Xem mẫu

  1. CHƯƠNG VIII DỰ ÁN QUẢN LÝ VÙNG VEN BỜ HẢI HẬU - TỈNH NAM ĐỊNH 8.1 Mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý vùng bờ 8.1.1 Mục đích Hiện nay khu vực bờ biển huyện Hải Hậu - Nam Định đang phải đối mặt với một thực tế hết sức khó khăn. Đó là hiện tượng xói lở bờ biển và sự tàn phá ác liệt của các cơn bão biển. Thực tế đã cho thấy, hiện tượng này đã tác động không nhỏ đến cuộc sống của người dân nơi đây như mất đất, tài sản, nhà cửa… Đặc biệt hiện tượng lở bờ còn cướp đi sinh mạng của những người dân sống tại vùng biển này. Bên cạnh đó, nó còn cướp đi những giá trị văn hóa và tinh thần đôi khi không có gì có thể sánh nổi được. Một số nhà thờ đã bị tàn phá sau hiện tượng xói lở và hàng loạt những tác động khủng khiếp của những cơn bão biển. Nhân dân trong vùng rất hoang mang và không còn tự tin để lao động sản xuất. Họ luôn mang trong mình nỗi lo canh cánh về mối nguy cơ mất tài sản, nhà cửa và tính mạng. Đối với các xã có phần đất liền không tiếp giáp với biển có nhiều lợi thế hơn: có vùng đồng bằng phì nhiêu màu mỡ, khí hậu ôn hòa rất phù hợp với việc phát triển nông nghiệp. Do không có nỗi lo mất mát nên người dân ở vùng này có thể dồn hết thời gian và tiền của cho công việc và Hải Hậu đã tận dụng được tối đa khả năng của mình để phát triển cây nông nghiệp. Kết quả là Hải Hậu - Nam Định đã khá nổi tiếng với đặc sản gạo tám vừa thơm lại vừa ngon và năng suất cũng khá cao. Tuy nhiên do chưa được chế biến cẩn thận nên hiệu quả thu được từ ngành nông nghiệp vẫn còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả kinh tế chưa cao là do các ngành kinh tế trong vùng chưa được quy hoạch, đầu tư thích đáng nhằm hỗ trợ nhau cùng phát triển. Mâu thuẫn giữa các ngành ngày càng gia tăng khi nhu cầu sử dụng tăng. Mối tác động qua lại đầy mâu thuẫn này làm hạn chế sự phát triển kinh tế của các ngành, đồng thời làm hạn chế sự phát triển của cả huyện và làm ảnh hưởng đến toàn tỉnh. Bên cạnh đó một số ngành lại quá lợi dụng nguồn tài nguyên ven biển nên đã khai thác quá mức và mang tính hủy diệt. Đặc biệt là nguồn tài nguyên thủy, hải sản đang có nguy cơ bị cạn kiệt. Các vấn đề môi trường chưa được quan tâm đến. Chất thải độc hại do hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, sinh hoạt vẫn chưa có kế hoạch được kiểm soát và đang có nguy cơ gây ô nhiễm khu vực cửa sông và ven biển. Các hoạt động của cảng sông và giao thông trên biển đã làm tăng ô nhiễm môi trường nước ven biển. Thêm vào đó ô nhiễm môi trường do các hoạt động thăm quan, du lịch, nghỉ mát tại các bãi tắm và các khu nghỉ mát cũng là một trong những vấn đề đối với vùng biển này Đứng trước những khó khăn như vậy, mong muốn của người dân ven biển là có một cuộc sống ổn định và mục đích đầu tiên của việc quản lý tổng hợp dải ven bờ là 115
  2. ổn định vùng bờ. Ổn định vùng bờ bao gồm bảo vệ tính mạng con người, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời tránh mọi tác động xấu gây nguy hại đến hệ thống môi trường. Do vị trí địa lý, khu vực bờ biển thường là nơi hoạt động kinh tế sôi động và Hải Hậu là một điểm như vậy trong tỉnh Nam Định. Tuy nhiên vùng bờ biển Hải Hậu - Nam Định hiện nay mới đang bắt đầu nhưng chứa đầy hứa hẹn và mục đích của các nhà quản lý là phát triển khu vực này trở thành một khu vực có nền kinh tế bền vững: kinh tế tăng trưởng nhanh, đa dạng phong phú và phát triển bền vững. Vậy mục đích của công việc quản lý tổng hợp vùng biển Hải Hậu - Nam Định là nhằm ổn định vùng bờ, từ đó xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững phù hợp với xu thế chung của toàn xã hội. 8.1.2. Yêu cầu Để đạt được những mục đích trên, chúng ta cần phải có cách nhìn tổng quát dựa trên quá trình điều tra, khảo sát, nghiên cứu và quy hoạch một cách có hệ thống. Từ đó chọn các phương án tối ưu nhất để phát triển. Vùng bờ biển Hải Hậu - Nam Định tuy có một số thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn do hiện tượng xói lở gây ra. Sự suy thoái đường bờ đã dẫn đến sự suy thoái của các ngành kinh tế, đến môi trường tự nhiên và chất lượng cuộc sống ở đó. Từ những nhận xét thực tế về vùng biển Hải Hậu - Nam Định chúng ta nhận thấy rằng cần phải có một cơ quan quản lý tổng hợp vùng bờ biển này. Hiện nay quy hoạch tổng thể về xây dựng kinh tế vùng biển Hải Hậu chưa được thực hiện. Các ngành giao thông, nông nghiệp, ngư nghiệp...đều phát triển một cách tự phát, không dựa trên một quy hoạch tổng thể nào nên hiệu quả vẫn còn chưa cao và đôi khi nảy sinh nhiều mâu thuẫn không thể tránh khỏi. Các tác động tiêu cực ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn dẫn đến các mâu thuẫn cũng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Đối với người dân ven biển Hải Hậu - Nam Định ngày càng phát triển cả quy mô cũng như phạm vi khi mật độ dân số và việc sử dụng các tài nguyên của vùng ngày càng tăng. Nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển này đang ngày một cạn kiệt mà sự hiểu biết của người dân về vấn đề này còn rất hạn chế. Chính vậy, việc quản lý tổng hợp vùng bờ biển là một việc làm hết sức cần thiết. Quản lý tổng hợp vùng bờ biển sẽ quản lý những vấn đề chính: Con người, nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ thống môi trường. Từ đó, quản lý tổng hợp vùng bờ cũng sẽ quy hoạch tổng thể các khu sản xuất nhằm xây dựng một nền kinh tế lớn mạnh. Khi các ngành kinh tế được phát triển sẽ giải quyết được những vấn đề trước mắt và có những định hướng mới cho tương lai. 116
