Xem mẫu

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỆ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRONG DẠY HỌC PHẦN “SINH HỌC VI SINH VẬT” SINH HỌC 10 PHẠM THỊ HỒNG TÚ 1,*, NÔNG THỊ CẢNH 2 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên 1 * Email: phamhongtu@dhsptn.edu.vn 2 Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên TTGD nghề nghiệp – GDTX Huyện Võ Nhai – Tỉnh Thái Nguyên Tóm tắt: Năng lực tự học là một trong những năng lực chung cần phát triển cho học sinh nói chung và học sinh trung học phổ thông hệ giáo dục thường xuyên nói riêng. Trong đó, trọng tâm là cần làm cho học sinh yêu thích môn học, tự giác học, chủ động học và có phương pháp học. Vì vậy, trong quá trình dạy học, GV cần vận dụng linh hoạt các biện pháp/kỹ thuật dạy học thích hợp trong việc thiết kế và tổ chức chuỗi hoạt động học tập của HS; tạo môi trường, tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, được tham gia, được khẳng định bản thân. Thông qua việc thực hiện các hoạt động học tập, học sinh sẽ chủ động chiếm lĩnh tri thức của môn học, đồng thời phát triển được năng lực cho bản thân. Từ khoá: Năng lực, Năng lực tự học, đổi mới phương pháp dạy học. 1. MỞ ĐẦU Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo đã xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”; đối với GDTX: “Đối với giáo dục thường xuyên, bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề; bảo đảm xóa mù chữ bền vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở GDTX và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự học và giáo dục từ xa” [1]. Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông là hướng tới hình thành các phẩm chất và các năng lực người học trong đó năng lực tự học (NLTH) là một trong 10 năng lực chung cần hình thành và phát triển cho HS trong dạy học môn học. Tự học có vai trò quyết định đến vệc nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện khả năng tư duy độc lập, sáng tạo cho người học. Để phát triển NL người học, đòi hỏi đổi mới đồng bộ của giáo dục trong đó có đổi mới PPDH môn học. Sự đổi mới đã đang diễn ra mạnh mẽ ở các đơn vị giáo dục trong đó có các trung tâm GDTX-GDNN. Tuy nhiên, Thực trạng dạy và học ở một số trung tâm GDTX-GDNN gặp nhiều khó khăn. Qua kết quả khảo sát ban đầu một số trung tâm GDTX-GDNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thấy rằng, kết quả học tập môn Sinh học số lượng HS đạt khá, giỏi chiếm tỷ lệ rất ít (khá 19,8%; giỏi 0,8%); tỷ lệ HS thích thú với môn học rất ít (8,8%).Một trong những khó khăn chủ yếu mà HS gặp phải khi HS tự học môn Sinh học là không có kỹ năng tự học (78,3%); không yêu thích hứng thú với môn học (57,4%), 36,1% là không thích thời gian trên lớp hạn chế (21,6%), nội dung môn học khó (2,6%). Từ những thực trạng đòi hỏi nhà sư phạm phải giải quyết một số vấn đề cơ bản 351
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ như: Làm thế nào để HS thích học, chủ động học; Làm thế nào để HS có kỹ năng tự học? Trong giới hạn bài báo, chúng tôi đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển NLTH cho HS THPT hệ GDTX trong quá trình dạy học phần “Sinh học Vi sinh vật” (SH10). 