Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG, QUÁ TRÌNH TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10 PHAN THỊ CẨM GIANG Trường THPT Vĩnh Linh, Quảng Trị Học viên Cao học, Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: trandinhminhkhang@gmail.com Tóm tắt: Trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, vấn đề phát triển năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình tự nhiên cho học sinh là một yêu cầu khách quan do chính nội dung chương trình quy định đồng thời là cơ hội để tiến hành dạy học theo định hướng năng lực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý. Bài báo đề cập những vấn đề chung và đưa ra quy trình dạy học phát triển năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình tự nhiên cho học sinh trong dạy học Địa lý lớp 10. Từ khóa: Địa lý lớp 10; quy trình phát triển năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình tự nhiên. 1. MỞ ĐẦU Một trong những mục tiêu đã được ghi rõ trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lý ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là “Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng vận dụng tri thức Địa lý để giải thích các hiện tượng, sự vật Địa lý và bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả năng của học sinh”. Việc vận dụng tri thức Địa lý vào giải thích các hiện tượng, sự vật trong môi trường làm cho kiến thức Địa lý gắn bó với cuộc sống, thiết thực hơn với học sinh (HS); từ đó làm tăng tính hấp dẫn của bộ môn, tạo hứng thú học tập Địa lý cho HS. Nội dung phần tự nhiên trong môn Địa lý lớp 10 cung cấp cho HS những kiến thức đại cương chung nhất, khái quát về các địa lý, các mối quan hệ giữa các hiện tượng, quá trình địa lý, giữa tự nhiên với xã hội và con người; đây là nội dung tương đối khó và trừu tượng vì các kiến thức Địa lý không những có tính không gian, có mối quan hệ tương hỗ, nhân quả mà còn có sự tích hợp kiến thức của các môn học khác do đó trong dạy học Địa lý lớp 10 cần phải phát triển năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình tự nhiên cho HS. Tuy nhiên, thực tế kết quả điều tra cho thấy năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình tự nhiên trong môn Địa lý lớp 10 của HS còn nhiều hạn chế, một phần do giáo viên (GV) ít đầu tư về thời gian, công sức nghiên cứu và áp dụng; chưa xác định được các phương pháp có tính khoa học, thực tiễn và khả thi để phát triển năng lực này; một phần do HS có thói quen học tập thụ động một chiều, đối phó với kiểm tra thi cử; nội dung chương trình còn nặng về cung cấp thông tin, nhồi nhét kiến thức,... dẫn đến vấn đề HS chưa hiểu sâu, chính xác nội dung bài học, kết quả chất lượng bộ môn chưa cao. Bài viết tập trung vào tìm hiểu một số vấn đề chung về dạy học phát triển năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình tự nhiên và xác định quy trình phát triển năng lực này cho HS trong dạy học Địa lý lớp 10. 2. NỘI DUNG 2.1. Dạy học phát triển năng lực học sinh trong nhà trường phổ thông Theo Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier, “Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả những hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động” [1, tr. 68]. Như vậy, để thực hiện việc dạy học phát triển năng lực học sinh trong nhà trường phổ thông cần quán triệt các vấn đề sau: 71
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 - Mục tiêu dạy học: Bảo đảm mục tiêu dạy học giúp HS không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra. HS biết làm gì từ những điều đã biết? - Nội dung dạy học: Lựa chọn có chủ đích trong khối kiến thức khoa học rất lớn những nội dung phù hợp với tâm lý, kỹ năng, nhận thức,… của HS, gần với cuộc sống, thiết thực tham gia vào quá trình hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động mới. - Phương pháp dạy học (PPDH): Cải tiến các PPDH truyền thống, tăng cường các PPDH mới, hiện đại; ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và các PPDH trải nghiệm nhằm tích cực hóa HS về hoạt động trí tuệ và rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống; đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Dạy học theo định hướng năng lực đòi hỏi GV là người cố vấn, tổ chức, hướng dẫn