Xem mẫu

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “VẬT SỐNG” - MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN – TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO CHU TRÌNH TRẢI NGHIỆM TRƯƠNG THỊ THANH MAI *, PHAN QUANG DUY Khoa Sinh – Môi trường, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng * Email: thanhmai221078@gmail.com Tóm tắt: Bài báo trình bày sơ lược về các vấn đề liên quan đến dạy học theo chu trình trải nghiệm và chủ đề “Vật sống” trong chương trình môn Khoa học Tự nhiên – THCS theo dự thảo đổi mới chương trình sách giáo khoa. Bên cạnh đó, bài báo giới thiệu một số hoạt động dạy học chủ đề “Vật sống” theo chu trình trải nghiệm. Đây là những gợi ý giúp giáo viên THCS tham khảo cho việc thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học theo chu trình trải nghiệm trong chủ đề “Vật sống” nói riêng và môn Khoa học tự nhiên nói chung đáp ứng định hướng đổi mới giáo dục phổ thông. Từ khóa: Chu trình trải nghiệm, chủ đề, vật sống, khoa học tự nhiên, đổi mới giáo dục phổ thông 1. MỞ ĐẦU Thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chương trình môn Khoa học tự nhiên (KHTN) được xây dựng theo hướng tích hợp Vật lý – Hóa học – Sinh học, phát triển từ môn “Khoa học” ở các lớp 4, 5 và là môn học bắt buộc ở các lớp 6, 7, 8 và 9 - Trung học cơ sở (THCS). Môn KHTN được xây dựng dựa trên cơ sở là khoa học nghiên cứu bản chất, các quy luật, nguyên lý tồn tại, vận động của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Khoa học tự nhiên là môn học tìm hiểu và khám phá thế giới tự nhiên, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Để thực hiện được mục tiêu này, quá trình dạy học môn KHTN nói chung và chủ đề Vật sống trong môn KHTN nói riêng cần tập trung vào việc dạy cách học, cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn thông qua sự trải nghiệm, từ đó phát triển tư duy sang tạo và niềm tin vào khoa học cho học sinh (HS). 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát về chủ đề “Vật sống” trong môn Khoa học tự nhiên – Trung học cơ sở Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông, môn KHTN được tổ chức theo các chủ đề. Mỗi chủ đề bao gồm nhiều đơn vị kiến thức nhỏ hơn. Bản tóm tắt nội dung các chủ đề khoa học, trong đó có chủ đề “Vật sống”, các nguyên lý/khái niệm chung của khoa học và các năng lực cần hình thành và phát triển cho HS trong môn KHTN được thể hiện trong sơ đồ hình 1. 2.2. Khái quát về chu trình trải nghiệm (CTTN) và quy trình thiết kế hoạt động dạy học (HĐDH) theo chu trình trải nghiệm Mô hình học thông qua trải nghiệm được David Kolb đưa ra năm 1984. Đây là một quá trình học tự nhiên của con người. Trong cuộc sống, khi chúng ta học được một bài học gì đó thì quá trình học diễn ra với một chu trình gồm 4 bước: (1) Trải nghiệm, (2) Phân tích, (3) Rút ra bài học, (4) Áp dụng. 51
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Hình 1. Sơ đồ minh họa sự liên kết của các trục: Chủ đề khoa học – Các nguyên lý, khái niệm chung của khoa học – Hình thành và phát triển năng lực Hình 2. Chu trình học qua trải nghiệm Với mô hình này, có thể hiểu rằng nếu trong cuộc sống, sau một trải nghiệm nào đó chúng ta có thể có được bài học. Tuy nhiên, mô hình này đặc biệt có giá trị với một số điểm lưu ý sau: - Không phải cứ có trải nghiệm là có bài học: Nếu trải nghiệm không được phân tích thì sẽ không có bài học. Điều này giúp lý giải vì sao trong cuộc sống có những người mắc đi mắc lại một sai lầm nào đó. Đơn giản vì khi mắc phải sai lầm, người trải nghiệm đã không/được phân tích để biết lần sau nếu gặp phải tình huống tương tự thì nên làm khác đi. - Chất lượng bài học phụ thuộc vào chất lượng phân tích: Nếu việc phân tích không chi tiết và kỹ lưỡng thì những bài học rút ra không thể tốt được. 52