2. NỘI DUNG 2.1. Năng lực tự học và biểu hiện về năng lực tự học của học sinh “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ của mình, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó thành sở hữu của mình [2] và “Học, cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng cách thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức bên trong con người mình” [ 2; tr 64] “Năng lực là khả năng thực hiện thành công và có trách nhiệm các nhiệm vụ, giải quyết vấn đề trong các tình huống xác định cũng như các tình huống thay đổi trên cơ sở huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính tâm lý khác như động cơ, ý chí, quan niệm, giá trị,… suy nghĩ thấu đáo và sự sẵn sàng hành động” [3, tr.68]. Như vậy năng lực là khả năng của mỗi cá nhân được thể hiện ở sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính tâm như hứng thú, niềm tin, ý chí,… để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực tự học (NLTH) có thể được hiểu là khả huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính tâm lý cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… để thực hiện thành công việc chiếm lĩnh tri thức khoa học cũng như thực hiện thành công việc vận dụng tri thức đã học đã giải quyết được các vấn đề thực tiễn có liên quan trong một bối cảnh nhất định. Nói cách khác, NLTH là một khả năng, trong đó người học là chủ thể tự giác, tích cực, chủ động, độc lập (hoặc hợp tác) nhằm chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong học tập, trong cuộc sống nhằm đạt được mục đích nhất định. Biểu hiện của NLTH của người học nói chung đó là sự hứng thú, mức độ tích cực, chủ động tham gia HĐTH và khả năng thực hiện hiệu quả các hoạt động học tập đó Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD-ĐT 19/1/2018 thì NLTH được biểu hiện ở một số tiêu chí như: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện; Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khóa; ghi chú bài giảng của GV theo các ý chính; đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết; tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học; biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công dân. Như vậy có thể hiểu, các yếu tố cấu thành nên NLTH có thể hiểu gồm 3 thành tố chính: (1) HS có thái độ tích cực trong học tập, HS thấy được trách nhiệm học tập, có hứng thú đam mê, tự giác học tập. Vì vậy, trong quá trình dạy học bộ môn, GV nên tạo môi trường, tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, đượckhẳng định bản thân.sao cho HS tham gia, thích thú tham gia, tích cực và chủ động tham gia các hoạt động học tập, HS được đóng góp giá trị bản thân cho giờ học. Vì vậy, dù là đúng hay sai cũng nhận được lời động viên, khích lệ của GV - đây 352
  3. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 chính là nguồn động lực để các em phấn đấu, cố gắng tự học. Ngoài ra, cần làm cho HS thấy được việc chiếm lĩnh tri thức bài học rất cần thiết không chỉ cho các kỹ thì mà đặc biệt quan trọng vì gắn với thực tiễn đời sống. (2) HS có kỹ năng tự học: Kỹ năng lập kế hoạch học tập, kỹ năng khai thác tài liệu học tập, kỹ năng thu thập thông tin, xử lý thông tin, kỹ năng vận dụng kiến thức giải các các vấn đề thực tiễn và kỹ năng tự hiểm tra, đánh giá; kỹ năng hợp tác với bạn… các kỹ năng này được hình thành và phát triển trong quá trình học tập bộ môn, do đó phương pháp dạy của GV sẽ có tác động rất lớn đến phương phương pháp học của HS, tạo điều kiện để hình thành, phát triển NLTH qua việc tổ chức chuỗi hoạt động dạy – tự học trong dạy học môn học. 2.2. Phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông hệ giáo dục thường xuyên trong dạy học phần “Sinh học Vi sinh vật” (Sinh học 10) 2.2.1. Quy trình tổ chức dạy học theo hướng phát triển NLTH cho HS THPT hệ GDTX Trên cơ sở những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên [5] chúng tôi xác định quy trình tổ chức DH theo định hướng phát triển NLTH cho HS gồm 4 bước được thể hiện ở sơ đồ 1: Sơ đồ 1. Quy trình tổ chức dạy học theo hướng phát triển NLTH cho HS THPT hệ GDTX Bước 1: Xác định mục tiêu bài học Việc xác định mục tiêu dựa trên những căn cứ cơ bản như căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ GD&ĐT, căn cứ vào định hướng đổi mới dạy học theo định hướng phát triển NL, căn cứ vào đặc điểm của đối tượng HS THPT hệ GDTX để xác định được mục tiêu về kiến thức kỹ năng thái độ và năng lực cho phù hợp. 353