HS tự nhận thức, tự nghiên cứu để có kiến thức, đặc biệt là có các kỹ năng để vận dụng kiến thức vào đời sống, nhằm hình thành năng lực và phẩm chất con người lao động mới. - Hình thức tổ chức dạy học: Đa dạng hóa các hình thức dạy học, tăng cường các hình thức dạy học ngoài giờ lên lớp; nhiệm vụ học tập của HS không chỉ được thực hiện trên lớp mà được thực hiện trong nhiều hình thức học tập khác nhau. - Kiểm tra đánh giá: Việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau trên cơ sở nội dung, hình thức hoạt động học tập cụ thể; coi trọng việc đánh giá quá trình, kỹ năng, thái độ HS. 2.2. Những vấn đề chung về dạy học phát triển năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình tự nhiên 2.2.1. Các kiến thức về các hiện tượng và quá trình tự nhiên trong chương trình Địa lý lớp 10 Có rất nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên mà HS cần tiếp nhận trong quá trình học tập cũng như trong thực tiễn, đó là hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau trên Trái Đất (TĐ), hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trên TĐ, chuyển động bị lệch hướng của vật thể, các đới gió hành tinh và địa phương, sự hình thành địa hình karst, các quá trình phong hóa, bóc mòn, bồi tụ, hiện tượng triều cường, triều kém, các hiện tượng ngưng tụ hơi nước, mây, mưa, lưu lượng nước và tốc độ dòng chảy của các sông... Nhìn chung, các hiện tượng và quá trình tự nhiên trên đều có một số đặc điểm chung, cơ bản sau: - Có tính lãnh thổ: Quá trình hình thành địa hình karst thường xảy ra ở các khu vực nhiệt đới ẩm. Quá trình phong hóa lý học xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh còn phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở các miền khí hậu nhiệt đới ẩm, cận xích đạo. Hiện tượng gió tín phong khô thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo còn gió tây ôn đới ẩm thổi từ áp cao chí tuyến về áp thấp ôn đới... - Có mối liên hệ tương hỗ và nhân quả: Giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lý đều có mối liên hệ tương hỗ hoặc tương quan phụ thuộc một chiều (nhân – quả). + Có những mối liên hệ đơn giản (chỉ có một nguyên nhân và một kết quả), ví dụ: mối liên hệ giữa độ cao địa hình và nhiệt độ không khí, nhiệt độ và khí áp, độ ẩm và khí áp, cấu tạo của đá và nước ngầm, chế độ mưa và nhiệt với chế độ nước sông… + Có những mối liên hệ nhân quả phức tạp (một nguyên nhân gây ra nhiều kết quả, hay nhiều nguyên nhân gây ra một kết quả), ví dụ: vận động tự quay quanh trục của TĐ đã 72
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 gây ra các hệ quả như sự luân phiên ngày đêm, chuyển động biểu kiến hằng ngày của các thiên thể, giờ trên TĐ, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể; hay sự phân bố nhiệt độ trên TĐ (chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như : hình dạng và vị trí của TĐ so với Mặt Trời, sự phân bố lục địa và biển, các dòng biển nóng và lạnh….). Các nguyên nhân và kết quả liên tục kế tiếp nhau tạo ra một chuỗi mối liên hệ nhân quả, ví dụ: ở thảo nguyên với khí hậu lục địa nửa khô hạn có thực vật chủ yếu là cỏ, tạo nên đất đen có tầng mùn dày; ở sườn núi, khi lên cao, nhiệt độ, lượng mưa và áp suất không khí thay đổi, do đó sinh vật phân bố theo từng vành đai khác nhau; địa hình tác động đến sự phân bố lượng nhiệt và ẩm trong đá mẹ, nhiệt và ẩm đó tác động đến hướng và cường độ của quá trình hình thành đất… - Có cách giải thích liên quan đến nhiều đến các khoa học khác như Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử... Sự hình thành dạng địa hình karst. Ở những nơi đá dễ thấm nước và dễ hòa tan như đá vôi, thạch cao, muối mỏ... do tác động của nước trên mặt, nước ngầm và khí cacbônic đã tạo nên địa hình karst. CaCO3 + H2O + CO2 = Ca(HCO3)2 tan. Hiện tượng ngày địa cực, đêm địa cực. Dùng hình vẽ và toán hình để giải thích. Do trục TĐ hợp với đường phân chia sáng tối (ngày đêm) một góc dao động từ 00 đến 23027' nên góc phụ với góc hợp bởi 2 đường trục TĐ và đường phân chia sáng tối là góc dao động từ 900 đến 66033'. Khu vực này giới hạn từ vòng cực về phía cực. Kết luận: từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày địa cực, đêm địa cực. Hiện tượng triều cường, triều kém. Vận dụng kiến thức môn Vật lý về lực hấp dẫn để giải thích về hiện tượng thủy triều; Hiện tượng cộng hưởng lực hấp dẫn và hiện tượng triệt tiêu lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời sinh ra hiện tượng triều cường và triều kém. Công thức lực hấp dẫn Fhd= k M2 (k: hằng số; M: khối lượng; D: khoảng cách). D Khối lượng Mặt Trời bằng 27.106 lần khối lượng Mặt Trăng. Nhưng khoảng cách giữa tâm Mặt Trời và tâm TĐ lại lớn hơn 400 lần khoảng cách từ tâm Mặt Trăng đến tâm TĐ nên lực tạo triều của Mặt Trời nhỏ hơn lực tạo triều của Mặt Trăng là 2,17 lần. Do đó thủy triều trên TĐ chịu tác dụng chủ yếu của Mặt Trăng. 