Xem mẫu

Diễn đàn “Bảo tồn Đa dạng Sinh học và Biến đổi Khí hậu”, Thảo cầm viên Saigon, 22/5/2010
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC
TRONG CÁC KHU ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Impacts of Climate Change to the Biodiversity
in the Wetlands and Natural Conservation Areas of the Mekong River Delta)
Lê Anh Tuấn
Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ
E-mail: latuan@ctu.edu.vn
Tóm tắt
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng hạ lưu cuối cùng của lưu vực sông Mekong trước
khi chảy ra biến. Dựa vào định nghĩa về đất ngập nước theo Công ước Ramsar (1971), ĐBSCL
được xem là vùng đất ngập nước lớn nhất Việt Nam xấp xỉ 4 triệu ha diện tích. Vùng này là nơi
có tính đa dạng sinh học phong phú. Đồng bằng có khoảng 280,000 ha rừng có thể phân làm 2
nhóm theo phân lọại sinh thái rừng đất ngập nước của Tổ chức Lương Nông (FAO, 1994): đất
ngập nước rừng tràm và đất ngập nước rừng sát ven biển. Toàn khu vực có 11 khu đất ngập nước
tự nhiên cần được bảo tồn. Các khu đất ngập nước này đang bị nguy cơ đe doạ bởi các yếu tố đe
doạ hệ sinh thái đất ngập nước bao gồm việc tháo nước hay san lấp các khu vực đất ngập nước
của con người, thay đổi các điều kiện thuỷ văn trong khu vực đất ngập nước, bị thoái hoá dần do
các ô nhiễm không có nguồn và do sự xâm chiếm của các sinh vật ngoại lai. Hiện nay, quần thể
thực vật đất ngập nước còn bị đe doạ bởi các ảnh hưởng của vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu và
sự dâng lên của nước biển. Sự hình thành các công trình trên hệ thống sông Mekong ở thượng
nguồn như đập nước – hồ chứa của các nhà máy thủy điện, các khu công nghiệp, các khu dân cư
tập trung ở dọc theo bờ sông làm mất dần diện tích và chất lượng sinh học ở các khu đất ngập
nước và rừng ngập nước khiến sự đa dạng sinh học của các thực vật vùng đất này bị đe dọa suy
giảm.
Bài báo cáo này khái quát các nguy cơ tiềm năng đe dọa tính đa dạng sinh học ở trong các khu
đất ngập nước và bản tồn thiên nhiên ở vùng ĐBSCL do các tác động của hiện tượng biến đổi
khí hậu và nước biển dâng cũng như các hệ thống công trình ở thượng nguồn khu vực. Cuối cùng
là các đề xuất về chính sách ứng phó nhằm giảm thiểu các nguy cơ và bảo vệ các hệ sinh thái
quý giá của vùng này.
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, Đa dạng sinh học, Đất ngập nước, Bảo tồn thiên nhiên.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 1
“Tác động của Biến đổi Khí hậu lên tính Đa dạng Sinh học trong các khu Đất ngập nước và Bảo
tồn Thiên nhiên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”, Lê Anh Tuấn

Diễn đàn “Bảo tồn Đa dạng Sinh học và Biến đổi Khí hậu”, Thảo cầm viên Saigon, 22/5/2010
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------1.
BỐI CẢNH KHU VỰC
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng hạ lưu cuối cùng của sông Mekong trước khi đổ ra biển
Đông và vịnh Thái Lan. Đồng bằng nằm trọn vẹn trong khu vực Châu Á gió mùa, khí hậu nóng
và ẩm. Đất của vùng ĐBSCL hình thành chủ yếu là do sự bồi tụ phù sa sông Mekong với diện
tích tự nhiên rộng trên 4 triệu hecta. Toàn đồng bằng có hơn 2,1 ha là đất canh tác, chủ yếu là
canh tác lúa và nuôi trồng thủy sản. Dân số vùng đồng bằng là hơn 18,6 triệu người (2009) sống
tập trung dọc theo các nguồn nước như vùng ven sông Hậu và sông Tiền, vùng trũng tứ giác
Long Xuyên – Hà Tiên, vùng Đồng Tháp Mười, vùng ven biển và vùng lõm bán đảo Cà Mau.
Mỗi năm, từ tháng 5 đến tháng 10, vùng ĐBSCL nhận được từ 1.800 – 2.200 mm lượng mưa rơi.
Kết hợp giữa lũ trên sông chính, lượng nước tràn từ biên giới Campuchea, mưa tại chỗ và ảnh
hưởng của thủy triều biển Đông và vịnh Thái Lan khiến nhiều nơi vùng ĐBSCL bị ngập nước,
dao động trong khoảng 1,2 – 1,9 triệu ha. Dọc theo 600 km vùng ven biển, thủy triều đã đẩy
nước mặn vào làm khoảng 500.000 ha đất bị nhiễm mặn. Ngoài ra, vùng ĐBSCL còn có 2 triệu
ha đất nhiễm phèn. Có thể nói, gần như toàn bộ ĐBSCL là một vùng đất ngập nước lớn nhất Việt
Nam (Tuan và Wyseure, 2007), trong đó nhiều kiểu hình đất ngập nước rất đa dạng khác nhau.
Nếu so sánh với tổng diện tích đất ngập nước ở Việt Nam, ước lượng vào khoảng 5.810.000
hecta (Dực, 1998; Scott, 1989), thì diện tích đất ngập nước ở ĐBSCL chiếm từ 65 -70% diện tích
đất ngập nước toàn quốc. Hình 1 là bản đồ các khu đất rừng ngập nước ở ĐBSCL, trên bản đồ có
ghi tên 11 vùng đất ngập nước cần được bảo tồn theo tổ chức Birdlife International (1999), chi
tiết ở Bảng 1.