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Bước 2: Phân tích nội dung lựa chọn biện pháp pháp triển NLTH phù hợp Phân tích được nội dung, các thành phần kiến thức bài học sẽ giúp GV thiết kế các hoạt động và lựa chọn phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp để HS chủ động, tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức hình thành kỹ năng. Một số biện pháp có thể được ưu tiên lựa chọn trong việc tổ chức dạy học để tạo hứng thú học tập cũng như tạo cơ hội cho HS tham gia trải nghiệm như: Tổ chức các hoạt động tham gia trò chơi-kết hợp giữa việc học với hoạt động Game show; gắn nội dung học tập với việc giải quyết những vấn đề liên quan đến thực tiễn... Bước 3: Thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy - học phát triển năng lực tự học (3.1) GV thiết kế và sử dụng chuỗi hoạt động học tập giao nhiệm vụ cho HS từ hoạt động khởi động đến hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động vận dụng mở rộng và hoạt động tự học ở nhà. Các hoạt động vừa tạo hứng thú và tâm thế học tập cho HS vừa đảm bảo tất cả HS nhận thức đúng nhiệm vụ và hăng hái thực hiện. Việc thiết kế hoạt động và giao nhiệm vụ phù hợp với HS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì rất nhiều HS hệ GDTX sợ môn học và không tự tin. Vì vậy hệ thống nhiệm vụ học tập cần đa dạng và có sự phân hóa dành cho các đối tượng đặc biệt là những HS yếu. Các nhiệm vụ được thiết kế từ dễ đến khó với những yêu cầu cụ thể về sản phẩm mà HS phải hoàn thành. Các yêu cầu cần cụ thể, rõ ràng và đảm bảo cho tất cả đối tượng HS đều có thể thực hiện được. Qua việc thực hiện được các nhiệm vụ học tập, HS vừa chủ động chiếm lĩnh tri thức/khắc sâu và hiểu rõ tri thức/vận dụng được tri thức vào trong thực tiễn. (3.2) GV tổ chức HS Thực hiện nhiệm vụ học tập và hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu, trong quá trình này, GV cần chú ý quan sát, phát hiện khó khăn, định hướng hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ học tập. GV cần quan sát được một cách chi tiết quá trình thực hiện nhiệm vụ đến từng HS; chủ động phát hiện được khó khăn cụ thể và nguyên nhân mà từng HS đang gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Từ những phát hiện, GV đưa ra được những định hướng khái quát; khuyến khích được HS hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. (3.3) GV tổ chức HS báo cáo, thảo luận kết quả hoạt động học tập, đại diện nhóm/hoặc cá nhân báo cáo sản phẩm học tập, từ những sản phẩm đã bào cáo, GV tổ chức cho cả lớp thảo luận (đánh giá những điều đã làm được, những điều cần bổ sung và đề xuất hướng gải quyết). Việc lựa chọn sản phẩm báo cáo cần có ý đồ sư phạm của GV. GV nên lựa chọn được một số sản phẩm học tập điển hình của học sinh/nhóm HS để tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau. Trong quá trình tổ chức, thái độ và cách tổ chức của GV có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các em GDTX. Các em thường tự ty về bản thân, sợ sai do vậy GV cần khích lệ, khuyến khích HS tham gia hoạt động, bộc lộ ý kiến của bản thân. (3.4) GV tổ chức cho HS tự đánh giá, GV tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh và hướng dẫn HS tự học bài mới. Bước 4: Phân tích, đánh giá và điều chỉnh Sau mỗi giờ dạy, cần