  3. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 - Các bài học chỉ có giá trị khi nó được áp dụng trong cuộc sống: Có những bài học rút ra được kết luận sâu sắc nhưng nếu không nỗ lực áp dụng thì cũng chỉ là những bài học “trên giấy” và không giúp ích gì. Việc thiết kế HĐDH theo CTTN nên bao gồm 4 hoạt động cơ bản: (1) Hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú, (2) Hoạt động trải nghiệm hình thành kiến thức, (3) Hoạt động phân tích rút ra bài học và (4) Hoạt động vận dụng, mở rộng kiến thức. Trong đó, cần tập trung vào thiết kế các bài tập trải nghiệm để HS có thể tập trung suy nghĩ, xuất hiện và khai thác những cảm xúc về nội dung cần học. Đồng thời, GV cần chuẩn bị những câu hỏi giúp HS phân tích, rút ra bài học và sau đó tạo cơ hội cho HS áp dụng những điều vừa học vào một tình huống mới. Hình thức tổ chức HĐDH thông qua trải nghiệm rất đa dạng. Tùy điều kiện cụ thể, GV có thể lựa chọn 1 hoặc tổ hợp các hoạt động sau: Quan sát, đóng vai, trò chơi, mô phỏng, thực hành: thí nghiệm, đo đạc, đo lường, giải phẫu, làm tiêu bản, nuôi cấy VSV, tham quan/Thực địa… Quy trình thiết kế HĐDH theo CTTN được mô tả trong sơ đồ hình 3. Hình 3. Quy trình thiết kế HĐDH theo CTTN Bước 1. Phân tích nội dung của chủ đề sẽ thiết kế HĐDH theo CTTN Xác định chủ đề gồm những nội dung kiến thức nào? Nội dung nào là kiến thức trọng tâm? Nội dung đó có phù hợp với các hình thức trải nghiệm không? (VD: Có tiến hành thí nghiệm được không? Có làm mô hình được không?...). Bước 2. Xác định mục tiêu của HĐTN Xác định được mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực cần hình thành và phát triển cho HS thông qua quá trình dạy học chủ đề theo CTTN. Bước 3. Thiết kế HĐDH theo CTTN B3.1. Hoạt động khởi động nhằm tạo sự tò mò, hứng thú cho HS với chủ đề/nội dung của bài học và giúp HS sẵn sàng bắt đầu vào bài học. Hình thức tổ chức hoạt động này rất đa dạng, có thể là các trò chơi học tập như Lucky number, Ai nhanh trí, trò chơi ô chữ,… hoặc đoạn phim ngắn có nội dung liên quan, kịch… B3.2. Hoạt động trải nghiệm hình thành kiến thức là hoạt động chú trọng đến những cảm xúc cần tạo ra cho HS, những suy nghĩ HS cần phải có sau phần trải nghiệm. Bao gồm 53
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ những tình tiết làm cho HS có những suy nghĩ và cảm xúc trên và những tình tiết có chứa đựng nội dung bài học. hình thức tổ chức có thể là sắm vai, nghiên cứu trường hợp, thí nghiệm, thăm quan thực tế, chơi trò chơi, làm mô hình… B3.3. Hoạt động phân tích, rút ra bài học: Bao gồm phân tích nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ liên quan đến nội dung hoạt động trải nghiệm để từ đó rút ra nguyên tắc và bài học thu được qua trải nghiệm và phân tích cảm xúc, suy nghĩ của HS về hoạt động trải nghiệm để rút kinh nghiệm, cải tiến hoạt động. GV hướng dẫn HS trả lời những câu hỏi liên quan về kiến thức, kỹ năng, cảm xúc,… mà các em đã trải nghiệm như: Điều gì đã xảy ra? Em đã quan sát được những gì? Em cảm thấy thế nào? Em giải thích thế nào về vấn đề đó? Những chi tiết nào trong trải nghiệm là tốt/chưa tốt, tốt/chưa tốt ở chỗ nào? Tại sao tốt/chưa tốt?... Bên cạnh đó, GV hướng dẫn HS hệ thống hóa, so sánh… GV cần nhấn mạnh những ý chính của bài học để hoàn