Xem mẫu

  1. Chương 1: Khái quát chung huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai Vị trí địa lý 1.1 Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, có tọa độ địa lý : 22 007’00’’- 22028’46’’ vĩ Bắc, 103043’28’’ - 104004’5’’ kinh Đông. Phía bắc giáp huyện Bát Xát. Phía nam giáp huyện Văn Bàn. Phía đông giáp huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai. Phía tây giáp huyện Than Uyên ( Lai Châu). Huyện Sa Pa có tổng diện tích là 678,64km2, gồm 17 xã và 1 thị trấn. Thị trấn Sa Pa là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, cách thành phố Lào Cai 40km. Xét về mặt tự nhiên, vị trí địa lý của Sa Pa phản ánh quy luật phân hóa địa đới theo vĩ độ biểu hiện trong các hợp phần của cảnh quan. Sa Pa nằm gần sát với chí tuyến Bắc lại có độ cao lớn (trung bình từ 1200 – 1800m), thấp nhất là Ngòi Bo 400m, cao nhất là đỉnh Fanxipang 3143,5 m) làm cho cảnh quan huyện Sa Pa có sự phân hóa theo đai cao. Đây cũng là lãnh thổ đầu nguồn của nhiều dòng chảy đổ về sông Hồng, do đó mang chức năng phòng hộ xung yếu không chỉ ở lãnh thổ Sa Pa mà còn ở cả tỉnh Lào Cai. Xét về mặt kinh tế, Sa Pa là lãnh thổ trung chuyển quan trọng của hai vùng địa lý kinh tế Tây Bắc va Đông Bắc qua đèo Hoàng Liên, có các hành lang kinh tế quan trọng Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên và Hà Nội - Vĩnh Phúc - Yên Bái - Lào Cai - Trung Quốc. Sa Pa còn ở gần các điểm du lịch hấp dẫn thuộc tuy ến du l ịch Điện Biên - Mường Lay - Lai Châu, cửa khẩu Lào Cai và tuyến xuyên biên giới sang Hà Khẩu (Trung Quốc), tạo lợi thế tiếp nhận khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan. Đặc biệt Sa Pa nằm trong 4 chương trình VN35-VN38 theo tuyến du lịch Tây Bắc là Hà Nội - Lào Cai - Sơn La - Lai Châu thuộc chương trình du lịch quốc tế. 1.2.Đặc điểm chính về các điều kiện tự nhiên Sa Pa nằm gần chí tuyến bắc, lại nằm ở độ cao lớn, trung bình 1200 - 1800m, thấp nhất là Ngòi Bo 400m, cao nhất là đỉnh Fanxipang 3143,5m đã dẫn đến sự phân hóa phức tạp cảnh quan huyện Sa Pa. Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và cách Hà Nội 376 km. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, đó là quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Lai Châu.
  2. Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch. Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15°C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13°C -15°C vào ban đêm và 20°C - 25°C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0°C, đôi khi có tuy ết r ơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng V tới tháng VIII. Thị trấn Sa Pa là một trong những nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết. Trong khoảng thời gian t ừ năm 1971 tới năm 2008, 14 lần tuyết rơi tại Sa Pa. Lần tuyết rơi mạnh nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968, liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày, dày tới 20 cm. Sa Pa có mạng lưới sông suối khá dày, bình quân khoảng 0,7 -1,0 km/km2, với hai hệ thống suối chính là hệ thống suối Đum và hệ thống suối Bo. - Hệ thống suối Đum có tổng chiều dài khoảng 50 km, bắt nguồn từ vùng núi cao phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn được phân thành hai nhánh chính và phân bố ở hầu hết các xã phía Bắc và Đông Bắc gồm các xã Sa Pa, Trung Chải, Tả Phìn với tổng diện tích lưu vực khoảng 156 km2 . -Hệ thống suối Bo có chiều dài khoảng 80 km, bắt nguồn từ các núi cao phía Nam dãy Hoàng Liên Sơn với diện tích lưu vực khoảng 578 km 2 chạy dọc theo sườn phía Tây và Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn gồm các xã San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Nậm Sài, Thanh Phú, Hầu Thào, Thanh Kim và Bản Phùng. Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, nhiều thác ghềnh, lưu lượng nước thất thường và biến đổi theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn với dòng chảy khá mạnh (suối Bo 989 m/s) dễ gây nên các hiện tượng lũ ống, lũ quét, nhất là đối với vùng thấp. Mùa khô các suối thường cạn.