  3. 8.1.3. Nhiệm vụ. - Quản lý tổng hợp ven biển toàn cầu: Mỗi dân tộc có biển đều có vùng ven bờ của mình và các nước có vùng ven bờ gần nhau sẽ có những tác động qua lại lẫn nhau lớn hơn bình thường. Thực tế đã cho thấy, vùng ven bờ là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị của rất nhiều quốc gia. Những tác động về mặt động lực và những tác động về mặt môi trường cũng có những ảnh hưởng qua lại giữa các vùng bờ ở các quốc gia liền kề nhau. Trong bối cảnh hoạt động về khoa học kỹ thuật về vùng ven bờ bị giới hạn trong hải phận quốc gia. Nhưng đối với vấn đề môi trường thì một hệ thống vùng ven bờ có quy mô lớn hơn cần được xem xét và phân tích. Trong trường hợp đó, nghiên cứu thường phải mở rộng ra ngoài hải phận quốc gia, mà đôi khi nó đòi hỏi phải có một phương thức tiếp cận mang tính chất quốc tế. Do đó, quản lý tổng hợp vùng biển có tính chất toàn cầu. - Mang lại sự phát triển bền vững cho vùng ven bờ và ngoài khơi - Đẩy mạnh phát triển nguồn tài nguyên vùng bờ và khả năng kỹ thuật phát triển cũng như quản lý vùng ven bờ tốt đáp ứng được sự thay đổi khí hậu. - Nhiều vấn đề trong quản lý vùng ven bờ là sự chồng chéo của các ngành: hoạt động của ngành này ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành khác và quản lý tổng hợp vùng bờ biển sẽ đề ra phương pháp giải quyết các mâu thuẫn giữa các ngành kinh tế này. Quản lý tổng hợp vùng bờ biển còn có một số nhiệm vụ như sau: - Liên kết các ngành khác nhau và các cơ quan trong khu vực nhằm phát huy tối đa khả năng vốn có của mỗi ngành và tìm ra mối quan hệ hợp tác giữa các ngành để hỗ trợ nhau cùng phát triển (nghề cá, ngành nông nghiệp, làm muối sẽ hỗ trợ các ngành công nghiệp phát triển). - Tạo nên mối liên kết giữa các cấp quản lý khác nhau (Chính phủ, tỉnh, huyện) - Đất liền và đại dương cũng là một trong những vấn đề của quản lý tổng hợp vùng bờ . - Giữa chính sách và nghiên cứu khoa học cũng phải có tính đồng bộ và nhất quán. - Giữa các lĩnh vực chuyên môn cũng cần có sự hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình quản lý tổng hợp vùng bờ. - Những vấn đề hiện tại và trong tương lai ở vùng biển Hải Hậu - Nam Định sẽ được giải quyết. Khi giải quyết các mâu thuẫn này đều phải đặt trong một tổng thể các hoạt động: kỹ thuật, chính trị, xã hội và phù hợp với chính sách phát triển của vùng biển Nam Định. Bên cạnh đó quản lý tổng hợp vùng bờ còn quan tâm đến các vấn đề về phát triển bền vững: - Duy trì đầy đủ chức năng của hệ thống tài nguyên vùng bờ biển. 117
  4. - Duy trì sinh thái môi trường, bảo tồn sự đa dạng sinh học, phát triển cảnh quan và không để lại những hậu quả xấu đối với các thế hệ mai sau. - Giảm bớt các xung đột trong sử dụng tài nguyên. - Tạo điều kiện cho những cải tiến phát triển đa ngành. - Giảm đến mức tối thiểu sự tàn phá không cần thiết hoặc sự suy thoái môi trường. Ngoài một số nhiệm vụ trên các chương trình quản lý tổng hợp nên bao gồm các thành viên tham gia. Một trong số nhân tố quyết định đóng góp vào thành công của việc quản lý tổng hợp vùng bờ biển là hoạt động tham gia của tất cả các thành viên. Giáo dục cộng đồng cũng rất quan trọng trong việc mang lại những thành công lớn cho quản lý tổng hợp vùng bờ biển. Sự thông tin của cộng đồng có thể đóng góp lớn hơn đến quản lý tổng hợp vùng ven biển trên toàn cầu. Nhận thức của người dân trong việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng là một phần rất quan trọng trong quản lý tổng hợp vùng bờ biển. Các thành viên là những người dân, các cơ quan, các tổ chức, cộng đồng. Họ là những người quan tâm hoặc phụ thuộc vào nguồn tài nguyên và sự phát triển của vùng bờ biển. Ví dụ một số lĩnh vực tham gia trong quá trình quản lý tổng hợp vùng bờ: Nghề Cá, Môi Trường, Hàng Hải, Quản lý chất thải, EIA (Đánh giá tác động môi trường), Lâm Nghiệp, Nông Nghiệp, Giáo Dục, Giải Trí, Quy hoạch, Phát triển kinh tế... Để có kết quả tốt, trong cả quá trình cần có sự tập trung quan tâm của huyện Hải Hậu và toàn bộ tỉnh Nam Định. 8.2. Những thuận lợi và khó khăn của vùng biển Hải Hậu – Nam Định 8.2.1. Những thuận lợi đối với vùng biển Hải Hậu – Nam Định 8.2.1.1. Vị trí địa lý Vùng biển Hải Hậu – Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nên có hệ thống đường sắt đường bộ, đường sông thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế. Đặc biệt, Nam Định chỉ cách Hà Nội theo quốc lộ 1A 90 km và cách Hải Phòng 80 km. Đây sẽ là những thị trường lớn để trao đổi và lưu thông hàng hoá, đồng thời đó cũng là những trung tâm hỗ trợ, đầu tư kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ và thông tin cho Nam Định. Ngoài các cảng Hải Phòng, Cái Lân nhà nước sẽ đầu tư xây dựng thêm các cảng Ninh Bình, Ninh Cơ, Nghi Sơn. . . và thay đổi một số hướng vận chuyển trong vùng sẽ ảnh hưởng tới phương hướng phát triển lâu dài của Nam Định. 8.2.1.2. Đặc điểm khí hậu Hải Hậu – Nam Định có khí hậu nhiệt đới gió mùa với một lượng mưa lớn và nắng nóng của đồng bằng Bắc Bộ. Nhìn chung, khí hậu Nam Định có các chỉ số cao về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và ít có sự phân hoá theo lãnh thổ. Đặc điểm này rất thích hợp đối với việc phát triển 118
