Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ TRẦN ĐỨC KHOA Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Trị Email: tranduckhoa.dtntt@gmail.com Tóm tắt: Nghiên cứu tiến hành khảo sát 10 cán bộ quản lý, 14 giáo viên toán (trong đó có 4 tổ trưởng chuyên môn) và 240 học sinh tại 4 trường Phổ thông Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị gồm trường Hướng Hóa, Đakrông, Gio Linh và Vĩnh Linh về thực trạng hoạt động dạy học môn toán. Bài viết này nhằm đánh giá thực trạng hoạt động dạy học toán của giáo viên và học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số nội dung trong hoạt động sư phạm của giáo viên và hoạt động học tập môn toán của học sinh vẫn còn nhiều bất cập. Kết quả thu được là cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn toán ở các trường Phổ thông Dân tộc nội trú. Từ khóa: Thực trạng; dạy học; môn Toán; trường phổ thông Dân tộc nội trú. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa đã tác động và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có giáo dục. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản về phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [1]. Trong nhà trường, hoạt động dạy học (HĐDH) giữ một ví trí vô cùng quan trọng bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò; đó là nền tảng để thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, HĐDH ở nhà trường hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập nên ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của giáo dục phổ thông. Để khắc phục những hạn chế trên, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) đã khẳng định giải pháp: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất năng lực của người học” [2]. Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) nằm trong hệ thống các trường công lập có nhiệm vụ giáo dục, đào tạo nguồn cán bộ cho địa bàn các huyện miền núi còn khó khăn về kinh tế. Học sinh (HS) trường PTDTNT được học tất cả các môn như các trường trung phổ thông trong đó có môn toán, là môn học có vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo cho HS; hình thành và phát triển năng lực suy luận logic; giúp học sinh nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết các vấn trong thực tiễn. Tuy nhiên, việc HĐDH môn toán trong trường phổ thông nói chung và ở các trường PTDTNT trong toàn tỉnh Quảng Trị nói riêng chưa thực sự hiệu quả, chất lượng bộ môn toán còn thấp, tỷ lệ HS khá giỏi không nhiều, việc học toán của một bộ phận HS còn kém, ý thức tự học chưa cao; điều kiện hỗ trợ cho việc học tập chưa đảm bảo, do đó đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học. Bài viết này tập trung đánh giá thực trạng dạy học môn toán ở các trường PTDTNT tỉnh Quảng Trị. Qua đó, đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng HĐDH môn toán trong nhà trường. 135
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khách thể nghiên cứu: Khảo sát được tiến hành với 10 cán bộ quản lý (CBQL), 14 giáo viên (GV) Toán (trong đó có 4 tổ trưởng chuyên môn (TTCM)) và 240 HS tại 4 trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị gồm: trường PTDTNT Hướng Hóa, trường PTDTNT Đakrông, trường PTDTNT Gio Linh, trường PTDTNT Vĩnh Linh. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2017 đến tháng 8/2018. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phương pháp phỏng vấn. Đối với phiếu khảo sát, tác giả giả sử dụng thang đo 4 bậc, mỗi điểm trong thang đo ứng với các mức đánh giá: Tốt: 4 điểm; Khá: 3 điểm; Trung bình: 2 điểm; Yếu: 1 điểm. Với thang đo này, có thể cho biết các mức đánh giá như sau: Điểm trung bình ( X ) từ 1,0-1,75 điểm: Yếu; từ 1,76-2,50: Tb; từ 2,51-3,25: Khá; từ 3,26-4,0: Tốt. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1. Thực trạng về đội ngũ giáo viên dạy toán ở các trường phổ thông dân tộc nội trú Qua khảo sát, đánh giá về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của GV toán ở các trường PTDTNT tỉnh Quảng Trị cho thấy có 12/14 GV xếp loại năng lực chuyên môn khá tốt. Đa số GV công tác có thâm niên từ 5 đến 15 năm. Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù thâm niên công tác còn ít, đa phần GV còn trẻ nhưng năng lực giảng dạy đã được khẳng định. Để minh chứng thêm, tác giả đã khảo sát 10 CBQL và tự đánh giá của 14 GV dạy toán các trường PTDTNT. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, đa số GV có kiến thức chuyên ngành tốt và nắm vững mục tiêu chương trình dạy học; phương pháp giảng dạy, khả năng tổ chức, thực hiện kế hoạch giảng dạy cơ bản đáp ứng được yêu cầu bộ môn. Tuy nhiên, khả năng tự học để nâng cao trình độ của GV còn hạn chế, khả năng hướng dẫn HS học tập chưa được chú trọng. 3.2. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc dạy học môn toán của giáo viên và học sinh Bảng 1. Nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc dạy học môn toán cho HS Nội dung đánh giá TT RQT/RCT QT/CT IQT/ICT KQT/KCT của GV và HS SL 51 111 69 19 1 Tầm quan trọng TL 20,4 44,4 27,6 7,6 SL 63 126 47 14 2 Sự cần thiết TL 25,2 50,4 18,8 5,6 Ghi chú: Rất quan trọng (RQT); quan trọng (QT); ít quan trọng (IQT), không quan trọng (KQT) Rất cần thiết (RCT); cần thiết (CT); ít cẩn thiết (ICT), không cần thiết (KCT) Từ bảng khảo sát cho thấy phần lớn đội ngũ GV và HS đều đánh giá việc dạy học toán trong trường PTDTNT là quan trọng và cần thiết, trong đó: 20,4% đánh giá rất cần thiết, 44,4% đánh giá cần thiết, 27,6% đánh giá ít cần thiết và 7,6% đánh giá không cần thiết; 39,2% đánh giá rất quan trọng, 44,8% đánh giá quan trọng, 9,6% đánh giá ít quan trọng và 6,4% đánh giá không quan trọng. Như vậy, phần lớn GV và HS đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sự cần thiết phải tổ chức dạy học môn toán. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng việc tổ chức dạy học môn toán trong nhiều nhà trường hiện nay là ít cần thiết, ít quan trọng vì môn toán không có ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống, là môn học không thú vị, khối lượng kiến thức nhiều và rất khó, những HS yếu không theo kịp làm mất nhiều thời gian dẫn đến các em lười học. 136
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 3.3. Thực trạng đánh giá về chương trình và nội dung dạy học môn toán Quản lý chương trình, nội dung dạy học (NDDH) môn Toán là một công việc không đơn giản, đòi hỏi phải huy động các lực lượng giáo dục trong nhà trường, phân công theo dõi nắm tình hình thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch hàng tuần, tháng thông qua kiểm tra lịch báo giảng, sổ đầu bài, dự giờ, sử dụng thời khóa biểu… Về mức độ phù hợp của chương trình, nội dung dạy học môn toán Đánh giá về mức độ phù hợp của chương trình, nội dung với thời lượng giảng dạy dành cho bộ môn toán, tác giả đã tham khảo ý kiến của CBQL, TTCM và GV toán ở các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Kết quả cho ở bảng 2. Bảng 2. Đánh giá về mức độ phù hợp của chương trình, NDDH môn toán Mức độ thực hiện TT Nội dung X SD RPH PH IPH KPH Với mục tiêu do Bộ Giáo dục SL 3 21 0 0 1 3.13 .338 và Đào tạo đề ra TL 12,50 