  3. 1.3. Đặc điểm chính về kinh tế - xã hội Huyện Sa Pa có 17 xã và 1 thị trấn gồm 95 thôn, bản. Tổng dân số là 42600 người, tỉ lệ tăng dân số là 3,85%, mật độ dân số là 63 người/km2 (năm 2005). Nhìn chung, mật độ dân số trên diện tích tự nhiên không cao nhưng mật độ dân số trên diện tích đất nông nghiệp cao, trung bình 1173,6 người/km 2. Như vậy, diện tích đất nông nghiệp quá ít so với nhu cầu sản xuất của cư dân. Dân số phân bố không đồng đều, thành nhiều cụm nhỏ rải rác, phần lớn tập trung ở các xã ven đường giao thông và thị trấn Sa Pa. Nhóm dân tộc Dao - Giáy - Xa Phó sống tập trung trên đai cao 700 - 1700 m, nhóm H ’mông cư trú trên đai cao 700 - 2000 m, còn nhóm Tày - Thái cư trú ở đai độ cao dưới 700 m. Các dân tộc đều cư trú ở những độ cao địa hình với khí hậu phù hợp với đ ặc điểm sinh thái nhân văn, cá biệt chỉ có dân tộc Kinh và một bộ phận nhỏ dân tộc Thái (32 khẩu) cư trú ở thị trấn Sa Pa do hai dân tộc này có tính thích nghi cao với điều kiện môi trường sống. Số người trong độ tuổi lao động là 22000 người chiếm 51,6% dân số toàn vùng năm 2005. Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm 78,9%, còn lại là lao động trong ngành dịch vụ và các cơ quan nhà nước. Trình độ lao động còn thấp, khoảng 73% lao động có trình độ dưới lớp 5, lao động kỹ thuật chiếm 12%. Nhìn chung, lực lượng lao động của Sa Pa rất dồi dào, có bản chất siêng năng, cần cù, song trình độ lao động, trình độ kỹ thuật sản xuất còn thấp và đang thiếu việc làm. Lao động có việc làm chỉ chiếm 60% số người trong độ tuổi lao động. Đây là lực lượng lao động phục vụ cho các ngành nông - lâm nghiệp trong các năm sau này. Trên lãnh thổ huyện Sa Pa có 7 dân tộc cùng chung sống, trong đó người H’mông chiếm 54,9%, người Dao chiếm 25,5%, người Kinh chiếm 13,6%, người Tày chiếm 3%, người Giáy chiếm 1,6%, người Thái chiếm 0,2%, người Xa Phó chiếm 1,2%. Như vậy, dân tộc chính là dân tộc H’Mông và dân tộc Dao, trong đó chủ yếu là dân tộc H’Mông. Mỗi dân tộc có những phong tục tập quán riêng. Người H’Mông sống chủ yếu trên các đai cao trên 1200 m ở các sườn núi cao
  4. hiểm trở. Họ làm ruộng bậc thang giỏi, trồng lúa nước, làm nương rẫy định canh, khai thác củi... Ngoài ra, hoạt động nông nghiệp khác như tr ồng lanh lấy sợi dệt vải, trồng thảo quả dưới tán rừng già là những hoạt động sản xuất đặc trưng của nhân dân trong huyện. Mặc dù có những nét đặc sắc trong phương thức canh tác, đồng bào người H’Mông, người Dao.. biết làm ruộng bậc thang, nương rẫy, làm các ống dẫn nước phục vụ tưới tiêu... nhưng còn nhiều lạc hậu, chủ yếu phụ thuộc tự nhiên, vẫn còn du canh du cư, đốt nương làm rẫy... Các dân tộc thiểu số ở Sa Pa cũng rất coi trọng đời sống tinh thần thể hiện ở các lễ hội. Lễ hội của họ diễn ra ở quy mô làng bản. Khác với người miền xuôi, thời gian mở hội của họ không những tập trung vào mùa xuân mà còn diễn ra cuối hè, cuối thu. Đó chính là các thời gian rỗi rãi, nông nhàn khi v ụ mùa đã đ ược thu hoạch vào thời kì chăm bón chờ thu hoạch. Lễ hội luôn đề cao tính dân ch ủ bình đẳng và phản ánh đậm nét các tín ngưỡng cổ như: lễ Tết nhảy c ủa người Dao đỏ, hội Gầu Tào của người H’mông; lễ quét làng của người Xa phó. Ngoài ra còn có lễ cơm mới, lễ trừ ma giải hạn, lễ xuống đồng... Đặc điểm lễ hội và thời gian lễ hội cũng thể hiện những niềm tin ước vọng của cư dân nông nghiệp trong vùng. Chương 2: Đặc điểm cấu trúc đứng của cảnh quan huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai 2.1. Cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan 2.1.1Khái niệm về cấu trúc thẳng đứng Cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan được tạo nên bởi đặc điểm liên hệ và mối quan hệ tác động tương hỗ giữa các thành phần cấu tạo của cảnh quan, phụ thuộc vào hướng thay đổi của các thành phần cấu tạo trong quá trình phát triển cũng như vào tuổi và lịch sử phát triển của thể tổng hợp. Cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan bao gồm các thành phần cấu tạo địa chất, đá mẹ, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn, sinh vật và mối quan hệ giữa chúng. Nó được biểu thị qua lát cắt tổng hợp nói lên sự sắp xếp các thành phần theo tầng từ dưới lên trên và ngược lại. Nằm dưới cùng là nham
