Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TÌM HIỂU KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SƠN TRÀ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGÔ THỊ HOÀNG VÂN *, VŨ THỊ XUÂN THU NGUYỄN BÌNH PHÚ, NGÔ THỊ VÂN HỒNG Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng * Email: ngovan221188@gmail.com Tóm tắt: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục mới trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, có mục tiêu là phát triển đa dạng phẩm chất và năng lực cho người học. Tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm sẽ giúp học sinh phát triển toàn diện và có năng lực thích ứng cao. Đây là một trong những định hướng chiến lược của công cuộc “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục”. Tuy nhiên, những tài liệu tham khảo trong nước về hoạt động trải nghiệm còn hạn chế. Từ việc nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tiễn và thực hiện đề tài, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế và quy trình sử dụng hoạt động trải nghiệm. Đồng thời, thiết kế 4 giáo án cho chủ đề “Tìm hiểu Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà” để cung cấp thêm tư liệu cho các nhà giáo dục tổ chức hoạt động trải nghiệm sau này. Kết quả đề tài được khảo nghiệm và thực nghiệm đánh giá. Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm, trung học phổ thông, phẩm chất, năng lực, quy trình, Sơn Trà. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra kéo theo sự phát triển mạnh mẽ làm thay đổi thế giới. Cùng với sự phát triển đó, hàng loạt các vấn đề môi trường như ô nhiễm, biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên,… cũng diễn ra mạnh mẽ và trở thành vấn đề toàn cầu. Hiểu được những vấn đề này, chương trình giáo dục phổ thông mới đã được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Trong đó nổi bật lên là phẩm chất có trách nhiệm với môi trường sống và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà nằm ở Bán Đảo Sơn Trà, phía Đông Bắc của thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố 10km. Với 4.439 ha diện tích tự nhiên, đây là một trong những khu rừng ẩm nhiệt đới có hệ động thực vật phong phú, là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật độc đáo và quý hiếm. Sơn Trà còn cung cấp nguồn không khí trong lành và một phần nước ngọt, đồng thời có nhiệm vụ chắn gió bão cho thành phố Đà Nẵng. Đặc biệt, đây là ngôi nhà của loài Voọc chà vá chân nâu – “Nữ hoàng linh trưởng” là một loài được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới xếp vào là loài cần bảo vệ vô điều kiện. Các hoạt động khai thác du lịch của con người trong nhiều năm qua đã gây ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học Sơn Trà và quần thể Voọc chà vá chân nâu. Chính vì vậy, việc giáo dục tìm hiểu thiên nhiên và giáo dục bảo tồn là một trong những việc cần làm để phục vụ cho phát triển bền vững, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của bộ môn Sinh học. Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm tìm hiểu Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà là một trong những hình thức dạy học Sinh học mới mẻ, vừa kích thích sự tìm tòi, tìm hiểu thiên nhiên, khơi dậy tình yêu thiên nhiên vừa giáo dục các phẩm chất, năng lực cho học sinh, đặc biệt là ở lứa tuổi THPT. 362
  2. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Hoạt động trải nghiệm 2.1.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong dạy học là nhiệm vụ học tập trong đó HS được độc lập thực hiện hoặc tham gia tích cực vào các khâu từ đề xuất ý tưởng, thiết kế kế hoạch, tổ chức và đánh giá kết quả thực hiện. Qua đó HS vừa chiếm lĩnh kiến thức, vừa phát triển kỹ năng, năng lực và hình thành các phẩm chất. Trong quá trình HS trải nghiệm, GV đóng vai trò như là người tạo động lực cho người học. Các HĐTN thường được tổ chức theo một chu trình, ở giai đoạn bắt đầu, HS vận dụng kinh nghiệm vốn có của bản thân để giải quyết vấn đề học tập, ở giai đoạn kết thúc, HS có thể vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã học để giải quyết một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo những vấn đề thực tiễn đời sống và xã hội” [1]. 