87,50 0 0 SL 0 23 1 0 2 Với yêu cầu thực tế của xã hôi 2.96 .204 TL 0 95,83 4,17 0 Đáp ứng trình độ phát triển SL 0 21 3 0 3 2.88 .338 của Toán học TL 0 87,50 12,50 0 Với yêu cầu nội dung truyền SL 0 19 5 0 4 2.79 .415 đạt TL 0 79,17 20,83 0 SL 0 18 6 0 5 Với số tiết được phân bố 2.75 .442 TL 0 75,00 25,00 0 Với điều kiện trang thiết bị SL 0 11 11 2 6 2.38 .647 DH hiện nay TL 0 45,83 45,83 8,34 Trung bình TL 2,08 78,47 18,06 1,39 2.82 Ghi chú: Rất phù hợp (RPH); phù hợp (PH); ít phù hợp (IPH); không phù hợp (KPH) Biểu đồ 1. Về mức độ phù hợp của chương trình, NDDH môn toán Kết quả điều tra cho thấy đa số CBQL, TTCM và GV cho rằng chương trình và NDDH môn toán phù hợp với mục tiêu, yêu cầu do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, yêu cầu thực tế của xã hội với tỷ lệ phù hợp chiếm 78,47%; rất phù hợp chiếm 2,08%; không phù hợp chiếm 1,39% và ít phù hợp chiếm 18,06%. Trong đó các nội dung đánh giá mức độ phù hợp với mục tiêu của Bộ GD&ĐT đề ra (PH chiếm 87,50%); yêu cầu thực tế của xã hội (PH chiếm 95,83%); đáp ứng được trình độ phát triển của toán học (PH chiếm 87,50%); yêu cầu nội dung truyền đạt (PH chiếm 79,17%); phù hợp với số tiết được phân bố (PH chiếm 75,0%). Tuy nhiên, đánh giá sự phù hợp với điều kiện trang thiết bị dạy học hiện nay thì mức độ phù hợp chỉ chiếm 45,83%; ít phù hợp 45,83% và không phù hợp 8,34%. Điều đó cho thấy, nội dung chương trình dạy học môn toán do Bộ GD và ĐT ban hành hiện nay ít phù hợp với điều 137
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 kiện trang thiết bị dạy học ở các trường PTDTNT tỉnh Quảng Trị. Vì vậy, các cấp quản lý cần lưu ý điều này để trong chỉ đạo điều hành, cần tạo mọi điều kiện tốt nhất về trang thiết bị dạy học môn toán nhằm phát huy được tiềm lực cá nhân của GV cũng như HS trong nhà trường. Về thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn toán Kết quả khảo sát việc thực hiện chương trình, NDDH môn Toán ở các trường PTDTNT được đánh giá ở nhiều mức độ khác nhau: Tốt: 65,36%; Khá: 28,7%; Tb: 5,26; Yếu: 0,68; ĐTB = 3.59. Điều đó cho thấy, việc thực hiện chương trình, NDDH môn Toán ở các trường PTDTNT hiện nay khá tốt, trong đó các nội dung được đánh giá tốt nhất là: Đảm bảo dạy đúng, đủ phân phối chương trình ĐTB = 3.83; dạy học bám sát mục tiêu chương trình ĐTB = 3.82; đảm bảo NDDH trọng tâm ĐTB = 3.79; bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng bài học ĐTB = 3.75. Tuy nhiên, việc thực hiện dạy lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục khác được đánh giá còn hạn chế với ĐTB = 2.21, từ đó GV cần tập trung vào nội dung này để tạo niềm đam mê, hứng thú và phấn khởi cho HS trong quá trình học tập. 3.4. Thực trạng về tình hình dạy học môn toán của giáo viên * Về hoạt động dạy học môn toán của GV: Kết quả khảo sát cho thấy, tình hình dạy học toán của GV trường PTDTNT tỉnh Quảng Trị hiện nay ở mức khá (ĐTB = 3.02). Trong đó, các nội dung được đánh giá thực hiện tốt đó là: GV đã có đầu tư trong soạn bài, chuẩn bị kỹ bài giảng trước khi lên lớp với ĐTB = 3.46; cập nhật mở rộng khai thác nội dung bài học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS ĐTB = 3.33; thường xuyên sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp với NDDH và đối tượng HS ĐTB = 3.25. Các nội dung được đánh giá khá gồm: yêu cầu, hướng dẫn kiểm tra việc học và làm bài tập, chuẩn bị bài học ở nhà của HS ĐTB = 3.13; sử dụng phương tiện dạy học tích cực đúng với đặc trưng bộ môn ĐTB = 3.08; chấm và sửa lỗi, cách lập luận và trình bày lời giải cho HS ĐTB = 2.96. Tuy nhiên, việc phụ đạo HS yếu môn toán được đánh giá ở mức độ chưa cao với ĐTB = 2.46. Vì vậy, để chất lượng học tập môn toán đạt kết quả tốt thì việc phụ đạo học sinh yếu cần phải chú trọng và quan tâm hơn. * Về sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Để dạy học môn toán thành công, đặc biệt là đối tượng HS các trường PTDTNT, GV phải chú ý đến tính đặc thù riêng để từ đó đề ra các phương pháp phù hợp với từng tiết dạy, bài dạy, tâm lý người học. Sử dụng phương pháp phải gắn với hình thức tổ chức dạy học sao cho mục tiêu của tiết dạy được thực hiện tốt nhất. Tuy nhiên, khi tổ chức thực hiện, do năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của từng GV khác nhau nên hiệu quả thực hiện chưa đồng đều. Kết quả khảo sát mức độ sử dụng PPDH và hình thức dạy học của GV được thể hiện trong bảng 3. Bảng 3. Thực trạng sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học toán Mức độ thực hiện Thứ TT Nội dung X RTX TX ITX KTX bậc SL 102 142 20 0 1 Thuyết trình của GV 3.31 1 TL 38,64 53,79 7,57 0 Sử dụng phối hợp phương pháp SL 28 160 65 11 2 hiện đại và phương pháp truyền 2.78 7 TL 10,61 60,61 24,62 4,16 thống Giao nhiệm vụ, làm việc theo SL 88 109 52 15 3 3.02 5 nhóm TL 33,33 41,29 19,7 5,68 SL 102 110 37 15 4 Vấn đáp giữa GV và HS 3.13 3 TL 38,64 41,66 14,02 5,68 Sử dụng phương tiện dạy học tích SL 102 122 40 0 5 3.23 2 cực đúng với đặc trưng bộ môn TL 38,64 46,21 15,15 0 138
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 SL 28 65 77 94 6 Tổ chức câu lạc bộ yêu toán 2.1 8 TL 10,61 24,62 29,16 35,61 Hướng dẫn cách tự đọc và tự học ở SL 86 124 37 17 7 3.06 4 ký túc xá TL 32,58 46,97 14,01 6,44 Các phương pháp dạy học tích cực SL 70 115 49 30 8 2.85 6 khác TL 26,52 43,56 18,56 11,36 Trung bình TL 28,7 44,84 17,85 8,62 2.94 Ghi chú: Rất thường xuyên: (RTX); thường xuyên (TX); ít thường xuyên (ITX); không thường xuyên: (KTX) Kết quả khảo sát cho thấy, việc sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở các trường PTDTNT tỉnh Quảng Trị được đánh giá ở mức khá với ĐTB là 2.94. Tuy nhiên ở mỗi nội dung có sự khác biệt, cụ thể: ở nội dung sử dụng PPDH thuyết trình được đánh giá ở nhiều mức khác nhau (RTX: 38,64%; TX: 53,79%; ITX: 7,57% và ĐTB chung là 3.31); sử dụng phương tiện dạy học tích cực đúng với đặc trưng bộ môn (RTX: 38,64%; TX: 46,21%; ITX: 15,15% và ĐTB là 3.23); vấn đáp giữa GV và HS (RTX: 38,64%; TX: 41,66%; ITX: 14,02%; KTX: 5,68 và ĐTB là 3.13); thường xuyên hướng dẫn cách tự học và tự đọc ở ký túc xá với ĐTB là 3.06; giao nhiệm vụ và làm việc theo nhóm với ĐTB là 3.02; GV thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực khác với ĐTB là 2.85; sử dụng phối hợp phương pháp hiện đại với phương pháp truyền thống với ĐTB là 2.78. Tuy nhiên, nhiều CBQL, GV và HS cho rằng, các trường hiện nay ít thường xuyên tổ chức câu lạc bộ yêu toán (35,61% đánh giá không thực hiện, 29,16% đánh giá là ít thực hiện) với ĐTB là 2.1. Qua kết quả trên cho thấy CBQL và GV chưa chú trọng nhiều trong việc tổ chức sân chơi trí tuệ để phát huy năng lực toán học của HS. * Về hoạt động kiểm tra đánh giá học môn Toán của GV: Qua khảo sát cho thấy: GV môn Toán đã thực hiện khá tốt việc KTĐG kết quả học toán của học sinh. Các nội dung đánh giá giữa GV và HS cơ bản đều có sự tương đồng, thống nhất với nhau, cụ thể: Thực hiện đúng chế độ KTĐG theo quy định (CBQL và GV đánh giá có ĐTB là 3.50 và HS đánh giá có ĐTB là 3.85); việc chấm và trả bài đúng thời hạn, có nhận xét vào bài làm của HS; KTĐG mang tính khách quan, công