  5. thạch, rồi đến vỏ phong hóa và đất với các tầng nước ngầm, trên đó là địa hình với màng lưới sông ngòi, tầng trên cùng là thực bì và lớp không khí bao quanh. Cấu trúc thẳng đứng tồn tại trong mọi đơn vị lãnh thổ của nó, từ cấp phân vị cao đến cấp phân vị thấp. Vì thế, nó rất phức tạp, nó có sự khác nhau ở mỗi cấp phân vị, ngay cả các cá thể của cấp phân vị đó. Do đó, xác định cấu trúc thẳng đứng của một địa tổng thể thuộc cấp phân vị nào cần phải xác định rõ các thành phần thuộc cấp phân vị nào tương đương với cấp phân vị của địa tổng thể đang xét. 2.1.2.Xác định cấu trúc thẳng đứng Vì thế, xác định cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan là xác định s ự tham gia của các thành phần tự nhiên vào quá trình phát sinh và phát tri ển của các cảnh quan. Về vai trò, chức năng của các hợp phần trong thành tạo cảnh quan có nhiều ý kiến không đồng nhất. Một số tác giả cho rằng các hợp phần có vai trò như nhau trong thành tạo cảnh quan thể hiện ở mức độ bảo thủ hay tiến bộ của nó. Do các hợp phần của cảnh quan có vai trò như nhau trong quá trình thành tạo cảnh quan nên cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan có dạng cấu trúc đơn như sau: Hình 2.1. Mô hình đơn hệ thống (V.X. Preobrajenxki)
  6. 2.2 Các nhân tố thành tạo cảnh quan huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai 2.2.1. Đá mẹ Lịch sử phát triển địa chất của Việt Nam: lãnh thổ Việt Nam được chia thành 8 miền địa chất : Đông Bắc Bộ, Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Kontum, Nam Trung Bộ và Nam Bộ, cực Tây Bắc Bộ và Trường Sa –Hoàng Sa . - Tiền Cambri: Các thành tạo địa chất thời kì Tiền Cambri cấu thành nên móng kết tinh và phức hệ uốn nếp hoặc lớp phủ Paleozoi lộ ra ở khối Kon Tum, Phanxipang, đới sông Hồng có tuổi Arkei, Proterozoi hạ và thượng . - Cambri - Ordovic hạ: Các trầm tích Cambri- Ordovic hạ phân bố ở Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đặc trưng bởi các trầm tích cacbonat xen kẽ đá lục nguyên thuộc tướng biển nông, biển ven bờ chứa Bọ ba thùy . - Ordorvic – Silur: Các trầm tích trong giai đoạn này phân bố ở các miền Đông bắc Bắc Bộ, bắc Bắc Bộ,Tây bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Bộ ,chủ yếu từ Quảng Nam Đà Nẵng trở ra phía bắc. Miền Tây bắc Bộ đặc trưng bởi các trầm tích lục nguyên - cacbon nat, còn ở miền Bắc Trung Bộ chủ yếu là các trầm tích lục nguyên - phun trào. Các trầm tích này phủ bất chỉnh hợp lên các trầm tích c ổ hơn. - Devon: Các trầm tích trong giai đoạn này phân bố ở Đông Bắc Bộ, Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ gồm các trầm tích lục nguyên – cacbonat phát triển liên tục với bề dày từ 1600-1800m đến 2200-2400m . - Carbon - Permi: Các trầm tích trong giai đoạn này phân bố ở Đông Bắc Bộ, Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và bắt đầu xuất hiện phổ biến ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các trầm tích trong giai đoạn này bị chi phối bởi hai chu kì tích tụ liên quan đến hai ranh giới phân kì. Chu kì thứ nhất các trầm tích chủ yếu là carbonat đôi khi có ít trầm tích lục nguyên ở phần dưới. Chu kì thứ hai xảy ra trong thời gian thành tạo tầng Veoschwagerina phổ biến khắp Việt Nam và lãnh thổ kế cận đặc trưng bởi các trầm tích núi lửa.