phân tích những hoạt động học tập của HS xem đã đạt được mục tiêu đề ra của bài học chưa và đạt ở mức độ nào, cách tổ chức các hoạt động học tập HS có khó khăn gì và từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn. 2.2.2. Vận dụng quy trình tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông hệ giáo dục thường xuyên trong dạy học bài “Dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật” Phần Sinh học Vi sinh vật – Sinh học 10 Bước 1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này HS cần phải: Về kiến thức: Trình bày được đặc điểm của VSV; trình bày được các kiểu dinh dưỡng của VSV dựa theo nguồn cacbon và 354
  5. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 năng lượng; Phân biệt được các kiểu hô hấp và lên men; nêu được 3 loại môi trường nuôi cấy cơ bản của VSV. Về kỹ năng: HS rèn luyện được kỹ năng quan sát, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tìm hiểu và thu thập thông tin, kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng giải quyết vấn đề. Về thái độ: HS có thái độ yêu thích môn học, tích cực vận dụng kiến thức về hô hấp và lên men của VSV vào thực tiễn; Phát triển năng lực: HS phát triển được NLTH, NL hợp tác nhóm, NL giải quyết vấn đề. Bước 2: Phân tích nội dung lựa chọn biện pháp pháp triển NLTH phù hợp. Bài 22 gồm 3 nội dung: Khái niệm VSV, các loại môi trường và kiểu dinh dưỡng của VSV, lên men và hô hấp. Để tạo hứng thú học tập và tạo ra câu hỏi khởi động cho vào phần mới nên có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi khám phá bức tranh bí ẩn. Thông qua hoạt động khám phá bức tranh, HS có được những kiến thức ban đầu về VSV, từ đó HS có thể chia sẻ hiểu biết của mình về VSV. Nội dung “Các loại môi trường nuôi cấy, vì SGK chỉ nêu khái niệm 3 loại môi trường nuôi cấy VSV mà không có hình minh họa, nên để tạo hứng thú, tính tích cực của HS, GV thiết kế bài tập thực tiễn có hình minh họa để thuận lợi cho HS trong việc khám phá tri thức về 3 loại môi trường. Với nội dung các kiểu dinh dưỡng của VSV được trình bày chi tiết trong bảng 22.1. SGK, do vậy, GV hướng dẫn HS khai thác bảng phân biệt để qua đó HS vừa phân biệt được các kiểu dinh dưỡng của VSV vừa phát triển kỹ năng. Tương tự như vậy, với nội dung hô hấp và lên men, HS đã được làm quen ở phần sinh học Tế bào, do vậy GV có thể sử dụng kỹ thuật KWL. Những phân tích này là cơ sở để GV thiết kế được các hoạt động học tập phù hợp. Bước 3: Thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy - học phát triển năng lực tự học. (1) Hoạt động khởi động: Câu hỏi khởi động VSV là gì? Quá trình sống xảy ra như thế nào: VSV có những ứng dụng gì? Phương thức tổ chức: Tích hợp trò chơi: “Đi tìm bức tranh bí mật”. HĐ của GV HĐ của HS Mục tiêu - Chia lớp thành 4 nhóm (4 đội chơi) và tổ chức HS - HS thành lập nhóm: 4 đội - Gắn kiến thức tham gia trò chơi. chơi và ban giám khảo. bài học với GV sử dụng bức tranh chủ đề VSV. GV chia bức tranh - Tham gia trò chơi: Chọn thực tiễn cuộc làm 6 mảnh ghép nhỏ, tương ứng với mỗi mảnh ghép mảnh ghép, thảo luận và sống. là 1 câu hỏi liên quan đến phần kiến thức mà HS phải trình bày đáp án. - HS được tham chuẩn bị trước ở nhà. Mỗi câu trả lời đúng là được - Giám khảo chấm điểm và gia trò chơi - cộng 1 điểm, từ khóa về hình là 10 điểm. tuyên bố kết quả. HS hứng thú, tích cực tham - Kết thúc trò chơi yêu cầu HS: (1) kể tên các sinh vật - HS thảo luận trong nhóm và gia HĐHT trong hình; (2) Những sinh vật xuất hiện trong hình có báo cáo kết quả: kể tên các đặc điểm gì chung? (3)Từ đó hãy đặt tên cho bức tranh? sinh vật trong hình; (2) Đặc điểm chung của những sinh - GV chốt câu hỏi khởi động: VSV là gì? Chúng sống vật xuất hiện trong hình: Nhỏ ở đâu? Tại sao mắt thường không nhìn thấy được? bé, mắt thường không quan Chúng sinh trưởng, sinh sản như thế nào? Nghiên cứu sát được… (3) đặt tên cho chúng có những ứng dụng gì? bức tranh: Ví dụ VSV và ứng dụng của VSV. 355