  5. trồng trọt (gạo tám là một đặc sản nổi tiếng của Nam Định), chăn nuôi, làm muối và nhiều hoạt động khác. 8.2.1.3. Nguồn lao động Nam Định là một tỉnh có dân số đông đứng thứ 3 trong các tỉnh đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 8 trong toàn quốc (với 1.922.120 người ) nên có nguồn lao động khá dồi dào. Nguồn lao động của cả tỉnh khá phong phú, tỷ lệ người lao động chiếm 52% dân số toàn tỉnh. Trong số đó lực lượng lao động trẻ chiếm 89% nguồn lao động. Chất lượng lao động ở Nam Định khá cao: lao động trẻ, có sức khoẻ, tỷ lệ người lao động có trình độ học vấn và kỹ thuật tương đối cao. Số còn lại có khả năng tiếp thu kỹ thuật và khoa học công nghệ nhanh. Người dân Nam Định không những có truyền thống hiếu học mà họ còn là những người say mê công việc, chịu khó tiếp thu, áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ và kỹ thuật vào trong lao động sản xuất. Hình 8.1: Người dân huyện Hải Hậu 8.2.1.4. Những tiềm năng khác Nam Định nổi tiếng là tỉnh thuần nông và có nguồn hải sản quý hiếm. Riêng Hải Hậu – Nam Định cũng khá nổi tiếng với đặc sản gạo tám và nghề làm muối. Thêm vào đó, việc đánh bắt hải sản và nuôi trồng ở vùng nước lợ là một trong những hướng đi mới trong công cuộc phát triển kinh tế của huyện. Nhà máy dệt Nam Định đang được cải thiện sẽ cung cấp số lượng vải lớn cho nhân dân trong và ngoài tỉnh. Khu du lịch Hải Thịnh – Hải Hậu và Quất Lâm – Xuân Thuỷ tuy còn đang trong giai đoạn đầu nhưng chứa đầy hứa hẹn. Ngoài ra Nam Định còn có nguồn thu về giao thông đường sắt, đường bộ và đường thuỷ. . . Các nguồn thu này cũng sẽ góp phần tự cung tự cấp trong xây dựng kinh tế của địa phương. 119
  6. 8.2.2. Những khó khăn đối với vùng biển Hải Hậu – Nam Định 8.2.2.1. Về khí hậu Bên cạnh các tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế của huyện thì khí hậu, chính nó cũng gây ra những khó khăn nhất định đối với vùng biển Hải Hậu – Nam Định như sau: Trước hết khu vực Hải Hậu – Nam Định nằm trong vùng có lượng mưa lớn của vùng đồng bằng Bắc Bộ và lượng mưa này lại phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung vào mùa hạ chiếm từ 80% đến 85% tổng lượng mưa cả năm và thường tập trung vào các tháng VII, VIII, IX. Trong cùng thời gian này thường hay xuất hiện các cơn bão lớn và triều cường làm cho mực nước trong nội đồng, ngoài sông và ngoài biển đều dâng cao. Hiện tượng nước dâng cao ở cả nội đồng, ngoài sông và ngoài biển này vừa làm giảm lượng nông sản, thất thu hải sản vừa phá hoại các công trình ven biển gây nhiều nguy hại đối với vùng biển này. Phần lớn các cơn bão trong mùa hè đổ bộ vào bờ biển các tỉnh miền Bắc, miền Trung đều ảnh hưởng trực tiếp đến bờ biển Hải Hậu – Nam Định hoặc nằm trong bán kính ảnh hưởng nên mức độ gặp rủi ro của vùng này khá cao. Theo số liệu thống kê trung bình hàng năm có tới 8 trận bão đổ bộ vào bờ biển Việt Nam. Vịnh Bắc Bộ trong đó có Nam Định bị ảnh hưởng nhiều nhất chiếm khoảng 27%; nếu tính ra số trận/ năm sẽ tương đương với 2.16 trận/ năm. Trong quá khứ, Nam Định đã gặp khá nhiều những cơn bão lớn. Bảng (II - 1) sẽ liệt kê cho chúng ta thấy những cơn bão đã ảnh hưởng đến Nam Định. Bảng (8 - 1): Một số cơn bão ảnh hưởng đến vùng biển Nam Định STT Tên bão Thời gian đổ bộ Tốc độ gió Hmax Chu kỳ T W(m/s) (m) 20 – 21h 1 Alice 20 3.00 6 20/9/1975 1h 2 Caria 10 2.1 7–9 ngày 4/9/1977 15h 3 Carry 18 - 22 3.00 8.3 22/9/1987 120
  7. 8.2.2.2. Về Địa hình Bờ biển Hải Hậu – Nam Định kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam tương đối thẳng, thoáng, không có vật cản, không có vật che chắn (núi, đảo), bãi biển thấp, các đường đẳng sâu ép sát vào bờ. Đó là điều kiện bất lợi về địa hình tạo điều kiện cho sóng và gió hoạt động mạnh, gây nguy hiểm cho bờ và đe dọa trực tiếp đến đê biển. Dưới đây là một số hình ảnh mô tả địa hình bờ biển tỉnh Nam Định và những tác hại do sóng gây ra đối với bờ biển. Hình 8 - 2: Địa hình và sóng 8.2.2.3. Sóng và gió Do các đặc trưng của sóng phụ thuộc vào mực nước, hướng gió và vận tốc gió do đó sóng cũng được phân ra làm 2 loại là sóng mùa đông và sóng mùa hè. Trong mùa đông hướng sóng chủ đạo là Đông Bắc – Tây Nam chếch với đường bờ góc nhỏ nên ít gây nguy hại mấy cho đường bờ biển. Tuy nhiên đôi khi cũng có những lúc trong mùa đông hướng gió trùng với hướng gió mùa Đông Bắc và tạo với đường bờ biển một góc 300 ÷ 450 gây nguy hại đáng kể đến vùng bờ biển. Gió mùa Đông Bắc thường có tần suất lớn, tốc độ khá mạnh, giá trị cực đại có thể đạt tới 25m/s. Trong một năm, vào thời gian có các đợt gió mùa Đông Bắc cũng là lúc địa hình bãi biển biến động mạnh, do đó đường bờ vùng Đông Bắc cũng là lúc địa hình bãi bị biến động mạnh vì vậy đường bờ vùng ven biển diễn biến rất bất thường. 121
