Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRẦN THỊ THANH THẢO 1,*, PHAN ĐỨC DUY 2,** 1 Khoa KHTN&CN, Trường Đại học Tây Nguyên * Email: thanhthaotnu@gmail.com 2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Huế ** Email: duy1264@gmail.com Tóm tắt: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục trong đó mỗi học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, kỹ năng, các năng lựcnhư: tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, nghiên cứu khoa học,… và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra quy trình thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học và vận dụng quy trình thiết kế minh họa một hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 ở trường phổ thông. Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm, phát triển năng lực, dạy học sinh học. 1. MỞ ĐẦU Hiện nay, giáo dục Việt Nam đang trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện; chuyển từ dạy học chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành; lý luận gắn liền với thực tiễn. Một trong những giải pháp giáo dục để phát triên năng lực cho người học là tổ chức các hoạt động giáo dục hướng đến sự trải nghiệm. Tổ chức hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là tạo ra môi trường để học sinh (HS) tự mình trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng giúp HS vận dụng những kiến thức, kỹ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách linh hoạt, sáng tạo. Thông quá đó hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất, năng lực (NL) cần có của con người trong xã hội hiện nay như: NL tự học, NL hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL sử dụng công nghệ thông tin, NL nghiên cứu khoa học… Phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10 nghiên cứu về tế bào - đơn vị cấu tạo nên mọi cơ thể sống, bao gồm các nội dung: thành phần hóa học của tế bào, cấu tạo và chức năng của các bào quan cấu trúc nên tế bào; các hoạt động sống của tế bào: chuyển hóa vật chất và năng lượng; phân bào. Đối với HS, những kiến thức này tương đối khó và trừu tượng bởi vì có sựtích hợp các kiến thức hóa học, vật lý, toán học,… và đối tượng nghiên cứu ở cấp độ vi mô, không quan sát trực tiếp được mà phải thông qua tranh vẽ, hình ảnh, mô hình… Đồng thời, khi dạy nội dung kiến thức về phần này, giáo viên (GV) thường ít cho HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, sản xuất. Do đó việc thiết kế các hoạt động trải nghiệm rất cần thiết, giúp cho HS được tác động vào đối tượng, tiếp cận được với môi trường thực tiễn, khơi dậy tính tò mò, sáng tạo, chủ động của HS lĩnh hội tri thức; góp phần hình thành và phát triển những năng lực chung, cốt lõi và năng lực chuyên biệt cho HS. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý thuyết về hoạt động trải nghiệm Trên thế giới, học tập qua trải nghiệm (experiential learning) có lịch sử nghiên cứu tương đối lâu dài; tư tưởng giáo dục học qua trải nhiệm đã xuất hiện từ thời cổ đại qua những 308
  2. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 quan điểm về giáo dục của các nhà triết học phương Đông và phương Tây. Đến cuối thế kỷ XIX, tư tưởng này dần phát triển thành học thuyết với những công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học như John Dewey (1938), Piaget (1950), Kurt Hahn (1957), Kolb (1984), Javis (1987) và nhiều nghiên cứu khác. Hiện nay, nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đã áp dụng lý thuyết học tập trải nghiệm và coi như triết lý giáo dục của quốc gia [4]. Ở