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Mảnh ghép số 1. Một đồ ăn ngon và rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là có lợi cho đường tiêu hóa. Nó là 1 sản phẩm của quá trình lên men từ 1 loài sinh vật có tên là vi khuẩn Lactic. Nó là:  1 là: sữa chua – sản phẩm Lên men lactic Mảnh ghép số 2. Nó có cơ thể rất nhỏ bé và thuộc nhóm thực vật bậc thấp, đơn bào sống ở biển, giàu dinh dưỡng và chứa nhiều khoáng chất rất tốt cho sức khỏe con người.  2: Tảo lục Mảnh ghép số 3. Kích thước rất nhỏ bé, mắt thường không quan sát được. Tảo lam Mảnh ghép số 4. Tên sinh vật được sử dụng để sản xuất rượu etanol: A. Nấm men B. Nấm mốc C. Vi khuẩn lac tic D. Vi khuẩn lam. Nấm men Mảnh ghép số 5. Chọn phương án trả lời đúng: Nguyên nhân chung của các bệnh: Viêm da, bệnh đường sinh dục (giang mai, lậu), Bệnh lỵ là: A. Nấm B. Vi rút C. Ký sinh trùng D. Vi khuẩnVi khuẩn Mảnh ghép số 6. Chọn phương án trả lời đúng: Quả bị mốc là do: A. động vật ăn B. nấm mốc trên quả C. quả chín quá D. do côn trùng  Nấm mốc (2) Hoạt động hình thành kiến thức 1: Tìm hiểu về khái niệm VSV Hoạt động của HS và dự Hoạt động của GV Mục tiêu kiến sản phẩm đạt được - GV sử dụng KT công não để huy động tối - 4 đội tham gia, mỗi đội bầu - HS hứng thú đa các ý tưởng của các nhóm HS, Yêu cầu ra một nhóm trưởng và một - HS tích cực tham mỗi nhóm trả lời được 1 ý của câu hỏi trong thư ký và 1 đại diện lên bảng gia hoạt động học 20 giây được 1 điểm, không trả lời được ghi kết quả HĐ của nhóm. tập, hoặc trả lời sai không được điểm, các câu trả lời không được trùng nhau và HS lần lượt - HS các nhóm lần lượt từng nêu ý tưởng và mỗi nhóm cử 1 đại diện lên em nêu ra những hiểu biết ghi lại kết quả của đội. của bản thân về VSV. - Rèn luyện được kỹ - Vấn đề cần giải quyết: hãy nêu những hiểu - Dự kiến HS nêu được: Đơn năng thu thập thông biết của em về VSV? bào, kích thước nhỏ bé, quan tin và hợp tác nhóm. - GV tổ chức cho HS phân tích những đặc sát bằng kính hiển vi, cấu tạo - Rèn luyện được kỹ điểm đúng về VSV từ câu trả lời của các nhân sơ hoặc nhân thực, hấp năng tổng hợp kiến nhóm và đánh giá điểm của các nhóm. thụ và chuyển hóa vật chất thức. 356
  7. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 - GV Từ những đặc điểm trên về VSV em nhanh, sinh trưởng nhanh, hãy khái quát “VSV là gì”? (đội nào có câu sinh sản nhanh, phân bố trả lời đúng được 5 điểm, đúng nhất được 10 rộng, thuộc nhiều nhóm phân điểm). loại khác nhau… - GV đặt vấn đề: Từ những đặc điểm trên của - HS nêu kỹ năng về VSV VSV, Để nghiên cứu hoạt động của VSV các theo hiểu biết của bản thân. nhà khoa học phải sử dụng những loại môi trường nào? VSV hấp thu chất dinh dưỡng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào ra sao? Kết luận: VSV là những sinh vật Đơn bào, kích thước nhỏ bé, quan sát bằng kính hiển vi, cấu tạo nhân sơ hoặc nhân thực, hấp thụ và chuyển hóa vật chất nhanh, sinh trưởng nhanh, sinh sản nhanh, phân bố rộng, thuộc nhiều nhóm phân loại khác nhau. 2: Tìm hiểu về môi trường và các kiểu dinh dưỡng của VSV 2.1: Các loại môi trường Hoạt động của HS và dự kiến Mục tiêu Hoạt động của GV sản phẩm đạt được - GV sử dụng bài tập tình huống thực tiễn: Trong giờ - HS làm việc cá nhân, quan sát - HS hứng thực hành, Bạn An lấy 3 bình tam giác đựng các loại hình thực hiện nhiệm