Xem mẫu

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THANH THỦY 1, *, MAI SỸ TUẤN 2, ** 1 Nhà xuất bản Giáo dục * Email: thuynxbgd69@gmail.com 2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ** Email: tuanmaisy@gmail.com Tóm tắt: Khoa học (Science) là môn học ở cấp Trung học cơ sở của hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới như Anh, Mỹ, Úc, Canada, Singapore,… và là tên gọi tương đương với môn Khoa học Tự nhiên ở Việt Nam. Môn Khoa học Tự nhiên là môn học mới trong Chương trình Giáo dục phổ thông (CT GDPT), được xây dựng dựa trên các mạch nội dung của Vật lý, Hóa học và Sinh học và Khoa học về Trái Đất. Vì vậy, rất cần thiết có những nghiên cứu, phân tích và học hỏi từ kinh nghiệm sách giáo khoa (SGK) của các nước có nền giáo dục tiên tiến. SGK môn Khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực cần được đổi mới không chỉ cách lựa chọn nội dung, phương pháp tiếp cận, ngôn ngữ sử dụng,... mà cả về bố cục và hình thức trình bày. Một cuốn SGK theo định hướng phát triển năng lực cần tạo nhiều tình huống cho học sinh hoạt động, nhất là các hoạt động vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Sách được trình bày theo 2 tuyến: tuyến hình thành kiến thức, cung cấp thông tin chủ yếu và tuyến định hướng các hoạt động, mở rộng thêm thông tin. Hai tuyến này cần hài hòa, giúp học sinh không chỉ chiếm lĩnh tri thức mà còn khơi gợi niềm đam mê khám phá khoa học và vận dụng các kiến thức khoa học vào thực tiễn. Từ khóa: Sách giáo khoa, cấu trúc sách giáo khoa, phát triển năng lực, môn Khoa học Tự nhiên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, môn Khoa học Tự nhiên được gọi là môn Khoa học (Science) thay cho dạy học môn học riêng lẻ là Vật lý, Hóa học, Sinh học và Khoa học Trái Đất. Dựa trên một chương trình nhưng mỗi nước có khá nhiều bộ sách giáo khoa (SGK) khác nhau, các bộ SGK này được Bộ Giáo dục thẩm định, thông qua và là tài liệu được sử dụng dạy học trong nhà trường. Ví dụ: Singapore có khá nhiều bộ sách giáo khoa môn Khoa học được Bộ Giáo dục Singaprore thông qua như: My Pals are here, Interactive Science, i-Science, Science Matters, All about Science… Ở Anh có các bộ sách Khoa học như: Cambridge Check point, KS3 Science Success… Ngoài ra, các bộ SGK của Canada như Science in Action; Science in Focus của Úc,… đều là những bộ SGK được sử dụng phổ biến tại các nước này cũng như tại nhiều nước trên thế giới. Vậy, các bộ SGK trên có cấu trúc như thế nào? Chúng có chức năng gì? Nội dung, cách tiếp cận và cách trình bày của chúng được thể hiện ra sao? Việt Nam có thể học được những gì qua việc phân tích các bộ SGK đó?… Những câu hỏi trên sẽ được trả lời ở phần dưới đây của bài viết. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu SGK môn Khoa học của các nước: Anh, Mỹ, Canada, Úc và Singapore, trong đó: 37
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ - SGK môn Khoa học của Anh 03 bộ: KS3 Science 1, 2, 3 do nhà xuất bản (NXB) Harper Collins xuất bản năm 2014; bộ sách Science in Context A&B xuất bản năm 2011 và bộ sách Cambridge Checkpoint Science 1, 2, 3 do NXB Hodder Education xuất bản từ năm 2011 – 2015. - SGK môn Khoa học của Mỹ 01 bộ: Focus on Life Science do NXB Peason Prentice Hall (Peason Education) xuất bản và phát hành tại bang California. - SGK môn Khoa học của Canada: 01 bộ: Science in Action 7, 8, 9 do NXB Addition Wesley xuất bản - là một trong các NXB có chức năng xuất bản SGK và các ấn phẩm văn học của Canada. - SGK môn Khoa học của Úc 01 bộ: Science Focus 1, 2, 3 do NXB Addition Wesley chuyên xuất bản SGK và các ấn phẩm văn học của Úc. - SGK môn Khoa học của Singapore 05 bộ: i-Science 6; Science Matters A&B; All about Science; My Pals are here 6; Interactive Science do NXB Panpac Education và Marshall Cavendish xuất bản. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp khảo sát - so sánh: Nghiên cứu và phân tích cấu trúc SGK môn Khoa học của một số nước, so sánh quan điểm, định hướng và bước đầu đề xuất cấu trúc SGK môn Khoa học Tự nhiên sau năm 2018 của Việt Nam. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Phân tích các yếu tố chính của các bộ SGK: Cách lựa chọn nội dung trong SGK; chức năng của SGK; cấu trúc SGK; cách thể hiện; cách trình bày và hình thức của SGK. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Giới thiệu chung sách giáo khoa môn Khoa học của Anh, Mỹ, Canada, Úc và Singapore 4.1.1. Sách giáo khoa môn Khoa học của Anh: KS3 Science 1, 2, 3; Science in Context A&B; Cambridge Checkpoint Science 1, 2, 3 4.1.1.1. Giới thiệu chung Sách được trình bày rõ ràng, khoa học, không quá cầu kỳ thông qua các mảng màu hợp lý, in 4 màu trên khổ lớn. Kênh chữ và kênh hình phù hợp, nhiều bảng biểu, hình ảnh minh họa kích thích sự tò mò và hứng thú học tập. Đây là các bộ sách hướng tới các kỳ thi chuẩn Cambridge và GCSE (General Certificate of Secondary Education). 4.1.1.2. Cấu trúc và cách trình bày a) Cấu trúc chung: Sách bao gồm: Mục lục; lời nói đầu dành cho học sinh và giáo viên; các kiến thức và kỹ năng dành cho môn Khoa học; các chương và các bài học chia thành 3 phân môn: Sinh học, Hóa học và Vật lý; Index. b) Cấu trúc một chương - Mỗi chương thường mở đầu bằng một hình ảnh đặc trưng cho chương. - Giới thiệu về nội dung của chương, những mục tiêu chủ yếu học sinh cần đạt được (Objectives). 38