thiện và củng cố những kết luận của HS. B3.4. Hoạt động vận dụng, mở rộng kiến thức là hoạt động có nội dung tương tự nội dung/tình huống/vấn đề đã trải nghiệm hoặc hoạt động/tình huống mới có sử dụng kiến thức đã rút ra từ trải nghiệm trước đó hoặc kế hoạch hành động của HS. Ví dụ minh họa: CHỦ ĐỀ “SỰ BIẾN DẠNG CỦA THÂN CÂY” (Lớp 6 – THCS) Bước 1. Phân tích nội dung của chủ đề sẽ thiết kế HĐDH theo CTTN Nội dung kiến thức của chủ đề này là đặc điểm và chức năng của các dạng thân biến dạng. Các dạng thân biến dạng rất đa dạng, phổ biến, dễ tìm trong tự nhiên. Bước 2. Xác định mục tiêu B2.1. Kiến thức Nhận diện và gọi tên được các biến dạng thân; trình bày được đặc điểm hình thái của các hình thức biến dạng thân; nêu được chức năng của các hình thức biến dạng của thân. B2.2. Kỹ năng Quan sát và phân loại được các biến dạng của thân. B2.3. Thái độ Nhận thức được vai trò của các hình thức biến dạng thân; có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng của gia đình và cộng đồng. B2.4. Nguyên lý khoa học và năng lực hướng đến - Nguyên lý khoa học: Sự đa dạng; tính hệ thống; sự vận động và biến đổi. - Năng lực: Năng lực tìm hiểu tự nhiên; năng lực hợp tác Bước 3. Thiết kế HĐDH theo CTTN (Tiến trình tổ chức hoạt dộng dạy học cũng tuân theo các bước dưới đây) B3.1. Hoạt động khởi động * Hình thức: Tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai chính xác”. * Chuẩn bị: Bảng phụ gắn thẻ trò chơi (Như hình dưới), Phấn hoặc bút lông. - Mỗi nhóm cử 5 thành viên xếp thành 1 hàng đứng trước phần bảng phụ được phân chia. Người đứng đầu được phát 1 cây viết lông. Sau tín hiệu bắt đầu, lần lượt từng HS lên mở tấm thẻ trong bảng phụ và ghi tên loại rễ/ than biến vào ô trống dưới mỗi tấm thẻ. 54
  5. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Rễ củ Thân củ …………… ………….. …………. ………….. …………. - Các thành viên còn lại của nhóm ở phía dưới lớp được quyền sửa 2 kết quả của nhóm mình nếu cần (Nhằm phát huy cả sự tham gia của các thành viên còn lại trong nhóm). - Điểm số: Nhanh (Nếu là 4 nhóm thì nhóm nhanh nhất được 3 điểm – nhóm chậm nhất là 0 điểm); chính xác (mỗi đáp án chính xác được 1 điểm). Lưu ý: (1) Số lượng hình ảnh tùy thuộc vào chủ ý của GV; (2) Nên có cả hình ảnh biến dạng của rễ (Kiến thức cũ) và biến dạng của thân (Kiến thức mới); (3) Tùy đáp án của HS làm mà GV đặt vấn đề vào bài mới. B3.2. Hoạt động trải nghiệm hình thành kiến thức * Hình thức: Thu mẫu, hoạt động nhóm: Quan sát, phân loại mẫu vật, thuyết trình. * Chuẩn bị: Mẫu vật, tranh ảnh liên quan đến thân cây biến dạng, bảng phụ… - Các nhóm trưng bày các mẫu vật thu thập được về thân biến dạng (đã được GV yêu cầu từ tiết trước). - Tiến hành quan sát và phân loại các loại thân biến dạng. - Thảo luận, rút ra đặc điểm về hình thái các loại thân biến dạng và vai trò của chúng. - Hoàn thành phiếu học tập hoặc tự thiết kế sơ đồ tư duy. B3.3. Hoạt động phân tích, rút ra bài học. * Phương pháp: HS thuyết trình kết quả, vấn đáp. - HS báo cáo kết quả. - GV đặt những câu hỏi lien quan để HS giải thích vì sao sắp xếp và phân nhóm các loại than biến dạng: + Dựa vào yếu tố nào để phân nhóm thân biến dạng? + Dựa vào đặc điểm nào để xếp củ Khoai Tây, củ Dong, củ Riềng,… vào nhóm thân biến dạng mà không phải là rễ biến dạng? (Các mắt mầm của khoai tây xếp theo hình xoắn ốc, củ không có bám rễ…). - GV tổng kết và chính xác hóa nội dung kiến thức. Bảng 1. Đặc điểm hình thái và chức năng của một số biến dạng của thân Nhóm Đặc điểm hình thái Chức năng đối với cây Ví dụ Thân phình thành củ nằm trên Dự trữ chất dinh dưỡng Củ su hào, củ khoai Thân củ hoặc dưới đất tây… Thân rễ Thân rễ nằm trong đất Dự trữ chất dinh dưỡng Củ dong, củ gừng… Thân mọng Thân mọng nước, mọc trên mặt Dự trữ nước, quang hợp Cây xương rồng nước đất - GV đặt thêm những câu hỏi nhằm hình thành các nguyên lý khoa học về sự đa dạng, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi. VD: (1) Các em có nhận xét gì về sự đa dạng của 55
