Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ SỬ DỤNG PHẦN MỀM DREAMWEAVE ĐỂ THIẾT KẾ CÁC BÀI THỰC HÀNH VI SINH VẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐINH THỊ KIM NHUNG Trường ĐHSP Hà Nội 2 Email: dtknhung@gmail.com Tóm tắt: Việc ứng dụng phần mềm Dreamweave để khai thác và xây dựng nội dung, thao tác các bài thực hành và hình ảnh các mẫu vật chuẩn dưới dạng file mềm là đĩa CD thực sự cần thiết, phục vụ cho nhu cầu của cả người dạy và người học, giảm thiểu thời gian lên lớp và tạo hứng thú học, giúp người học tự tìm tòi, khám phá kiến thức theo định hướng phát triển năng lực. Hình thành kiến thức, trang bị các kỹ năng thông qua thực hành đóng vai trò rất quan trọng. Kết quả chúng tôi đã sử dụng phần mềm Dreamweave để thiết kế đĩa CD dưới dạng website, gồm 10 bài thực hành. Mục tiêu nhằm rèn luyện kỹ năng sử dụng thiết bị thí nghiệm, nghiên cứu khoa học môn Vi sinh và Công nghệ Vi sinh thông qua đó rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện khoa học, đặc biệt giúp người học gắn kết với các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống theo định hướng phát triển năng lực. Từ khóa: Thực hành, vi sinh vật, dreamweave, phát triển, năng lực. 1. MỞ ĐẦU Những thay đổi cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông là: Chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học phát triển năng lực học sinh. Thay đổi quy trình xây dựng chương trình, theo quy trình sơ đồ ngược. Hiện nay, chương trình thành 2 giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn định hướng ngành nghề. Xây dựng chương trình mở: Một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa. Chương trình được xây dựng theo hướng tích hợp sâu ở lớp dưới và phân hóa dần ở lớp trên. Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học: Chuyển từ dạy học thông báo sang phương pháp dạy học chủ yếu là tìm tòi khám phá (inquiry/explore). Đổi mới phương pháp đánh giá theo định hướng đánh giá năng lực học sinh. Trong giáo dục Sinh học cấp THPT theo hướng: Định hướng ngành nghề; phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, hướng tới ứng dụng thực tiễn; tiếp cận chương trình quốc tế, giáo dục STEM, cách mạng 4.0; dạy học tích hợp và phân hóa hướng đến khả năng của người học; dạy tự học, cá nhân hóa người học [5]. Trong phân phối chương trình môn Sinh học THPT có Sinh học VSV và virus là một chủ đề nội dung của chương trình lớp 10 và một chuyên đề Công nghệ VSV trong xử lý ô nhiễm môi trường. Vấn đề đặt ra các môn học, trong đó Thực hành Vi sinh vật cũng cần thay đổi, đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa ở phổ thông. Dựa trên tinh thần đó chúng tôi tiến hành thiết kế đĩa CD thực hành Vi sinh vật nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu giúp người học theo định hướng tìm tòi khám phá, theo định hướng phát triển năng lực. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu văn bản Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về Đổi mới Giáo dục và phương pháp dạy học. Thu thập, nghiên cứu và phân tích các tài liệu liên quan đến dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Thực hành bộ môn Vi sinh vật, các hình ảnh, video mẫu vật thực hành [3]. Trong các dạng dạy học theo định hướng phát triển năng lực, xét trên điều kiện cụ thể với phần thực hành Vi sinh vật gồm 10 bài thực hành soạn theo khung bao gồm: Mục tiêu, nội 28