  3. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 - Từng mục trong chương gồm: các nội dung khoa học, các câu hỏi và hoạt động học tập qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng; phần ôn tập với các câu hỏi ôn tập, các từ khóa, tóm tắt những ý chính và mức độ đánh giá. 4.1.2. Sách giáo khoa môn Khoa học của Mỹ (bang California): Focus on Life Science 4.1.2.1. Giới thiệu chung Sách được trình bày rõ ràng, khoa học, không quá cầu kỳ, in 4 màu trên khổ lớn (22,9x28,6cm). Kênh chữ và kênh hình phù hợp, số lượng hình ảnh khá nhiều: 1.093 hình ảnh và bảng biểu với tổng số trang sách là 779 trang. Đây là bộ sách thiết kế với mục tiêu trợ giúp HS đạt chuẩn nội dung Khoa học của bang California (California Standards Preview). 4.1.2.2. Cấu trúc và cách trình bày a) Cấu trúc chung: Khác với các cuốn SGK của các nước khác, mở đầu cuốn sách là các biểu tượng an toàn trong khoa học được để ngay sau trang bìa giả của cuốn sách, bao gồm: các biểu tượng như: nóng, cháy, độc,… và giải thích các biểu tượng này. - Mục lục: Giới thiệu các nội dung của từng chương và đặt bên cạnh câu hỏi chủ chốt của chương (Focus on the Big Ideas). - Trang giới thiệu về tác giả: Cuốn sách dành khá nhiều trang để giới thiệu về các tác giả và những người biên tập cho cuốn sách. - Trang giới thiệu về các kỹ năng đọc chủ yếu: giải thích kỹ lưỡng cách sử dụng từng mục hoặc từng Icon trong cuốn sách. Ngoài ra, cuốn sách còn dành khá nhiều trang để hướng dẫn những chìa khóa thành công trong việc đọc môn Khoa học: kỹ năng từ vựng, phân tích nguyên nhân và kết quả… - Trang giới thiệu các kỹ năng để trở thành nhà khoa học (Thinking Like a Scientist): giới thiệu các kỹ năng cơ bản như quan sát, suy luận, dự đoán, phân loại, xây dựng mô hình… - Các chương và các bài học; danh mục các thuật ngữ (Glosary); index. b) Cấu trúc một chương - Mỗi chương thường mở đầu bằng một ảnh đặc trưng kiến thức của chương và các chuẩn cần đạt của bang California (California Standards Preview); câu hỏi chủ chốt của chương (Big Ideas). - Từng mục trong chương gồm: các nội dung khoa học, các câu hỏi và hoạt động học tập qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng; phần ôn tập với các câu hỏi ôn tập, các từ khóa, tóm tắt những ý chính và mức độ đánh giá. Bộ sách đặc biệt chú trọng đến các hoạt động hình thành kỹ năng, thí nghiệm/bài tập thực hành ở nhà… 4.1.3. Sách giáo khoa môn Khoa học của Canada: Science in Action 7, 8, 9 4.1.3.1. Giới thiệu chung Sách được trình bày rõ ràng, khoa học, không quá cầu kỳ thông qua các mảng màu hợp lý, in 4 màu trên khổ khá lớn (17,8x25,6cm). Kênh chữ và kênh hình phù hợp, số lượng hình ảnh khá nhiều: 1.006 hình ảnh với tổng số trang sách là 709 trang/cuốn. 39
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 4.1.3.2. Cấu trúc và cách trình bày a) Cấu trúc chung Sách bao gồm: Các thông tin về NXB, tác giả, biên tập; mục lục; miới thiệu tổng quan cuốn sách; bài mở đầu giới thiệu về Khoa học – Công nghệ; các chương và các bài học; danh mục các thuật ngữ (Glosary); index. b) Cấu trúc một chương - Mỗi chương thường mở đầu bằng một ảnh đặc trưng, giới thiệu về nội dung cốt lõi của chương/chủ đề và mục Khám phá nhằm giới thiệu những kiến thức thú vị liên quan đến chương đó. - Từng mục trong chương gồm: các nội dung khoa học, các câu hỏi và hoạt động học tập qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng; phần ôn tập với các câu hỏi ôn tập, các từ khóa, tóm tắt những ý chính và mức độ đánh giá. 4.1.4. Sách giáo khoa môn Khoa học của Úc: Science Focus 1, 2, 3 4.1.4.1. Giới thiệu chung Ở mỗi lớp, bộ sách gồm: Sách học sinh (textbook); sách bài tập (workbook); sách bài tập thực hành (Activity Book); các tài liệu dành cho giáo viên và các nguồn tư liệu hỗ trợ cho dạy và học khác như các Website, E-book... Các bộ SGK đều được thiết kế khá đẹp, logic, rõ ràng giữa các phần. Sách in 4 màu trên khổ lớn (22x27,5cm; 21x27,5cm;…). Kênh chữ và kênh hình phù hợp, nhiều bảng biểu, hình ảnh minh họa. Sách giáo khoa Úc không có nhiều các thành phần nhỏ trong tuyến định hướng các hoạt động. 4.1.4.2. Cấu trúc và cách trình bày a) Cấu trúc chung: Sách bao gồm: mục lục; giới thiệu cuốn sách bằng sơ đồ; các kỹ năng và thái độ khi học môn Khoa học; các chương và các bài học; danh mục các thuật ngữ (Glosary); index. b) Cấu trúc một chương - Mỗi chương thường mở đầu bằng một ảnh đặc trưng của chương. - Giới thiệu về nội dung của chương, những mục tiêu chủ yếu học sinh cần đạt được. - Từng mục trong chương gồm: các nội dung khoa học, các câu hỏi và hoạt động học tập qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng; phần ôn tập với các câu hỏi ôn tập thể hiện rõ các năng lực và kỹ năng. 4.1.5. Sách giáo khoa Khoa học của Singapore: i-Science 6; Science Matters A&B; All about Science; My Pals are here 6; Interactive Science 4.1.5.1. Giới thiệu chung Ở mỗi lớp, bộ sách gồm: Sách học sinh (textbook); sách bài tập (workbook); sách bài tập thực hành (Activity Book); sác tài liệu dành cho giáo viên và các nguồn tư liệu hỗ trợ cho dạy và học khác như các Website, E-book... Mục tiêu của ngành xuất bản Singapore là xuất khẩu SGK, vì vậy các bộ SGK đều được đầu tư rất bài bản qua việc thiết kế đẹp, cầu kỳ, rất nhiều hình ảnh và thông tin được thể hiện 40