2.1.1.2. Vai trò của hoạt động trải nghiệm - HĐTN là mô hình học tập, là cách học, là chiến lược học GS. Trần Bá Hoành đã cho rằng, “cốt lõi của học là cách học” [9]. Trong thời đại bùng nổ của khoa học công nghệ và thông tin, tri thức loài người đang gia tăng nhanh chóng về cả số lượng và chất lượng. Điều này đặt ra thách thức thay đổi đối với những nhà giáo dục theo hướng tạo điều kiện tối đa để HS tìm tòi kiến thức, phát triển năng lực tư duy và khả năng giải quyết vấn đề. Theo tổ chức UNESCO, các quốc gia cần coi mục đích học tập là “học để biết cách học” (learning to learn), đó là con đường giúp người học có thể tự học suốt đời [4]. Việc tham gia HĐTN sẽ giúp hình thành những chiến lược học tập có hiệu quả để thu thập và ghi nhớ thông tin một cách tốt nhất trong quá trình học như: tham quan mô hình thực tế (trực quan), thực hành thao tác thí nghiệm, trao đổi thảo luận trên các diễn đàn, thảo luận nhóm, học tập thông qua trò chơi… - HĐTN tạo nên phong cách học cân bằng Mỗi người có một đặc điểm và một cách thức riêng biệt để tiếp cận với thế giới xung quanh. Theo Myers-Briggs, có bốn khía cạnh cần xác định cho mỗi người gồm: định hướng sống, sự tri giác, khả năng đưa ra quyết định, thái độ với thế giới bên ngoài [18], [19]. Tương ứng với đặc điểm của mỗi người sẽ có một phương thức học tập riêng. David Kolb cũng đã phân loại bốn hành vi học tập với bốn phong cách học tập tương ứng: (i) Những học sinh thích các tình huống mà họ có thể làm việc càng nhanh càng tốt và họ sẽ học hỏi tốt nhất trong môi trường có thể tự tay làm việc - Người thực hiện (Doers); (ii) Những học sinh ưu tiên cho các trải nghiệm cụ thể, họ rút ra được kiến thức từ việc quan sát và tái đánh giá sự việc, đây là những người thích suy nghĩ trước khi làm và rất giỏi trong việc giải quyết các vấn đề song song - Người phản chiếu (Reflectors); (iii) Những học sinh thích kết hợp giữa quan sát, tái đánh giá sự kiện và khái quát lên các khái niệm trừu tượng, thích biến những quan sát thành các giả thuyết và lý thuyết mạch lạc – Nhà tư tưởng (Thinkers); (iv) Những học sinh thích được trải nghiệm thực tế, thường chủ động giải quyết các vấn đề thực tiễn và cũng là người ra quyết định cuối cùng - Người ra quyết định (Deciders). Dựa vào những thế mạnh khác nhau, cách tiếp cận thông tin và phương thức học tập đa dạng của người học, HĐTN không chỉ tạo môi trường cho HS tìm hiểu kiến thức mới mà còn giúp HS tự tìm hiểu bản thân và tạo điều kiện cho các cá tính khác nhau của HS được tương tác với nhau. Qua đó, người học có thể cân bằng được cả 4 phong cách học nhằm đạt được kết quả tốt nhất và phát triển toàn diện bản thân. 363
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ - HĐTN giúp phát triển năng lực người học. Trong HĐTN, học sinh sử dụng những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm sẵn có để giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Từ đó, những tri thức, kinh nghiệm mới lại nảy sinh và dẫn đến những hành động mới nhằm cải tạo thực tiễn. Chính nhờ sự tự chủ, tích cực, sáng tạo đó, học sinh được phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực cần thiết cho mình để thích ứng tốt với cuộc sống. 2.1.1.3. Vị trí và thời lượng của hoạt động trải nghiệm Theo Dự thảo tháng 1/2018 của Bộ Giáo dục và đào tạo về chương trình giáo dục phổ thông, HĐTN là một hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12, ở tiểu học được gọi là hoạt động trải nghiệm, ở THCS và THPT được gọi là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Trong tổng thời lượng giáo dục của một năm học, hoạt động trải nghiệm chiếm 105 tiết, nghĩa là trung bình một tuần có 3 tiết HĐTN. Có 4 hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm: - Hình thức có tính khám phá: Thực địa – thực tế, tham quan, cắm trại, trò chơi... - Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác: Diễn đàn, giao lưu, hội thảo, sân khấu hóa... - Hình thức có tính cống hiến: Thực hành lao động; hoạt động tình nguyện, nhân đạo... - Hình thức có tính nghiên cứu, phân hoá: Dự án và nghiên cứu khoa học, hoạt động theo nhóm sở thích… 2.1.2. Điều kiện tự nhiên khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà Bán đảo Sơn Trà (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km về phía Đông Bắc. Với ba mặt giáp biển, mặt còn lại giáp đô thị, Sơn Trà là tổng hòa của hệ sinh thái rừng tự nhiên gắn liền biển duy nhất ở Việt Nam. Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có tổng diện tích tự nhiên là 4.439ha. Các nghiên cứu cho thấy hệ thực vật ở đây tương đối đa dạng với 985 loài thực vật bậc cao, có mạch thuộc 143 họ (trong đó 143 loài này có giá trị dược liệu, 140 loài có giá trị cây cảnh, 31 loài có giá trị đan lát, 134 loài có giá trị cung cấp gỗ gia dụng và 57 loài cho củ, quả làm thức ăn cho người và động vật và 22 loài thực vật quý hiếm). Tuy trong một diện tích nhỏ chỉ chiếm 0,014% diện tích của cả nước nhưng số họ thực vật chiếm 37,83% tổng số họ thực vật của Việt Nam, số chi chiếm 19,13% tổng số chi của Việt Nam, số loài chiếm 9,37% số loài của của Việt Nam... Thảm thực vật tự nhiên tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà đặc trưng bởi 3 kiểu: kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới nguyên sinh, kiểu rừng phục hồi, kiểu trảng cỏ và cây bụi. Về động vật, đã phát hiện tại Sơn Trà 287 loài gồm 287 loài, 93 họ, 38 bộ, trong đó lớp thú 36 loài, 18 họ, 8 bộ; lớp chim có 106 loài, 34 họ; lớp bò sát có 23 loài, 12 họ, 2 bộ; lớp ếch nhái có 9 loài, 4 họ, 1 bộ; lớp côn trùng 113 loài, 26 họ, 12 bộ. Đặc điểm khu hệ động vật Sơn Trà là khu hệ bán đảo cô lập có thành phần loài hạn chế, tính đa dạng thấp, số lượng loài trong các họ, bộ không cao, nhưng số lượng các cá thể của một số loài lớn hơn đất liền. Tính ưu thế sinh thái ở đây chủ yếu là những động vật nhỏ, leo trèo. Về giá trị bảo tồn gen động vật ở Sơn Trà có hơn 20 loài quý hiếm, trong đó loài Voọc chà vá chân nâu được coi là biểu tượng của Sơn Trà và được Tổ chức Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế IUCN xếp vào nhóm Động vật cần bảo tồn vô điều kiện [12]. 2.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài này hướng đến thiết kế các giáo án hoạt động trải nghiệm tìm hiểu khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng cho học sinh phổ thông nhằm hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Các hoạt động trải nghiệm 364
  4. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 sẽ cung cấp những kiến thức về tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học của địa phương, đồng thời nhận thức được những nguy cơ, hiểm họa môi trường từ đó có cách ứng xử phù hợp với tự nhiên. Đây cũng là một trong những năng lực hướng đến của bộ môn Sinh học trong chương trình Giáo dục phổ thông mới. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong công tác giáo dục về đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và đổi mới hình thức, phương pháp dạy học nói riêng, các tài liệu về sinh học, lý luận dạy học, các tài liệu dạy học tích cực… - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phương pháp học tập thông qua hoạt động trải nghiệm. - Nghiên cứu các tài liệu về cảnh quan thiên nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - thành phố Đà Nẵng và những thông tin về đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà đặc biệt là loài Voọc chà vá chân nâu, cũng như các tác động của con người đến thiên nhiên khu bảo tồn. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Sử dụng bảng hỏi và phiếu điều tra để khảo sát tình hình tiếp cận với hoạt động trải nghiệm của giáo viên và học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, còn thăm dò, tìm hiểu thái độ, tâm lý của học sinh khi được học bằng hoạt động trải nghiệm và tìm hiểu được quan điểm, thái độ của giáo viên về hoạt động trải nghiệm. 2.3.3. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia - Trao đổi và xin ý kiến của các giảng viên, các nhà giáo dục về thực trạng giáo dục tìm hiểu thiên nhiên và cách thiết kế các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu thiên nhiên tại các trường THPT hiện nay. - Trao đổi trực tiếp và xin ý kiến các giáo viên tại trường thực nghiệm để điều chỉnh, hoàn thiện các hoạt động trải nghiệm về tìm hiểu thiên nhiên tại trường THPT. 2.3.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu - Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học dùng trong khoa học giáo dục (Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2016). - Phân tích kết quả khảo sát và khảo nghiệm để có cơ sở đánh giá tính hiệu quả của đề tài. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng sử dụng hoạt động trải nghiệm trong giảng dạy bộ môn Sinh học bậc trung học phổ thông tại thành phố Đà Nẵng 3.1.1. Khảo sát giáo viên Tiến hành khảo sát giáo viên hiện đang giảng dạy bộ môn Sinh học tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, chúng tôi thu được kết quả như sau: 100% giáo viên phổ thông hiểu được tinh thần của dạy học trải nghiệm, nhưng 90% giáo viên chưa thực hiện dạy học bằng hoạt động trải nghiệm; 100% giáo viên nhận định hoạt động trải nghiệm sẽ giúp học sinh phát triển toàn diện; 80% giáo viên có suy nghĩ rằng, việc đưa hoạt động trải nghiệm vào dạy học là rất cần thiết, 10% có ý kiến là cần thiết và 10% cho là bình thường. 365
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Như vậy, 100% giáo viên đã có hiểu biết về hoạt động trải nghiệm trong dạy học, việc ứng dụng dạy học trải nghiệm trong dạy học Sinh học là phù hợp và có cơ sở. Tuy nhiên, giáo viên còn chưa sử dụng nhiều phương pháp dạy học này do vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện dạy học bằng hoạt động trải nghiệm như: tốn thời gian và kinh phí (100%), giáo viên còn thiếu kinh nghiệm, chưa được hướng dẫn cụ thể trong dạy học bằng trải nghiệm (60%) và học sinh còn thụ động (40%). 3.1.2. Khảo sát học sinh Kết quả khảo sát với học sinh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy, khi được hỏi về mối quan tâm đến môi trường thiên nhiên: 41,25% học sinh trả lời rất thích, 32,5% học sinh thích và 26,25% học sinh nhận thấy bình thường với vấn đề này; tiết học của các môn học diễn ra trong lớp và phòng thực hành (95%), chỉ khoảng 5% học sinh từng được học ở ngoài trời; khi được hỏi về việc học ở ngoài thiên nhiên, 93,75% học sinh tỏ ý thích (nguyên nhân là vì thú vị, sinh động hơn, được trải nghiệm thực tế) và 6,25% học sinh không thích; với câu hỏi về hình thức học tập thì 53,75% câu trả lời là muốn được học theo hình thức tự khám phá dưới định hướng của giáo viên, 43,75% câu trả lời muốn được thực hành và 2,5% câu trả lời muốn học lý thuyết; bày tỏ nguyện vọng với việc dạy học các môn học: 85% học sinh có bày tỏ nguyện vọng đều là giảm bớt lượng lý thuyết, trải nghiệm thực tế, thực hành nhiều hơn. Điều này cho thấy sự quan tâm và hứng thú của học sinh đối với các hoạt động trải nghiệm về tìm hiểu thiên nhiên. 3.2. Quy trình thiết kế và sử dụng hoạt động trải nghiệm 3.2.1. Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm được trình bày ở Hình 1. Hình 1. Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm 3.2.2. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm được tóm tắt trong Hình 2. 366
  6. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Hình 2. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm 3.3. Thiết kế một số giáo án hoạt động trải nghiệm chủ đề “Tìm hiểu khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà” cho học sinh trung học phổ thông Dựa và quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm, chúng tôi đã xây dựng được 4 giáo án hoạt động trải nghiệm theo chủ đề “Tìm hiểu khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà” cho học sinh Trung học phổ thông. Kết quả được thể hiện trong bảng 1. Các giáo án được thiết kế theo lôgíc 4 buổi hoạt động trải nghiệm, theo chủ đề “Tìm hiểu thiên nhiên Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà”, có thể sử dụng cho hoạt động trải nghiệm theo chủ đề - định kỳ. Cụ thể như: - Sử dụng cả 4 giáo án. - Sử dụng giáo án 1 (Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác) để tìm hiểu các khu bảo tồn thiên nhiên của thành phố. - Sử dụng giáo án 2 (Hình thức có tính khám phá) để tham quan, tìm hiểu khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. - Sử dụng giáo án 3, 4 (Hình thức có tính cống hiến) để giáo dục về bảo tồn thiên nhiên, cách thức thực hiện một dự án tuyên truyền về bảo tồn thiên nhiên, phát triển năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động cho học sinh. 3.4. Đánh giá sư phạm Để đánh giá hiệu quả sư phạm của việc thiết kế và sử dụng hoạt động trải nghiệm tìm hiểu thiên nhiên Thành phố Đà Nẵng đối với học sinh THPT, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm ý kiến của GV hiện đang giảng dạy bộ môn Sinh học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thuộc các trường THTP Nguyễn Trãi, Chuyên Lê Quý Đôn, Nguyễn Hiền, Thanh Khê với các nội dung khảo nghiệm như sau: (1) Giáo án được thiết kế phù hợp với đặc điểm của hoạt động trải nghiệm. (2) Giáo án có thể được áp dụng tại trường phổ thông. (3) Hoạt động được thiết kế đảm bảo được mục tiêu đặt ra. 367
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Bảng 1: Nội dung giáo án hoạt động trải nghiệm theo chủ đề “Tìm hiểu khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà” cho học sinh THPT tại thành phố Đà Nẵng Thời gian Giáo án Tên chủ đề Hoạt động và địa điểm - HĐ 1: Khởi động “Tìm dấu vết sinh vật trong sân trường” - HĐ 2: “Cùng nhau đi khắp Đà Nẵng” tìm hiểu các khu bảo tồn thiên nhiên ở thành phố Đà Nẵng thông qua hình thức tập làm hướng dẫn viên du lịch Tìm hiểu chung về - HĐ 3: Tìm hiểu lợi ích của các khu bảo tồn thiên nhiên 3 tiết Giáo án 1 Khu bảo tồn thiên với thành phố Đà Nẵng Sân trường, nhiên Sơn Trà - HĐ 4: “Chúng ta đã làm gì?” tìm hiểu ảnh hưởng của lớp học hoạt động sống của con người đối với khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - HĐ 5: Tổng kết buổi học - HĐ 1: Khởi động tìm hiểu chung về Sơn Trà - HĐ 2: “Dũng sĩ diệt rác – giữ sạch Sơn Trà” tìm hiểu về khu vực hành lang Không gian xanh tại Sơn Trà 5 tiết Trải nghiệm thực tế - HĐ 3: Quan sát sinh cảnh rừng Khu bảo tồn Giáo án 2 tại Khu bảo tồn thiên - HĐ 4: Quan sát Voọc chà vá chân nâu và tìm hiểu ý thiên nhiên nhiên Sơn Trà nghĩa của những chiếc cầu Voọc Sơn Trà - HĐ 5: Tổng kết buổi học - HĐ 1: “Thiên nhiên đã biến đổi thế nào?” tìm hiểu diễn thế sinh thái và sự thay đổi của điều kiện tự nhiên tại thành phố Đà Nẵng - HĐ 2: Tranh biện “Chọn kinh tế hay chọn tự nhiên?” Hoạt động tuyên 3 tiết phân tích những tác động của con người đến thiên nhiên Giáo án 3 truyền về bảo tồn Lớp học, dưới góc nhìn đa chiều thiên nhiên Trường học - HĐ 3: Chiến dịch nhỏ bảo tồn thiên nhiên nhằm lập kế hoạch để truyền thông về bảo tồn thiên nhiên ở Sơn Trà - HĐ 4: Tổng kết buổi học - HĐ 1: Báo cáo kết quả chiến dịch nhỏ bảo tồn thiên nhiên sau 1 tuần thực hiện thông qua triển lãm tranh, sản 2 tiết Triển lãm và tổng kết Giáo án 4 phẩm truyền thông Sân trường, hoạt động - HĐ 2: Cuộc thi “Rung chuông vàng” Lớp học - HĐ 3: Tổng kết toàn bộ chuỗi hoạt động trải nghiệm (4) Các hoạt động góp phần phát triển đa dạng năng lực và phẩm chất ở học sinh. (5) Nội dung kiến thức có ý nghĩa, mang tính thời sự, phù hợp với điều kiện địa phương. Kết quả khảo nghiệm ý kiến của GV bộ môn Sinh học được thể hiện ở bảng 2. Kết quả cho thấy, 100% giáo viên đánh giá giáo án được thiết kế phù hợp với mục tiêu giáo dục. Một số ưu điểm có thể kể đến như: (i) các hoạt động trong giáo án được thiết kế đa dạng; (ii) nội dung và hoạt động phù hợp với khả năng tư duy và nhận thức của học sinh; (iii) các hoạt động mới lạ có khả năng gây hứng thú, kích thích học sinh tham gia hoạt động; (iv) khi tham gia vào các hoạt động học sinh có thể rèn luyện nhiều phẩm chất và năng lực. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại lớp 10A4 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn và lớp 10/10 trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, thành phố Đà Nẵng và sử dụng phiếu điều tra, thăm dò ý kiến về những nội dung sau: 368