  7. - Paleogen - Neogen: Các trầm tích Paleogen - Neogen (Đệ tam) chủ yếu phân bố trên các hố sụt, các vùng trũng trên lục địa hoặc trên các thềm l ục đ ịa, đây là những kiến trúc được hình thành do hoạt động kiến tạo đứt gãy trẻ hoặc đứt gãy cổ tái hoạt động phân bố kéo dài theo hướng Tây Bắc -Đông Nam. Các trầm tích đặc trưng bởi chủ yếu các thành tạo của lục địa và châu thổ, đôi nơi xen kẽ núi lửa, với bề dày thay đổi từ vài chục mét đến 5000m. - Đệ tứ: Các trầm tích Đệ Tứ phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng ven biển. Dựa vào lịch sử phát triển của địa chất nước ta chúng ta tiến hành nghiên cứu nền địa chất tỉnh Sa pa ta thu được kết quả : Huyện Sapa nằm hoàn toàn trong dãy núi địa lũy kiểu phức nếp lồi Hoàng Liên Sơn với nền địa chất bao gồm đá biến chất Proterozoi hệ tầng Ngòi Hút và đá biến chất tuổi Proterozoi thượng đến Cambri hạ tầng Sapa. Quá trình trầm tích bị gián đoạn rồi trầm tích Devon xuất hiện bắt đầu bằng hệ cát kết, cuội kết, đá phiến sét xerixi trồi chuyển lên đá vôi. Sau đó là một gián đoạn trầm tích lớn. Trầm tích Neogen (N) và Đệ tứ (Q) trong Kainozoi phân bố rải rác trong các trung lũng hẹp giữa núi. Còn lại phần lớn lãnh thổ huyện được cấu tạo bởi các đá xâm nhập macma axit granit phức hệ Pò Se và phức hệ Y Yên Sun. - Đá biến chất: tuổi Proterozoi thuộc hệ tầng Ngòi Hút và một ít tuổi Proterozoi thượng- Cambri hạ, thuộc hệ tầng Sapa, phức hệ Sinh Quyền. Từ dưới lên trên bao gồm: đá phiến xerixit, đá phiến thạch anh xerixit - clorit, cát kết dangjquaczit có chứa các thấu kính nhỏ đá hoa đôlômit, dày khoảng 900m. - Đá trầm tích: tuổi paleozoi thuộc hệ tầng Cam Đường - thống dưới - hệ Cambri, tuổi Cambri sớm, Đêvôn sớm - giữa, Cambri giữa - Odovic sớm. Trầm tích Đêvôn phân bố xen giữa các dải trầm tích đá biến chất Proterozoi Ngòi Hút và đá granit phức hệ Yê Yên sun, có dạng dải dài dọc theo sườn thung lũng Mường Hoa và một dải hệp ở phần phía đông suối Nậm Cang. - Đá Macma: 4 phức hệ macma: Phức hệ Pò Sen phân bố thành khối lớn phía đông thị trấn Sapa, thành phần thạch học bao gồm granodiorit hạt lớn bị milomit hóa có cấu tạo gronai, granit biotit hạt lớn. Phức hệ Điện Biên Phủ phân bố thành các khối nhỏ ở Hầu Thào, Sả Séng, phía tây Sả Phìn, thành phần thạch học bao gồm
  8. các đá granodorit dạng porphyr, granophya, granit hạt nhỏ sáng mausfgranofia. Phức hệ Yê Yên Sun tạo nên khối núi Fanxipang, thành phần thạch học bao gồm granit biotit hạt nhỏ, granit sáng màu, granosienit, granosienit dạng pegmatit. Phức hệ Pu sam Cáp dưới dạng đường kéo dài theo phương á vĩ tuyến. Trầm tích đệ Tứ (Q): bao gồm các trầm tích bở rời nguồn gốc aluvi, - proluvi, deluvi, coluvi và eluvi. Trầm tích eluvi (tàn tích) được bảo tồn tốt nhất trên vùng đỉnh phân hủy có thảm rừng che phủ, bề dày hàng mét. Những di tích bề mặt san bằng 1300-1500m có vỏ phong hóa dày tới hàng chục mét tại phần lớn diện tích thị trấn Sapa nhờ có những giai đoạn san bằng kéo dài. Trầm tích