  8. Sóng mùa hè có hướng vuông góc với bờ biển. Đây là một đặc điểm rất bất lợi đối với vùng bờ biển Hải Hậu – Nam Định. Mặt khác với điều kiện bờ biển không có vật cản hay bất kỳ một vật che chắn nào nên sóng tác động trực tiếp vào bờ biển gây xói mòn đường bờ biển. Gió mùa Đông Nam diễn ra cùng thời kỳ các trận bão, lũ. Hướng gió thịnh hành trong mùa này là Nam và Đông Nam. Gió mạnh trong các cơn bão là một trong những nguyên nhân gây biến đổi địa hình lớn trong những khoảng thời gian ngắn. Các con sóng khi gặp bão về sẽ xuất hiện hiện tượng nước dâng và sóng lừng nên có sức công phá rất lớn. Từ đặc điểm địa hình kết hợp với đặc điểm của sóng và gió ta thấy sóng ở vùng biển Hải Hậu – Nam Định có hệ số lớn và tác động trực tiếp đến vùng ven bờ. 8.2.2.4. Bùn cát và vận chuyển bùn cát Tuy Nam Định có tốc độ lắng đọng khá lớn, nhưng đây chỉ là tốc độ lắng đọng tạm thời, sau đó bùn cát lại được di chuyển ra khỏi khu vực. Vào mùa khô trung bình 43% tổng số trầm tích được lắng đọng. Vào mùa mưa lắng đọng trầm tích thấp hơn nhiều, khoảng 4 – 7%. nhưng đây chỉ là cấp hạt bột nhỏ đến cát nhỏ không phải cấp hạt keo và giã keo nên sự di chuyển trầm tích sát đáy đã bị sóng và dòng chảy tổng hợp rất mạnh mẽ tác động làm phá vỡ quy luật lắng đọng trầm tích thông thường. Sự lắng đọng trầm tích tại vùng biển Hải Hậu – Nam Định chỉ là sự tạm thời sau đó sóng, dòng chảy tổng hợp do triều, gió khuấy đục vận chuyển ra phía sau biển và xuống phía Tây Nam đi ra khỏi khu vực. Do vậy, phần trung tâm từ Hải Triều đến Hải Đông đang bị xâm thực sâu cả phần bờ và phần đáy. Trầm tích bị di chuyển lên phía Đông Bắc, xuống phía Tây Nam và ra biển Đông. Dòng trầm tích chảy lên phía Đông Bắc và xuống phía Đông Nam sẽ gây bồi tụ cho hai huyện Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng. Hai huyện này đã được bồi tụ ngày càng thêm bồi còn vùng biển huyện Hải Hậu – Nam Định đã xói ngày lại càng thêm xói. 8.2.2.5. Phân bố các cửa sông Vùng biển Hải Hậu – Nam Định có 4 con sông: Sông Hồng, sông Sò, sông Ninh Cơ và sông Đáy đổ ra biển qua các cửa sông: Ba Lạt, Hà Lan, Ninh Cơ và cửa Đáy. Sông Sò là chi lưu của sông Hồng được điều tiết bởi cống Ngô Đồng, Đập Nhất Đỗi, lưu lượng qua lại rất nhỏ. Do đó cửa Hà Lạn gần như là cửa sông chết. Chính vì vậy lượng phù sa bồi đắp cho vùng biển chủ yếu là do cửa Ba Lạt, cửa Ninh Cơ và cửa Đáy. Các cửa này đã bồi đắp lên Cồn Lu, Cồn Ngạn (Giao Thuỷ), Cồn Xanh, Cồn Mờ (Nghĩa Hưng) với một tốc độ khá nhanh và đạt được diện tích 5000 ha với cao trình từ 0,4 ÷ 1,5 m. Hiện nay, hai khu vực này vẫn tiếp tục được bồi và có xu thế phát triển về phía Tây Nam. Thông thường với các nước có biển và các cửa sông đổ ra biển cách nhau trong vòng 15 km thì bờ biển tương đối ổn định. Đối với bờ biển Nam Định, cửa Ba Lạt 122
  9. cách cửa Ninh Cơ 54km, cửa Ninh Cơ cách cửa Đáy 16 km là không hợp lý cho ổn định đường bờ. Do vậy đường bờ biển Nam Định ngày càng bị xói nhiều hơn. Đó là khu vực ở giữa với độ dài khoảng 35 km (Giao Thuỷ 6 km, Hải Hậu 27 km, Nghĩa Hưng 2 km) luôn bị xâm thực xói mòn co hẹp bãi, hạ thấp cao độ. Bờ biển thường xuyên bị sạt lở nên đê điều phải di chuyển nhiều lần. 8.2.3. Yếu tố kinh tế xã hội Bên cạnh các yếu tố tự nhiên vùng biển Hải Hậu – Nam Định còn chịu những tác động từ phía những người dân sống tại vùng biển này. Một số vấn đề chính đã xảy ra đối với vùng Hải Hậu – Nam Định như sau: + Tình trạng khai thác quá mức và mang tính huỷ diệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển. Đặc biệt là nguồn tài nguyên thuỷ, hải sản đang có nguy cơ bị cạn kiệt. + Các chất thải độc hại do hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt ở vùng thượng lưu được các dòng sông chuyển tải và đổ ra biển gây ô nhiễm khu vực cửa sông ven biển. + Các hoạt động của cảng sông và giao thông trên biển đã làm tăng ô nhiễm môi trường nước ven biển. + Ô nhiễm môi trường do các hoạt động thăm quan, du lịch, nghỉ mát tại các bãi tắm. 8.3. Đánh giá những tác động bất lợi đối với vùng biển Hải Hậu – Nam Định. Cũng như các nơi có biển khác, vùng Hải Hậu – Nam Định cũng có đầy đủ đặc tính của một vùng ven biển. Đồng bằng phì nhiêu mầu mỡ rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nguồn tài nguyên biển phong phú, khả năng tiếp cận thị trường quốc tế một cách dễ dàng. Nhưng Hải Hậu cũng gặp không ít những khó khăn do bờ biển bị xói mòn, ô nhiễm môi trường từ việc nuôi trồng thuỷ sản, sự thiếu ý thức của người dân khi lạm dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt từ phía thượng lưu. . . Xói lở bờ biển là một hiện tượng tự nhiên gây nhiều khó khăn nhất đối với việc bảo vệ người, tài sản và các công trình công cộng khác của vùng bờ. Nó tác động xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, an ninh, xã hội và các vấn đề môi trường. Đối với vùng biển Hải Hậu – Nam Định, các bất lợi trên không chỉ tác động đến hệ vật chất ven bờ tính chất vật lý của vùng biển mà nó còn tác động đến các ngành kinh tế trong vùng, làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ven biển. Đối với mỗi ngành, sự xói lở bờ biển có những tác động khác nhau, có những biểu hiện khác nhau và hậu quả của tác động đó cũng khác nhau. Chính vì vậy chúng ta cần nghiên cứu và xem xét nó ở nhiều phương diện khác nhau để nhận biết và đánh giá mức độ ảnh hưởng, từ đó có những biện pháp xử lý thích hợp với hiện tượng xói lở này. 123