Hình 1: Bản đồ đất ngập nước rừng ở ĐBSCL (Nhân, 1997)

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 2
“Tác động của Biến đổi Khí hậu lên tính Đa dạng Sinh học trong các khu Đất ngập nước và Bảo
tồn Thiên nhiên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”, Lê Anh Tuấn

Diễn đàn “Bảo tồn Đa dạng Sinh học và Biến đổi Khí hậu”, Thảo cầm viên Saigon, 22/5/2010
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Bảng 1: Môi trường sống của 10 khu đất ngập nước ưu tiên bảo tồn (Birdlife International, 1999)
Kiểu môi
trường sống
Vùng trồng
đước
Vùng đước
tái sinh
Vùng đước
lâu năm
Bãi bùn
Đầm lầy
dừa nước
Vùng định cư
và canh nông
Vùng đầm lầy
mở
Đồng cỏ
Đồng cỏ xen
tràm

Tổng (ha)

Tràm
Chim

Láng
Sen

Tổng

Bãi
Bồi

Đất
Mũi

2.344

3.077

5.421

748

1.134

1.882

771

711

1.504

1.050

2.554

646

720

283

486

519
1.022

2.012

12.140

222

727

2.101

1.019

1.366
47

154

557

2.225

519

90

20

520

23 21.027

1.721

8.509

85

379

3.609

2.621
14.303

429

881

7.238

1.606

71

71

510

955

5.500

2.309

3.188

568

581

2.099

62

5.066

861

1.644

4.123

5.525

1.872

1.040

Tràm trồng
Tràm trưởng
thành

Diện tích các vùng đất ngập nước bảo tồn (ha)
Lung
Vồ
U Minh Hà
Trà Tỉnh
Ngọc
Dơi
Thượng Tiên
Sư Đội
Hoàng

2.713 10.992

22.918

14.388

970

5.514
16.255

7.740

3.280 77.299

ĐBSCL có 280.000 ha rừng có thể phân làm 2 nhóm theo sinh thái rừng đất ngập nước (FAO,
1994): đất ngập nước rừng tràm và đất ngập nước rừng sát ven biển. Vùng ĐBSCL có khoảng 22
khu vực đất rừng ngập nước tập trung (cả nước ngọt và nước mặn) có giá trị cao trong hệ sinh
thái khu vực. Các khu rừng ngập nước là nơi lưu trữ carbon, giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ nguồn
nước, điều hòa khí hậu và cung cấp dưỡng chất cho hệ sinh thái. Trong các khu rừng ngập mặn,
thống kê có 38/46 loài cây có giá trị kinh tế, phổ biến là các loài mắm trắng, đước, bần trắng, bần
chua, vẹt tách, dà quánh, dà vôi, giá, cóc vàng, dừa nước. Các vùng này là nơi cư trú cho nhiều
loài cá và động vật thủy sinh ven biển. Tại các khu rừng tràm nội địa, có thể thống kê có đến 77
loài cây tràm hiện diện. Sự gia tăng dân số, ước tính mức tăng 2,3% tạo nên một áp lực lên hệ
sinh thái nhiệt đới và tài nguyên khu vực. Suốt 2 thập niên vừa qua, nhiều khu rừng ngập mặn đã
bị tàn phá để dành chỗ cho việc nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là nuôi tôm, các loài cá và nghêu
sò. Nhìn chung, các vùng đất ngập nước quan trọng đang bị đe dọa do khai thác thiếu tái tạo và
quản lý yếm kém. Một nghiên cứu ước tính cứ mỗi hecta đất rừng ngập mặn bị tàn phá có thể
gây tổn thất chừng 0,7 tấn cá vùng ven biển hằng năm (Hang and An, 1999).
2.
XU THẾ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Nhiều nghiên cứu và phân tích khoa học trong các năm qua cho thấy khí hậu ở vùng ĐBSCL
đang có những biểu hiện thay đồi trong quá khứ đện tại hiện tại và sẽ tiếp tục thay đổi trong
tương lai. Vùng ĐBSCL được xác nhận là nơi chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu và
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 3
“Tác động của Biến đổi Khí hậu lên tính Đa dạng Sinh học trong các khu Đất ngập nước và Bảo
tồn Thiên nhiên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”, Lê Anh Tuấn