  5. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 qua tuyến định hướng các hoạt động. Cách tiếp cận dí dỏm, gần gũi, hấp dẫn. Mỗi trang SGK môn Khoa học là một trang chứa đựng câu chuyện hấp dẫn. Đây là những bộ SGK được Bộ Giáo dục Singapore cấp phép sử dụng tại Singapore trong 05 năm đối với các kỳ thay SGK và chiếm 80% thị phần tại Singapore, được nhiều nước trên thế giới sử dụng làm SGK, trong đó có Mỹ, Anh, Úc... Sách in 4 màu trên khổ lớn (22x27,5cm; 21x27,5cm;…). Kênh chữ và kênh hình phù hợp, nhiều bảng biểu, hình ảnh minh họa. Nội dung trong các bộ sách Khoa học trên cung cấp kiến thức tổng quát về thế giới tự nhiên và thế giới vật chất, sự tương tác và nhiều kiến thức phát triển năng lực, kỹ năng; giáo dục chăm sóc bản thân, cộng đồng và môi trường sống. 4.1.5.2. Cấu trúc và cách trình bày a) Cấu trúc chung: Sách bao gồm: Mục lục; giới thiệu cuốn sách bằng sơ đồ; các kỹ năng và thái độ khi học môn Khoa học; các chương và các bài học; danh mục các thuật ngữ (Glosary); index. b) Cấu trúc một chương: - Mỗi chương thường mở đầu bằng một ảnh đặc trưng kiến thức của chương. - Giới thiệu về nội dung của chương, những mục tiêu chủ yếu học sinh (HS) cần đạt được (Objectives). - Từng mục trong chương gồm: các nội dung khoa học, các câu hỏi và hoạt động học tập qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng; phần ôn tập với các câu hỏi ôn tập, các từ khóa, tóm tắt những ý chính và mức độ đánh giá. 4.2. Phân tích những điểm nổi bật của bộ sách giáo khoa môn Khoa học của Anh, Mỹ, Canada, Úc và Singapore 4.2.1. Cách lựa chọn nội dung trong sách giáo khoa Việc lựa chọn và tổ chức nội dung học tập trong SGK Khoa học của các nước đều rất được chú trọng. Nội dung đưa vào SGK không chỉ gồm kiến thức, kĩ năng bộ môn Khoa học mà còn hướng tới các kĩ năng sống, giá trị, năng lực chung, năng lực chuyên biệt và xa hơn nữa là khả năng hành động, giải quyết vấn đề. Những nội dung đưa vào SGK phải đáp ứng cao nhất các mục tiêu phát triển con người như đã đề ra (ví dụ: giỏi thực sự, là những công dân có ích, đáp ứng được với những đổi thay của khoa học - công nghệ...) và mang tính thực tiễn cao, tạo điều kiện để HS ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Nội dung của các bộ SGK của Anh, Mỹ, Úc, Canada và Singapore đều tập trung vào các chủ đề liên quan đến những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống, các hiện tượng tự nhiên để HS có thể kết nối các chủ đề khác nhau và tích hợp những ý niệm, ý tưởng một cách khoa học. Hầu hết, các bộ SGK môn Khoa học đều đề cập tới các chủ đề khoa học cơ bản có tính ứng dụng thực tiễn cao, tích hợp với các nội dung liên quan giữa khoa học và công nghệ, giữa môi trường và xã hội,… từ đó hình thành giá trị và đạo đức cho HS. Tuy nhiên, tùy từng mục tiêu của cuốn SGK mà mỗi nước, mỗi cuốn sách lựa chọn nội dung trong SGK có sự khác biệt: - Bộ SGK KS3 Success Science của Anh bao gồm các chủ đề tích hợp như Dinh dưỡng và sức khỏe; Khoa học và thiên nhiên; Thế giới vật lý,… nhằm phát triển các kỹ năng tổng hợp. 41
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ - Bộ SGK Cambridge Checkpoint của Anh lại thiên về tích hợp liên môn, được chia thành 3 mạch kiến thức: Sinh học, Hóa học, Vật lý nhằm phát triển các năng lực và kỹ năng học môn Khoa học, phục vụ các kỳ thi Cambridge International Examination. - Bộ SGK của Singapore và bộ SGK Science in Context của Anh lại chọn các chủ đề tích hợp xuyên môn nhằm mục đích cung cấp các kiến thức khoa học thường thức giúp HS vận dụng vào cuộc sống. SGK của Singapore đã lựa chọn 5 chủ đề xuyên suốt trong chương trình học môn Khoa học đó là: Sự đa dạng (Diversity); chu trình (Cycle); các hệ thống (Systems), năng lượng (Energy) và các tương tác (Interactions). Những chủ đề và nội dung này bao phủ toàn bộ những khái niệm cốt lõi nhất về khoa học sự sống và khoa học vật chất, giúp xây dựng một kiến thức nền tảng thiết yếu cho HS. Trong đó, các nội dung tập trung sâu hơn vào những kiến thức khoa học rất gần gũi và thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS ở cấp THCS như giáo dục giới tính, cách phòng tránh thai…; cách phòng tránh mụn trứng cá ở tuổi dậy thì (qua bài axit, thuộc mạch kiến thức hóa học)… 4.2.2. Chức năng của sách giáo khoa Chức năng nổi bật nhất của các bộ SGK này là: - Chức năng cung cấp thông tin khoa học (bao gồm kênh chữ và kênh hình). Các cuốn SGK thể