  8. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 (1) Sự hứng thú khi tham gia các hoạt động học tập trải nghiệm. (2) Sự phù hợp của các hoạt động học tập trải nghiệm. (3) Hiệu quả trong tự tìm hiểu kiến thức mới. (4) Hiệu quả phát triển năng lực cho học sinh. (5) Sự phát triển ý thức bảo vệ môi trường. (6) Mong muốn tiếp tục tham gia các hoạt động trải nghiệm tương tự. (7) Mức độ an toàn của các hoạt động học tập trải nghiệm ngoài thiên nhiên. Bảng 2: Mức độ phù hợp và khả thi của các giáo án hoạt động trải nghiệm tìm hiểu khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà cho học sinh THPT Mức độ phù hợp STT Nội dung Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp SL* TL SL TL SL TL 1 G1 14 70% 6 30% 0 0 2 G2 11 55% 9 45% 0 0 3 G3 12 60% 8 40% 0 0 4 G4 8 40% 12 60% 0 0 5 G5 16 80% 4 20% 0 0 * SL: Số lượng; TL: Tỷ lệ % Kết quả khảo nghiệm ý kiến của HS được thể hiện ở bảng 3: Bảng 3: Mức độ phù hợp của giáo án hoạt động trải nghiệm tìm hiểu khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà đối với học sinh THPT Mức độ phù hợp STT Nội dung Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp SL* TL SL TL SL TL 1 H1 57 90% 6 10% 0 0 2 H2 60 95% 3 5% 0 0 3 H3 45 71% 18 29% 0 0 4 H4 43 68% 20 32% 0 0 5 H5 58 92% 5 8% 0 0 6 H6 60 95% 3 5% 0 0 7 H7 45 71% 18 29% 0 0 Kết quả thực nghiệm cho thấy, học sinh đều hào hứng, tích cực tham gia các hoạt động được tổ chức trong các giáo án đặc biệt là các hoạt động “Cùng nhau đi khắp Đà Nẵng” tìm hiểu các khu bảo tồn thiên nhiên ở thành phố Đà Nẵng thông qua hình thức tập làm hướng dẫn viên du lịch, hoạt động quan sát Voọc chà vá chân nâu và tìm hiểu về những chiếc cầu Voọc, hoạt động Chiến dịch nhỏ bảo tồn thiên nhiên nhằm lập kế hoạch để truyền thông về bảo tồn thiên nhiên ở Sơn Trà. Những hoạt động này không chỉ mang lại kiến thức mà còn rèn luyện nhiều kỹ năng, hình thành phẩm chất ở học sinh. Bên cạnh đó, ở hoạt động tranh biện về những tác động của con người đến thiên nhiên, học sinh rất tích cực đóng góp ý kiến, phân tích ý kiến rõ ràng, đặt câu hỏi phản biện ngược lại cho các nhóm và giáo viên. Đặc biệt, năng lực tư duy sáng tạo được học sinh thể hiện tối đa trong hoạt động Chiến dịch nhỏ bảo tồn thiên nhiên nhằm lập kế hoạch để truyền thông về bảo tồn thiên nhiên ở Sơn Trà với những hình thức phong phú, hiệu quả. 100% học sinh đều mong muốn được tiếp tục tham gia các hoạt động trải nghiệm tương tự. 369
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Hình 3. Hoạt động tập làm hướng dẫn viên du Hình 4. Hoạt động xây dựng lưới thức ăn sau khi lịch giới thiệu về các khu bảo tồn thiên nhiên đã thu thập mẫu thực vật trong sân trường Hình 5. Học sinh quan sát Voọc chà vá chân nâu Hình 6. Hoạt động quan sát sinh vật tại khu bảo bằng ống nhòm tồn thiên nhiên Sơn Trà 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Hoạt động trải nghiệm thực sự là một phương pháp học tập hiệu quả, mang lại hứng thú cho học sinh, đồng thời phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh. Thông qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã thiết kế được 4 giáo án hoạt động trải nghiệm theo chủ đề “Tìm hiểu khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà” với nhiều hoạt động phong phú, phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT với 3 hình thức hoạt động trải nghiệm: Hình thức có tính khám phá; hình thức có tính thể nghiệm, tương tác; hình thức có tính cống hiến. Kết quả phân tích các thông tin thu nhận được sau quá trình khảo nghiệm và thực nghiệm bước đầu đã chứng tỏ được tính hiệu quả của đề tài nghiên cứu. Thông qua quá trình khảo nghiệm và thực nghiệm sư phạm, có thể thấy được việc tổ chức hoạt động trải nghiệm là hoàn toàn phù hợp