  10. 8.3.1. Đối với môi trường tự nhiên 8.3.1.1. Mất đất Khi hiện tượng xói lở xẩy ra, tác động đầu tiên là gây mất diện tích đất tự nhiên. Tại vùng biển Hải Hậu – Nam Định trong những năm qua biển không ngừng tiến sâu vào đất liền. Tại thời điểm trước năm 1996 bãi ngoài của đoạn đê Đinh Mùi xã Hải Triều, Hải Hậu có chiều rộng bình quân là 200 ÷ 250 m, nhưng đến nay bãi chỉ còn lại 80 m. Tốc độ biển lấn qua các năm tại vùng bờ biển Hải Hậu – Nam Định là rất đáng lo ngại. Kể từ năm 1912 đến năm 1995, biển không ngừng tiến sâu vào trong đất liền khiến hệ thống đê biển cũng phải di chuyển theo. Hiện tượng này có thể được mô tả như sơ đồ dưới đây: (Hình 8 - 3): Diễn biến đường bờ qua các năm. 124
  11. 8.3.1.2. Mất khoáng sản Xói lở bờ biển cũng là nguyên nhân chính gây mất khoáng sản tại vùng biển Hải Hậu – Nam Định. Theo kết quả nghiên cứu về sự di chuyển trầm tích cho thấy rõ ràng rằng trầm tích và các khoáng sản ở vùng ven biển Hải Hậu – Nam Định rất nhiều nhưng sự lắng đọng trầm tích chỉ là sự lắng đọng tạm thời, sau đó trầm tích lại được di chuyển ra khỏi khu vực. Trong suốt quá trình xẩy ra hiện tượng xói lở, khoáng vật nặng cũng có sự biến đổi. Nhưng tựu chung lại thì quá trình xói mòn phá huỷ các cồn cát đều đã giải phóng ra một lượng lớn khoáng vật nặng. Khi gây bồi đồng thời cũng là lúc làm giầu khoáng vật nặng được coi là kết thúc và được cuốn trôi nên hàm lượng khoáng vật nặng còn lại rất nhỏ (8%). Một số khoáng vật nặng bị mất do quá trình xói lở ở vùng biển Hải Hậu – Nam Định được thể hiện như sau: Bảng (8 - 2) : Thành phần khoáng vật nặng đã bị mất STT Nhóm khoáng vật Hàm lượng (%) Nhóm khoáng vật không trong suốt 1 29,4 (ilmenit, leucoxen, manhetit, limonit) Nhóm Amphibol trong trầm tích tầng mặt 2 53 (hocblen, actinolit, antofilit, bazan. . .) Các khoáng vật phụ 3 6,2 (epidot, silimanit, tuamalin, granat, dipoxit) Các khoáng vật ít phổ biến (nhưng chúng lại tập trung cao ở những bãi cát có nguy cơ bị xói) 4 21,4 (Zicon, rutil, monazit. . .) 8.3.1.3. Giảm nơi cư trú của sinh vật ven biển Đối với vùng biển Hải Hậu – Nam Định thì việc mất nơi cư trú của sinh vật ven biển được thấy rõ. Khi hiện tượng xói lở xẩy ra đối với vùng biển Hải Hậu – Nam Định đồng thời cũng là lúc hiện tượng bồi tụ xẩy ra đối với các khu vực lân cận. Thực tế cho thấy rằng Cồn Lu, Cồn Ngạn thuộc huyện Giao Thuỷ và Cồn Xanh, Cồn Mờ thuộc huyện Nghĩa Hưng là hai nơi sát cạnh khu vực Hải Hậu bấy lâu nay có rất nhiều loài chim đến cư trú và sinh sống trong khi đó vùng biển Hải Hậu – Nam Định thì rất ít hoặc không hề có. Trong số các loài sinh vật đến cư trú ở khu Ramsa Xuân Thuỷ có một số loài gần như đã bị tuyệt chủng và đã được ghi vào sách đỏ. 8.3.1.4. Giảm diện tích rừng phòng hộ Xói sạt bờ biển cũng làm mất các đoạn rừng phòng hộ, làm thay đổi hệ động thực vật ven biển. Một số loại cây không chỉ có tác dụng bảo vệ bờ mà còn có tác dụng đối với ngành sản xuất ( cây cối) cũng ngày càng một giảm. Nguy cơ mất rừng ngập mặn và rừng phòng hộ dường như rất chắc chắn. Theo số liệu điều tra năm 1980 tại 125
  12. biển Hải Hậu có 300 ha rừng phi lao, song đến nay chỉ còn lại 52 ha (~ giảm 30%) và còn có khả năng tiếp tục giảm xuống. 8.3.1.5. Mất môi trường cảnh quan. Xói sạt bờ, bãi biển trước hết làm cho toàn thể thiên nhiên vùng Hải Hậu biến đổi và mất ổn định về mọi mặt, trong đó có cảnh quan môi trường. Đối với con người và xã hội việc mất nhà cửa, công trình công cộng và di tích lịch sử văn hoá sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan của làng, xã. Đối với môi trường thiên nhiên việc mất các cồn cát sẽ tác động xấu đến hệ sinh thái. 8.3.2. Đối với các ngành kinh tế Trong nhiều năm qua do biển Hải Hậu nằm trong tình trạng biển tiến bãi thoái, đê phải nhiều lần di chuyển, lăn đê vào trong đồng tốn kém tiền của và công sức của nhân dân, hạn chế rất lớn việc phát triển kinh tế của địa phương. Nó được thể hiện qua một số các ngành như sau: 8.3.2.1. Nông nghiệp Mất đất là một thiệt hại lớn đối với các vùng biển bị xói lở nói chung và đối với vùng biển Hải Hậu – Nam Định nói riêng. Mất đất sẽ làm giảm diện tích canh tác nông nghiệp và thổ cư. Ước tính hàng năm biển lấn vào huyện Hải Hậu – Nam Định từ 10 đến 20 m tương ứng với một lượng lớn diện tích đất tự nhiên. Nó ảnh hưởng trực tiếp và tác động xấu đến diện tích đất canh tác nông nghiệp vì những lý do sau đây: + Diện tích đất của huyện Hải Hậu không thể mở rộng thêm ra các phía xung quanh mà còn ngày càng bị thu hẹp do xói mất đất, do dân số ngày càng tăng và diện tích đất để ở ngày càng nhiều. + Một số ngành kinh tế khác như nuôi trồng thuỷ hải sản, làm muối, du lịch cũng cần diện tích đất để phát triển nên phải cạnh tranh đất với nông nghiệp. Chính vì những lý do nêu trên việc xói mòn bờ biển thật sự đã có tác động xấu và đe doạ đối với ngành kinh tế nông nghiệp của vùng bờ biển Hải Hậu – Nam Định 8.3.2.2. Ngư nghiệp Cũng giống như ngành Nông Nghiệp, ngành ngư nghiệp cũng có một số khó khăn khi hiện tượng xói sạt bờ biển xảy ra. Mất đất để nuôi trồng thuỷ sản là một trong những khó khăn của ngành ngư nghiệp. Cả hai hoạt động đánh bắt gần bờ cũng như đánh bắt xa bờ đều có những hạn chế do nguồn cá trong thiên nhiên chỉ có giới hạn và phương tiện đánh bắt cá chưa đáp ứng yêu cầu nên sản lượng còn thấp. Việc nuôi trồng thuỷ sản cũng không mấy khả quan và còn gặp những khó khăn không thể tránh do những cơn bão lớn. Những cơn bão lớn đổ bộ vào vùng biển một cách dữ dội và khiến một số khu nuôi trồng thuỷ sản thường xuyên phải thu hoạch sản phẩm trước thời hạn với sản lượng không cao. Như vậy cả hai loại hình sản xuất thủy sản ở Hải Hậu – Nam Định đều gặp khó khăn. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên, ngoài 126