hiện khá rõ các tiến trình hình thành kiến thức, khám phá khoa học, phát triển năng lực và giá trị thông qua các kênh chữ, kênh hình, các câu hỏi định hướng và các hoạt động như thí nghiệm, tìm tòi khám phá qua các công cụ định hướng như: Think about it; Let’s explore; Investigate it… Nhìn chung, SGK của các nước đều có quan điểm cơ bản là: dạy học dựa trên cơ sở tổ chức các hoạt động của HS, khuyến khích HS tự phát hiện vấn đề, tự chiếm lĩnh tri thức. - Chức năng định hướng cho việc tự học và học tập suốt đời và liên kết với các môn học khác qua các mục như: Link it, Science World, Careers and Profiles, Try this at home, Mathlink,… giúp HS tự học, tìm tòi kiến thức qua các nguồn tài liệu học tập khác, qua Internet và các hoạt động thực tiễn ngoài lớp học. Ngoài ra, mỗi bộ sách còn đi sâu vào những mục đích riêng như SGK Khoa học thường thức, dùng cho mọi đối tượng HS THCS hay SGK phục vụ cho các kỳ thi theo chuẩn Cambridge, GCSE (General Certificate of Secondary Education) hoặc đạt chuẩn NGSS (Next Generation Science Standards),... nên mỗi cuốn có những chức năng đặc trưng. 4.2.3. Cấu trúc của sách giáo khoa Mỗi bộ SGK bao gồm: Sách dùng cho HS (Textbook); sách dùng cho giáo viên (Teacher’s Guide) và sách bổ trợ giúp HS luyện tập, phát triển các năng lực/kỹ năng như: Sách bài tập (Workbook); Sách thực hành (Activity Book)… Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến cấu trúc sách học sinh (Textbook). Mỗi bộ sách dành cho học sinh (SHS) đều có cấu trúc khá khác nhau, bởi chính cấu trúc sách đã tạo ra sự khác biệt cho bộ SGK đó. Tuy nhiên, cho dù mỗi bộ sách có những đặc trưng riêng nhưng tựu chung các bộ SHS đều có một số điểm chung, có thể khái quát như sau: STT Nội dung Ý nghĩa 1 Tên sách Gần gũi, thân thiết với học sinh và đặc biệt thể hiện cao sự tương tác: My Pals are here, i-Science (i: Interactive, Interligent...), All about Science, Science in Action,... 2 Lời nói đầu Giới thiệu chi tiết mục tiêu, chiến lược của cuốn sách giúp người đọc Giới thiệu cuốn khái quát những nội dung quan trọng và hấp dẫn nhất của cuốn sách; sách HS biết cách sử dụng các logo, các tiểu mục trong cuốn sách. 42
  7. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 3 Mục lục Tên bài học, số trang (Mã màu bài học, hình ảnh minh họa) và kết nối với mục tiêu học tập của bài (Learning Objectives). 4 Tên chủ đề Bao gồm câu hỏi định hướng, gợi mở những nội dung chính của chủ đề/chương mà HS sẽ tìm hiểu. Thường được thiết kế 2 trang mở, hình ảnh đặc trưng của chủ đề/chương đó. Có thể có một đoạn văn (text) giới thiệu về chủ đề/chương. 5 Nội dung các bài Bao gồm các mục nội dung bài học, tiếp cận theo mô hình 5E/7E. Các học (Contents) nội dung bài học thường có các hoạt động như hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động thực hành, vận dụng và hoạt động đánh giá. Ngoài ra, còn có các tiểu mục cung cấp thêm kiến thức, hình thành kỹ năng, giá trị,… làm tăng sự hấp dẫn của nội dung bài học. 6 Thuật ngữ Giải thích toàn bộ các thuật ngữ khoa học quan trọng có trong cuốn (Glosary) sách. 7 Các chỉ số Các chỉ số là đặc trưng của sách giáo khoa môn Khoa học thường có: (Index) Bảng đơn vị đo lường quốc tế; công thức hóa học của các hợp chất sinh học… Các chương trong các bộ SGK đều được chia thành 2 tuyến chính: - Tuyến hình thành kiến thức bao gồm các Modul: Cung cấp kiến thức; thực hành, thí nghiệm; tổng kết/Ôn tập. - Tuyến định hướng các hoạt động phát triển năng lực, cung cấp thông tin (sau đây gọi là Tuyến định hướng và cung cấp thông tin) bao gồm các Modul: Định hướng hoạt động; mở rộng và nâng cao; vận dụng thực tiễn, hình thành giá trị và đạo đức. Tuy nhiên, như đã đề cập ở mục 4.2.2, tùy từng mục tiêu mà mỗi cuốn SGK có những chức năng đặc trưng như: SGK Khoa học thường thức, dùng cho mọi đối tượng HS THCS hay SGK chuyên sâu dùng cho các kỳ thi theo chuẩn Cambridge, GCSE (General Certificate of Secondary Education) hoặc đạt chuẩn NGSS (Next Generation Science Standards)… Do vậy, mỗi cuốn sách có cấu trúc tương đối khác nhau. Dựa trên các thành phần trong các bộ SGK, chúng tôi khái quát và chia thành các Modul như Bảng 1. Bảng 1. Mô hình cấu trúc SGK Anh, Mỹ, Canada, Úc, Singapore SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC MÔ HÌNH CẤU TRÚC CỦA CÁC NƯỚC Anh Mỹ Canada Úc Singapore TUYẾN HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Modul cung cấp kiến thức mới √ √ √ √ √ 2. Modul thí nghiệm (Experiment) (Lab Zone)  Thí nghiệm tại lớp √ √ √ √ √  Thí nghiệm tại nhà (At home Activity) √ √  Cuộc điều tra khoa học thú vị (Cool Science √ Investigation) 3. Modul Tổng kết/Tóm tắt chương √ √ √ √ /Ôn tập (Summary). TUYẾN ĐỊNH HƯỚNG VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN 4. Modul định hướng hoạt động  Câu hỏi kiểm tra nhanh,… √ (Quick check/All Worked Out) 43