vụ 1, 2. thú. môi trường cơ bản nuôi cấy VSV, trên nhãn chỉ ghi Hợp tác theo nhóm (2 bàn 1 - HS chủ thành phần mà không ghi tên môi trường (hình 3): nhóm) nghiên cứu SGK trang động, tích Bình số A (thành phần): 50ml Dịch chiết hoa quả. 88 để thực hiện nhiệm vụi 3. Từ cực tham gia Bình số B (thành phần): 30 Dịch chiết hoa quả và 20 đó xác định được: hoạt động ml dung dịch Glucôzơ 10%. + Môi trường tự nhiên: gồm học tập. Bình số C (thành phần): 50ml dung dịch Glucôzơ các hợp chất tự nhiên chưa - Rèn luyện 10% (hình 2). xác định rõ thành phần. Môi được kỹ năng Giao nhiệm vụ: (1) HĐ cá nhân: kể tên các thành phần có trường tổng hợp: đã biết quan sát, trong 3 bình nuôi cấy VSV của An (Dành cho HS trung thành phần hóa học và số phân tích, so bình – yếu); (2) Chỉ ra điểm khác nhau giữa 3 bình? – HS lượng. Môi trường bán tổng sánh; rèn khá (3) HĐ hợp tác nhóm: An có 3 nhãn dán cho 3 loại hợp: chứa 1 số hợp chất luyện kỹ môi trường nuôi cấy VSV: môi trường bán tổng hợp, môi nguồn gốc tự nhiên và 1 số năng làm việc trường tổng hợp, môi trường tự nhiên, nhưng loay hoay chất hóa học đã biết rõ với SGK, kỹ không biết dán như thế nào là đúng. Hãy giúp An dán thành phần. năng thu thập nhãn cho ba bình nuôi cấy VSV cho đúng nhé. Từ đó cho - Báo cáo kết quả: Bình A: thông tin, kỹ biết thế nào là môi trường tự nhiên? môi trường bán tổng Môi trường tự nhiên, Bình năng giải hợp và môi trường tổng hợp? B: Môi trường bán tổng quyết vấn đề. - GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động hợp, Bình C: Môi trường - Phân biệt cá nhân, hoạt động nhóm nghiên cứu SGK-tr 88, thu tổng hợp. được 3 loại thập thông tin về các loại môi trường giải quyết vấn đề. môi trường. Hình 2. Các loại môi trường nuôi cấy VSV 357
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Kết luận: Môi trường nuôi cấy VSV được chia làm 3 loại: - Môi trường tự nhiên: gồm các hợp chất tự nhiên chưa xác định rõ thành phần. - Môi trường tổng hợp: đã biết thành phần hóa học và số lượng. - Môi trường bán tổng hợp: chứa 1 số hợp chất nguồn gốc tự nhiên và 1 số chất hóa học đã biết rõ thành phần. 2.2: Các kiểu dinh dưỡng Hoạt động của HS và dự kiến Hoạt động của GV Mục tiêu sản phẩm đạt được - Vì nội dung này trình bày rất chi - HS hoạt động cá nhân, đọc - HS xác định được 4 tiết trong bảng 22.1 trong sách thông tin và phân tích bảng 22..1 kiểu dinh dưỡng của giáo khoa nên GV hướng dẫn HS trong SGK, xác định được: VSV VSV là quang tự dưỡng, khai thác tài liệu giáo khoa: Yêu có 4 kiểu dinh dưỡng; tiêu chí hóa tự dưỡng, quang dị cầu HS nghiên cứu thông tin phân loại: nguồn năng lượng và dưỡng, hóa dị dưỡng. SGK, mục 2- tr89, bảng 22.1 thực nguồn cacbon. Phân biệt được đặc điểm hiện nhiệm vụ sau: (1) Kể tên các - Kẻ bảng so sánh được sự khác của các kiểu dinh dưỡng. hình thức dinh dưỡng của VSV nhau giữa các loại VSV quang tự - Rèn luyện được kỹ năng trong bảng? (2) Các nhà khoa học dưỡng khác với VSV hóa dị làm việc với SGK, kỹ đã căn cứ vào các tiêu chí nào để dưỡng. năng thu thập thông tin, phân chia các hình thức dinh xử lý thông tin. dưỡng của VSV? (3) Chỉ ra sự - Kỹ năng phân tích và khác biệt cơ bản giữa VSV quang lập bảng so sánh. tự dưỡng và VSV hóa dị dưỡng? Kết luận: Căn cứ vào nguồn NL và nguồn C thì VSV gồm 4 kiểu dinh dưỡng: Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn C Đại diện VK lam, tảo lam, VK chứa lưu Quang tự dưỡng Ánh sáng CO2 huỳnh màu tía VK nitrat hóa, VK oxi hóa lưu Quang dị dưỡng Chất vô cơ CO2 huỳnh VK không chứ lưu huỳnh màu Hóa tự dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ tía hoặc màu lục Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Vi