aluvi (sông tích) phân bố trên bãi bồi của suối với diện tích nhỏ hẹp, thành phần cơ giới phần lớn là cuội tảng, số ít aluvi hạt mịn tạo nên những cánh đồng lúa nước. Do lãnh thổ nghiên cứu là một vùng nâng mạnh trong suốt thời kỳ Đ ệ Tứ nên hầu như không tìm thấy di tích phù sa cổ của các bậc thềm sông suối. Trầm tích proluvi (lũ tích) phát triển đặc biệt rộng rãi, tạo thành những nón phóng vật- lũ tích đồ sộ với bề dày tới trên dưới 20m. Trầm tích deluvi (sườn tích) phổ biến rộng rãi trên hầu hết các sườn dốc 12-20 0. Phần thấp của các sườn thoải hình thành trên đá phiến chuyển tiếp xuống bề mặt đáy thung lũng và dải trũng, bề dày lớp tích tụ deluvi có thể đạt tới trên dưới 10m, ưu thế vật liệu giàu bột - sét. Trầm (rơi tích coluvi tích) phân bố ở khu vực các khối đá vôi bị hoa hóa và dọc theo chân các vách dốc. Vật liệu đổ lở thường là những tảng đá có kích thước lớn, có khi tới 10m. - Trước 100.000.000 TCN thời kì Tân Kiến Tạo ,kỉ Phấn Trắng thuộc đại Trung Sinh: thành tạo núi Phan Xi Păng (3.143m). .2.Địa hình. 2.2 Trong sự phân hóa cảnh quan Sa Pa, quá trình tạo núi trong thời kỳ tân kiến tạo với sự phân bậc địa hình đã cải tạo bề mặt địa hình cổ, tạo nên tính chất núi cao của lãnh thổ, là nguyên nhân hình thành các vành đai cảnh quan theo độ cao. Đặc trưng cấu trúc địa chất, cộng với các quá trình ngoại sinh tạo nên tính đa dạng của các địa hình. Trên dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Cam Thắng ưu thế các dạng địa hình có độ dốc > 350, dọc theo sườn tây Sa Pa, Sa Pả, vạt tích tụ đa
  9. nguồn gốc tả Giàng Phình, Tả Phìn, Bản Khoang ưu thế địa hình độ dốc < 8 0. Địa hình sườn có độ dốc 20 - 250 chiếm ưu thế trên toàn lãnh thổ. Địa hình dốc là nên tảng phân hóa nhanh và rõ rệt cấu trúc cảnh quan theo các đai cao nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Do vậy, theo phân chia của Đặng Văn Bào Sa Pa thuộc vùng địa môi trường núi cao - trung bình địa lũy Hoàng Liên Sơn Các dạng địa hình được phân hóa có đặc điểm sau : + Bề mặt nằm ngang và hơi nghiêng. + Địa hình sườn + Địa hình karst + Địa hình nguồn gốc dòng chảy 2.2.2.1.Các bề mặt nằm ngang và hơi nghiêng - Di tích bề mặt san bằng cổ ( peneplen – bề mặt bóc mòn hoàn toàn): còn sót dưới dạng các bề mặt đỉnh phân thủy giữa các sông suối lớn, các bề mặt đỉnh và phần chia nước bằng phẳng nhưng hẹp, hơi lượn sóng, phân bố trên dãy Hoàng Liên Sơn ở độ cao 2000m. Đây là di tích bề mặt san bằng rộng lớn, thống nhất trong quá khứ - bề mặt đông dương có tuổi Paleogen trung (P2 được nâng lên mạnh và gần như hoàn toàn, nay chỉ còn lại những diện tích nhỏ hẹp. Bề mặt san bằng cổ được bảo tồn bởi lớp phủ eluvi mỏng, đôi chỗ hoàn toàn trơ đá gốc hoặc đới phong hóa vụ bở saprolit. Tuổi tương đối của di tích bề mặt san bằng cổ này khi xem xét trong mối liên quan vói bề mặt đông dương và với các bề mặt khác có thể xếp vào tuổi Paleogen thượng ( P3). - Bề mặt đỉnh san bằng bóc mòn không hoàn toàn (pediplen, pediment) bề mặt