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC MÔ HÌNH CẤU TRÚC CỦA CÁC NƯỚC Anh Mỹ Canada Úc Singapore  Hãy suy nghĩ (Put on Your Thinking Cap) √  Câu hỏi, thảo luận (For discussion) √ √ √  Vượt thử thách (Try This) √  Hãy nhớ (Remember) √  Câu hỏi và bài tập: (Progress Check; (End of √ √ √ √ √ chapter Questions,…)  Khoa học thông minh (Science Smart): Đưa √ ra các thủ thuật khi làm thí nghiệm, hoặc các lời khuyên khi làm bài thi.  Liên kết với các tài liệu học tập… (Wb links √ √ √ √ or PB links) 5. Modul mở rộng và nâng cao  Tiêu điểm khoa học (Focus On): Câu hỏi về √ √ những điều đã học và liên kết, vận dụng vào cuộc sống thực tiễn.  Hãy tự làm/Hãy nghiên cứu (Research): √ √ nghiên cứu nhỏ sau mỗi mục kiến thức.  Viết sáng tạo (Creative Writing) √  Bạn có biết? (Did you know?)/Mẫu tin: √ √ (InfoBIT): những thông tin thú vị liên quan đến mục kiến thức sẽ học.  Đi xa hơn (Going Further): Những thông tin √ nâng cao liên quan đến kiến thức đã học.  Bài đọc thêm: Khoa học thường thức, khoa √ học ngày nay… 6. Vận dụng thực tiễn và hình thành giá trị, đạo đức  Ứng dụng toán học trong khoa học √  Xây dựng mô hình (Making Models): Mô √ hình hóa một số dữ liệu khoa học, hoạt động của sinh vật…  Cuộc điều tra khoa học thú vị √  Xây dựng đất nước (Nation Building) √ * Ghi chú: Ký hiệu: “√”: Có thể hiện. Mục tiêu của SGK của Anh, Úc là phục vụ các kỳ thi theo chuẩn Cambridge nên cấu trúc SGK khá tập trung vào các kỹ năng thực hành, viết, vận dụng. SGK của Mỹ có thiên hướng giáo dục STEM nên ngay từ trang đầu tiên của cuốn sách đã đưa ra các hướng dẫn về an toàn thí nghiệm, hướng dẫn chìa khóa thành công trong việc đọc môn Khoa học, giới thiệu các kỹ năng để trở thành nhà khoa học và đặc biệt là ở mỗi chủ đề đều có phần ứng dụng toán học trong khoa học, mô hình hóa… Ngành xuất bản Singapore có mục tiêu xuất khẩu SGK, vì vậy, SGK của Singapore hướng tới toàn cầu hóa, đáp ứng mục tiêu giáo dục theo chuẩn quốc tế và dường như cố gắng thể hiện để đáp ứng với nhiều đối tượng HS và GV nên các bộ SGK môn Khoa học được đầu tư công phu, bao phủ hầu hết các Modul, đặc biệt có những câu hỏi, hoạt động định hướng đối với GV như Kiểm tra nhanh... (Xem Bảng 2). Một số cuốn SGK như My Pals are here còn có các hướng dẫn, giải thích ngay bên lề từng bài học trong SGK,… tạo điều kiện tối đa cho việc trợ giúp GV và HS giải quyết các tình huống dạy học. 44
  9. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Vấn đề ứng dụng thực tiễn trong học khoa học là vấn đề được các bộ SGK môn Khoa học của các nước này quan tâm, chúng tôi minh họa 01 chủ đề Sinh sản trong một số cuốn SGK của các nước để so sánh và nhận thấy: trong hệ thống các câu hỏi thường có các câu hỏi vận dụng, liên hệ thực tiễn và ở một số cuốn SGK dành các mục như Bạn có biết hoặc Tiêu điểm khoa học để đưa các nội dung khoa học gần gũi với cuộc sống, liên quan đến chủ đề sinh sản như: Dân số loài người, các loại virus, các loại thuốc gây nghiện ảnh hưởng đến thai nhi… SGK của Úc dành 16,7% và Singapore dành tới 36,4% lượng kiến thức liên quan đến thực hành, liên quan đến thực tiễn trong khi đó SGK của Anh dành một tỷ lệ khá khiêm tốn (3,6 – 7,7%) (xem Bảng 2). Bảng 2. Tỷ lệ dung lượng viết về ứng dụng thực tiễn so với dung lượng trình bày toàn chương của SGK Khoa học Số trang dành Số trang Tỷ lệ ứng cho toàn chương Chương dành cho dụng/toàn (khoảng 3032 ứng dụng chương (%) dòng/trang) KS3 Success Science (Anh) Chương 4. Sinh sản (Tr.48 – 60) 13 ≈1 ≈ 7,7% Cambridge Checkpoint (Anh) Chương 6. Sinh sản (Tr.64 – 77) 14 ≈ 0,5 ≈ 3,6% Science Focus (Úc) Chương 6. Sinh sản (Tr.164 – 187) 24 ≈4 ≈ 16,7% My Pals are here 6A (Singapore) Chương 5 - 6. Sinh sản (Tr.51 – 72) 22 ≈8 ≈ 36,4% * Các hoạt động thực nghiệm trong dạy và học Các hoạt động thực nghiệm trong dạy và học được SGK của các nước này dành thời lượng đáng kể nhằm phát triển năng lực quan sát hiện tượng thực nghiệm, phân tích, giải thích kết quả thực nghiệm và rút ra các kết luận cần thiết. * Về phát triển giá trị, năng lực của mỗi cá nhân SGK Khoa học của các nước đều rất cố gắng tạo hứng thú học tập, tạo cơ hội cho HS rèn luyện các kỹ năng cơ bản thông qua hoạt động thực hành, luyện tập phù hợp; tạo cơ hội cho HS thể hiện bản thân, lồng ghép giáo dục sức khỏe, môi trường,… tạo cơ hội cho HS trải nghiệm vào thực tế đời sống và hòa nhập cộng đồng. Ngoài ra, còn có những bài đọc thêm đặc trưng cho mỗi nội dung của chương/chủ đề liên quan đến sự phát triển, thành tựu khoa học của nội dung đó và khéo léo lồng ghép giáo dục đạo đức trong khoa học vào các bài đọc thêm hoặc những mẩu tin khoa học (SGK của Singapore, Úc, Canada…). 4.2.4. Cách thể hiện Tùy từng mục tiêu xây dựng cho bộ sách mà mỗi bộ sách có cách thể hiện khác nhau, nhưng tựu chung SGK Khoa học của các nước đặc biệt là SGK của Singapore thể hiện sự tích hợp cao và rất rõ ràng ngay từ việc lựa chọn 5 chủ đề xuyên suốt cho môn Khoa học ở cấp THCS. Qua bộ sách học sinh có kiến thức tổng quát về thế giới tự nhiên và thế giới vật chất, sự tương tác của chúng và có kiến thức, ý thức để phát triển cũng như chăm sóc bản thân, cộng đồng và môi trường sống. Nội dung trong SGK môn Khoa học thể hiện sự phân hóa cao, HS không chỉ học những nội dung trong SGK mà còn được tham gia vào nhiều các hoạt động, các bài tập đòi hỏi các kỹ năng và năng lực như giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, biết đưa ra ý kiến và có khả 45
