Xem mẫu

  1. TÌM HIỂU VĨNH PHÚC Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Vĩnh Phúc là một trong các tỉnh thành tạo nên vùng thủ đô Hà Nội. Tháp Bình Sơn, di sản kiến trúc thời Trần bằng gốm cao nhất còn lại đến ngày nay Vị trí địa lý Vĩnh phúc có phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía nam thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc là một tỉnh ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc nước Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo. Điểm cực bắc ở 210,35 vĩ bắc (Đạo Trù-Tam Đảo) • Điểm cực nam ở 210,06 vĩ bắc (Tráng Việt-Mê Linh) • Điểm cực đông ở 1060,48 kinh đông (Ngọc Thanh TX Phúc Yên) • Điểm cực tây ở 1060,19 kinh đông (Bạch Lưu – Lập Thạch) • Phía bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, đường ranh gi ới • là dãy núi Tam Đảo, Sáng Sơn.
  2. Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là sông Lô. • Phía nam giáp tỉnh Hà Tây - Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng. • Phía đông giáp hai huyện Sóc Sơn, Đông Anh – Hà Nội. • Vĩnh Phúc tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có đường sắt Hà Nội-Lào Cai, đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè. Hành chính Vĩnh Phúc có 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện Thành phố Vĩnh Yên (được chuyển từ thị xã từ ngày 29 tháng 12 năm • 2006) Thị xã Phúc Yên • Huyện Bình Xuyên • Huyện Lập Thạch • Huyện Tam Dương • Huyện Tam Đảo • Huyện Vĩnh Tường • Huyện Yên Lạc • Do đặc điểm vị trí địa lý Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi; liền kề với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài; có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam. Lịch sử Vĩnh Phúc vùng đất địa linh nhân kiệt, là cái nôi của người Việt cổ, với di chỉ
  3. khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng. Mê Linh, nơi Hai Bà Trưng đóng đô, nằm trong tỉnh này. Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập vào năm 1950, do sự kết hợp của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Khi hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.715km², dân s ố 470.000 người. Năm 1955 huyện Phổ Yên tách khỏi tỉnh Thái Nguyên nhập vào Vĩnh Phúc, đến năm 1957 lại trở lại tỉnh Thái Nguyên. Ngày 7-6-1957 thị trấn Bạch Hạc chuyển sang tỉnh Phú Thọ và hợp nhất với thị trấn Việt Trì để trở thành thị xã Việt Trì. Ngày 20-4-1961 huyện Đông Anh (gồm 16 xã), xã Kim Chung của huy ện Yên Lãng, thôn Đoài xã Phù Lỗ (phía nam sông Cà Lồ) của huy ện Kim Anh tách khỏi Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội. Ngày 26-1-1968, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH tiến hành hợp nhất hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú, thành phố Việt Trì trở thành tỉnh lỵ của Vĩnh Phú. Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết (ngày 26/11/1996) về việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1-1-1997. Khi tách ra, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.370,73 km², dân số 1.066.552 người, gồm 6 đ ơn v ị hành chính cấp huyện: thị xã Vĩnh Yên, và 5 huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Đảo và Mê Linh. Tháng 6-1998, tách huyện Tam Đảo thành 2 huyện Tam Dương và Bình Xuyên. Ngày 9 tháng 12 năm 2003, lập huyện Tam Đảo mới. Từ 1 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh đã được tách ra và sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Danh nhân Hai Bà Trưng • Nguyễn Thái Học • Trần Nguyên Hãn •
  4. Phùng Quang Thanh • Thời tiết Nhiệt độ trung hàng năm là 24°C, riêng Tam Đảo là 19°C. Tam Đảo có nhiệt độ hàng ngày thấp hơn vùng đồng bằng bắc bộ là 5°C, nhiệt độ cao nh ất ở mùa hè không quá 24°C, giờ nắng trung bình hàng năm là 1300 gi ờ, l ượng mưa trung bình hàng năm 1400 mm, độ ẩm trung bình là 83%. Kinh tế Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh thuần nông đang chuyển đổi cơ cấu. Năm 1997 cơ cấu kinh tế là nông nghiệp 52%, dịch vụ 36%, công nghiệp 12%, thu ngân sách đạt gần 100 tỷ đồng. Năm 2004 có cơ cấu kinh tế là công nghiệp (49,7%); dịch vụ (26,2%); nông nghiệp (24,1%); Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 8 năm (1997-2004) là 16,6%. Năm 2006, Vĩnh Phúc đã vươn lên đứng thứ 9 trong các tỉnh thành trên cả nước về thu ngân sách với 4.027 tỷ đồng. Với hàng trăm doanh nghi ệp trong nước và nước ngoài với tổng mức vốn đầu tư khoảng gần 600 triệu USD và 15.600 tỷ đồng, được đầu tư ở 14 cụm, khu công nghiệp, khu vui chơi, giải trí, du lịch trên khắp địa bàn.