2.2.2. Quan niệm về năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình tự nhiên Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên là một thành phần của năng lực nhận thức khoa học Địa lý. Chương trình giáo dục môn Địa lý THPT, Dự án RGEP, Dự thảo ngày 19.1.2018 đưa ra quan niệm: “Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên là nhận thức và phát triển 73
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 được kỹ năng phân tích các mối liên hệ tương hỗ, nhân quả giữa các hiện tượng, quá trình tự nhiên” [2, tr.6-7]. - Trong chương trình môn Địa lý lớp 10 THPT, năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên gồm các thành tố sau: + Giải thích được cơ chế diễn ra một số hiện tượng, quá trình tự nhiên trên Trái Đất. + Giải thích được sự hình thành, phát triển và phân bố của một số yếu tố hoặc thành phần tự nhiên. + Giải thích một số đặc điểm của sự vật, hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất, thích được một số hiện tượng, quá trình địa lý tự nhiên trong thực tế địa phương. + Giải thích được tính cấp thiết của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Bảng 1. Các biểu hiện của năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình tự nhiên trong môn Địa lý 10 Các thành tố của năng lực Biểu hiện Ví dụ minh họa Giải thích được cơ chế diễn ra Giải thích được các hiện - HS thực hành với mô hình Trái Đất một số hiện tượng, quá trình tượng: luân phiên ngày, đêm xác định hướng và độ lớn của vận tự nhiên trên Trái Đất. trên Trái Đất; chuyển động tốc dài ở các vĩ tuyến,giải thích sự lệch hướng của các vật thể; lệch hướng chuyển động của vật thể chuyển động biểu kiến hằng - HS sử dụng H 6.3 giải thích ngày, năm của Mặt Trời; hiện tượng đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ mùa; ngày đêm dài ngắn theo độ. mùa và theo vĩ độ. Giải thích được sự hình - Giải thích được sự hình - Vận dụng thuyết kiến tạo mảng giải thành, phát triển và phân bố thành một số dạng địa hình bề thích nguyên nhân hình thành các vùng của một số yếu tố hoặc thành mặt Trái Đất. núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa. phần tự nhiên. - Vận dụng quá trình nội sinh, ngoại sinh để giải thích sự hình thành một số dạng địa hình bề mặt Trái Đất. - Phân tích được tác động của một số - Giải thích sự hình thành, yếu tố đến sự phân bố khí áp trên thay đổi và phân bố khí áp Trái Đất, nguyên nhân hình thành, trên Trái Đất. thay đổi khí áp để giải thích sự hình thành các vành đai khí áp; nguyên nhân khí áp giảm theo độ cao, nhiệt độ, độ ẩm. - Phân tích được các nhân tố tác động để giải thích sự thay đổi nhiệt - Giải thích sự phân bố nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ không khí trên Trái Đất. năm theo vĩ độ; sự khác biệt nhiệt độ và biên độ nhiệt giữa đất liền và đại dương; theo độ cao. - Phân tích nguyên nhân hình thành - Giải thích sự hình thành của để giải thích đặc điểm, tính chất hoặc một số loại gió chính trên Trái phân bố của một số loại gió chính. Đất. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng - Giải thích sự phân bố mưa đến phân bố mưa theo vĩ độ và lục trên thế giới. địa - đại dương. 74