Việt Nam, việc tiếp cận nghiên cứu về học tập qua trải nghiệm trong giai đoạn gần đây đang được hướng tới nhằm giáo dục HS theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực. Thuật ngữ “Hoạt động trải nghiệm” (HĐTN) được dùng trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. HĐTN được định nghĩa là các hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó HS dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục. Qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kỹ năng sống khác [1]. Như vậy, bản chất của HĐTN là hoạt động giáo dục, được tổ chức theo định hướng tạo điều kiện tối đa cho HS trực tiếp tham giavào các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động. Trong đó, GV là người hướng dẫn cho HS sử dụng vốn kinh nghiệm sẵn có của bản thân giải quyết các vấn đề học tập từ đó khái quát hóa hình thành kiến thức cho bản thân, tích lũy thêm kinh nghiệm mới và vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Qua HĐTN, HS vừa chiếm lĩnh được kiến thức, vừa phát triển năng lực và hình thành các phẩm chất. 2.2. Vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển năng lực của học sinh Trong dạy học ở trung học phổ thông (THPT), HĐTN là các hoạt động giáo dục có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân HS, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh. Trong HĐTN, HS thiết lập được các mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa môi trường giáo dục của nhà trường và môi trường kinh tế, xã hội của cộng đồng. HS được khẳng định giá trị của bản thân thông qua việc sử dụng kinh nghiệm và năng lực, phát huy được tính sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới, giá trị mới cho bản thân. HĐTN giúp HS tăng cường sự hiểu biết và tiếp cận những vấn đề thực tiến gắn liền với đời sống và xã hội, tiếp thu những giá trị truyền thống của dân tộc và giá trị tốt đẹp của nhân loại. Thông qua HĐTN, HS được thực hành trải nghiệm những kiến thức, kỹ năng (KN) đã học trong các môn học; đồng thời qua đó tiếp tục tìm tòi, mở rộng kiến thức và khả năng ứng dụng của kiến thức vào thực tiễn. Khi đặt ra một yêu cầu trải nghiệm, HS phải hoạt động, phải tìm hiểu, sử dụng các công cụ và thiết bị trong thực tế; phải nghe, nói, viết, làm; phải giao tiếp, hợp tác với bạn bè, GV và những người xung quanh để thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành sản phẩm và sản phẩm này chính là kết quả HĐTN. Sản phẩm không theo khuôn mẫu nào, đó chính là sự sáng tạo của HS khi giải quyết vấn đề được đặt ra. Như vậy, tổ chức HĐTNtrong dạy học ở THPT nói chung và dạy học môn Sinh học nói riêng có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực của HS cụ thể là các NL chung như NL hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo… Ngoài ra, còn phát triển những năng lực chuyên biệt của môn học như: NL tìm tòi thế giới tự nhiên, vận dụng kiến thức vào thực tiễn… Đây chính là một trong những giải pháp đáp ứng được mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông của nước ta hiện nay. 309
