Xem mẫu

  1. HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịc h Hộ i đồ ng PGS.TS. PHẠM VĂN LINH Phó Chủ tịc h Hộ i đồ ng PHẠM CHÍ THÀNH Thành viên TRẦN QUỐC DÂN TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI TS. NGUYỄN AN TIÊM NGUYỄN VŨ THANH HẢO
  2. Chỉ đạo biên so ạn TS. BÙI THẾ ĐỨC Tham gia b iên so ạn PGS. TS. PHẠM NGỌC LINH TS. PHAN VIỆT PHONG TS. NGÔ ĐÌNH SẢNG ThS. KHUẤT THỊ YẾN ThS. LÊ THỊ NGÂN ThS. PHẠM ĐỨC TIẾN Thư ký ThS. LÊ THỊ NGÂN
  3. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, coi đây là những vấn đề cốt yếu. Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cải tiến công nghệ phục vụ sản xuất và tiêu dùng, ở nhiều nơi đã gây ra hiện tượng thiên nhiên bị tàn phá và ô nhiễm với những nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, một lượng lớn túi ni lông, đồ tiêu dùng bằng nhựa khó tiêu hủy đang được xả thải ra môi trường; việc sử dụng quá nhiều sản phẩm công nghiệp, sử dụng lãng phí tài nguyên... đang dẫn đến những hậu quả không lường về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường như hiện tượng nước biển dâng cao gây sạt lở, mất đất, cạn kiệt tài nguyên, lũ lụt và hạn hán,... Để giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về tiêu dùng có trách nhiệm, vai trò của sản phẩm thân thiện với môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Hỏi - đáp về tiêu dùng có trách nhiệm - Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Nội dung cuốn sách gồm ba phần với 85 câu hỏi và trả lời nhằm cung cấp cho bạn đọc các kiến thức cơ bản 6
  4. về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến tiêu dùng có trách nhiệm và sản phẩm thân thiện môi trường; việc sản xuất, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, thực hành tiêu dùng có trách nhiệm,... Hy vọng cuốn sách là cẩm nang hữu ích giúp bạn đọc hiểu và biết cách sử dụng cho các sản phẩm thân thiện với môi trường, tiêu dùng có trách nhiệm, góp phần bảo vệ môi trường sống cho chính mình và những người xung quanh. Trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 11 năm 2016 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊQUỐC GIA SỰ THẬT 7
  5. LỜI NÓI ĐẦU Theo đánh giá của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, hệ sinh thái trên Trái đất đang tiến tới mức suy thoái hoặc bị biến đổi, nguyên nhân là do sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế. Vào năm 2050, với đa số các mô hình sản xuất và tiêu dùng tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên như hiện nay, cộng với đó là sự gia tăng dân số - tổng mức dân số thế giới dự kiến chạm tới ngưỡng 9,6 tỷ người, chúng ta sẽ phải cần tới ba Trái đất mới đáp ứng được thói quen sinh hoạt và mức tiêu dùng như hiện tại. Ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Sản xuất công nghiệp với công nghệ lạc hậu làm mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng còn rất lớn kéo theo tỷ suất phát thải chất ô nhiễm cao, cộng với nhu cầu phát triển nóng của các nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng tăng và nhiều thói quen tiêu dùng đã trở thành những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các nguồn tài 8
  6. nguyên bị khai thác cạn kiệt và môi trường bị ô nhiễm, gây mất cân bằng sinh thái. Trong xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam cần phải thay đổi nhận thức cũng như hành động về thực hành tiêu dùng có trách nhiệm, đề cao vai trò của sản phẩm thân thiện với môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, người tiêu dùng và người dân nhằm định hướng sự lựa chọn mua sản phẩm đã được gắn Nhãn xanh Việt Nam, sản phẩm thân thiện với môi trường, thực hành tiêu dùng có trách nhiệm là một việc làm vô cùng quan trọng. Thấy được sự cần thiết và quan trọng đó, Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn cuốn sách Hỏi - đáp về tiêu dùng có trách nhiệm - Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư những thông tin và kiến thức về thực hành tiêu dùng có trách nhiệm gắn với việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. CẢC TẢC GIẢ 9