này phân bố rộng khắp trong vùng, trên các đường chia nước phụ và các đồi thoải lượn sóng hoặc phân bậc, ở các độ cao 1000 – 1800m ở dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Cam Thắng. Thành tạo bề mặt bao gồm eluvi và đá khối tảng lẫn dăm sạn, trơ sỏi đá, vỏ phong hóa vụn bở litonma và sapolit, có nơi còn bảo tồn tầng phong hóa khá tốt. Tuổi tương đối của bề mặt này là Paleogen thượng - Mioxen (P3- N1). - Bậc thang bào mòn trước núi (pediment thung lũng) là dạng bề mặt trước núi kéo dọc theo thung lũng, địa hình hơi nghiêng thoải, phân bố ở các bậc độ cao 1300 - 1400 m ở Sa Pa và 1500 - 1700m ở Sa Pa, có bề rộng trung bình 300-500m, thành tạo bề mặt bồm các eluvi, dăm sạ lẫn mảnh vụn, cát, bột, sét, màu đỏ nâu,
  10. dày 1 – 2m. Trên bề mặt thường phát triển quá trình xâm thực của dòng chảy sông suối. Tuổi tương đối được xác định là Plioxen – Pleistoxen (N2 – Q1). 2.2.2.2 Địa hình sườn Nhóm địa hình bề mặt sườn được phân chia theo hướng các quá trình địa mạo và năng lượng địa hình. Sườn trọng lực có độ dốc trên 25 0 phân bố hầu hết phía trên của dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Cam Thắng. Các sườn còn lại gồm sườn bóc mòn – xâm thực, sườn bào mòn tích tụ deluvi, sườn bào mòn – rửa trôi, sườn bào mòn – rửa lũa, sườn rửa lũa – tích tụ deluvi có độ dốc 8- 250 - Sườn đổ lở ( sườn trọng lực nhanh): sườn đổ lở phân bố gần đường chia nước của dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Cam Thắng và các đỉnh núi cao. Sườn này có nguồn gốc từ các quá trình trọng lực nhanh như đổ lở, sạt lở đá, phát triển liên tục cho đến ngày nay. Về hình thái, sườn có độ dốc lớn > 250 đến dốc đứng, trắc diện ít bị chia cắt bởi các dòng chảy thường xuyên và tạm thời, không có cấu trúc phân bậc. Tầng phong hóa rất mỏng, hầu hết là tảng lăn, mảng vỡ đ ến trơ đá gốc hoặc dưới dạng các bãi đá ở trạng thái liên kết không bền vững. Tuổi c ủa sườn đổ lở là đệ tứ không phân chia ( Q) - Sườn trọng lực chậm: có nguồn gốc tổng hợp từ các quá trình trọng lực chậm (đất trôi, đất chảy…). Sườn trọng lực chậm ở đây phát triển trong điều kiện địa chất đặc trưng là các khối trượt hình thành trong tầng deluvi và lớp phong hóa dày chứa nhiều sét cao lanh trên đá granit. Về hình thái, sườn trọng lực có độ dốc 12 -25 0, trắc diện sườn phân bậc dạng lượn sóng thoải,các bậc này bao trùm hầu hết mặt sườn, tạo nên cấu trúc vẩy cá điển hình. Trong khu v ực nghiên cứu, sườn trọng lực chậm được quan sát thấy rõ ở phần sườn tây bắc ngòi Đum ở đô cao 700 – 1000m và ở phần phía đông của Mường Hoa thuộc đ ịa phận xã Bản Hồ, ở độ cao 400 – 700m. Tuổi địa hình này là Neogen – đ ệ tứ không phân chia ( N – Q) - Sườn bóc mòn – xâm thực : phân bố ở các phần sườn của các bồn thu nước và những đoạn sườn trên các giông núi có độ dốc tương đ ối l ớn. Nguồn gốc của sườn xam thực là quá trình sườn bởi các dòng chảy tạm thời. Điển hình cho loại sườn này thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, bề mặt sườn thung lũng Mường Hoa. Địa hình sườn có nhiều hệ thống khe rãnh xói mòn – dòng chảy tạm th ời