  2. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 dung và trong từng thí nghiệm có hướng dẫn chuẩn bị vật liệu thí nghiệm, kỹ thuật thực hiện, quan sát thí nghiệm, câu hỏi kiểm tra đánh giá. - Sử dụng phần mềm Dreamweave để khai thác và xây dựng nội dung, thao tác các bài thực hành và hình ảnh các mẫu vật chuẩn dưới dạng file mềm, ứng dụng thiết kế đĩa CD Thực hành Vi sinh vật. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Chương trình Dạy học theo định hướng phát triển năng lực Giáo dục định hướng phát triển năng lực (định hướng phát triển năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là ”sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của người học. Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình định hướng phát triển năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực. Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. Người học cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình. Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra. Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của người học. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện [5]. Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lực được sử dụng như sau: Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành; trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực; năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn...; mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy học. Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cốt giáo dục theo UNESCO: 29
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Hình 1. Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cốt giáo dục theo UNESCO Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này. Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực. có khá nhiều định nghĩa về năng lực. Có thể hiểu một cách đơn giản “năng lực là khả năng thực hiện một hoạt động có ý nghĩa. Khi thực hiện hoạt động này, người ta phải vận dụng kiến thức, kinh nghiệm sẵn có, sử dụng các kỹ năng bản thân một cách chủ động và trách nhiệm”. Với cách hiểu như vậy, việc dạy học định hướng năng lực về bản chất chỉ là mở rộng mục tiêu dạy học hiện tại. Việc dạy học thay vì chỉ dừng ở hướng tới mục tiêu dạy học hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ tích cực ở học sinh thì còn hướng tới mục tiêu xa hơn, đó là phát triển khả năng thực hiện các hành động có ý nghĩa đối với người học. Nói một cách khác, việc dạy học định hướng năng lực về bản chất không thay thế mà chỉ mở rộng hoạt động dạy học hướng nội dung bằng cách tạo một môi trường, bối cảnh cụ thể để học sinh được thực hiện các hoạt động vận dụng kiến thức, sử dụng kỹ năng và thể hiện thái độ của mình. Như vậy, việc dạy học định hướng năng lực được thể hiện ở các trong các thành tố quá trình dạy học như sau: - Về mục tiêu dạy học: Mục tiêu kiến thức: ngoài các mục tiêu về nhận biết, tái hiện kiến thức cần có những mục tiêu về vận dụng kiến thức trong các tình huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế. Với các mục tiêu về kỹ năng cần có thêm những mục tiêu rèn luyện các kỹ năng thực hiện hoạt động đa dạng. - Về phương pháp dạy học: Ngoài cách dạy học thuyết trình cung cấp kiến thức cần tổ chức hoạt động dạy học thông qua trải nghiệm, giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn. Thông thường, qua một hoạt động học tập, học sinh sẽ được hình thành và phát triển không phải một loại năng lực mà là được hình thành, đồng thời nhiều năng lực hoặc nhiều năng lực thành tố mà ta không cần tách biệt từng thành tố trong quá trình dạy học. - Về nội dung dạy học: Cần xây dựng các hoạt động, chủ đề, nhiệm vụ đa dạng gắn với thực tiễn. - Về kiểm tra, đánh giá: Về bản chất, đánh giá năng lực cũng phải thông qua đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của học sinh. 30