bằng thì cả GV và HS đều đánh giá khá - tốt (CBQL và GV đánh giá có ĐTB từ 3.08 – 3.38 và HS đánh giá có ĐTB từ 3.70 – 3.74). Như vậy, có thể nhận thấy rằng, công tác KTĐG kết quả học tập của HS đã được chú trọng và thực hiện đúng theo Thông tư số 58/2011/TT-BGD ĐT ngày 12/12/2012. Mặt khác, theo đánh giá của HS thì việc KTĐG theo hướng phát huy năng lực của HS và việc kết hợp nhiều hình thức KTĐG là rất tốt: ĐTB là 3.45 và ĐTB là 3.74, tuy nhiên theo CBQL và GV nhận xét việc KTĐG theo hướng phát huy năng lực của HS chỉ đạt mức khá với ĐTB là 2.75 và việc kết hợp nhiều hình thức đánh giá chưa được tốt với ĐTB là 2.37. Qua đó cho thấy, trình độ kiến thức nói chung và trình độ kiến thức về môn Toán nói riêng của HS vẫn còn yếu, chưa đáp ứng được với trình độ phát triển năng lực của bộ môn, vì vậy, các bài toán mà GV đưa ra HS chưa phân biệt được mức độ khó, dễ. Từ đó, trong quá trình quản lý hiệu trưởng cần quan tâm, chú trọng hơn nữa đến các nội dung trên để công tác KTĐG kết quả học tập của HS đạt kết quả cao nhất. 3.5. Thực trạng về tình hình học tập môn Toán của học sinh Kết quả khảo sát các nội dung về hoạt động học tập và tình hình học tập môn Toán của học sinh được tổng hợp trong bảng 4. Bảng 4 cho thấy, có sự chênh lệch khá xa giữa việc đánh giá tình hình học tập của CBQL và GV đối với HS (ĐTB là 1.55) và sự tự đánh giá của HS (ĐTB là 3.05), điều đó cho thấy HS đánh giá chưa đúng tình hình học tập của mình, cụ thể: 139
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 - Về kiến thức cơ bản: Học sinh tự đánh giá tương ứng với mức khá (ĐTB là 2.60), trong khi đó CBQL và GV đánh giá thấp hơn (ĐTB là 1.88). Có thể nhận định rằng, kiến thức nền là yếu tố quan trọng để HS có thể tiếp thu tốt kiến thức mới trong quá trình học tập. Tuy nhiên, HS chưa đánh giá được trình độ kiến thức của bản thân, trong khi GV đánh giá đúng thực trạng kiến thức HS của mình so với mặt bằng chung ở mức trung bình, từ đó, đặt ra cho nhà trường là phải tập trung hơn trong vấn đề bồi dưỡng kiến thức môn Toán cho HS để đáp ứng được chuẩn đầu ra. - Về các động cơ, thái độ học tập; sự hứng thú học tập bộ môn; khả năng tiếp thu kiến thức; khả năng vận dụng vào giải toán, vào thực tế; khả năng làm việc theo nhóm, tổ chức tự học; mức độ tư duy sáng tạo; kỹ năng làm toán trắc nghiệm, tự luận được HS tự đánh giá có ĐTB đạt từ 3.05 – 3.25, nghĩa là học sinh tự đánh giá khá, trong khi đó CBQL và GV đánh giá ĐTB chỉ đạt từ 1.46 – 1.67 tương đương với mức yếu. Điều đó cho thấy, HS đã rất cố gắng trong việc tạo động cơ học tập cho bản thân; luôn luôn lắng nghe, tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập; có khả năng làm việc theo nhóm và tổ chức tự học. Song, theo khảo sát cho thấy, các nội dung này được GV đánh giá chỉ đạt mức yếu chứng tỏ các nội dung trên của HS mặc dù có thực hiện song hiệu quả mang lại chưa cao, vì vậy trong quá trình dạy học, đòi hỏi GV không những chỉ truyền đạt kiến thức mà còn giúp HS có được phương pháp tự học, tạo được niềm tin, động cơ, hứng thú và niềm đam mê học tập để HS có thể nâng cao trình độ kiến thức môn toán của mình, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Bảng 4. Tình hình học tập môn toán của HS CBQL&GV HS TT Nội dung đánh giá N2 N1 X SD X SD 1 Kiến thức cơ bản 24 1.88 .448 240 2.60 .665 2 Chuẩn bị bài trước khi đến lớp 24 1.54 .509 240 3.55 .618 3 Động cơ, thái độ học tập 24 1.50 .590 24 3.25 .859 4 Sự hứng thú học tập môn toán 24 1.50 .511 240 3.16 .762 5 Khả năng tiếp thu kiến thức 24 1.67 .482 240 3.05 .685 6 Khả năng vận dụng vào giải toán, vào thực tế 24 1.50 .511 240 2.84 .782 7 Mức độ tư duy, sáng tạo 24 1.42 .504 240 2.89 .776 8 Khả năng làm việc theo nhóm, tổ chức tự học 24 1.46 .509 240 3.15 .792 9 Kỹ năng làm toán trắc nghiệm, tự luận 24 1.46 .509 240 2.99 .776 Trung bình 1. 