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 Giải thích một số đặc điểm - Giải thích được đặc điểm - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng để của sự vật, hiện tượng tự chế độ nước của một số sông. giải thích đặc điểm lưu lượng nước, nhiên trên Trái Đất. dòng chảy, mùa lũ - mùa kiệt... - Phát hiện và giải thích được - Giải thích một số hiện tượng - Tại sao ở hoang mạc, sự chênh lệch một số hiện tượng, quá trình thực tế ở các địa phương về nhiệt độ ngày, đêm lớn hơn nhiều so địa lý tự nhiên trong thực tế các mùa trong năm và chênh với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa phương. lệch thời gian ngày đêm. mùa? - Tại sao chênh lệch nhiệt giữa cực Bắc và xích đạo trong mùa hạ nhỏ hơn mùa đông? - Giải thích được một số hiện - Hãy giải thích vì sao ở xứ ôn đới tượng thời tiết và khí hậu như Xanh Pê-tec-bua, Mat-xcơ-va trong thực tế. (Nga), Hen-xin-ki (Phần Lan), Stôc- hôm (Thụy Điển)...có hiện tượng đêm trắng? - Giải thích ảnh hưởng của - Phân tích các nhân tố tác động đến các khối khí đến thời tiết, khí một số hiện tượng: nhiệt độ Trái Đất hậu của Việt Nam. tăng, sự thất thường của khí hậu gió mùa... - Giải thích ảnh hưởng của - Phân tích được nguyên nhân hình một số loại gió đến thời tiết, thành, tính chất, sự di chuyển của khí hậu ở Việt Nam. các khối khí ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu của Việt Nam. - Giải thích được tính cấp thiết - Giải thích được nguyên - Vì sao xảy ra hiện tượng biến đổi của việc sử dụng hợp lý tài nhân của biến đổi khí hậu. khí hậu ? nguyên thiên nhiên và bảo vệ - Giải thích sự cấp bách của - Vì sao phải ứng phó với biến đổi môi trường. ứng phó với biến đổi khí hậu. khí hậu? - Giải thích nguyên nhân của - Tại sao phải phát triển bền vững? phát triển bền vững. 2.3. Quy trình phát triển năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên cho học sinh trong dạy học Địa lý lớp 10 Căn cứ vào cấu trúc tâm lý của năng lực là vận dụng tổng hòa kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện có kết quả công việc trong các tình huống nhất định tác giả đưa ra quy trình phát triển năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên trong dạy học Địa lý 10 theo sơ đồ. Giai đoạn 1: Chuẩn bị Đây là giai đoạn tiền đề, chi phối nhiều đến việc tổ chức hoạt động thực hiện năng lực, GV cần phải xác định những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tính hiệu quả, thực tiễn của việc phát triển năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên cho học sinh (HS) trong dạy học Địa lý 10. Giai đoạn này được thực hiện trong quá trình soạn giáo án và gồm các bước: - Bước 1: Tìm biểu hiện năng lực. - Bước 2: Xác định các nội dung, kỹ năng của bài học có quan hệ trực tiếp đến năng lực -> Xác định cơ sở của năng lực có ở bài học cụ thể. - Bước 3: Xây dựng các bài tập, nhiệm vụ theo hướng tình huống hoạt động. Để phát triển năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên, HS phải tham gia các hoạt động thực hiện năng lực, vì vậy nhiệm vụ của GV là phải lập kế hoạch, thiết kế tình huống hoạt động để HS tương tác với các hiện tượng và quá trình tự nhiên và tìm cách giải quyết. Các bài 75
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 tập, nhiệm vụ theo hướng tình huống hoạt động rất đa dạng (xem phần phụ lục: Một số dạng bài tập, nhiệm vụ theo hướng tình huống hoạt động) nhưng cần đảm bảo yêu cầu HS phải huy động kiến thức, kỹ năng, vốn kinh nghiệm bản thân để nổ lực tự tìm tòi, tìm phương án giải quyết các vấn đề đặt ra. GV có thể cung cấp tư liệu dạy học (các hình vẽ, mô hình, bảng biểu, sơ đồ, nội dung,... đã chuẩn bị sẵn hoặc thông tin trong sách giáo khoa ở từng mục, từng phần tương ứng) và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ (hoàn chỉnh sơ đồ, phân tích, giải quyết tình huống, giải thích hiện tượng, quá trình tự nhiên trong bài học hoặc trong thực tiễn ...). QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG, QUÁ TRÌNH TỰ NHIÊN Bước 1. Tìm các biểu hiện của năng lực GIAI ĐOẠN 1 Bước 2. Xác định các nội dung, kỹ năng của bài học có CHUẨN BỊ quan hệ trực tiếp đến năng lực Bước 3. Xây dựng các bài tập, nhiệm vụ theo hướng tình huống hoạt động học tập GIAI ĐOẠN 2 Bước 4. Tổ chức cho HS hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, TỔ CHỨC kỹ năng, hình thành năng lực HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN NĂNG LỰC Bước 5. Tổ chức cho HS vận dụng vào tình huống mới hoặc thực tiễn trong môi trường GIAI ĐOẠN 3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ Bước 6. Đánh giá quá trình và kết quả hoạt động theo HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN định hướng phát