  7. Phần thứ nhất NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Câu hỏ i 1: Tiêu dùng c ó trách nhiệm là gì? Trả lờ i: Tiêu dùng có trách nhiệm là việc sử dụng khoa học, tiết kiệm, có hiệu quả các dịch vụ và sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu cần thiết của con người và mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn mà không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai, tức là giảm tối đa việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các chất độc hại, hạn chế phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường. Để thực hiện tiêu dùng có trách nhiệm, cần thay đổi các thói quen không tốt trong tiêu dùng, như: sử dụng quá nhiều túi ni lông; những sản phẩm tiêu hao năng lượng lớn; các sản phẩm có nguồn gốc từ các loại động, thực vật hoang dã ... Thay vào đó, chúng ta nên lựa chọn các sản phẩm có dán nhãn sinh thái; sản phẩm tái chế; tăng cường sử dụng công nghệ cao, ít tiêu hao năng lượng; sản phẩm sử dụng năng lượng mặt 10
  8. trời, các loại xăng sinh học giảm khí thải; sản phẩm nông sản ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; không săn bắt và tiêu thụ các động vật hoang dã nhất là các động vật nguy cấp, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng... Câu hỏi 2: Thế nào là sản phẩm thân thiện vớ i mô i trườ ng? Trả lờ i: Sản phẩm thân thiện với môi trường hay còn gọi là sản phẩm xanh, sản phẩm sinh thái, là những sản phẩm đáp ứng tất cả các tiêu chí về tính thân thiện với môi trường từ giai đoạn sản xuất (nguyên vật liệu đầu vào, máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất) cho đến giai đoạn tiêu dùng và cuối cùng là giai đoạn thải bỏ sau quá trình sử dụng sản phẩm (tính chất tái chế cũng như tự phân hủy, không gây tổn hại cho môi trường tại các bãi rác thải và quá trình vận chuyển, lưu kho). Ngày nay, sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng được tiêu dùng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển. Tại mỗi quốc gia, sản phẩm được xem là thân thiện với môi trường khi và chỉ khi đáp ứng được tất cả các tiêu chí nhãn sinh thái và được cấp chứng nhận nhãn sinh thái. 11
  9. Câu hỏ i 3: Nhãn sinh thái là gì? Trả lờ i: Nhãn sinh thái là một danh hiệu của Nhà nước, cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng các sản phẩm đó. Hiện nay trên thế giới có khoảng 30 quốc gia, khu vực đã có nhãn sinh thái trên sản phẩm của mình như: Mỹ, EU, Nhật Bản và khu vực Nam Ả, Thái Lan, Xingapo... Nhãn sinh thái ở các quốc gia khác nhau được gọi bằng những tên gọi khác nhau, như: Xingapo gọi là “Nhãn xanh”, Thái Lan gọi là “Sản phẩm xanh”, Đức gọi là “Thiên thần xanh”, ở một số nước Bắc Âu lại gọi là “Thiên nga trắng”,... Từ năm 2009, Việt Nam đã xây dựng và thực hiện chương trình nhãn sinh thái, được gọi là Chương trình Nhãn xanh Việt Nam. Nhãn sinh thái còn khá mới ở Việt Nam, hiện nay mới chỉ có 5% hàng hóa, sản phẩm đủ tiêu chuẩn dán nhãn sinh thái. Kế hoạch tới năm 2020 sẽ có 10% số hàng xuất khẩu và 50% số hàng sản xuất tiêu dùng nội địa có nhãn sinh thái. Nhãn sinh thái nhằm khuyến khích nhu cầu tiêu dùng và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ít gây tác động đến môi trường và đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy cải thiện môi trường. Được dán nhãn sinh thái là một sự khẳng định uy tín 12
  10. của sản phẩm và của nhà sản xuất. Người tiêu dùng có trách nhiệm ngày nay thường quan tâm nhiều tới nguồn gốc và yếu tố môi trường của sản phẩm, họ sẵn sàng chấp nhận mua những sản phẩm có nhãn sinh thái với giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại. Nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của khách hàng. Do đó, rất nhiều nhà sản xuất đang đầu tư để sản phẩm của mình được công nhận là sản phẩm xanh, được dán nhãn sinh thái. Điều kiện để được dán nhãn sinh thái ngày càng khắt khe hơn. Nhãn sinh thái thường được xem xét và dán cho các sản phẩm tái chế từ phế thải (nhựa, cao su,...), các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm tác động xấu đến môi trường, các sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó ảnh hưởng tốt đến môi trường. Câu hỏ i 4: Các tiêu c hí xác đ ịnh mộ t sản phẩm thân thiện vớ i mô i trườ ng là gì? Trả lờ i: Một sản phẩm được gọi là thân thiện với môi trường khi đáp ứng được các tiêu chí sau: - Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường (các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, dễ phân hủy, ít chứa chất độc hại,...); 13