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 2.3. Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học Sinh học 2.3.1. Nguyên tắc thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học - Đảm bảo mục tiêu dạy học: HĐTN phải giúp HS lĩnh hội được nội dung kiến thức về khoa học sinh học và kiến thức về phương phương pháp; phát triển năng lực chung và năng lực chuyên biệt của bộ môn; hình thành giá trị, phẩm chất đạo đức và góp phần hoàn thiện nhân cách. - Đảm bảo tính sư phạm: HĐTN phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS; mang tính chất đặc trưng môn học, phù hợp với nhu cầu, sở thích của HS. HĐTN được thiết kế đảm bảo HS thực sự là chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo khi chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng, năng lực hành động. - Đảm bảo tính chính xác, khoa học: HĐTN phải giúp HS chiếm lĩnh hệ thống tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại về các lĩnh vực khoa học; HĐTN phải được thiết kế một cách khoa học, đảm bảo tính logic về mặt kiến thức, tính phù hợp về trình độ, và chú trọng theo định hướng phát triển năng lực tư duy khoa học; giúp HS tiếp xúc, hình thành và phát triển một số các phương pháp nghiên cứu khoa học. - Đảm bảo tính thực tiễn: các HĐTN cần đảm bảo nội dung phải gắn liền với thực tiễn, tạo cơ hội cho HS tiếp xúc trực tiếp với môi trường thực tiễn, qua đó HS vận dụng được kiến thức, kỹ năng, năng lực và kinh nghiệm vốn có để giải quyết linh hoạt, sáng tạo các vấn đề trong cuộc sống, đồng thời có thái độ và hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh. - Đảm bảo tính đa dạng, phong phú: Cần tạo ra nhiều loại hoạt động phù hợp với từng môi trường tổ chức đảm bảo cho HS được trải nghiệm. Xây dựng hình thức HĐTN phải kích thích được sự tự học, khả năng tìm tòi, khám phá và khơi gợi niềm yêu thích HĐ ở HS. 2.3.2. Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học Theo Trần Thị Gái (2017): Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm bao gồm 5 bước: xác định mục tiêu của chương/chủ đề; xác định mạch nội dung cơ bản và phân tích đặc điểm của mỗi mạch nội dung; xác định các dạng HĐTN trong chu trình trải nghiệm của mỗi mạch nội dung; xây dựng tiến trình hoạt động; thiết kế tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra đánh giá HS [2]. Dựa trên nghiên cứu lý thuyết học tập trải nghiệm và thực tiễn dạy học sinh học ở trường THPT, chúng tôi xác định quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm theo các bước sau: Bước 1. Xác định mục tiêu của chủ đề Xác định các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và NL hướng tới của HS sau khi học xong chủ đề. Cụ thể: Mục tiêu về kiến thức được xác định theo thang phân loại nhận thức của Bloom và sử dụng các động từ lượng hóa và đánh giá được. Mục tiêu về kỹ năng cần xác định theo các nhóm kỹ năng tư duy, học tập và khoa học. Mục tiêu về thái độ phải xác định rõ ý thức người học với con người, thiên nhiên, môi trường, ý thức trong học tập và tư duy khoa học. Các NL cần HS hướng tới thông qua các HĐTN là NL tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác… Bước 2. Xác định dạng HĐTN theo mô hình trải nghiệm Phân tích nội dung kiến thức của chủ đề từ đó xác định nội dung cốt lõi, cấu trúc logic của mạch nội dung, thành phần kiến thức và sự phát triển của các khái niệm trong chủ đề. Trên cơ sở phân tích đặc điểm nội dung, thời lượng, vốn kiến thức của HS, cơ sở vật chất và điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường xác định dạng HĐTN phù hợp với từng nội dung và theo các giai đoạn mô hình trải nghiệm của David Kolb. Mô hình học tập trải nghiệm 310