triển năng lực NĂNG LỰC Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động thực hiện năng lực Đây là giai đoạn mà đối tượng hoạt động chính là HS; GV đóng vai trò tổ chức điều khiển các hoạt động thực hiện năng lực giải thích hiện tượng, quá trình tự nhiên. - Bước 4: Tổ chức cho HS hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, hình thành năng lực: Theo quan điểm dạy học phát triển năng lực, quá trình dạy học bao gồm một hệ thống các hành động có mục đích của GV tổ chức hoạt động trí óc và chân tay của HS, đảm bảo cho HS chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định. [6, tr.14]. Áp dụng trong dạy học phát triển năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình tự nhiên cho HS, GV là người tổ chức định hướng hành động chiếm lĩnh tri thức của HS phỏng theo tiến trình của chu trình sáng tạo khoa học như sau: + GV tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho HS (các hoạt động học tập, cách thực hiện hoạt động, tạo hứng thú học tập cho HS thông qua các tình huống có vấn đề hoặc ý 76
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 nghĩa, sự cần thiết của nội dung tìm hiểu). Nhiệm vụ được mã hóa dưới các hình thức câu hỏi, bài tập, trò chơi, tình huống thực tiễn... Nhiệm vụ giao cho HS phải rõ ràng, cụ thể, phù hợp với khả năng và đối tượng HS. HS hăng hái nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết. Dưới sự chỉ đạo của GV, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định. + HS tự chủ tìm tòi giải quyết các vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của GV, các hoạt động học tập của HS diễn ra theo một tiến trình hợp lý, phù hợp với những đòi hỏi phương pháp luận. GV tổ chức, hướng dẫn HS tiến hành thảo luận, nêu các ý tưởng, giải pháp để giải quyết vấn đề, tổ chức đánh giá các giải pháp, GV có thể nêu vấn đề hoặc đề xuất bổ sung một số giải pháp khác, định hướng cho HS chọn lựa các giải pháp tối ưu nhất, hiệu quả nhất để giải quyết các vấn đề và HS tự hoàn thành chính xác nhiệm vụ được giao. + GV chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của HS, bổ sung, chốt kiến thức, kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêu đã xác định. Trong tiến trình dạy học GV cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức các hoạt động học tập cho HS như các hình thức cá nhân, nhóm, trên lớp, ngoài lớp,... khuyến khích các hình thức có tính hợp tác và yêu cầu phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Các kỹ thuật, phương pháp dạy học tích cực sẽ được sử dụng trong tổ chức các hoạt động để đạt mục tiêu đề ra. - Bước 5: Tổ chức cho HS vận dụng vào tình huống mới hoặc thực tiễn trong môi trường. GV cần tổ chức cho HS tìm cơ sở khoa học của nội dung hiện tượng, quá trình Địa lý tự nhiên cần giải thích, khái quát hóa vấn đề cụ thể thành vấn đề tổng quát hoặc phát triển vấn đề trong tình huống mới hoặc vận dụng kiến thức vào thực tiễn có liên quan. Để tổ chức cho HS vận dụng vào tình huống mới hoặc vào thực tiễn có liên quan thì GV phải nghiên cứu bài học và các biểu hiện của năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình tự nhiên có trong bài để xem xét có những nội dung nào có thể phát triển trong tình huống mới hoặc vận dụng kiến thức vào thực tiễn có liên quan để xây dựng thành các câu hỏi, bài tập, các tình huống. Thông thường, có các dạng câu hỏi, bài tập cơ bản sau: + Dạng 1: Các câu hỏi, bài tập phải chứa các tình huống có vấn đề, đòi hỏi HS phải dự đoán, nêu và lựa chọn giả thuyết để giải quyết vấn đề. Từ đó, rút ra kết luận chung có tính cốt lõi, cơ bản tạo cơ sở để HS suy luận và nắm thêm kiến thức khác trong quá trình tự học tập của các em. Ví dụ: Tại sao cùng xuất phát từ cao áp cận chí tuyến, nhưng gió mậu dịch khô, ít gây mưa còn gió tây ôn đới lại ẩm, gây mưa nhiều? + Dạng 2: Các câu hỏi, bài tập, các tình huống đòi hỏi HS phải huy động nhiều nguồn kiến thức khác nhau để giải quyết. Ví dụ: Để giải thích về sự phân bố lượng mưa của một địa điểm cần huy động kiến thức về khí áp, nhiệt độ, gió, sự phân bố lục địa - đại dương, địa hình... + Dạng 3: Các câu hỏi, bài tập, các tình huống có khả năng biến đổi ở nhiều dạng khác nhau, đòi hỏi HS phải xác định kiến thức “gốc” để trả lời. Kiến thức “gốc” có thể xem là các kiến thức cơ bản liên quan trực tiếp đến nội dung cần giải quyết do câu hỏi bài tập, tình huống yêu cầu. Những kiến thức “gốc” có tính cơ bản, ổn định, làm nền tảng cho các hướng phát triển kiến thức. Việc xác định kiến thức “gốc” giúp tìm kiếm các phương án giải quyết nhanh, hợp lý. 77