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ thân? (2) Theo các em, trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thân có sự biến đổi theo những hướng nào?... B3.4. Hoạt động vận dụng và mở rộng kiến thức - Trình chiếu một số hình ảnh khác có liên quan và yêu cầu HS xác định tên gọi nhóm thân biến dạng. - Câu hỏi trắc nghiệm/ tự luận về chủ đề Thân biến dạng: Câu 1. Dạng thân mọng nước được tìm thấy ở loài thực vật nào dưới đây? A. Lá lốt. B. Cau. C. Lê gai D. Vạn niên thanh Câu 2. Cây nào dưới đây là dạng thân rễ ? A. Tre. B. Khoai tây. C. Cà chua. D. Bưởi. Câu 3. Củ khoai tây dự trữ chất dinh dưỡng cung cấp cho sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của cây, có giá trị kinh tế đối với con người. Nếu em trồng khoai tây để lấy củ, theo em, chúng ta nên thu hoạch vào giai đoạn nào? Vì sao? 3. KẾT LUẬN Nội dung kiến thức phần “Vật sống” – THCS rất phù hợp để giáo viên có thể vận dụng CTTN vào việc thiết kế HĐDH nhằm góp phần hình thành và phát triển NL tìm hiểu tự nhiên và hình thành nguyên lý khoa học tự nhiên của HS, đồng thời tạo hứng thú và mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Để thuận tiện cho việc thiết kế HĐDH ở trường phổ thông, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế HĐDH theo CTTN khá đơn giản gồm 3 bước chính: (1) Phân tích nội dung chủ đề; (2) Xác định mục tiêu; (3) Thiết kế hoạt động. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Dự thảo chương trình môn khoa học tự nhiên – THCS. [2] Trần Thị Gái (2017), “Vận dụng mô hình trải nghiệm của David Kolb để xây dựng chu trình hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học ở trưởng phổ thông”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, tập 33 (3), tr. 1-6. [3] Bộ giáo dục và Đào tạo (2015), Kỷ yếu hội thảo “Kỹ năng xây dựng và tổ chức các HĐTN sáng tạo trong trường trung học”. [4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (1998), Nghị quyết số 03- NQ/TW ngày 16/7/1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. [5] Kolb, D. A & A. Y, Learning Styles and Learning Spaces: Enhancing Experiential Learning in Higher Education, Academy of Management Learning & Education, Vol. 4, No. 2, 2005, pp. 193. Title: PLANNING THE EXPERIENTIAL CYCLE FOR TEACHING JUNIOR HIGH SCHOOLER ABOUT LIVING THINGS IN NATURAL SCIENCE TO MEET THE ORIENTATION OF EDUCATION REFORMATION Abstract: This paper outlines issues related to experiential cycle and the theme "Living things" in Natural Science curriculum in Junior High School in compliance with the orientation of textbook reformation program. In addition, this paper introduces a number of learning activities via experiential cycle used in teaching the theme "living things". These suggestions help Junior High School teachers to plan and organize experiential lessons with the theme "Living things" in particular and for the subject of natural science in general to meet the orientation of education reform. Keywords: Experiential cycle, Experiential learning, Themes, Living things, Natural sciences. 56
nguon tai.lieu . vn