  4. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 của David Kolbbao gồm bốn giai đoạn: Trải nghiệm cụ thể, quan sát phản tỉnh, hình thành khái niệm trừu tượng và thử nghiệm tích cực [3]. Trong chu trình, mỗi giai đoạn sẽ có các hoạt động học tập tương ứng nhằm định hướng phát triển NL cho HS [5]. Giai đoạn 1 – Trải nghiệm cụ thể HS thực hiện hành vi, thao tác cụ thể trên đối tượng, các hoạt động gắn vào bối cảnh thực tiễn. Dựa vào kinh nghiệm vốn có giải quyết những vấn đề được đặt ra. Qua đó, HS sẽ thu nhận được một số kinh nghiệm nhất định cho bản thân. Đây chính là nguyên liệu đầu vào quan trọng của chu trình học tập. Trong dạy học sinh học, các dạng hoạt động có thể sử dụng để HS trải nghiệm cụ thể như: Đóng vai, trò chơi; mô phỏng; quan sát; thực hành, thí nghiệm; điều tra; dự án; tham quan, thực địa,... tùy theo nội dung, thành phần kiến thức của chủ đề, GV có thể lựa các dạng hoạt động trải nghiệm cho phù hợp. Giai đoạn 2 – Phân tích, phản hồi kết quả trải nghiệm Sau khi trải nghiệm thực tế, tương tác trực tiếp với môi trường học tập. HS cần phải suy nghĩ lại, phân tích những sự kiện, hoạt động đã trải qua và đánh giá những kinh nghiệm vừa thu nhận được. Từ đó, HS trình bày, chia sẻ kết quả trải nghiệm cụ thể; trao đổi, tranh luận với các HS cùng nhóm; thảo luận giữa các nhóm với nhau hay toàn lớp để từ đó có cách nhìn nhận vấn đề đầy đủ và hệ thống. Ở giai đoạn này, GV có thể định hướng cho HS phân tích, xử lý, chia sẻ, phản hồi lại các kinh nghiệm thu nhận được bằng các hoạt động như: Hỏi đáp, thảo luận, tranh luận, báo cáo, seminar, … Giai đoạn 3 – Kết luận, khái quát hóa hình thành kiến thức Thông qua quan sát cụ thể và thông qua thao tác tư duy, phân tích tổng hợp những gì thu nhận được thông qua trải nghiệm, HS sẽ khái niệm hóa các kinh nghiệm đã nhận được. Từ kinh nghiệm, HS hình thành nên các khái niệm, lý thuyết mới cho bản thân, giúp cho HS nhìn nhận được bản chất của đối tượng. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS có thể khái quá hóa hình thành nên khái niệm thông qua: Bài tập lý thuyết, lập sơ đồ tư duy, lập bản đồ khái niệm, đề xuất dự án, xây dựng mô hình lý thuyết… Giai đoạn 4 – Vận dụng, thử nghiệm tích cực HS vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm mới thu nhận được để áp dụng vào tình huống tương tự trong học tâp và cuộc sống; đề xuất, thử nghiệm những phương án mới để giải quyết vấn đề. GV có vai trò định hướng các tình huống, các bài tập thực tiễn để HS tiến hành thử nghiệm. Các dạng hoạt động GV có thể lựa chọn như: Mô phỏng, bài tập thực tiễn, nghiên cứu trường hợp, tham quan, dự án… Bước 3. Thiết kế tiến trình các HĐTN Dựa trên mục tiêu của mỗi giai đoạn trải nghiệm, GV cần xác định các phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động, từ đó lên kế hoạch chi tiết về trình tự các thao tác tiến hành hoạt động, người thực hiện, phương tiện, điều kiện, thời gian tổ chức… Bước 4. Xây dựng bộ công cụ đánh giá HS qua HĐTN Thiết kế các tiêu chí và công cụ đánh giá mức độ đạt được mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực hướng tới của HS sau các HĐTN. Tùy theo mỗi giai đoạn của mô hình trải nghiệm có thể sử dụng phiếu quan sát, bộ câu hỏi, sản phẩm, mẫu vật,… để đánh giá mức độ đạt được của HS qua HĐTN. Dựa trên tiêu chí của GV hoặc do chính bản thân HS đưa ra, dưới sự hướng dẫn của GV, HS tự nhận xét và đánh giá bản thân, đánh giá các thành viên trong nhóm về kết quả của quá trình trải nghiệm. 311