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 Ví dụ: Để giải thích về sự lệch hướng gió trên Trái Đất; dòng biển chảy từ xích đạo lên phía bắc và phía nam bị lệch sang phía đông; áp lực của dòng chảy lên bờ phải các sông ở Bắc bán cầu lớn hơn bờ trái; sự mài mòn đường ray bên trái ở các nước thuộc Nam bán cầu.... -> Sử dụng kiến thức “gốc” về sự lệch hướng chuyển động của vật thể. Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả hoạt động thực hiện năng lực Đây là giai đoạn nhằm xác định hiệu quả thực hiện năng lực với mục tiêu bài dạy học; định hướng cho GV điều chỉnh, đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động thực hiện năng lực. GV kết hợp đánh giá về mặt nhận thức, đánh giá quá trình hoạt động, đánh giá mức độ phát triển năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên trong dạy học Địa lý lớp 10, đồng thời hướng dẫn để HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. GV cần xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, khoa học giúp việc đánh giá hoạt động HS xác thực, khách quan, phù hợp với điều kiện thực tiễn. 2.4. Đánh giá tính hiệu quả và khả thi của quy trình phát triển năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên cho học sinh trong dạy học Địa lý lớp 10 Để đánh giá hiệu quả, tính khả quan và thực tiễn của quy trình phát triển năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình cho HS trong dạy học Địa lý 10 tác giả đã tiến hành thực nghiệm ở một số trường. Qua thực nghiệm, kết quả cho thấy điểm trung bình các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng; độ lệch chuẩn của lớp thực nghiệm thấp hơn độ lệch chuẩn của lớp đối chứng; giá trị p của T-test ≤ 0,05 chứng tỏ dữ liệu thu thập có ý nghĩa, kết quả đạt được của lớp TN cao hơn lớp ĐC là do tác động của phương pháp phát triển năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình tự nhiên cho HS trong dạy học Địa lý 10 đã được đề xuất, không phải do ngẫu nhiên. 3. KẾT LUẬN Việc phát triển năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình tự nhiên trong dạy học Địa lý lớp 10 có tác dụng tạo ra cho học sinh hứng thú học tập mới, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức một cách tối ưu, rèn luyện được nhiều kỹ năng, hình thành năng lực chuyên biệt Địa lý; phần lớn học sinh đều hiểu bài, không khí lớp học thoải mái, tích cực hơn. Kết quả của các mặt hoạt động trên mỗi tiết thực nghiệm đã chứng minh thông qua quy trình phát triển năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình tự nhiên trong hoạt động dạy học Địa lý lớp 10 các em học sinh có thể tự mình nhận thức, tự nghiên cứu để có kiến thức, kỹ năng và hình thành năng lực cho bản thân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2014). Lý luận dạy học hiện đại, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình Giáo dục Phổ thông môn Địa lý (Dự thảo ngày 19 tháng 01 năm 2018), Hà Nội. [3] Nguyễn Đức Vũ (2014). Một số vấn đề về đổi mới dạy học môn Địa lý theo định hướng năng lực, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. 78
  9. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 Title: THE CAPACITY DEVELOPMENT OF ANALYSING NATURAL PHENOMENA AND PROCESSES FOR STUDENTS IN TEACHING GEOGRAPHY 10 Abstract: In the process of basic, comprehensive changing of education and training, the problem of capacity development that explains natural phenomena, process for students is an objective requirement set by the education program. It is also an opportunity to conduct capacity - direction teaching to improve the effectiveness of teaching Geography. The article mentions general issues and brings out the teaching procedure for capacity development of analysing natural phenomena and processes for students in teaching Geography 10. Keywords: Geography 10, the procedure of capacity development for analysing natural phenomena, processes. 79
nguon tai.lieu . vn