  5. Thanh tịnh thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên  Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) là một trong ba điểm để nghiên cứu, tham quan Phật học thuộc dòng thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam. Xây dựng trên nền một thiền tự cổ - Thiên Ân thiền tự tương truyền có từ thế kỷ III, thiền việnTrúc Lâm Tây Thiên khánh thành ngày 27-11-2005 cách Hà Nội khoảng 85km, thuộc xã Đại Đình (Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Nằm trên quả đồi với diện tích rộng khoảng 4,5ha, rừng ngoại vi rộng 50ha, công trình mang đậm dấu ấn một ngôi chùaViệt Nam với phong cách kiến trúc đương đại. Phía sau chùa là núi rừng xanh tươi, trước là một cánh đồng thẳng cánh cò bay.   An nhiên giữa mây trời
  6. Là một trong ba thiền viện lớn nhất cả nước, đây cũng là địa điểm du lịch hành hương lý tưởng của Vĩnh Phúc. Viếng chùa, du khách không chỉ dâng hương cầu may, cầu tài mà còn được thưởng ngoạn cảnh đẹp núi rừng trùng điệp ở Tam Đảo và khí hậu mát mẻ trong lành, tận hưởng cảm giác phiêu bồng khi vượt những đèo dốc quanh co, uốn khúc. Với chúng tôi, tới Tây Thiên là đ ể tìm lại không gian nhuốm màu phật pháp, rất thiền tịnh và trong sáng. “Tây Thiên tổ ấn khơi nguồn phật; Vĩnh Phúc thiền tông thắp sáng tâm”, đôi câu đối hai bên cổng tam quan như một lời khẳng định điều này... Đọc mấy câu thơ và bước qua chiếc cổng, lòng người như được về cõi Phật. Trong lòng như tan biến đi bao ưu phiền, mệt mỏi cũng như những bụi trần còn vương vấn để hòa mình vào không gian, cảnh sắc yên bình. Và với nh ững ai mê thiền, thích khám phá, nghiên cứu về thiền phái Trúc Lâm thì nơi đây đích thực là địa chỉ tuyệt vời. Nhưng tất cả những việc đó hãy để sau, bởi ngay trước mắt bạn là cảnh sắc thiền viện nguy nga, thanh tịnh mà ai cũng muốn dạo bộ tham quan ngay một vòng.
  7.   Khách du lịch thanh thản ngắm mây trời từ vòm cổng
  8. Nét đẹp tháp chuông với mái cong cổ kính Những bài giảng giản dị, gần gũi mà khai sáng cõi tâm
  9. Nụ cười chân thiện Tới giờ thọ trai
  10. Cổng thiền viện Tây Thiên đón chào du khách bằng bốn câu thơ Gác chuông với mái cong cổ kính
  11. Đại Hùng bửu điện, trung tâm của thiền viện, nơi cử hành những nghi lễ trọng đ ại Tượng Trúc Lâm tam tổ trong tổ đường (Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huy ền Quang)
  12. Thư pháp trên đá giữa cỏ cây hoa lá
  13. Những con đường quanh thiền viện rợp mát
nguon tai.lieu . vn