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 2.4. Minh họa thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10 Phần Sinh học tế bào là phần thứ II trong chương trình Sinh học 10, sau phần Giới thiệu chung về thế giới sống. Nội dung phần Sinh học tế bào được thiết kế tương đối hợp lý, đảm bảo nguyên tắc hệ thống, các kiến thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giúp HS tìm hiểu về cấp độ tổ chức sống cơ bản tế bào – Đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của cơ thể sống. Phần này gồm 4 chương: Chương I. Thành phần hóa học của tế bào cung cấp kiến thức về đặc điểm và vai trò của các nguyên tố, hợp chất cấu tạo nên vật chất sống. Từ các hợp chất này cấu tạo nên bào quan từ đó cấu trúc nên tế bào, gồm có tế bào nhân sơ và tế bào nhân thức (Chương II. Cấu trúc tế bào). Sự phối hợp giữa các thành phần trong tế bào giúp tế bào thực hiện chức năng đặc trưng của sự sống đó là: chuyển hóa vật chất và năng lượng (Chương III), sinh trưởng và sinh sản (Chương IV. Phân bào). Trong mỗi chương, nội dung cũng được sắc xếp theo hệ thống nhất định theo cấu trúc, chức năng và mối liên hệ giữa chúng. Với mạch kiến thức như vậy, GV có thể chia phần Sinh học tế bào thành các chủ đề để thiết kế HĐTN theo mô hình học tập trải nghiệm để HS có thể thiết lập được mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn, đảm bảo nguyên tắc “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực tiễn”. Đồng thời, thông qua HĐTN tiếp tục phát triển các phẩm chất và năng lực cho HS. Chúng tôi đã xác định các dạng hoạt động trong mô hình trải nghiệm của một số chủ đề trong phần Sinh học tế bào, Sinh học 10, cụ thể như sau: Bảng 1. Các hoạt động trong mô hình trải nghiệm một số chủ đề phần Sinh học tế bào Khái quát hóa Phản hồi kết Vận dụng, thử Chủ đề Trải nghiệm cụ thể hình thành kiến quả trải nghiệm nghiệm tích cực thức Các hợp - Thí nghiệm nhận - Thảo luận: Các - Xây dựng sơ đồ - Dự án: Tìm hiểu về chất hữu cơ biết các hợp chất hợp chất hữu cơ tư duy về cấu tạo bệnh dinh dưỡng: hữu cơ có trong thực và vai trò của hợp béo phì, suy dinh phẩm chất hữu cơ dưỡng… Cấu trúc tế - Làm tiêu bản tạm - Thảo luận: So - Xây dựng sơ đồ - Bài tập thực tiễn bào thời, quan sát TB và sánh tế bào nhân tư duy về cấu trúc - Nghiên cứu trường một số bào quan sơ và tế bào nhân của tế bào hợp - Làm mô hình TB thực, tế bào TV và ĐV Enzyme - Thí nghiệm về tính - Thảo luận: - Bài tập lý thuyết: - Bài tập thực tiễn đặc hiệu và yếu tố Enzyme có trong Phân tích cơ chế - Nghiên cứu trường ảnh hưởng đến hoạt thực phẩm. hoạt động và vai hợp tính của enzyme trò của enzyme Chu kỳ tế - Làm tiêu bản tạm - Thảo luận: sự - Lập bảng hệ - Dự án: Tìm hiểu về bào và Quá thời và quan sát quá vận động của thống: So sánh bệnh ung thư trình phân trình NP và GP trên NST qua các kỳ quá trình NP và bào kính hiển vi của quá trình GP - Làm mô hình quá phân bào trình phân bào Trong bài viết này, chúng tôi minh họa thiết kế HĐTN trong dạy học chủ đề: Phân bào, phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10. 312
  6. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Bước 1. Xác định mục tiêu của chủ đề. Sau khi học xong chủ đề này, HS có khả năng: - Về kiến thức: + Nêu được khái niệm chu kỳ TB, nguyên phân, giảm phân. + Mô tả được diễn biến của chu kỳ TB, qua trình nguyên phân, giảm phân. + Phân tích được mối quan hệ giữa các kỳ trong quá trình phân bào. + Giải thích được ý nghĩa sinh học của nguyên phân và giảm phân. - Kỹ năng: + Lập được bảng so sánh nguyên phân và giảm phân. + Làm được mô hình minh họa quá trình nguyên phân và giảm phân. + Làm được tiêu bản tạm thời về quá trình nguyên phân và giảm phân; quan sát và nhận biết được các kỳ của quá trình phân bào dưới kính hiển vi. - Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng tránh tác động của các tác nhân gây ung thư. - Năng lực hướng đến: NL tự học, NL hợp tác, NL nghiên cứu khoa học, NL giải quyết vấn đề. Bước 2. Xác định dạng HĐTN