  4. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Như vậy, để hình thành và phát triển năng lực cho người học, cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau, đặc biệt cần tổ chức các hoạt động học tập gắn liền với thực tiễn để kích thích và hoạt động hóa người học. 3.2. Sử dụng phần mềm Dreamweave để thiết kế các bài thực hành vi sinh vật theo định hướng phát triển năng lực Sinh học là ngành khoa học thực nghiệm, vì vậy vai trò thực nghiệm chiếm vị trí trọng yếu trong quá trình nhận thức. Quá trình thực hiện các bài thực hành bộ môn người dạy có thể hướng người học tới tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, lấy người học làm trung tâm cho quá trình nhận thức nghĩa là nhấn mạnh vai trò của người học. Khi thiết kế tiến trình dạy học theo phương pháp truyền thống thường nhấn mạnh vai trò của người dạy và thực hiện theo 5 bước lên lớp. Nếu áp dụng phương pháp dạy truyền thông trong thực hành bộ môn sẽ tốn nhiều thời gian, quá trình nhận thức bị động, hiệu quá không cao. Chính vì vậy, cần đổi mới phương pháp dạy đưa người học chủ động trong quá trình nhận thức theo tiến trình các hoạt động: Khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng, mở rộng. Quy trình này được áp dụng vào 10 bài thực hành vi sinh vật cụ thể giúp phát huy năng lực người học. Kết quả của từng bài thực hành cần được đánh giá thông qua tiêu chí từng hoạt động của bài thực hành cụ thể. Với đặc thù của bộ môn Vi sinh là những tiết thực hành thí nghiệm đòi hỏi sự tỷ mỹ, khéo léo trong lựa chọn, xử lý cố định, nhuộm tiêu bản mẫu tới việc sử dụng các môi trường nuôi cấy... Vì vậy, từ những ưu việt của internet cũng như những phần mềm tin học, chúng ta có thể tận dụng chúng để sưu tầm, lựa chọn và thiết kế công cụ hỗ trợ cho giáo viên và sinh viên trong việc dạy và học Thực hành Vi sinh vật theo định hướng phát triển năng lực. Sử dụng website như một công cụ hỗ trợ thu thập thông tin: để nghiên cứu một quá trình sinh học nào đó bao giờ cũng xuất phát từ việc thu thập các thông tin có liên quan như: hình ảnh, thí nghiệm, thực nghiệm [1], [2]. Các thông tin này có thể tìm thấy trong phần kiến thức trọng tâm, thông tin bổ sung, bài giảng điện tử... các đoạn video minh họa được đưa vào website là các quá trình thực hiện các thí nghiệm mà chúng ta có thể tự nghiên cứu, quan sát trước khi thực hiện các bài thí nghiệm. Vì vậy, trong thời gian rất ngắn sinh viên có thể hiểu được một vấn đề mới chuẩn bị được thực hiện hoặc giúp làm sáng tỏ một nguyên lý, củng cố phần lý thuyết đã học. Từ những thông tin trên sẽ giúp sinh viên tự chủ động tìm tòi, lĩnh hội, khắc sâu được kiến thức và hiểu rõ bản chất vấn đề. Nội dung 10 bài thực hành Vi sinh vật được biên soạn [3] bao gồm các phần: Mục tiêu, nội dung và kiểm tra đánh giá cho từng thí nghiệm và cho mỗi bài thực hành. Bài soạn được chuyển sang poewerpoint cho 10 bài thí nghiệm tù bài 1 đến bài 10. Ví dụ: Bài 10. Bµi 10. Qu¸ tr×nh cè ®Þnh nit¬ ph©n tö A. Môc tiªu Sau bµi nµy sinh viªn cã thÓ tù m×nh thùc hiÖn: - N¾m v÷ng c¬ chÕ qu¸ tr×nh cè ®Þnh ®¹m - Lªn tiªu b¶n quan s¸t vi khuÈn cè ®Þnh Nit¬ - §Æt thµnh c«ng c¸c thÝ nghiÖm Hình 2. Bài 10 - Quá trình cố định nitơ phân tử 31