  11. - Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn về môi trường và sức khỏe thay cho các sản phẩm độc hại truyền thống; - Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì); - Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn (không phóng thích những chất ô nhiễm, loại bỏ hoặc ngăn ngừa sự lan truyền chất ô nhiễm hoặc cải thiện chất lượng chiếu sáng...). Câu hỏ i 5: Lợ i íc h c ủa việc dán nhãn sinh thái là gì? Trả lờ i: Dán nhãn sinh thái là một xu thế mới trong bối cảnh hiện nay. Việc dán nhãn sinh thái lên các sản phẩm thân thiện môi trường mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. - Đối với người tiêu dùng, họ hiểu rằng sản phẩm được dán nhãn sinh thái có lợi cho môi trường và cho sức khỏe, do đó sẽ có xu hướng sử dụng những sản phẩm này nhiều hơn. Cái lợi lớn nhất của người tiêu dùng là sức khoẻ được bảo đảm, nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến các sản phẩm tiêu dùng được loại bỏ nhờ những sản phẩm thân thiện với môi trường. Đồng thời, khi sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường người tiêu dùng đã gián tiếp thực hiện hành vi bảo vệ môi 14
  12. trường. Bởi thông qua thói quen tiêu dùng tốt này, bắt buộc nhà sản xuất đưa ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu, góp phần bảo vệ môi trường. - Đối với nhà sản xuất, dán nhãn sinh thái cũng là chương trình hướng tới cải thiện và duy trì chất lượng môi trường sống, thông qua việc giảm thiểu sử dụng và tiêu dùng năng lượng (thủy điện, than, dầu khí...), vật liệu cũng như các loại chất thải được sinh ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng phục vụ đời sống. Dán nhãn sinh thái làm cho các doanh nghiệp nhận thức ra được yêu cầu của việc nâng cao chất lượng, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất và thiết kế sản phẩm theo hướng giảm các tác động có hại tới tài nguyên và môi trường trong suốt quá trình khai thác nguyên liệu, sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ và tái chế sản phẩm,... Câu hỏ i 6: Nhãn xanh Việt Nam là gì? Trả lờ i: Nhãn xanh Việt Nam là loại nhãn được dùng để chỉ ra những sản phẩm có mức độ ưu tiên chung về môi trường cao hơn so với những loại sản phẩm khác trong cùng một nhóm sản phẩm trên cơ sở đánh giá những tác động và ảnh hưởng đến môi trường của toàn bộ chu trình luân chuyển (vòng đời) của sản phẩm. 15
  13. Nhãn xanh Việt Nam (tên tiếng Anh: Viet Nam Green Label) có biểu tượng là một con chim đang nằm trong tổ ấm, giữa một lùm cây lớn, ở phía trên là một dòng sông gợn sóng xanh. Những hình tượng này ẩn dụ ý nghĩa thân thiện với môi trường, bảo vệ sinh thái, quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời nói lên giá trị của các sản phẩm được dán Nhãn xanh Việt Nam. Nhãn xanh Việt Nam được gắn trên những sản phẩm, không chỉ tốt về chất lượng mà còn tốt trong tuân thủ các yêu cầu về môi trường trong quá trình sản xuất, sử dụng và tái chế, là sản phẩm tốt hơn sản phẩm cùng loại về tiết kiệm năng lượng và ít làm hại cho môi trường hơn. 16
  14. Câu hỏ i 7: Việc dán Nhãn xanh Việt Nam c ó ý nghĩa như thế nào ? Trả lờ i: Chương trình Nhãn xanh Việt Nam được xây dựng nhằm khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp thiết kế sản phẩm và tiến hành hoạt động theo hướng giảm các tác động có hại tới tài nguyên và môi trường trong suốt quá trình khai thác nguyên liệu, sản xuất, bao gói, vận chuyển, tiêu thụ và thải bỏ sản phẩm; tạo lập thị trường bền vững cho sản phẩm thân thiện với môi trường thông qua các cơ chế ưu đãi cho tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu dùng. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ được hưởng những ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí về bảo vệ môi trường. Việc xác nhận sản phẩm đủ điều kiện được gắn Nhãn xanh Việt Nam là hoạt động chứng nhận sự phù hợp của loại sản phẩm so với các yêu cầu của Tiêu chí Nhãn xanh do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố. Đặc biệt, trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng hiện nay, Nhãn xanh Việt Nam càng có ý nghĩa khi chúng ta tham gia vào các thị trường lớn và mạnh trên thế giới với những hàng rào kỹ thuật chặt chẽ như EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản,... 17
  15. Việc dán Nhãn xanh Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam ý thức rất rõ về xuất xứ sản phẩm, luôn sử dụng những sản phẩm có chất lượng cao và thân thiện với môi trường; tăng cường hợp tác với mạng lưới nhãn sinh thái trong khu vực và trên thế giới, thỏa thuận, công nhận, thừa nhận lẫn nhau với các hệ thống cấp nhãn sinh thái của các nước và các tổ chức quốc tế... Câu hỏ i 8: Nhãn năng lượ ng là gì? Trả lờ i: Nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng1. __________ 1. Theo Điều 39, Chương IX, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010. 18
nguon tai.lieu . vn