Diễn đàn “Bảo tồn Đa dạng Sinh học và Biến đổi Khí hậu”, Thảo cầm viên Saigon, 22/5/2010
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------nước biển dâng (IPCC, 2001, 2007). Cán cân tài nguyên nước ở vùng ĐBSCL sẽ có những thay
đổi có ý nghĩa trong tương lai (ADB, 1994; MONRE, 2003). Hanh và Furukawa (2007) đã chỉ ra
các bằng chứng cho thấy mực nước biển trung bình đo được tại Vũng Tàu (Biển Đông) đã gia
tăng 25 cm trong 20 năm qua; sự dâng lên nước biển trong khu vực cũng gây nên hiện tượng sạt
lở ven biển. Quan sát cũng cho thấy hiện tượng sạt lở ven biển xảy ra suốt 60 km dọc theo khu
vực Gành Hào. Rủi ro ở ĐBSCL, bao gồm cả hạn hán và lũ lụt, sẽ gia tăng với các trận mưa có
cường độ cao và các ngày hạn kéo dài (Peter và Greet, 2008). Dựa vào kết quả phân tích và chi
tiết hóa qua mô hình PRECIS, Supparkorn (2008) đã cảnh báo hạn hán sẽ nặng nề hơn ở các
vùng ven biển Việt Nam trong mùa khô. Điều này đồng hành với sự gia tăng xâm nhập mặn vào
vùng ven biển. Tuan and Supparkorn (2009), qua sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí
hậu – Đại học Cần Thơ (Việt Nam) và Trung tâm START vùng Đông Nam Á, Đại học
Chulalongkorn (Thái Lan) cho thấy so với số liệu khí hậu nền của thập niên 1980, sang thập niên
2030, nhiệt độ cao nhất trung bình trong mùa khô sẽ gia tăng từ 33-35°C lên 35-37°C; lượng
mưa đầu vụ Hè Thu (15/4 - 15/5) sẽ giảm chừng 10-20% và biên ngập lũ vào tháng 9 – tháng 10
có xu thế mở rộng về phía bán đảo Cà Mau. Áp thấp nhiệt đới và bão có khuynh hướng gia tăng
vào cuối năm và số trận bão lốc đổ bộ trực tiếp vào vùng ven biển ĐBSCL sẽ có xu thế gia tăng.
Bảng 2 cho thấy xu thế các yếu tố khí hậu xuất hiện trong tương lai ở ĐBSCL.
Bảng 2: Xu thế thay đổi khí hậu và các thiên tai khác ở ĐBSCL trong 3 thập kỷ sắp tới
Yếu tố khi hậu
Xu thế
Khu vực bị tác động chủ yếu
Nhiệt độ max, min, trung bình mùa khô

An Giang, Đồng Tháp, Long An,
Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang

Số ngày nắng nóng trên 35°C mùa khô

Các vùng giáp biên giới với
Cambodia, vùng Tây sông Hậu

Lượng mưa đầu mùa (tháng 5, 6, 7)
Lượng mưa cuối mùa (tháng 8, 9, 10)

Toàn đồng bằng SCL
Các vùng ven biển ĐBSCL

Lốc xoáy – gió lớn – sét

Các vùng ven biển, hải đảo ĐBSCL

Mưa lớn bất thường (> 100 mm/ngày)

Các vùng ven biển bán đảo Cà Mau,
vùng giữa sông Tiền và sông Hậu

Áp thấp nhiệt đới và bão ven biển

Các vùng ven biển bán đảo Cà Mau,
vùng giữa sông Tiền và sông Hậu

Lũ lụt (diện tích ngập và số ngày ngập)

Vùng Tứ giác Long Xuyên – Hà
Tiên, vùng Đồng Tháp mười, vùng
giữa sông Tiền và sông Hậu