theo mô hình trải nghiệm Trong chủ đề phân bào, giới thiệu kiến thức về chu kỳ tế bào trong đó có kỳ trung gian tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng của tế bào. Quá trình nguyên phân là hình thức phân chia tế bào ở sinh vật nhân thực, gồm 1 lần phân bào, từ 1 tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con có vật chất di truyền giống nhau và giống với tế bào mẹ. Quá trình giảm phân gồm 2 lần phân bào, từ 1 tế bào mẹ cho ra 4 tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế duy trì bộ NST ổn định qua các thế hệ của các loài sinh sản hữu tính. Vấn đề thực tiễn liên quan đến chủ đề là bệnh gây ra do sự rối loạn quá trình phân bào như: bệnh ung thư, bệnh tật di truyền… Như vậy, nội dung kiến thức trong chủ đề phần lớn là kiến thức về quá trình sinh học, HĐTN đặc trưng cho dạng kiến thức này là thực hành quan sát, thí nghiệm; thiết kế mô hình và dự án. Việc xác định các mục tiêu, các dạng hoạt động cho mỗi giai đoạn trong mô hình trải nghiệm được thể hiện như sau: Bảng 2. Các giai đoạn của hoạt động trải nghiệm Các giai đoạn Mục tiêu Hoạt động Trải nghiệm cụ thể - Nhận biết được các kỳ của quá trình phân bào - Thực hành - KN làm tiêu bản tạm thời, KN quan sát quan sát trên kính hiển vi Phản hồi kết quả - Phân tích được sự vận động NST qua các kỳ của quá - Thảo luận trải nghiệm trình phân bào. - Phân tích được ý nghĩa quá trình NP và GP Khái quát hóa - So sánh được các hình thức phân bào: Nguyên phân và - Lập bảng so hình thành kiến thức Giảm phân sánh Vận dụng, thử nghiệm - Xác định các bệnh do rối loạn quá trình phân bào. - Dự án tích cực - Tuyên truyền về cách phòng tránh bệnh ung thư 313
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Bước 3. Thiết kế tiến trình của các HĐTN Mô hình trải nghiệm được các nhóm (4 – 6HS) tiến hành trong thời gian 2 tuần, cụ thể như bảng sau: Bảng 3. Các hoạt động trong trải nghiệm cho từng nhóm Thời Giai đoạn Tên hoạt động Địa điểm Phương tiện Sản phẩm dự kiến gian - Làm tiêu bản tạm - Tiêu bản tạm thời. thời, quan sát quá - Dụng cụ, hóa - Bản vẽ các hình Trải nghiệm trình NP và GP trên Phòng thí chất, mẫu vật. 2 tiết ảnh quan sát được cụ thể kính hiển vi. nghiệm - Phiếu ghi kết - Mô hình về quá - Làm mô hình quá quả quan sát trình NP, GP. trình phân bào Thảo luận: sự vận Phản hồi kết - Bảng mô tả diễn động của NST qua quả trải Phiếu học tập biến các kỳ của quá các kỳ của quá trình nghiệm trình phân bào phân bào 1 tiết Lớp học - Sơ đồ tư duy về Khái quát Xây dựng sơ đồ tư Phiếu học tập; chu kỳ tế bào và quá hóa hình duy và Lập bảng so Giấy A0, bút trình phân bào thành kiến sánh quá trình NP và màu - Bảng so sánh quá thức GP trình NP và GP - Bản báo cáo; Thử nghiệm Dự án: Tìm hiểu về 1 tuần, 1 Ở nhà, lớp poster tuyên truyền Phiếu học tập tích cực bệnh ung thư tiết học phòng chống ung thư a. Trải nghiệm cụ thể Làm tiêu bản tạm thời, quan sát tiêu bản trên kính hiển vi và làm mô hình quá trình phân bào. * Các nhóm làm tiêu bản tạm thời quá trình nguyên phân và giảm phân - Nghiên cứu nội dung trong SGK về chu kỳ tế bào, nguyên phân, giảm phân và quy trình làm tiêu bản tạm thời quá trình NP và GP mà GV cung cấp. - Thực hiện làm tiêu bản tạm thời và quan sát quá trình phân bào Bảng 4. Mẫu vật, dụng cụ và hóa chất để làm tiêu bản tạm thời quan sát NP và GP Nguyên phân Giảm phân Mẫu vật Rễ củ hành tím (phần mô phân sinh) Cờ bắp (ở giai đoạn cây 8 – 10 lá) Hóa chất - Dung dịch Carnoy; dung dịch làm mềm; thuốc nhuộm Carmin; alcohol Dụng cụ - Lame, lamelle; đĩa petri, lưỡi dao lam, kẹp nhỏ; Ggấy thấm, ống hút hóa chất, tăm, đèn cồn; kính hiển vi + Làm tiêu bản tạm thời: Nguyên phân: Cắt phần đầu rễ ngâm trong dung dịch Carnoy => cố định mẫu trong alcohol => rửa sạch mẫu bằng nước => làm nhũn mẫu bằng dung dịch làm mềm => rửa lại bằng nước => nhuộm bằng dung dịch Carmin => vớt mẫu lên lame, thấm khô thuốc nhuộm => nhỏ vào mẫu 1 – 2 giọt glycerin, đậy lamelle => dùng đầu tăm ấn nhẹ để các TB dàn mỏng ra. 314