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ năng quyết định,… với định hướng trở thành những con người giỏi thực sự, là những công dân có ích cho đất nước trong tương lai – những người có khả năng thực hiện và đáp ứng được với thế giới đang tiến nhanh về khoa học và công nghệ. Các bộ sách tiếp cận theo hướng khuyến khích học sinh tìm tòi khám phá khoa học, đưa học sinh đi theo con đường nhận thức kiến thức khoa học của các nhà bác học để học sinh tự chủ chiếm lĩnh kiến thức và qua đó rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề, rèn luyện các giá trị đạo đức, phẩm chất của một công dân trong thời đại mới. Cách tiếp cận phổ biến theo mô hình 5E và mô hình 7E – mô hình được nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến áp dụng trong quá trình dạy và học. Hai mô hình này mô tả một trình tự giảng dạy có thể được sử dụng cho toàn bộ chương trình, các đơn vị cụ thể và các bài học riêng lẻ, giúp học sinh xây dựng sự hiểu biết của mình từ kinh nghiệm và ý tưởng mới, trên cơ sở đó SGK cũng được thiết kế theo mô hình này để đáp ứng quá trình dạy và học môn Khoa học. Mô hình 5E trải qua các bước: Engagement (Khởi động); Exploration (Khám phá); Explanation (Giải thích); Elaboration (Vận dụng/Mở rộng); Evaluation (Đánh giá). Mô hình 7E, ngoài 5 bước như môn hình 5E còn mở rộng thêm 2 bước: Elicitation (Khai thác) và Extension (Mở rộng). 4.2.5. Cách trình bày và hình thức sách giáo khoa a) Về minh họa và thiết kế - Điểm nổi bật của các bộ SGK môn Khoa học của các nước phát triển là sử dụng nhiều hình ảnh minh họa rõ ràng, khoa học, chính xác và đẹp. Nhiều hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu thay thế hữu hiệu cho kênh chữ và được thiết kế trên 2 trang mở làm tăng hiệu quả trong quá trình dạy và học môn Khoa học. Tuy vậy, tùy từng loại sách mà số hình ảnh cũng có sự chênh lệch, SGK dành cho lớp nhỏ hơn thường được sử dụng nhiều hình ảnh, sơ đồ minh họa hơn (My Pals are here 6, Science focus 1 trung bình có hơn 02 ảnh/trang); sách phục vụ cho các kỳ thi thường số lượng hình ảnh ít hơn (bộ SGK của Anh trung bình có 1 – 1.4 ảnh/trang)… - Các hình ảnh được minh họa và thiết kế đa dạng, linh hoạt tăng khả năng tiếp thu kiến thức khoa học, tạo sự hấp dẫn và có tính thẩm mỹ cao. Sách được thiết kế trên khổ lớn (21x27cm; 23x29cm…), in trên giấy Couches tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế và in ấn của cuốn sách đạt được chất lượng cao nhất. Dưới đây là một số thông số về các cuốn SGK của các nước Anh, Mỹ, Úc, Canada và Singapore: Bảng 3. Một số thông số cơ bản của sách giáo khoa môn Khoa học của Anh, Mỹ, Úc, Canada và Singapore Số hình ảnh, Bình quân số Tên sách Số trang Khổ sách (cm) sơ đồ, bảng hình ảnh, bảng biểu,… biểu/trang SGK của Anh KS3 Success Science 240 21.6x29.2 294 1,225 Cambridge Checkpoint 208 21.6x27.3 238 1,144 Science 1 Science in Context A&B 288 19.2x26.2 284 1,000 SGK của Mỹ Focus on Life Science 779 22.9x28.6 1093 1,403 SGK của Canada Science in Action 709 17.8x25.6 1006 1,418 SGK của Úc 46
  11. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Science Focus 1 296 22.7x27.5 668 2, 256 SGK của Singapore i- Science 6 240 21.6x29.2 294 1,225 Science Matters A 208 21.6x27.3 238 1,144 All about Science 288 19.2x26.2 284 1,000 My Pals are here 6A 162 21.5x27.5 353 2,179 Interactive Science 1/2 350 20x25.5 584 1,668 - SGK của các nước có cấu trúc, trình bày các phần, bài học khá hợp lý. Khổ sách lớn đã tạo điều kiện tăng số hình minh họa, bảng biểu và có thể sắp xếp gọn nội dung của từng tiết học trên 1 hoặc 2 trang, tạo thuận lợi hơn khi sử dụng và tổ chức các hoạt động học tập trong tiết dạy. Ngoài ra, làm tăng tính thẩm mỹ trong SGK, hình ảnh nhiều cũng tạo sự thích thú, hấp dẫn và kết nối kiến thức khoa học qua hình ảnh. - Phối hợp kênh chữ và kênh hình khá phù hợp với đặc thù từng lớp học. Hình ảnh chính xác, phù hợp với nội dung bài học, góp phần hỗ trợ HS tìm hiểu, tiếp thu kiến thức sâu sắc hơn. - Sách được in 4 màu nên đã tạo sự hấp dẫn cho HS. Giúp HS dễ dàng quan sát các hình ảnh rõ ràng hơn. b) Về hình thức trình bày sách giáo khoa - Các bộ sách đều có một quy hoạch lớn, mô hình tổng quát cho việc thiết kế một bài học/chương…) để làm xương sống cho cả bộ sách. Ý tưởng thiết kế bao quát và xuyên suốt cho toàn bộ bộ sách thể hiện rõ nét, hiệu quả. Khổ sách đủ lớn để trình bày các phần nội dung, hình ảnh, bảng biểu và các nội dung bổ trợ. Cách trình bày nội dung theo tuyến giúp trang sách trở hấp dẫn và thú vị. Khổ sách lớn nên tạo được cho trang sách một không gian hấp dẫn. - Cách đưa hình ảnh và minh họa vào sách thể hiện được chọn lọc và bài bản, có sự liên kết xuyên suốt. Các hình ảnh và nội dung trong sách thể hiện cho thấy có sự thống nhất từ đầu về mặt ý tưởng giữa