với học sinh phổ thông. Đồng thời, hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục mang lại hiệu quả tích cực trong việc phát triển toàn diện tri thức, phẩm chất và năng lực cho học sinh, phù hợp với định hướng, mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới và góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Trong quá trình thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm về chủ đề “Tìm hiểu khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà”, chúng tôi nhận thấy một số thuận lợi như: - Học sinh phần lớn rất hào hứng khi được tham gia các hoạt động trải nghiệm, những ý kiến, đề xuất đều được học sinh chủ động, tích cực phát biểu. Qua đó, nhiều học sinh còn thể hiện và phát triển được những kỹ năng và sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động. 370
  10. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 - Hoạt động trải nghiệm nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ phía các giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu nhà trường và nhiều tổ chức xã hội. Trong đề tài này, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ của một số tổ chức phi chính phủ như Văn phòng Hội động vật học Frankfurt tại Việt Nam, Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) về phương tiện dạy học. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn như: - Hoạt động trải nghiệm vẫn còn là một hoạt động mới mẻ trong Dự thảo chương trình Giáo dục phổ thông, vì vậy bản thân giáo viên và các nhà quản lý giáo dục còn gặp nhiều lúng túng trong thiết kế và triển khai các hoạt động trải nghiệm. - Hoạt động trải nghiệm đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị rất kỹ không chỉ về kiến thức và kỹ năng mà còn cần lên kế hoạch chu đáo, chi tiết nhằm tạo điều kiện cho hoạt động diễn ra hiệu quả. Ngoài ra, vì học sinh tham gia và làm chủ các hoạt động học tập nên trong thực tế có thể phát sinh nhiều tình huống, điều này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kỹ cho các tình huống và có kinh nghiệm xử lý phù hợp. - Sự hợp tác của học sinh trong quá trình hoạt động là rất quan trọng. Khi tổ chức hoạt động, có một số học sinh quá phấn khích mà dẫn đến mất tập trung, có thể ảnh hướng đến chất lượng học tập của lớp, bên cạnh đó cũng có một số học sinh còn thụ động, chưa tích cực và chưa tự tin tham gia hay đóng góp ý kiến. - Hoạt động trải nghiệm không chỉ được tổ chức bởi nhà trường mà yêu cầu phải có sự hợp tác giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội có liên quan. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế và sử dụng các hoạt động trải nghiệm vẫn còn gặp phải một số ý kiến trái chiều từ phía phụ huynh. Từ những thuận lợi và khó khăn đã trải qua trong quá trình thiết kế và sử dụng các hoạt động trải nghiệm chủ đề “Tìm hiểu khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà” cho học sinh THPT tại thành phố Đà Nẵng, chúng tôi xin kiến nghị một số giải pháp như sau: - Tăng cường các hoạt động tập huấn, hội thảo cho giáo viên và các nhà quản lý giáo dục về thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng về thực hiện hoạt động trải nghiệm. Tổ chức các chuyến trải nghiệm thực tế dành cho giáo viên để giáo viên trực tiếp được trải nghiệm các hoạt động này, qua đó rút ra được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức và áp dụng phù hợp với điều kiện của bản thân. - Giáo viên cần tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thiết kế các hoạt động trải nghiệm tích cực, tạo nên sự hứng thú cho học sinh và nâng cao hiệu quả của hoạt động trải nghiệm. - Tăng cường hiểu biết của phụ huynh về vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với giáo dục, nhấn mạnh nhiệm vụ và vai trò của sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục học sinh. Giáo viên có thể cho phụ huynh thấy hình ảnh, ý kiến của học sinh hay sự phát triển của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm. Đây là biện pháp thuyết phục tốt nhất để phụ huynh tin vào tác động tích cực của hoạt động trải nghiệm. - Huy động sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, UNESCO và Samsung (2014). Sáng kiến Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững tại Việt Nam. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình Giáo dục Phổ thông Hoạt động trải nghiệm. [3] Hoàng Hòa Bình (2015). Năng lực và đánh giá theo năng lực, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Số 6 (70). 371
