Xem mẫu

  1. TỈNH QUẢNG BÌNH - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN Cảng cá Nhật Lệ Quảng Bình có bờ biển dài 116,04km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn là Gianh và Nhật Lệ. Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục Cảng cá Nhật Lệ địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loài quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, sò huyết, rắn biển...
  2. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Quảng Bình có vùng mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản khá lớn với tổng diện tích 15.000ha. Độ mặn ở vùng mặt nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10-15km giao động từ 8-30%o và độ pH từ 6,5- 8 rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu. Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước cho các hồ nuôi tôm, cua. Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn, với mật độ tương đối dày, trung bình 0,8 - 1,1 km/km2.với 5 sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Quảng Bình có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3. 2. Tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng ở Quảng Bình là 486.688ha, trong đó rừng  tự nhiên 447.837ha, rừng trồng 38.851ha.
  3. Rừng tự nhiên có các loại gỗ quý hiếm như lim, gụ, huệng,  mây…với trữ lượng 31 triệu m3. Rừng trồng có 5.526ha cao su, 27.000ha cây thông nhựa là  nguồn nguyên liệu lớn cho công nghiệp chế biến cao su và Colophan. 3. Khoáng sản: Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit,  chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá granit... Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Cát thạch anh có chất lượng cao, có thể phát triển công nghiệp sản xuất kính cao cấp. Trữ lượng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công  nghiệp khai thác và chế tác vàng. Quảng Bình có suối Bang là suối nước nóng nóng nhất ở Việt  Nam với nhiệt độ tại lỗ phun 105oC 4. Lao động: Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 415.950 người,  chiếm khoảng 49,15% dân số, đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu về lao động cho các nhà đầu tư . 5. Văn hoá và tiềm năng du lịch:
  4. Dải đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng,  có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Lý Hoà, cửa biển Nhật Lệ. Đặc biệt có Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là địa điểm hấp dẫn thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan. Cầu Nhật Lệ Các nhà đầu tư đến Quảng Bình có thể giải trí sau những giờ  làm việc tại các khu du lịch của tỉnh như: Khu du lịch cao cấp Sunsparesort, Biển Đá Nhảy, Biển Nhật Lệ, Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, khu du lịch nước nóng Suối Bang...v.v, và có thể tới các tỉnh lân cận một cách thuận lợi như: du lịch biển tại Cửa Lò và di tích Cố đô Huế... Khu du lịch Phong Nha Lịch sử biết đến dòng sông Gianh (Quảng Trạch - Quảng Bình) như là một đường biên giới ở đồng bằng và là ranh giới chia cách đất nước trong nhiều thế kỷ, từ thời hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành giao chiến, thời Trịnh - Nguyễn phân tranh...