55 3. 05 3.6. Thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho việc dạy và học bộ môn Toán Đánh giá về CSVC - TBDH phục vụ việc dạy học môn toán, tác giả đã khảo sát và kết quả điều tra thể hiện ở các bảng 5. Kết quả khảo sát cho thấy, điều kiện hỗ trợ cho việc dạy học môn toán ở các trường PTDTNT còn thiếu với ĐTB là 1.88, cụ thể: Phòng học không có trang bị ti vi ĐTB là 1.38; không có phòng học bộ môn ĐTB là 1.46; không có mô hình dạy, trang thiết bị dạy học toán ĐTB là 1.54; máy chiếu Projector đang còn thiếu ĐTB là 2.0; sách tham khảo và tạp chí chuyên ngành còn thiếu ĐTB là 1.96; sách giá khoa được đánh giá đầy đủ ĐTB là 2.96. CSVC - TBDH là điều kiện không thể thiếu cho HĐDH nói chung và việc thực hiện đổi mới PPDH nói riêng nhằm hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của HS, giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất, đặc biệt là trong dạy học môn toán. CSVC - TBDH được đầu tư đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, được quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả giúp giảm được cường độ lao động, tiết kiệm được thời gian của thầy và trò, là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán. Qua trao đổi phỏng vấn, hiệu trưởng trường PTDTNT Hướng Hóa cho rằng: 140
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 “Điều kiện kinh tế của con em đồng bào dân tộc thiểu số rất khó khăn, việc học tập và sinh hoạt của các em ở tại ký túc xá nhà trường 24/24, nên các em không có điều kiện để trang bị máy tính cầm tay, máy tính cá nhân,... để phục vụ cho việc tìm tòi, tham khảo kiến thức trên mạng intenet; nhà trường cũng chưa trang bị được máy chiếu, ti vi đặt tại phòng học, chưa có phòng học bộ môn toán cho học sinh học tập...”. Từ thực trạng trên cho thấy, các nhà quản lý cần có kế hoạch mua sắm, quan tâm đầu tư các thiết bị dạy học nói chung và thiết bị dạy học môn toán nói riêng để đáp ứng được yêu cầu tốt nhất cho HĐDH toán ở các trường PTDTNT tỉnh Quảng Trị. Bảng 5. Kết quả đánh giá của CBQL&GV về điều kiện hỗ trợ cho việc dạy học môn toán Mức độ Thứ TT Nội dung Không X RĐĐ ĐĐ Thiếu bậc có SL 0 0 9 15 1 Phòng học có trang bị Tivi 1.38 6 TL 0 0 37,5 62,5 SL 0 0 24 0 2 Máy chiếu Projector 2.0 2 TL 0 0 100 0 Mô hình dạy, trang thiết bị dạy SL 0 0 13 11 3 1.54 4 học toán TL 0 0 54,17 45,83 SL 0 23 1 0 4 Sách giáo khoa Toán 2.96 1 TL 0 95,83 4,17 0 Sách tham khảo, tạp chí chuyên SL 0 0 23 1 5 1.96 3 ngành TL 0 0 95,83 4,17 SL 0 0 11 13 6 Phòng học bộ môn 1.46 5 TL 0 0 45,83 54,17 Trung bình TL 0 15,97 56,25 27,78 1.88 Ghi chú: Rất đầy đủ (RĐĐ); đầy đủ (ĐĐ) 4. KẾT LUẬN Trường PTDTNT nằm trong hệ thống trường chuyên biệt được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm. Đặc biệt, nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo, chia sẻ động viên của Sở GD và ĐT Quảng Trị, sự quan tâm và chỉ đạo chuyên môn của các phòng GD và ĐT địa phương. Đội ngũ GV toán của các trường PTDTNT tỉnh Quảng Trị cơ bản đảm bảo về số lượng và chất lượng, có năng lực chuyên môn khá tốt, tuổi đời và tuổi nghề còn khá trẻ, có phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có ý chí phấn đấu vươn lên, năng động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ dạy học. Tuy nhiên, vẫn còn