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ [4] Nguyễn Hữu Dực, Vũ Thu Hương, Nguyễn Thị Vân Hương, Nguyễn Thị Thấn (2003). Giáo dục môi trường trong trường tiểu học, NXB Giáo dục Hà Nội. [5] Trần Thị Gái (2017). Vận dụng mô hình trải nghiệm của David Kolb để xây dựng chu trình hoạt động trải nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, số 3 (1-6). [6] Hoàng Thị Hạnh (2015). Xác định khung lý thuyết cho việc xây dựng các chuyên đề môn học hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Tạp chí Giáo dục, số 365 (24). [7] Nguyễn Văn Hạnh (2017). Học tập trải nghiệm: Một lý thuyết học tập đóng vai trò trung tâm trong đào tạo theo năng lực, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 1 (179-187). [8] Nguyễn Khải Hoàn (2015). Dạy học dựa vào nghiên cứu trường hợp nhằm phát triển năng lực người học, Tạp chí giáo dục, số 364 (19). [9] Trần Bá Hoành (n.d). Vấn đề giáo viên bằng những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm (33). [10] Lê Kim Nam (2014). Triết lý của Khổng Tử về phương pháp giáo dục, Tập san Khoa học và Đào tạo, Số 1 (71-77). [11] Chu Thị Hồng Nhung (2015). Vận dụng mô hình giáo dục trải nghiệm của David A. Kolb vào việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non, Tạp chí Giáo dục, số 361(19). [12] Nguyễn Thị Tường Vi (2010). Tổng quan về Đa dạng sinh học ở Thành phố Đà Nẵng và một số định hướng bảo tồn, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 5 (40). [13] Colin M. Beard (2010). The experiential Learning Toolkit: Blending Practice with Concepts, Kogan Page. [14] David A.Kolb (2015). Experiential learning: Experience as the source of learning and development, Second Edition, Prentice Hall PTR. [15] Faculty Development and Instructional Design Center (2011). Experiential learning, Northern Illinois University. [16] Linda Darling, Hammond, Kim Austin (2010). The learning classroom session 11, Stanford University School of Education. [17] Peter Wilson, Collin M. Beard (2006). Experiential learning: A best practice handbook for educators and trainers, Thomson-Shore, Inc. [18] Robert J. Stemberg, Li-fang Zhang (2001). Perspectives on Thinking, Learning, and Cognitive Styles, Lawrence Erlbaum Associates, Inc. [19] Susan M. Montgomery, Linda N. Groat (1998). Student learning style and their implication for teaching, The University of Michigan. [20] Wurdinger, S.D, Carlson, J.A (2010). Teaching for experiential learning: Five approaches that work, Rowman & Littlefield Publishers, Inc. Title: DESIGNING AND IMPLEMENTING EXPERIENTIAL LEARNING ABOUT SON TRA NATURAL RESERVE FOR HIGH SCHOOL STUDENTS Abstract: Experiential learning, is a new educational activity in The general education program, aims to develop a diversity of qualities and abilities for learners. Well-organized experiential learning activities will help learners comprehensively develop and high adaptability to the world. This is one of the strategic directions of the development of national education. However, there are not many references of experiential learning written by Vietnamese. After researching, practical researching and implementation, we propose the process of designing, process of implementing experiential learning and four lesson plans for the theme “Son Tra nature reserve”. These are new resources for educators to conduct experiential learning. The result have been experiment and evaluated. Keywords: Experiential learning, high school, process of designing, process of implementing, Son Tra nature reserve. 372
nguon tai.lieu . vn