Nước biển dâng - Xâm nhập mặn
Sạt lở

Các tỉnh ven biển
Các tỉnh ven biển, vùng giữa sông
Tiền và sông Hậu

Tác động của triều cường

Toàn đồng bằng

Sự thay đổi mực nước ngầm

Toàn đồng bằng

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 4
“Tác động của Biến đổi Khí hậu lên tính Đa dạng Sinh học trong các khu Đất ngập nước và Bảo
tồn Thiên nhiên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”, Lê Anh Tuấn

Diễn đàn “Bảo tồn Đa dạng Sinh học và Biến đổi Khí hậu”, Thảo cầm viên Saigon, 22/5/2010
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------3.
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC KHU
ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
Đất ngập nước có nhiều chức năng quan trọng trong cân bằng nguồn nước, kiểm soát lũ lụt, bổ
sung nguồn nước ngầm, xử lý nước thải, bảo tồn sự đa dạng sinh học và cung ứng các điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển rừng. Sự hiện hữu các vùng đất ngập nước có ý nghĩa tích cực về mặt
xã hội - văn hóa và nhiều cơ hội cho các nghiên cứu và giáo dục môi trường sinh thái (Tuấn et.al,
2009). Các vùng bảo tồn đất ngập nước tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có tính đa dạng
sinh học cao nhưng rất nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố thời tiết cực đoan và khí hậu
thay đổi. Sự dâng mực nước trong tương lai làm cho các nguồn dinh dưỡng và đặc tính sinh –
hóa – lý của dòng chảy thay đổi cũng sự hiện tượng ngập thay đổi sẽ là mối đe dọa mới cho các
hệ sinh thái khu vực. Một số các tác động này lên sự tổn thương về đa dạng sinh học các vùng
đất ngập nước có thể phỏng đoán như phân tích ở Bảng 3.
Bảng 3: Một số tác động do biến đổi khí hậu lên tính đa dạng sinh học vùng đất ngập nước
Các tổn thương về đa dạng sinh học
Xu thế biến đổi
Tác động lên
đất ngập nước tự nhiên
khi hâu
đặc điểm tự nhiên
• Khô hạn
Cây khô và chết nhiều hơn
• Thiếu nước ngọt
Nguy cơ cháy rừng lớn
Nhiệt độ
Sự tăng trưởng thực vật chậm lại
• Bốc hơi cao
tăng cao
Nguồn cá giảm sút
• Nước ngầm sụt giảm
Muỗi, sâu bệnh, chuột gia tăng số lượng
• Phèn xuất hiện
Nguồn lương thực bị sút giảm
• Nhiễm mặn cao hơn
Chu kỳ sinh học bị thay đổi
• Thiếu mưa đầu vụ
Lượng mưa
Ảnh hưởng sự ra hoa và kết trái của thực vật
• Tăng mưa cuối vụ
phân bố bất
Cây con bị hư hại
• Mưa lớn bất thường
thường
Dòng chảy thay đổi
• Ngập úng cục bộ
Nguồn lương thực bị sút giảm
Xáo trộn hệ sinh thái
• Xâm nhập mặn sâu hơn
Nhiều loài động và thực vật nước lợ và
• Thu hẹp diện tích đất
Nước biển dâng
nước ngọt có thể bị chết
• Xâm thực – xói lở mạnh
Một số vùng đất rừng sát bị hủy diệt
• Triều cường lớn hơn
Nguồn lương thực bị sút giảm
• Tàn phá vùng ven biển
Rừng bị tàn phá, gãy đổ
• Đẩy nước mặn vào sâu
Các vườn chim bị hư hại và giảm sút
Bão - lốc xoáy
Một số động vật rừng bị tiêu diệt
• Ngập úng cục bộ
Giảm chất lượng đất và nước
• Ô nhiễm sau bão tăng
Biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác sẽ tác động không chỉ ở khu vực
ĐBSCL mà còn ảnh hưởng lên toàn bộ lưu vực sông Mekong làm tình hình thêm nghiêm trọng.
Do nhu cầu phát triển kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh lương thực và sức ép dân số, … khiến
các nước ở thượng nguồn sông Mekong sẽ quyết tâm đẩy mạnh việc khai thác nguồn nước sông
Mekong. Các đập thủy điện, công trình chuyển nước sông cho các vùng khô hạn, sự hình thành
các khu công nghiệp, khu dân cư dọc theo 2 bờ sông sẽ làm tình hình thêm nghiêm trọng. Hệ quả
là dòng chảy sông Mekong sẽ thất thường hơn, mùa khô càng ít nước và mùa lũ sẽ nặng nền hơn,
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 5
“Tác động của Biến đổi Khí hậu lên tính Đa dạng Sinh học trong các khu Đất ngập nước và Bảo
tồn Thiên nhiên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”, Lê Anh Tuấn

nguon tai.lieu . vn