tác giả và họa sĩ thiết kế trong việc biên soạn bản thảo. c) Về ngôn ngữ sử dụng - Ngôn ngữ trong SGK thường dẫn dắt HS bằng những câu hỏi gợi mở, thân thiện dẫn dắt HS đi tìm những điều mới mẻ, hấp dẫn. Đọc SGK môn Khoa học của các nước nhưng dường như ta cảm thấy đang đọc một cuốn truyện khoa học. Đây chính là điểm khác biệt của SGK nước ngoài. Ngôn ngữ sử dụng và cách trình bày trong SGK môn Khoa học đóng một vai trò quan trọng trong cấu trúc SGK hiện đại. - Ngoài ra, cấu trúc, độ dài câu trong SGK phù hợp với HS từng lớp và phù hợp với đặc trưng môn học. 4.2.6. Hỗ trợ phương pháp dạy và học - Các bộ SGK Khoa học đã được biên soạn theo hướng giúp GV tổ chức cho HS các hoạt động phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học (theo cá nhân, nhóm, lớp), khuyến khích GV chủ động lựa chọn nội dung, chủ động và sáng tạo khi chuẩn bị bài dạy đảm bảo thực hiện mục tiêu của bài học vừa linh hoạt tổ chức và hướng dẫn HS học tập theo năng lực của từng đối tượng HS cụ thể. - SGK luôn có các chỉ dẫn về các đường liên kết thông tin (đường link, các website…), tạo điều kiện và khuyến khích học sinh tham khảo thêm các tài liệu khác hoặc trên Internet, 47
  12. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ làm thuận lợi cho học sinh được tiếp cận nhiều thông tin trong thời đại công nghệ thông tin, đồng thời có cơ hội hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh. 5. ĐỀ XUẤT - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn biên soạn SGK của Việt Nam và xu hướng phát triển của giáo dục trên thế giới, chúng tôi đã nêu một số kinh nghiệm của các nước Anh, Mỹ, Úc, Canada và Singapore nên tham khảo tại Việt Nam và đề xuất một số vấn đề khái quát chung cho SGK môn Khoa học Tự nhiên – một môn học mới trong CT GDPT sau 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo dưới đây: * Về sự lựa chọn nội dung Ngoài việc tuân thủ chuẩn đầu ra của Chương trình môn học Khoa học tự nhiên, mỗi bộ SGK cần lựa chọn đưa vào SGK những kiến thức khoa học gần gũi, thiết thực và có khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, góp phần giải quyết những vấn đề chung như: bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. HS cần được tích cực tham gia vào quá trình chiếm lĩnh tri thức, và không chỉ dừng ở hiểu biết mà phải biết vận dụng kiến thức, trong đó đặc biệt là vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của chính các em. * Về cấu trúc mỗi bài học - Cấu trúc mỗi bài học cần theo tiến trình học tập sau: + Khơi gợi, kết nối hiểu biết đã có với điều sẽ học ở bài, tạo mâu thuẫn nhận thức, gây hứng thú học tập với HS. + Xây dựng kiến thức mới. + Thực hành luyện tập. + Vận dụng kiến thức; vận dụng sang các bối cảnh, tình huống mới. + Mở rộng kiến thức qua các hoạt động như: Hãy khám phá, Bạn có biết… + Tổng kết/Ôn tập. + Giải thích các thuật ngữ quan trọng. - Mỗi bài học có 2 tuyến: + Tuyến hình thành kiến thức: tiếp cận theo mô hình 5E/7E. + Tuyến định hướng các hoạt động: gồm các hoạt động tìm tòi khám phá và cung cấp thêm thông tin bao gồm các hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực, giáo dục giá trị,… đây là tuyến cho phép “tích hợp” với các môn học khác bao gồm: các câu hỏi cốt lõi, câu hỏi gợi mở, câu hỏi kiểm tra nhanh, định hướng nghiên cứu, liên hệ với thực tiễn, cung cấp thêm thông tin (Bạn có biết, Tìm hiểu thêm, Khám phá…). Tuyến này cần đa dạng theo hướng phù hợp với nhiều đối tượng giáo viên và học sinh, tạo điều kiện cho giáo viên sáng tạo trong dạy học. Các hoạt động đưa ra trong sách mang tính định hướng về phương pháp dạy học một cách linh hoạt. Hai tuyến trên hài hòa và hỗ trợ nhau để giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức và vận dụng tốt các kiến thức khoa học đã học vào chính cuộc sống. Ngoài ra, SGK môn Khoa học Tự nhiên cũng cần quan tâm đến việc tối đa hóa các hoạt động vận dụng vào thực tiễn, kết nối bài học với các tài liệu học tập khác và với các trang web; liên kết và tích hợp với các môn học khác vào môn Khoa học tự nhiên đặc biệt là môn Toán học. Cần lồng ghép, tích hợp các nội dung qua các hoạt động hoặc bài đọc thêm nhằm 48
  13. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 hình thành giá trị, đạo đức trong khoa học, giúp HS phát triển năng lực một cách toàn diện, trở thành công dân có ích đối với đất nước, gia đình và cộng đồng. * Về hỗ trợ phương pháp dạy và học SGK môn Khoa học Tự nhiên cần quan tâm tới việc hỗ trợ phương pháp dạy và học, đặc biệt đây là môn học mới, cần có độ mở để phát huy sự sáng tạo của giáo viên. * Về cách sử dụng ngôn ngữ và trình bày - Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, diễn đạt một cách dễ hiểu, gần gũi, thân thiện tạo sự hưng phấn tìm tòi khám phá bài học. - Sử dụng nhiều hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ hóa nội dung đối với những kiến thức khó, trừu tượng. - Sử dụng nhiều logo/icon thay vì dùng các lệnh khô khan. - Sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên cần in 04 màu, thiết kế sách