  5. Mảnh đất ven sông Gianh còn có tầng văn hóa lâu đời, mà một trong những biểu hiện của nó là các làng nghề truyền thống: làng nghề mộc, nghề rèn, nghề chạm, nghề đan lát, làm nón, đan lưới... Sông Gianh là một trong năm con sông lớn nhất ở Quảng Bình, dài hơn 150 km, chảy vắt ngang từ Tây sang Đông, được hội tụ từ bốn nguồn chính: nguồn Nậy, nguồn Trổ, nguồn Nan và nguồn Son. Thế kỷ XV, đề cập đến đặc điểm thiên nhiên của vùng Thuận Hóa (sau này là Bình Trị Thiên), Nguyễn Trãi nói đến Nam Hải và sông Linh Giang (tên gọi sông Gianh lúc đó) như một vùng đất chiến lược, có núi cao biển rộng, địa thế hiểm trở. Sông Gianh đã từng là biên giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành cho đến khi được sáp nhập vào Đại Việt từ thế kỷ XI. Sau đó, nối tiếp nhau các vương triều phong kiến Đại Việt thi hành chính sách di dân, đưa người Việt vào khai hoang lập ấp, sinh sống ở đó. Đến thời Trịnh Nguyễn phân tranh cũng chọn ngay sông Gianh làm ranh giới về mặt hành chính, mặc dù trong thực tế chiến sự hầu như
  6. không diễn ra ở đó mà lùi mãi về phía kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là đầu mối của những mũi giao thông thủy bộ lợi hại: một ngả qua sông Son lên phà Xuân Sơn tiếp xúc với đường Trường Sơn, một ngả ra biển Đông theo con đường Hồ Chí Minh trên biển, một ngả đường bộ vào Nam theo quốc lộ 1A... cảng sông Gianh trở thành “tọa độ lửa” - trọng điểm địch tập trung bắn phá, còn với ta là nơi tập kết lực lượng, hàng hóa trước khi ra chiến trường, cần được bảo vệ bằng mọi giá. Với lịch sử lâu đời, những làng xã ở lưu vực sông Gianh có nền văn hóa đặc sắc, không chỉ nổi tiếng về truyền thống khoa cử với bốn làng trong “bát danh hương” Quảng Bình: Sơn, Hà, Cảnh, Thổ (Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngọa), ngoài ra còn có những làng nghề cổ truyền với sản phẩm đã trở nên quen thuộc với người dân trong và ngoài tỉnh. Những làng nghề đó có từ rất lâu, mà đến hôm nay lớp con cháu cũng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Có những làng được hình thành do nhu cầu sinh hoạt của người dân trong quá trình khai khẩn đất đai, như nghề đan lát, làm nón, trồng bông dệt vải... Lại có những làng nghề ra đời do điều kiện lịch sử như nghề mộc, nghề rèn, nghề chạm. Ví như nghề rèn, đúc ở làng Hòa Ninh, xã Quảng Hòa được hình thành từ thời chiến tranh Trịnh Nguyễn để cung cấp vũ khí, đáp ứng yêu cầu chiến sự lúc đó. Sản phẩm truyền thống của các làng nghề đã đi vào thơ ca, hò vè dân gian:
  7. Đồ đan Thọ Đơn Hàng may Pháp Kệ Hàng chiếu Thanh Sơn Ngọa Cương làng gốm Giấy bổn Diên Trường Nón Kinh chợ Ngọa Mắm cá Cảnh Dương Hà Khương thao lụa Thanh Lạng tre nứa Dao búa Hòa Ninh Bánh tráng Lộc Điền Lệ Sơn ngô lạc Hàng quạt Trung Thuần Thuận Bài vải sợi ...
  8. Đến nay, có những nghề đã thất truyền, có những nghề còn tồn tại. Không thể giới thiệu hết các làng nghề truyền thống ở ven sông Gianh trong một bài viết ngắn ngủi, chúng tôi chỉ xin điểm qua vài làng nghề nổi bật nhất còn tồn tại đến ngày nay và vẫn đảm bảo đem lại thu nhập cho người dân, như làng Thọ Đơn với nghề đan lát, Thuận Bài, Thổ Ngọa với nghề làm nón, Quảng Lộc với nghề đan lưới… Nghề đan lát ở Thọ Đơn ra đời trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của một nghề khác: nghề đánh bắt cá biển ở các làng Cảnh Dương, Lý Hòa… Bởi thế, sản phẩm ở đây chủ yếu là nong, nia, rổ, rá, sàng, dần, với những nguyên vật liệu tương đối đơn giản như mây, tre vốn có rất nhiều ở các huyện lân cận như Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch. Người ta chọn mua tre già vào các tháng rét để tránh mọt, mối. Sau đó là cả một quy trình làm sản phẩm hầu như không có mấy thay đổi so với thời ông cha: chẻ tre, vót nan, đem phơi, lại mang đi xông khói để chống mọt và cũng để cho nan tre lên nước vàng bóng như đánh vecni. Tiếp đến, người ta đem đan tấm, kéo (lận) thành sản phẩm theo ý muốn, cuối cùng là nức vành cho sản phẩm. Đồ đan Thọ Đơn được tiêu thụ nhiều không chỉ trong nội tỉnh mà còn ở các vùng lân cận như Hà Tĩnh, Quảng Trị... Những bậc cao niên trong nghề tự hào nói rằng ít nhất so với những vùng đan lát khác, nguồn tre ở đây rất đảm bảo chất lượng để tạo ra độ bền sản phẩm, cộng với sự khéo léo