  13. yếu tố khác, xói lở bờ do lũ bão rất đáng được quan tâm. Để có cơ hội phát triển ngư nghiệp ở Hải Hậu trước hết phải ổn định bờ biển. 8.3.2.3. Công nghiệp Đối với ngành công nghiệp việc xói lở bờ biển chỉ bị tác động gián tiếp. Từ trước đến nay nền công nghiệp của các huyện ven biển Nam Định chưa phát triển và ít chịu tác động từ phía biển (công nghiệp dệt. . .) nên việc mất đất cũng chưa ảnh hưởng đến ngành công nghiệp. Nhưng trong tương lai khi quy hoạch vùng biển Hải Hậu – Nam Định các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp đòi hỏi phải được chế biến và bảo quản trước khi đem ra thị trường tiêu thụ thì ngành công nghiệp đóng vai trò không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay Hải Hậu có nghề làm muối và sản phẩm nổi tiếng từ nông nghiệp là gạo tám, nhưng đời sống kinh tế của nhân dân trong vùng vẫn chưa cao. Thu nhập bình quân đầu người huyện Hải Hậu chỉ đạt 200.000đ/ tháng/người. Theo số liệu thống kê năm 2000, nước ta có sản lượng gạo đứng thứ 3 trên thế giới, nhưng với giá rẻ hơn rất nhiều so với các nước khác như Thái Lan và Ấn Độ với lý do gạo vẫn chưa được chế biến kỹ. Vì vậy, việc phát triển công nghiệp chế biến trong vùng là rất cần thiết. Ngoài các yếu tố khác về cơ sở hạ tầng, ngành công nghiệp chế biến còn phụ thuộc vào các ngành khác như nông nghiệp, ngư nghiệp, làm muối. . . 8.3.2.4. Sản xuất muối Ngoài nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản thì ngành sản xuất muối có lẽ là ngành đặc trưng nhất đối với các vùng ven biển. Việc sản xuất muối ở đây không được ổn định do xói lở làm mất diện tích đất canh tác muối. Theo số liệu thống kê năm 1980 Hải Hậu có 616 ha sản xuất muối thì đến năm 2002 chỉ còn lại 450 ha, chiếm khoảng 30% diện tích. Tính bình quân năng suất từ năm 1996 đến năm 2002 là 97 tấn/ha/năm thì số diện tích bị giảm trên khiến nhân dân địa phương mất đi một lượng muối là 16.000 tấn. Hiện nay ngành sản xuất muối ở Hải Hậu – Nam Định thực sự rất vất vả, nhưng thu thập lại thấp hơn so với các nghề khác. Một người bình thường làm nghề sản xuất muối hàng ngày họ đều phải ra đồng làm việc từ 4h sáng đến 7h, buổi chiều họ phải làm việc từ 1h đến 5h, và chỉ cho kết quả khi trời nắng to. Nhưng thu nhập trung bình hàng tháng chỉ đạt 200.000đ/ người. Ở xã Hải Chính, sản xuất muối chiếm 90% diện tích sản xuất muối của xã, 10% còn lại là để phục vụ cho việc nuôi trồng thuỷ sản, nhưng năng suất thu được rất thấp, khi nào được vụ mới chỉ đạt 90 – 100 tấn/ha/năm và giá chỉ đạt trung bình 200.000 đ/tấn, mức cao nhất là 308.000 đ/tấn. Tương lai ngành sản xuất muối cần phải được công nghiệp hoá. Muối sau khi thu hoạch cần được chế biến hoàn hảo để bảo quản tốt và tiêu thụ dễ dàng. Tuy nhiên để đạt được ý tưởng trên Hải Hậu cần phải quy hoạch và ổn định cánh đồng muối trong mọi tình huống. 127
  14. 8.3.2.5. Du lịch Du lịch được xem như là một điểm mạnh đối với các vùng ven biển nhưng nó lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố về thiên nhiên và nhân tạo. Trừ các tháng có bão và lũ còn lại đều có thể hoạt động du lịch. Bãi tắm Hải Thịnh (Hải Hậu) có bãi biển thoải đẹp, khí hậu trong lành, nước xung quanh sạch và sóng nhẹ. (Hình 8 - 5 : Bãi biển Hải Thịnh. Nhưng ngành du lịch vẫn có nhiều biến động do phụ thuộc vào điều kiện thời tiết của vùng biển. Ở Hải Hậu, mùa du lịch chỉ hoạt động mạnh trong 3 tháng (từ tháng VI đến tháng VIII). Tuy vậy vấn đề lớn nhất đối với ngành du lịch không phải ngành này chỉ tồn tại theo mùa mà do nó phải chịu sự đe dọa của bão biển và hiện tượng xói lở bờ biển. Xói lở đã phá hoại bờ biển và đê biển do đó bắt buộc địa phương có các biện pháp công trình để bảo vệ bờ. Tuy nhiên, chính việc xây dựng công trình này lại làm mất đi môi trường cảnh quan tự nhiên vốn có của nó. Bên cạnh đó, xói lở bờ biển cũng làm mất đi các khu rừng phi lao. Rừng phi lao ngoài tác dụng bảo vệ bờ, chống cát bay, cát nhảy, bảo vệ các khu dân cư nó còn có tác dụng điều hòa khí hậu tạo cảnh quan môi trường và là một nhân tố rất quan trọng đối với ngành du lịch. Mất môi trường cảnh quan sẽ khiến lượng khách du lịch giảm đi đáng kể. Họ vốn thích những vùng đất tự nhiên có nhiều cây cối chim muông hơn là những vùng đất cằn cỗi do bị xói mòn. Môi trường vùng biển Hải Hậu tuy chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi các hoạt động của các con người và các hoạt động công nghiệp, nhưng xói lở và bão biển cũng giảm 128