trên khổ lớn, phù hợp với khổ giấy phổ biến ở các nhà in hiện nay tại Việt Nam, tránh lãng phí nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học và thẩm mỹ. Theo chúng tôi, với khổ sách: 19x27cm hoặc 20.5x27cm có thể khả thi trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. - Giấy nhẹ, có độ sáng và dày thích hợp cho in 04 màu, đảm bảo việc bảo vệ mắt cho HS và tạo điều kiện cho HS mang sách tới trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). “Dự thảo chương trình GDPT trong chương trình tổng thể đổi mới GDPT mới- Bộ GD & ĐT”. Tháng 07 năm 2017. [2] Bộ Giáo dục và đào tạo (2013). Đổi mới và hiện đại hóa chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển bền vững. Kỷ yếu hội thảo Quốc tế, NXB Giáo dục Việt Nam. [3] Lương Việt Thái (Chủ nhiệm đề tài), Đinh Quang Báo, Nguyễn Thị Thanh Thủy,… (2015). Nghiên cứu xây dựng mô hình SGK môn Khoa học ở Tiểu học, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH, NXB Giáo dục Việt Nam, N2013-62-12. [4] Nguyễn Thị Thanh Thủy, Mai Sỹ Tuấn (2017). “Sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực người học”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, 144: 45-49. [5] Nguyễn Thị Thanh Thủy, Mai Sỹ Tuấn (2018). “Hình thành và phát triển năng lực cốt lõi thông qua sách giáo khoa môn Khoa học Tự nhiên cấp Trung học cơ sở”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, 01: 71-78. [6] Trần Đức Tuấn (Chủ nhiệm đề tài), Vũ Văn Hùng, Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ,… (2016). Xây dựng tiêu chí đánh giá SGK, SGV dạy các bộ môn và hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chương trình giáo dục mới, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ KH-CN trọng điểm cấp Bộ - Bộ Giáo dục và Đào tạo, B2014-62-01. II. TIẾNG ANH [1] Addison Wesley (2001). Science in Action 7, 8, 9. Pearson Education Canada. [2] Addition Wesley (2011). Science in Focus 1, 2, 3. Pearson Education Australia. [3] ASDC Members (2010). Curricumlum 21 – Essential Education for a Changing World. ASDC Publications. USA. [4] Eisenkraft (2003), “Expanding the 5E Models”, National Science Teachers Association, NASA Official. [5] Elizabeth Coolidge-Stolz, Jan Jenner, Jay M.Pasachoff, Donald Cronkite, Michael Wysession (2013). Focus on Life Science. Pearson Education Prentice Hall. [6] Goh Ngoh Khang, Ho Peck Leng (2009). i - Science 6. Panpac Education. 49
  14. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ [7] Joan Fong, Lam Peng Kwan, Eric Lam, Christine Lee, Loo Poh Lim (2013). Science Matters A&B. Pearson Education South Asia. [8] Kristen Erickson (5/2017), “The 5E Instructional Models”, National Science Teachers Association, NASA Official. [9] Kwa Siew Hwa, Goh Sao-Ee, Koh Siew Luan (2013). My Pals are here 6. Marshall Cavendish. [10] Ministry of Education – Singapore (2008). Curriculum Planning and Development Division (2008). Science syllabus Primary. [11] Nick Dixon, Neil Dixon (2014). KS3 Success Science. Harper Collins. [12] Nick Dixon, Neil Dixon (2011). Science in Context A&B. Harper Collins. [13] Peter D Riley (2014). Cambridge Checkpoint Science. Coursebook 7, 8, 9. Hodder Education. [14] Sarita Swanepoel (2010). The assessment of the quality of science education textbooks: Conceptual framework and instrument for analysis. (submitted in accordance with the requirements for the degree of Doctor of Education – University of South Africa). [15] Rex M Heyworth (2017). All about Science A&B. Pearson Education South Asia. [16] Tho Lai Hoong, Ho Peck Leng (2009). Interactive Science. Macmillan/McGraw-Hill. Title: NATURAL SCIENCE TEXTBOOK - INTERNATIONAL EXPERIENCES AND LESSONS FOR VIETNAM Abstract: Science is a subject in the lower secondary schools of many countries like England, The United States of America, Australia, Canada and Singapore, etc. In the new general education program of Vietnam, it is named Natural Science subject which is integrated the contents of Physics, Chemistry, Biology and Earth Sciences. Therefore, it is necessary to do research, analysis and learning from the experiences of other countries. Natural Science textbook oriented towards competence development needs to be renewed not only in content, approach, language, etc. but also layout and format. A textbook in competence development orientation should has more teaching and learning situations for students to explore knowledge, especially activities that students apply theoretical knowledge into practice. The Natural Science textbook is structured in two lines: the knowledge formation line, which provides essential information, and the activities-oriented line, which expands information. These two lines need to be harmonious, helping students not only gaining knowledge but also stimulating the passion for exploring science and applying scientific knowledge into their daily life. Keywords: Textbook, textbook structure, competence development teaching, natural science subject. 50
nguon tai.lieu . vn