  8. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Giảm phân: Lấy cờ bắp ngâm trong dung dịch Carnoy => cố định mẫu trong alcohol => rửa sạch mẫu bằng nước => làm nhũn mẫu bằng dung dịch làm mềm => rửa lại bằng nước => dùng que tăm nhọn tách cánh hoa, chỉ giữ phần bao phấn cho vào dung dịch nhuộm Carmin => vớt mẫu lên lame, thấm khô thuốc nhuộm => nhỏ vào mẫu 1 – 2 giọt glycerin, đậy lamelle => dùng đầu tăm ấn nhẹ để các bao phấn vỡ ra. + Quan sát tiêu bản trên kính hiển vi và xác định các kỳ của quá trình phân bào. + Vẽ lại hình ảnh các kỳ của quá trình NP và GP quan sát được trên kính hiển vi. * Các nhóm làm mô hình quá trình nguyên phân và giảm phân từ các nguyên liệu đơn giản như sợi len, thép, giấy, đất sét… Hoạt động này có thể thực hiện ở nhà và GV tổ chức cho các nhóm trình bày và thuyết minh về mô hình trước lớp. b. Phản hồi kết quả trải nghiệm - Sau khi trải nghiệm cụ thể, GV tổ chức HS thảo luận nhóm: + Giải thích quy trình làm tiêu bản tạm thời quá trình NP và GP. + Phân tích sự vận động của NST qua các kỳ của quá trình phân bào. + Phân tích ý nghĩa của quá trình NP và GP. - Sử dụng kết quả thảo luận lập bảng mô tả diễn biến các kỳ của quá trình NP và GP. c. Khái quát hóa hình thành kiến thức Thảo luận: xây dựng sơ đồ tư duy hoặc bảng so sánh. - Xây dựng sơ đồ tư duy về chu kỳ tế bào và quá trình phân bào. Sử dụng kỹ thuật phòng tranh để trình bày các sơ đồ đã xây dựng được. - Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập so sánh quá trình NP và GP. d. Thử nghiệm tích cực Dự án: Tìm hiểu về bệnh ung thư Thời gian thực hiện là 1 tuần ở nhà và 1 tiết báo cáo sản phẩm ở lớp học. Các nhóm thảo luận, xác định nội dung và lập kế hoạch thực hiện dự án. Nội dung tìm hiểu về bệnh ung thư bao gồm: Cơ chế gây bệnh, nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh, thực trạng bệnh ung thư ở địa phương,… từ các nguồn sách, báo, internet… Sản phẩm của dự án là bản báo cáo powerpoint và có thể lựa chọn thêm một trong số các loại sản phẩm sau: Poster, báo tường, tờ rơi, báo ảnh, video clip,… GV tổ chức cho các nhóm trình bày báo cáo và sản phẩm tuyên truyền phòng chống bệnh ung thư. Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau theo phiếu đánh giá. GV nhận xét, đánh giá về quá trình, kết quả thực hiện, kỹ năng thuyết trình, tinh thần làm việc của cả nhóm. Tính sáng tạo trong cách thể hiện sản phẩm trải nghiệm của mình. Từ kết quả đánh giá trên các nhóm sẽ rút ra bài học kinh nghiệm về các vấn đề trong quá trình trải nghiệm thực tế: lập kế hoạch, phân chia công việc, cách thức làm việc cho hiệu quả và đúng tiến độ. Bước 4. Xây dựng bộ công cụ đánh giá HS qua HĐTN Để đánh giá HS, GV có thể sử dụng các công cụ đánh giá tương ứng cho mỗi giai đoạn trải nghiệm và đánh giá cả chu trình như: phiếu quan sát, câu hỏi – bài tập, phiếu đánh giá, bảng tiêu chí… 315