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Trên cơ sở tài liệu tìm kiếm được dưới dạng sách, ảnh từ internet, ảnh chụp mẫu làm chuẩn, chúng tôi phân loại và sắp xếp lại tài liệu thành công cụ hỗ trợ tự học bằng cách sử dụng phần mềm Dreamweaver tạo CD tài liệu dưới giao diện website. Dreamweaver là một công cụ dẫn đầu trong các công cụ phát triển web, cho phép người dùng thiết kế hiệu quả, phát triển và bảo trì website dựa trên các chuẩn từ đầu đến cuối, việc tạo và bảo trì website đến các ứng dụng cao cấp được thực hành tối đa và các công nghệ mới nhất. Phần mềm này hỗ trợ và chỉ dẫn người dùng phát triển kỹ năng của họ và mở rộng công nghệ web, dễ dàng tiện lợi và nhanh chóng bắt kịp công nghệ và phương pháp học mới [1]. Trước khi thiết kế trang Web cần thực hiện các khâu chuẩn bị theo sơ đồ sau: Thu thập tài liệu về Dreamweaver, Internet, tự học… Thực hành tìm kiếm tài liệu Tìm kiếm Code phù hợp cho trang trên Internet web, chương trình chạy tự động cho đĩa CD, code chương trình chạy media trên web, thiết kế logo, banner… Tổ chức lại tài liệu tìm kiếm được (chia từng thư mục vào Thực hành thiết kế website bằng chương, phần cụ thể…) phần mềm Dreamweaver 8.0 Thiết kế sản phẩm Hình 3. Sơ đồ quy trình thiết kế website Xây dựng trang web Bước 1. Chuẩn bị - Tạo một thư mục đặt tên Thực hành Vi sinh vật - Copy các file có sẵn có tên - Paste toàn bộ các file có sẵn được liệt kê trong danh sách trên vào thư mục Thực hành Vi sinh được kết quả như hình 1 dưới đây. Hình 4. Giao diện file Thực hành Vi sinh vật 32
  6. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Bước 2. Thiết kế trang chủ - Nhấp chuột phải vào trangchu.html  Open with  Dreamweaver8 như trình bày hình 5. Hình 5. Cách thiết kế trang chủ Chương trình thực hành Vi sinh có 10 bài, kích vào từng bài sẽ ra nội dung cụ thể, phần này phục vụ cho giáo viên trong giảng dạy thực hành hoặc sinh viên tự học. Hình 6. Giao diện toàn bộ các slide của bài 1 - Giao diện của phần mềm Dreamweaver tương tự như một số trình soạn thảo văn bản như word, powerpoint,… do đó rất thân thuộc với người thiết kế. - Với giao diện này, người thiết kế có thể chèn một bức ảnh, văn bản, phim,… sau đó dùng các công cụ sẵn có trên giao diện để định dạng. - Để chèn văn bản, hình ảnh cần lưu ý: + Với văn bản nhập trực tiếp vào vị trí cần. + Để chèn hình ảnh:  Copy hình ảnh cần cho thiết kế trang chủ  paste vào thư mục IMAGES  Mở trangchu.html bằng phần mềm Dreamweaver 33
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ  Click vào vị trí cần chèn  Insert  Image  Lựa chọn hình ảnh cần chèn trong thư mục IMAGES  OK. Hình 7. Cách chèn hình ảnh  Điều chỉnh kích thước của hình ảnh cho phù hợp. Bước 3. Thiết kế trang con - Copy trangchu.html  đổi tên thành trang con giả sử chuong 1.html. - Tạo thư mục dữ liệu của chuong 1.html (hình 4): + Tạo thư mục mới đặt tên chuong 1 + Copy thư mục player  paste vào thư mục chuong 1 + Mở thư mục này theo trình tự: chuong 1  player  loading  movies + Quay lại thư mục loading  mở file play_list.xml bằng Dreamweaver để chỉnh đường liên kết các video với bài 1.html Bước 4: Tạo liên kết giữa trang chủ và trang con như sau: - Mở trangchu.html bằng Dreamweaver. - Chọn đoạn ký tự cần liên kết “Sinh lý tế bào thực vật”  link  chuong 1  player  loading  index.html  OK. - Lưu lại nội dung trên chuong 1.html nhấn Ctrl + S hoặc để lưu lại và xem trên trình duyệt  nhấn F12  Enter (hình 5). - Thực hiện tương tự với trang con cho bài 2, bài 3… Hình 8. Giao diện một trang con ví dụ hình ảnh bài 1 34
  8. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Ví dụ minh họa: Bài 5. Nghiên cứu một số cấu tạo tế bào vi sinh vật Hình 9. Giao diện toàn bộ các slide của bài 5-Nghiên cứu một số cấu tạo tế bào vi sinh vật Kết quả xây dựng kho dữ liệu và thu thập được 16 tài liệu là sách và 81 video minh họa cho một số quá trình trong thực hành vi sinh vật; sử dụng phần mềm Dreamweave để khai thác và xây dựng nội dung, thao tác các bài thực hành và hình ảnh các mẫu vật chuẩn dưới dạng file mềm, ứng dụng thiết kế đĩa CD Thực hành Vi sinh vật. Đĩa CD này có vai trò hỗ trợ tự học của sinh viên dưới dạng website gồm: Phần văn bản là kiến thức cơ bản trong vi sinh vật và Video minh họa; sách hỗ trợ nghiên cứu người học chuyên ngành vi sinh vật. Thiết kế đĩa CD dưới dạng website, gồm 10 bài thực hành giúp người học rèn luyện kỹ năng sử dụng 35