nấm, ĐVNS - GV kết luận về kiến thức và đặt vấn đề cho nội dung tiếp theo: VSV được xếp vào 1 trong 4 loại dinh dưỡng. Dù ở loại nào chúng cũng diễn ra quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng: quá trình tổng hợp chất cho tế bào và quá trình phân giải chất hữu cơ tạo năng lượng cho tế bào hoạt động, Vậy quá trình phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng được diễn ra nhờ quá trình nào? Hoạt động 3. Tìm hiểu về hô hấp và lên men Hoạt động của HS và dự Hoạt động của GV Mục tiêu kiến sản phẩm đạt được - Vì nội dung này liên quan đến kiến - HS làm việc theo nhóm, - HS phân biệt được hô hấp thức về hô hấp và lên men ở cấp độ tế cho ý kiến vào bảng: và lên men; hô hấp kị khí và bào đã học trong phần sinh học tế bào, Know Want Learn hô hấp hiếu khí, ứng dụng nên GV có thể sử dụng kỹ thuật KWL của lên men VSV. để tổ chức hoạt động học tập cho HS. - Rèn luyện được kỹ năng GV yêu cầu HS ghi những điều đã biết làm việc với SGK, kỹ năng về hô hấp và lên men của VSV (Cơ thể thu thập thông tin, xử lý 358
  9. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 là 1 tế bào) vào cột K, thảo luận nhóm - HS nghiên cứu thông thông tin. và ghi những điều tiếp tục muốn biết tin SGK, phân biệt được - Kỹ năng lập bảng tổng kết, về hô hấp và lên men ở VSV. hô hấp hiếu khí, hô hấp kị so sánh. GV tiếp tục hướng dẫn HS nghiên cứu khí, hô hấp và lên men. thông tin SGK, mục II - tr 89, 90: để giải quyết những điều muốn biết về hô hấp và lên men ở VSV trong đó HS Phân biệt hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí; hô hấp và lên men? Nêu được ứng dụng của con người về quá trình lên men của VSV. Sau đó cho HS ghi vào cột Learn. So sánh quá trình hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí Nội dung Hô hấp hiếu khí Hô hấp kỵ khí Oxy Cần Không cần Nơi xảy ra Sinh vật nhân sơ: màng sinh Màng sinh chất, sinh vật nhân chất. thực (không có bào quan hay ty thể) Sản phẩm Sinh vật nhân thực: ty thể CO2, Đường phân: piruvat H2O, 38 ATP Lên men: CO2, rượu etilic hoặc axit lactic, 2 ATP. (4) HĐ luyện tập, vận dụng GV tổng kết điểm 4 đội, phát thưởng cho các đội là một đồ ăn quen thuộc: Đó là sữa chua Vinamilk. Phát thưởng cho các đội: Đội nhất: 3 hộp, đội nhì: 2 hộp, đội ba: 1 hộp. GV sử dụng bài tập thực tiễn giao nhiệm vụ: Đặt ra tình huống: Cả đội 10 người mà chỉ có 3 hộp/2 hộp/1 hộp sữa chua. Vậy làm thế nào để có thể để mỗi người đều có được 1 hộp sữa chua? Hướng dẫn HS ứng dụng quá trình lên men sữa chua để sản xuất ra 10 hộp sữa chua cho mỗi đội. Hướng dẫn làm sữa chua tại nhà Nguyên liệu: - Sữa đặc: 1 hộp. - Sữa tươi không đường: 2 túi (bịch). - Sữa chua có đường: 1-2 hộp. - Lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa đựng sữa chua: 10-15 lọ. - Nước sôi. - Dụng cụ làm sữa chua: Một chiếc tô lớn, âu nhựa, thìa canh, thùng đựng đá. Cách làm: Bước 1: Cho tất cả sữa đặc vào một chiếc tô lớn rồi cho nước nóng đầy hộp, khuấy đều. Đổ hết phần nước nóng vào tô chứa sữa và khuấy cho sữa đặc tan hết ra. Đổ sữa đặc vào tô cùng nước nóng rồi khuấy đều Lưu ý: Việc dùng nước sôi sẽ giúp làm sữa chín đều và nhanh tan. Do đó, hãy dùng nước ở khoảng 75 – 900C. Có thể cho thêm nhiều nước như video nếu muốn sữa không quá ngọt. 359