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Sau đây, chúng tôi đưa ra một số câu hỏi để đánh giá cả chu trình trải nghiệm như sau: (1) Trong thực tế, hoa của những cây được trồng bằng hạt thường cho nhiều biến dị màu sắc hơn hoa của những cây trồng theo phương pháp giâm, chiết, ghép. Hãy giải thích hiện tượng này. (2) Trong quá trình làm tiêu bản tạm thời, tại sao sử dụng rễ hành và cờ bắp làm đối tượng quan sát quá trình NP và GP? Có thể thay thế bằng đối tượng khác không? Hình 1. Ảnh chụp tiêu bản nguyên phân tế bào rễ hành (3) Hình trên là ảnh chụp từ tiêu bản quan sát quá trình NP ở tế bào rễ hành. Hãy sắp xếp các TB đã đánh số theo đúng trình tự diễn biến của quá trình phân bào. Nếu hàm lượng ADN trong nhân của tế bào trước khi phân chia là x thì hàm lượng ADN ở giai đoạn 4 là bao nhiêu? (4) Vì sao tế bào phôi chỉ cần 15 - 20 phút là hoàn thành 1 chu kỳ tế bào, trong khi đó tế bào thần kinh ở cơ thể người trưởng thành hầu như không phân bào? (5) Theo số liệu thống kê về tỷ lệ mắc các bệnh ung thư, cho thấy rằng các loại ung thư ở tim, tụy, túi mật thì hiếm gặp với tỷ lệ thấp; còn ung thư phổi, dạ dày, trực tràng, gan,… lại thường gặp với tỷ lệ cao. Giải thích vì sao có hiện tượng này. 3. KẾT LUẬN Môn Sinh học là môn khoa học tự nhiên, nghiên cứu về sự sống, gắn liền với thực tiễn đời sống và sản xuất, do đó thuận lợi để vận dụng mô hình học tập trải nghiệm nhằm phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập của HS, đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong giai đoạn hiện nay. Các HĐTN được thiết kế theo mô hình học tập trải nghiệm, tạo điều kiện tối đa để HS được trực tiếp tác động vào đối tượng, khai thác được kinh nghiệm vốn có, tự mình chiếm lĩnh tri thức do đó kích thích HS hứng thú, yêu thích môn học, đam mê nghiên cứu khoa học. Đồng thời, HS còn phát triển về phẩm chất, năng lực, thể chất, tình cảm,... để thiết kế được HĐTN cụ thể, cần căn cứ vào đặc điểm của mục tiêu, nội dung kiến thức; đặc điểm HS;cơ sở vật chất, điều kiện thực tế và các HĐTN này cần được kiểm nghiệm trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông để hoàn thiện và đưa vào giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể. [2] Trần Thị Gái, Phan Thị Thanh Hội (2017). Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học ở trường phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 144, tr. 59 - 64. 316
  10. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 [3] David A. K., (2015). Experiential learning: Experience as the Source of Learning and Development, 2nd edition, Case Western Reserve University. [4] Nguyễn Thị Liên (Chủ biên) (2016). Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam. [5] Svinicki, D., Dixon, M., (1987). The Kolb model modified for Classroom Activities, College Teaching, vol 35, No.4, pp 141 - 146. Title: DESIGNING EXPERIENTIAL ACTIVITIES IN TEACHING SECTION CELL BIOLOGY, BIOLOGY GRADE 10ACCORDING TO THE COMPETENCE DEVELOPMENT APPROACH Abstract: Experiential activities are educational activities in which each student is directly participated in practical activities in schools or in society under the direction and organization of educators. Thereby, they can help students to develop their sentiment, morality, skills, competences: Self-learning, cooperation, problem solving, creative capacity,… as well as accumulating their personal experience. In this article, we present in the process of designing experiential activities in teaching biology according to the competence development approach and applying the process of designing an experiential activity in teaching section cell biology, biology grade 10 at high schools. Keywords: Experiential activity, competence development, Biology teaching. 317
nguon tai.lieu . vn