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ thiết bị thí nghiệm, nghiên cứu khoa học môn Vi sinh và Công nghệ Vi sinh, thông qua đó rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện khoa học, đặc biệt giúp người học gắn kết với các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống theo định hướng phát triển năng lực. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Hình thành và phát triển năng lực cho người học, cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau, đặc biệt cần tổ chức các hoạt động học tập gắn liền với thực tiễn để kích thích và hoạt động hóa người học. Kết quả thu thập được 16 tài liệu là sách và 81 video minh họa cho một số quá trình trong thực hành vi sinh vật; sử dụng phần mềm Dreamweave để khai thác và xây dựng nội dung, thao tác các bài thực hành và hình ảnh các mẫu vật chuẩn dưới dạng file mềm, ứng dụng thiết kế đĩa CD Thực hành Vi sinh vật. Đĩa CD này có vai trò hỗ trợ tự học của sinh viên dưới dạng website gồm: Phần văn bản là kiến thức cơ bản trong vi sinh vật và Video minh họa; sách hỗ trợ nghiên cứu người học chuyên ngành vi sinh vật. Thiết kế đĩa CD dưới dạng website, gồm 10 bài thực hành giúp người học rèn luyện kỹ năng sử dụng thiết bị thí nghiệm, nghiên cứu khoa học môn Vi sinh và Công nghệ Vi sinh thông qua đó rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện khoa học, đặc biệt giúp người học gắn kết với các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống theo định hướng phát triển năng lực. Tiếp tục sưu tầm, bổ sung vào kho dữ liệu các video minh họa cho các quá trình trong sinh lý học vi sinh vật một cách đầy đủ, Việt hóa hoặc tạo phụ đề tiếng Việt cho các video đã sưu tầm được; chuyển một phần nội dung của đĩa CD thực hành Vi sinh vật lên internet, tiến tới thiết lập trang web hỗ trợ tự học môn vi sinh vật; điều tra, lấy ý kiến phản hồi, hiệu quả từ sinh viên khi sử dụng đĩa CD thực hành Ví sinh vật. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Việt An (2006), Học và thực hành thiết kế Web chuyên nghiệp Dreamweaver 8, NXB Giao thông vận tải. [2] Nguyễn Thành Đạt (2001), Vi sinh vật học, tập 1,2, NXB Giáo dục. [3] Mai Thị Hằng, Đinh thị Kim Nhung, Vương Trọng Hào. (2011). Thực hành vi sinh vật học, NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội. [4] Chu Văn Mẫn (2009), Tin học trong công nghệ sinh học, NXB Giáo dục Việt Nam. [5] Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. Title: USE OF DREAMWEAVER SOFTWARE TO DESIGN FOR MICROBIOLOGYCAL PRACTICES IN DIRECTION OF CAPACITY DEVELOPMENT Abstract: Information Technology (IT ) has penetrated into most fields of scientific research, and become indispensable to manufacturing, education, training and political, social activities. In education - training, IT is applied in all subjects, especially the natural sciences and significantly increases the education quality in both theory and practice. Microbiology is a science that requires meticulous, ingenious, especially when performing exercises. Applying Dreamweaver software to construct contents, exercises and the images of standard samples into a CD-based website is really necessary to serve the needs of both teachers and students, consequently reduces class-attending time and creates more interest in practicing. Keywords: Practice, Microbiology, Dreamweaver, development, capacity. 36
nguon tai.lieu . vn