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Bước 2: Cho sữa tươi và 2 hộp sữa chua vào tô và khuấy cho thật đều. Bước 3: Cho tất cả hỗn hợp sữa đã khuấy đều vào một chiếc ca hoặc bình để dễ dàng rót vào từng lọ sữa nhỏ. Nếu không, có thể dùng một chiếc thìa lớn để múc sữa từ từ vào tất cả cáclọ đã chuẩn bị cho đến hết. Sau đó, bạn đậy nắp tất cả các lọ sữa vào cho chặt. Bước 4: Cho tất cả các lọ sữa vào thùng ấm để ủ và đặt các lọ không quá sát nhau. Nếu không có thùng ấm, có thể ủ sữa trong nồi cơm điện qua đêm. Khoảng thời gian từ 8 – 10 tiếng là vừa đủ để lên men sữa chua. (5) Hướng dẫn về nhà: Nhiệm vụ 1: Trả lời các câu hỏi SGK bài 22. Nhiệm vụ 2: đọc bài 23 SGK trang 90, tìm hiểu quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV. Yêu cầu HS: Đọc và trả lời câu hỏi: VSV có những hoạt động phân giải các chất nào? Giải thích vì sao VSV cần có quá trình phân giải ngoại bào? Quá trình tổng hợp chất sống cho tế bào/cơ thể diễn ra như thế nào? Con người đã có những ứng dụng gì về quá trình tổng hợp và phân giải của VSV; Nhiệm vụ 3. Làm sữa chua và cho biết: Vi khuẩn lactic trong hộp sữa chua vinamil là loại VSV hô hấp hiếu khí hay kị khí không bắt buộc? Pha sữa Sữa ông thọ là tạo ra môi trường tổng hợp hay tự nhiên ? Vi khuẩn lactic đã phân giải các chất trong sữa ông thọ để tạo ra sản phẩm gì? Vì sao phải ủ sữa sau khi pha? 3. KẾT LUẬN Như vậy, việc phân tích các yếu tố cấu thành nên NLTH và xác định những khó khăn về tự học nói chung và tự học môn SH của HS THPT hệ GDTX nói riêng là những căn cứ để đề xuất và áp dụng các biện pháp tác động của nhà giáo dục nhằm phát triển NLTH cho các em. Việc sử dụng các biện pháp chú trọng đến hứng thú học tập của HS, tạo sự tự tin, rèn luyện tinh thần trách nhiệm của HS trong học tập. Đồng thời phát triển phẩm chất và năng lực cho các em. Trong quá trình DH bộ môn, GV cần tạo môi trường, tạo cơ hội để HS được khẳng định bản thân, được trải nghiệm, tham gia tích cực các hoạt động học tập qua đó tự lĩnh hội tri thức và phát triển NL. Qua thực tiễn triển khai ở một số trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bước đầu thu được một số kết quả khả quan, góp phần nâng cao kết quả học tập môn Sinh học đồng thời phát triển NLTH ở HS. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng (04/11/2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. [2] Nguyễn Cảnh Toàn (2002). Học và dạy cách học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. [3] Taylor, B. (1995). Self- directed learning: Revisiting an idea most appropriate for middle school students, (ERIC Document No. ED395287). [4] Lê Đình Trung - Phan Thị Thanh Hội (2016). Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm. [5] Bộ giáo dục và Đào tạo (2014). Văn bản số 5555/BGDĐT-GDDT về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn và về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. 360
  11. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Title: DEVELOPING SELF-STUDY ABILITY FOR HIGH SCHOOL STUDENTS AT THE CENTER FOR REGULAR EDUCATION - VOCATIONAL EDUCATION IN TEACHING THE MODULE “BIOLOGY MICROBIOLOGY” – BIOLOGY GRADE 10 Abstract: Self-learning capability is one of the general capacity need to develop for High School Students at the center for regular education - vocational education in teaching biology. In particular, the focus is the need to make the student's favorite subjects, learning, actively learn and have learning methods. So, in the process of teaching, lecturer apply flexibility measures, appropriate teaching techniques in the design and organization of academic activity chain HS, created the environment, creating opportunities for students to experience, be involved, to be confirmed. Through the implementation of learning activities, students will actively occupy subject knowledge, and develop the capacity for themselves. Keywords: competence, self-study competence, innovating teaching methods. 361
nguon tai.lieu . vn