một số GV nhận thức chưa đúng tầm quan trọng của công tác quản lý HĐDH, ngại đổi mới PPDH, còn quen với cách dạy cũ, nếp nghĩ cũ nên chưa tạo ra được sự chuyển trong chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy, mỗi giáo viên cần quan tâm bồi dưỡng năng lực, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm để thực hiệt tốt công tác giáo dục của mình góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng bộ môn toán nói riêng. Trên cơ sở kết quả điều tra về thực trạng HĐDH môn Toán ở các trường PTDTNT tỉnh Quảng Trị, tác giả đã thu thập được những thông tin đáng tin cậy từ các đối tượng tham gia vào đợt điều tra là đội ngũ CBQL, TTCM, GV toán và HS của 4 trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Qua kết quả khảo sát, có thể khẳng định rằng công tác quản lý HĐDH môn Toán ở các trường PTDTNT tỉnh Quảng Trị đã có những chuyển biến tích cực, những đổi mới đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một số CBQL chưa quản lý chặt chẽ, còn xem nhẹ vai trò quản lý HĐDH nói chung và bộ môn Toán nói riêng nên trong công tác quản lý của mình chưa mang lại hiệu 141
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 quả thiết thực. Từ thực trạng trên nghiên cứu, tác giả đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn toán cho các trường phổ thông DTNT tỉnh Quảng Trị: 1) Tăng cường nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của việc dạy và học toán trong nhà trường. 2) Giáo viên phải tích cực học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn để đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy môn toán. 3) Nghiên cứu đổi mới về phương pháp dạy học, tạo cho học sinh tính tích cực, chủ động và hứng thú với môn toán. 4) Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và học trong nhà trường theo hướng phát huy năng lực người học. 5) Tăng cường trang bị cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho HĐDH trong nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Phúc Châu (2010). Quản lý quá trình sư phạm trong nhà trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). Nghị quyết sô 29-NQ/TW của BCH Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, Hà Nội. [4] Trần Ngọc Giao (2013). Quản lý trường phổ thông, NXB Giáo dục. [5] Nguyễn Kỳ (chủ biên, 1996). Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm. Trường Cán bộ quản lý Giáo dục - Đào tạo, Hà Nội. [6] Nguyễn Cảnh Toàn (1997). Quá trình dạy - tự học. NXB Giáo dục. [7] Thái Duy Tuyên (2008). Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. NXB Giáo dục. Title: REAL SITUATION OF MATHEMATICS TEACHING AND LEARNING AT ETHNIC MINORITY BOARDING HIGH SCHOOLS IN QUANG TRI PROVINCE Abstract: The survey research is conducted with 10 managers, 14 teachers (consisting of 4 team leaders) and 240 pupils at 4 ethnic minority boarding high schools for Quang Tri province, including Huong Hoa, Dakrong, Gio Linh and Vinh Linh on situation of mathematics teaching and learning. This paper is to report the situation of mathematics teaching and learning in ethnic minority boarding high schools in Quang Tri province. The results show teachers’ pedagogical activities and students’ mathematics learning are ineffective. Based on the research findings, the author suggests an effective methods of school management to improve the quality of mathematics teaching and learning in ethnic minority boarding high schools. Keywords: Real situation; teaching; mathematics; boarding high school for ethnic minority. 142
nguon tai.lieu . vn