏe và kích thước cơ thể, một cá nhân có thể vượt qua 30-40 ngày bị bỏ đói. Y văn thế giới từng ghi nhận trường hợp nam thanh niên 27 tuổi từ Scotland nhịn ăn suốt 382 ngày vào năm 1965. Nặng 207 kg, anh quyết định giảm cân bằng cách không nạp bất cứ loại thực phẩm nào mà chỉ uống nước và sử dụng vitamin tổng hợp, kali, natri do bác sĩ cung cấp. Cuối cùng, anh ta còn 82 kg. Tóm lại, cơ thể con người sở hữu những khả năng tuyệt vời, đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, bạn không bao giờ nên tự bỏ đói bản thân mà hãy thử nghiệm dinh dưỡng do các chuyên gia khuyến cáo. (5) Thiết kế công cụ và đánh giá 1. Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng? 2. Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng? 3. Nêu hiểu biết của em về đặc điểm các kiểu hô hấp ở động vật? 4. Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập sau: Bảng 4. So sánh quá trình hấp thụ nước và hấp thụ ion khoáng Chỉ tiêu so sánh Hấp thụ nước Hấp thụ ion khoáng 1. Cơ chế hấp thụ 2. Điều kiện xảy ra hấp thụ Bảng 5. Sự biến đổi về nhịp thở và độ sâu trong một số trường hợp Sự biến đổi về nhịp Trường hợp Giải thích thở và độ sâu Đang hoạt động thể lực Phụ nữ đang mang thai Hít phải khí CO 3. KẾT LUẬN Thông qua nghiên cứu về khái niệm, quy trình dạy học theo chuyên đề và tổ chức các chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS chúng tôi thấy rằng các kiến thức trong chương trình Sinh học 11được sắp xếp theo từng đặc trưng của cơ thể sống ở từng giới thực vật và động vật nên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một hệ thống, do đó dễ dàng xây 239
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ dựng thành các chuyên đề dạy học. Kiến thức không bị dạy riêng lẻ mà được tổ chức lại theo một hệ thống nên kiến thức HS tiếp thu được là những khái niệm trong một mạng lưới quan hệ chặt chẽ, những kiến thức đó liên quan đến những lĩnh vực nào trong cuộc sống, vận dụng nó như thế nào. Mức độ hiểu biết của các em sau chuyên đề không chỉ là hiểu, biết, vận dụng mà còn biết phân tích, tổng hợp, đánh giá. Có thể khẳng định dạy học chủ đề là mô hình dạy học có nhiều ưu điểm, vừa góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục - đào tạo những con người tích cực, năng động, vừa thực hiện được chủ trương giảm tải, tránh được sự trùng lặp gây nhàm chán cho người học, giúp HS có khả năng tổng hợp lượng kiến thức đã học, đảm bảo được thời gian tổ chức dạy học của GV. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, về Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo của Ban Chấp hành TW (Nghị quyết 29). [3] Nguyễn Thị Phương Hoa, Vũ Hải Hà (2014), PISA và những vấn đề của giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. [4] Đỗ Hương Trà (chủ biên) (2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh. Quyển 1, Khoa học tự nhiên, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [5] Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. Title: THE ORGANIZATION IN TEACHING THE CHAPTER ON "ENERGY AND MATTER TRANSFORMATION" OF THE 11th GRADE BIOLOGY AT ORIENTATION OF THE DEVELOPING PROBLEM SOLVING ABILITY FOR STUDENTS Abstract: This article mentions about the organization in teaching Biology of 11th - grade. The chapter on " Energy and Matter Transformation" of 11th - grade Biology is organized into six special topics, each topic presents a metabolic physiological issue of body level (including plants and animals). We suggest a design process for teaching topics including 6 steps: Step 1. Identify the topic title; Step 2. Determine the topic objectives; Step 3. Determine the topic content; Step 4. Design teaching activities; Step 5. Design the topic assessment tools. The structure of each topic includes: (1) Topic objectives; (2) Topic content; (3) Preparation; (4) Teaching activities design; (5) Tool design and evaluation. Keywords: Special topic, teaching, capacity, problem solving, 11th - grade biology. 240
nguon tai.lieu . vn