  15. đi sự đa dạng sinh học ven biển. Các khu rừng ngập mặn bị phá hoại đã làm mất đi nơi cư trú của các loài sinh vật ven biển vốn cũng là một thế mạnh của các khu vực du lịch. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành du lịch cũng có nhiều hạn chế. Đường dẫn vào khu du lịch Hải Thịnh vẫn còn ở mức rất thấp, đường vẫn chưa được trải nhựa hết, một số đoạn đường vẫn còn là đường đất. Hiện nay tại các khu du lịch ở Hải Thịnh, Hải Hậu được nhà nước đầu tư xây dựng 2 khách sạn lớn. Một số khách sạn nhỏ do tư nhân xây dựng chất lượng phục vụ vẫn còn những hạn chế, đội ngũ nhân viên chưa có kinh nghiệm. Bãi biển Hải Thịnh có rất nhiều tiềm năng nhưng cũng gặp không ít những khó khăn. Để khắc phục những khó khăn đó trước hết chúng ta phải hạn chế sự xói lở để thu hút khách du lịch và phải đặt sự phát triển của ngành trong sự phát triển của các ngành khác để đảm bảo phát triển bền vững. 8.3.3. Đối với môi trường xã hội 8.3.3.1. Mật độ dân số cao Thực tế xói lở bờ biển đã gây mất đất dẫn đến nhiều tác động bất lợi đối với môi trường tự nhiên, các ngành kinh tế ở vùng biển Hải Hậu – Nam Định. Với môi trường xã hội nó cũng có những tác động không nhỏ. Tác động đầu tiên mà ta dễ dàng nhận biết được đó là việc mật độ dân số tăng cao. Số liệu được thể hiện như bảng dưới đây. Bảng (8 - 3) mật độ dân số các xã ven biển huyện Hải Hậu Diện tích Mật độ dân số STT Xã Dân số (người) (km2`) ( người / km2) 1 TT Thịnh Long 13126 14,47 907 2 Hải Hoà 8295 8,45 982 3 Hải Triều 4996 3,04 1643 4 Hải Chính 5253 3,95 1329 5 Hải Lý 9264 6,50 1425 6 Hải Đông 7670 9,72 789 Từ bảng thống kê trên ta thấy các xã ven biển thuộc huyện Hải Hậu đều có mật độ dân số cao, đặc biệt là xã Hải Triều (1643 người / km2). Ngoài ra khu vực bị xói lở nhiều nhất là xã Hải Triều (Hải Hậu). Điều này cho thấy việc mất đất do xói mòn bờ biển đã tác động đến người dân ven biển Hải Triều. Mật độ dân số tăng cao có thể xuất phát từ hai nguyên nhân: dân số tăng và diện tích giảm. mật độ dân số xã Hải Triều cao hơn so với các xã xung quanh một phần do diện tích của xã bị thu hẹp. Tuy nhiên trên thực tế ở một số xã ven biển số hộ gia đình 129
  16. không theo đạo thiên chúa rất nhiều (có 80 đến 90% dân số của huyện ven biển theo đạo thiên chúa). Trong mỗi hộ gia đình, thường người đàn ông của gia đình là một ngư dân. Các hộ gia đình có xu hướng có nhiều con để bù lại những rủi ro mà một thành viên trong gia đình bị chết khi đi biển. Có thể nói rằng xu hướng có một gia đình đông con để giảm rủi ro trong cuộc sống của các hộ gia đình ven biển là phổ biến. Đó là cách để họ đối phó với cuộc sống mà an toàn về mặt xã hội là rất thấp. 8.3.3.2. Mất tài sản nhà cửa và các công trình công cộng khác Xói lở bờ biển đã dẫn đến nhiều tác hại đối với vùng biển Hải Hậu – Nam Định. Tuy vậy chúng ta không thể không kể đến việc mất tài sản nhà cửa và các công trình công cộng khác xung quanh vùng biển này. Dưới đây là một số hình ảnh minh hoạ cho những thiệt hại do bão, lũ và xói lở bờ biển gây ra. Hình (8 - 6) Trước và sau khi có hiện tượng xói lở Rõ ràng mưa bão và xói lở đã tác động rất lớn đến đời sống của nhân dân ven biển. Dưới đây là bảng thống kê thiệt hại do thiên tai đem lại trong một số năm gần đây ( Theo số liệu thống kê của văn phòng Ban chỉ đạo PCLB – TW). 130
  17. Bảng (8 - 4) Thống kê thiệt hại của trận bão năm 1996 Nhà cửa Công trình khác Trụ sở Tường Năm Nhà Trường Bệnh viện Kho cơ Ct phụ rào (phòng) (phòng) (m2) (cái) quan (cái) (m) (m2) 1996 359.104 4.846 1.742 100 1.083 12.250 14.664 8.3.3.3. Căng thẳng về tâm lý và tinh thần Do thiên tai bão lũ uy hiếp nặng nề, tình trạng đê kè bị sạt lở xung yếu, hàng năm huyện phải giành ra hàng trăm ngàn ngày công và trăm triệu đồng cho công tác tu bổ và sửa chữa đê kè. Nguồn kinh phí của Nhà nước đầu tư để tu bổ đê kè có hạn. Nhân dân các xã trong huyện, đặc biệt là các xã ven biển phải đóng góp nhiều công sức, ảnh hưởng đến kinh tế của một bộ phận dân cư ven biển. Con người sống trong nỗi sợ và cảm thấy thiếu an toàn. Họ ý thức được rằng cuộc sống của họ có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Họ trở nên sợ hãi khi có bão vì lịch sử đã cho họ thấy sự dữ dội và sự tàn phá ác liệt của những trận bão. Họ trở nên sợ hãi, căng thẳng và hốt hoảng khi có bão. Đặc biệt phụ nữ và trẻ em dễ bị tổn thương nhất. Số liệu thống kê từ trước đã cho thấy luôn luôn có nhiều phụ nữ và trẻ em chết nhiều hơn đàn ông. Ví dụ trận bão năm 1996 làm 21 người chết và 224 người bị thương. Tinh thần của người dân là luôn luôn mong muốn có một cuộc sống ổn định bởi một lẽ “có an cư thì mới lạc nghiệp”. Hàng năm thiên tai bão lũ uy hiếp, bờ biển bị xâm thực, xói mòn, đê thường xuyên phải di chuyển đã làm cho đại bộ phận nhân dân vùng ven biển, kể cả những hộ có điều kiện đều phải canh cánh nỗi lo chống đỡ với thiên tai nên cuộc sống rất không ổn định, không còn chú tâm cho sự phát triển kinh tế nữa. Đặc biệt, đối với vùng biển Hải Hậu – Nam Định lại là nơi sùng đạo (có từ 80 ÷ 90% số dân của huyện theo đạo thiên chúa) nên hiện tượng xói lở bờ biển đã tác động sâu sắc đến tâm linh của người dân ven biển. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu tung tin đồn nhảm về hiện tượng tự nhiên này gây mất ổn định trong nhân dân. 8.3.3.4. Tái định cư và những khó khăn Mỗi lần thay đổi tuyến đê là kèm theo việc di chuyển các hộ dân và các công trình khác trong khu vực. Thực tế năm 1996 khi đắp tuyến đê Kiên Chính (Hải Chính) đã phải di chuyển 40 hộ dân, năm 1997 đắp đê Đinh Mùi (Hải Triều) đã di chuyển 80 hộ dân. Các cấp chính quyền phải bố trí đất đai, ngày công và kinh phí để phục vụ cho việc di chuyển này. 131