  9. của người thợ để tạo ra những hoa văn đẹp đẽ, độc đáo riêng có ở làng, nên sản phẩm đồ đan Thọ Đơn vẫn tồn tại cho đến ngày nay và vẫn đem lại thu nhập đáng kể cho người dân, bên cạnh thu nhập từ nghề nông. Ở Thọ Đơn, nghề đan được làm theo vụ khớp với mùa cá, tức là khoảng tháng 3-4 âm lịch. Do đó, nó vẫn được xem là nghề phụ làm lúc mùa màng rảnh rỗi, tận dụng được nhiều lao động từ trẻ đến già. Vào đúng vụ, cả làng rộn rã tiếng vót nan, đan lát, có những nhóm tập trung con trai con gái từ 8-10 người làm chung, vừa làm vừa trò chuyện, hát hò vui vẻ, đó cũng là một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần cộng đồng lành mạnh được gìn giữ tự bao đời vậy. Nói đến nghề làm nón ở ven sông Gianh, có thể kể ra nhiều làng nghề như Thổ Ngọa, Thuận Bài, Minh Lợi... Cũng như nghề đan lát, nguyên liệu làm nón chủ yếu là lá nón, nứa, tre sẵn có trên rừng. Chiếc nón tuy đơn giản, ít khó nhọc, dễ làm nhưng người làm lại không chủ động được về nguyên vật liệu. Đầu tiên người ta vót vành nón làm bằng thân cây lồ ô, sau đó lên vành. Lá nón là thứ lá tơi non ở rừng hoặc là lá dừa, được ủi cẩn thận sao cho phẳng mà vẫn giữ được độ trắng sáng, tiếp đến lại được cắt, xâu lại rồi đem dàn đều lên khuôn. Sợi may nón ngày xưa là sợi cây đoác, còn gọi là móc. Đoác giống cây dừa, thân có bẹ, cuối bẹ là những tấm móc đan bọc quanh thân. Ngày nay, người thợ may nón đã dùng sợi tơ, sợi cước để may nón. Chiếc nón do đó cũng đẹp hơn, bền hơn. Giá thành chiếc nón phụ thuộc
  10. vào giá những nguyên vật liệu ấy. Nghề làm nón cũng được xem là nghề phụ, nhưng nhiều người, đặc biệt là phụ nữ làm vì kỹ thuật không phức tạp, đến trẻ nhỏ 10-13 tuổi cũng đã làm được. Chiếc nón lá mộc mạc của người dân ven sông Gianh lại đặc biệt phù hợp với thời tiết khắc nghiệt miền Trung, điều mà chiếc nón bài thơ dịu dàng của các cô gái Huế không làm được, vì thế nó được bà con nông ngư dân xem chuộng. Gộp lại, tổng thu nhập nghề làm nón đem lại cho người dân cũng khá lớn. Cũng đáp ứng nhu cầu nghề đánh cá, cũng hình thành ở đây nhưng làng nghề đan lưới, đóng thuyền ở xã Quảng Lộc, Thanh Trạch... Nói chung, những làng nghề truyền thống ven sông Gianh ra đời trước hết để phục vụ những nhu cầu tự thân của bà con nông ngư dân. Dù thế, ẩn sâu trong đó vẫn có những nét đẹp văn hóa, lịch sử lưu truyền từ đời này sang đời khác, như hình thức sinh hoạt cộng đồng ở làng Thọ Đơn đã nói chẳng hạn, thông qua đó mà củng cố thêm tình làng nghĩa xóm, tình đoàn kết giữa người dân không chỉ trong một làng, mà còn cả một xã, một huyện, một vùng... Lối sống tốt đẹp đó cho đến nay vẫn còn được những người nông dân mộc mạc trân trọng gìn giữ. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng một thực trạng hiện nay là các nghề truyền thống ở đây đang dần bị thất truyền, do sự cạnh tranh của những đồ gia dụng hiện đại. Sự phát triển tất yếu khách quan đó yêu cầu bản thân các làng nghề phải có sự thay đổi cả
  11. về kỹ thuật, nguyên liệu, cách thức làm sản phẩm... để có thể tồn tại được.
nguon tai.lieu . vn