  18. Một số vấn đề nảy sinh là trường hợp tái định cư nhưng không thể tìm thấy chỗ ở mới hoặc không muốn đi xa thì việc khai hoang được đặt ra. Tuy nhiên việc khai khẩn không phải là đơn giản vì công việc này tốn rất nhiều thời gian và sức lực và làm sao để thích nghi với cuộc sống mới cũng là một vấn đề khó đối với người dân nơi đây. Họ phải tìm một nguồn sống mới, phải có các khả năng và kỹ thuật mới để thích ứng với cuộc sống mới. Điều này thường tác động đến tất cả mọi thành viên trong gia đình kể cả ngoài xã hội và thường là các tác động tiêu cực. 8.3.3.5. Đê biển Nguyên nhân chủ yếu vỡ đê là do hạ thấp và thu hẹp của bãi biển phía trước mặt làm cho hiện tượng xói lở bờ biển phát triển mạnh. Khi gặp bão, triều cường sóng sẽ phá vỡ đê trong giây lát. Quá trình này vẫn đang tiếp tục gia tăng. Do việc thu hẹp liên tục của bãi biển, sóng cũng gia tăng tấn công vào đê. Trong khi trước đây sóng thường tan ra trên bãi biển thì nay sóng biển tác động trực tiếp vào thân đê. Sự xói lở bờ biển phá hoại cấu trúc và gây ra sự mất ổn định của chân đê và mái đê. Trước đây khi thi công, chân đê được xây dựng nằm sâu dưới mực nước biển khoảng 0,5m. Nay do bị xói lở, chân đê bị lộ ra và bị phá mòn. Chân đê sẽ lún xuống làm cho các lớp đá bên trên bị mất ổn định. Cuối cùng mái đê sẽ trượt xuống và phần bên trên của đê sẽ không còn được bảo vệ khỏi bị cuốn trôi. Hơn nữa, trọng lượng và kích cỡ của các lớp vật liệu bảo vệ (đá xếp, bê tông khối) không đủ chống lại sóng biển khi có bão và dễ bị di chuyển ngay cả khi điều kiện thời tiết bình thường mà gặp triều cường. Ngoài nguyên nhân chủ yếu nêu ở trên, hiện tượng vỡ đê còn do một số nguyên nhân khác sau đây: - Thiếu lớp vỏ bọc - Xói lở mái đê phía nội đồng do mưa gây ra - Xói lở do nước tràn qua mặt đê - Xói lở và hư hại mặt đê do giao thông xe cộ đi lại - Vị trí của đê đặt tại nơi có điều kiện thổ nhưỡng xấu 8.3.4. Các mâu thuẫn Đối với mỗi một quốc gia, một tỉnh hay một vùng nào đó đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định do thiên nhiên mang lại. Đặc biệt đối với những vùng gần biển đặc điểm này được thể hiện rõ hơn cả. Vùng biển Hải Hậu – Nam Định cũng không nằm ngoài quy luật đó. Để phát triển kinh tế chúng ta cần tìm hiểu những mặt thuận lợi cũng như khó khăn và đưa ra những biện pháp thích hợp khắc phục những khó khăn này. Việc phát triển kinh tế là rất cần thiết đối với mỗi quốc gia. Tuy nhiên phát triển bất cứ một ngành nghề nào đều có những tác động tốt cũng như những tác động xấu đến các ngành kinh tế khác, đến môi trường tự nhiên và đến cả cuộc sống của người dân ven biển. 132
  19. Để phát triển một cách bền vững, chúng ta cần xem xét mối tác động tương quan giữa các yếu tố này với nhau. Mối quan hệ đan xen, chồng chéo giữa các ngành kinh tế với nhau cần phải được giải quyết một cách thỏa đáng và phải nằm trong mối quan hệ chung của toàn huyện, phù hợp với các điều kiện phát triển chung của toàn tỉnh và cả nước. Do đó trước hết chúng ta cần xem xét các mâu thuẫn này một cách hệ thống để tìm ra giải pháp hợp lý nhất cho sự phát triển bền vững của khu vực này. Dưới đây là một số bảng đánh giá mức độ mâu thuẫn giữa các ngành với nhau. Bảng (8 - 5) Mâu thuẫn của ngành Nông nghiệp với các ngành khác STT Các ngành Mức độ Giải thích các tác động 1 Lâm nghiệp 0 Không mâu thuẫn - Mâu thuẫn về nhân lực - Mâu thuẫn về diện tích đất + 2 Ngư nghiệp - Mâu thuẫn về nhu cầu chất lượng nước (Nông nghiệp cần nước ngọt >< nuôi trồng thuỷ sản cần nước mặn hoặc nước lợ) - Mâu thuẫn về nhân lực 3 Làm muối - Mâu thuẫn về diện tích đất - Mâu thuẫn về nhu cầu chất lượng nước - Mâu thuẫn về nhân lực - Mâu thuẫn về diện tích đất (ít) - Chất thải công nghiệp giảm chất lượng, sản 4 Công nghiệp lượng nông nghiệp + Phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm như say sát. . . 5 Du lịch + Có tác động tích cực nhưng ít. - Làm ô nhiễm nguồn nước do sử dụng phân bón hữu cơ và vô cơ 6 Môi trường - Cải tạo đất - Duy trì giống lúa truyền thống + ổn định tập quán canh tác do phương pháp canh tác đơn giản. 7 Xã hội + Cung cấp lương thực cho người dân + Xuất khẩu gạo + các sản phẩm từ nông nghiệp 8 Giao thông + Mức độ ảnh hưởng lẫn nhau ít + Dân cư sinh sống ở vùng sản xuất nông nghiệp Dân cư và các phát triển vùng sản xuất chuyên canh. công trình 9 phúc lợi xã hội + Công trình công cộng giúp Nông nghiệp phát triển khác theo ( hệ thống tưới tiêu. . .) 133
  20. Bảng (8 - 6) Mâu thuẫn của ngành Lâm nghiệp với các ngành khác STT Các ngành Mức Giải thích các tác động độ + Mâu thuẫn về diện tích đất do phải chịu cạnh tgianh đất ngập mặn 1 Ngư nghiệp 0 (rừng ngập mặn không thể phát triển nếu trong vùng đất ngập mặn đó có tôm, cua. . . sinh sống) - Mâu thuẫn về diện tích đất. + - Mâu thuẫn rất lớn về nhân lực (Nghề muối vất vả, nếu 2 Làm muối đã làm muối thì sản xuất không có thời gian làm nghề khác) 3 Công nghiệp - Mâu thuẫn về nhân lực ( ít) 4 Du lịch + Tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái + Tạo nơi cư trú cho các sinh vật đến sinh sống và phát triển 5 Môi trường + Giúp cân bằng hệ sinh thái + Giúp ổn định đường bờ + Tạo sự yên tâm đối với cuộc sống của người dân ổn 6 Xã hộ i định cuộc sống 7 Giao thông Không mâu thuẫn 8 Dân cư và các + Giúp bảo vệ các khu dân cư công trình phúc + ổn định đê biển và các công trình ven biển lợi xã hội khác 134
nguon tai.lieu . vn