  11. của bồn thu nước. Sườn có độ dốc tới 20 – 250, các giông nũi có trắc diện thẳng. Tuổi của sườn này là đệ tứ không phân chia (Q) - Sườn bào mòn rửa trôi : phân bố không liên tục và là phần sườn tiếp tục bóc mòn sau quá trình xâm thực. Hầu hết các sườn có độ dốc 12 – 15 0. Địa hình sườn bị cắt xẻ bởi các máng trũng của dòng chảy tạm thời. -Tầng phong hóa: Bề mặt dày trung bình 2m, lớp thổ nhưỡng mỏng do đã bị bào mòn rửa trôi lâu dài khi rừng bị phá hủy hoặc bị mất rừng. Tuổi của sường này được xác định là đệ tứ không phân chia. - Sườn rửa trôi – tích tụ deluvi : phân bố không liên tục, chỉ tập trung ở phần chân sườn các dãy núi và phần sườn xung quanh các vũng trũng. Sườn có độ dốc 8 – 120 trắc diện hơi lõm. Tầng phong hóa dày xen lẫn các tầng mùn cũ, dăm sạn, tảng lăn, cấu tạo phân lớp thô sơ, thể hiện quá trình tích tụ deluvi theo từng đợt. Tuổi của sườn này là đệ tứ không phân chia (Q) 2.2.2.3 Địa hình karst - Bề mặt đỉnh san bằng bóc mòn karst: các bề mặt đỉnh phát triển tr ầm tích tuổi Cambri – Ocdovic (C – O) ở Tà Phìn, Sa Pả, tuổi đêvon ở Tả Giàng Phình, phân bố ở độ cao 1300 – 1400m, 1600 – 1800m. Tạo thành bề mặt là các eluvi đồng nhất của đới saprolit gồm các mảnh vỡ vụn dăm sạn, lổn nhổn và trơ sỏi đá gốc. Tuổi tương đối của bề mặt này là Paleogen thượng (P). - Bề mặt đáy thung lũng và cánh đồng karst: phân bố rải rác ở các độ cao 1200– 1400m ở Tả Phìn, Tà Giàng Phình, Bản Khoang. Bề mặt địa hình hơi nghiêng thoải đến hầu hết như bằng phẳng, tạo nên các bồn trũng giữa núi, bề mặt rộng trung bình 200 – 500m. Trên bề mặt này vẫn còn tồn tại các chỏm, bề mặt caru tàn và bị hệ thống suối hiện đại cắt ngang qua. Hiện nay, quá trình tích tụ chiếm ưu thế và chủ yếu được tích tụ các vật liệu proluvi và lũ bùn đá – vật liệu thô xẽn lẫn hạt mịn, tơi xốp nên các bậc thềm trong phần đáy thung lũng. Tuổi tương đối của bề mặt địa hình này là Plioxen – Pleistoxen (N2 – Q1) - Sườn bóc mòn – rửa lũa karst: sườn có độ dốc tới trên 45 0, vách thẳng đứng, trắc diện không ổn định. Quá trình bóc mòn chủ đạo trên sườn là trọng lực nhanh cùng với rửa lũa – hòa tan, nên địa hình mặt sườn khá phức tạp, tảng lăn, đá tai mèo sắc nhọn, nhiều chỗ lấp đầy các sản phẩm phong hóa terarossa. Tuổi của sườn này là đệ tứ không phân chia (Q)
  12. - Sườn rửa lũa – tích tụ deluvi: sườn này phân bố nhỏ hẹp ở phần sườn phía dưới các sườn núi đá trầm tích cacbonnat đã bị biến chất thàng đa hoa kéo từ Sa Pa đến Lao Chải. Trắc diện sườn lồi lõm đến thẳng, độ dốc 15 – 20 0. Các thành tạo bề mặt gồm các dăm sạn, sét pha, có hỗ trơ đá gốc và các sản phẩm terarosa phủ lên. Tuổi của sườn này là đệ tứ không phân chia (Q) 2.2.2.4 Địa hình nguồn gốc dòng chảy Địa hình dòng chảy thường xuyên trong lãnh thổ chủ yếu là những dạng xâm thực sâu như thung lũng sông suối và khe rãnh xói mòn. Do đây là một vùng nâng mạnh trong suốt thời kỳ đệ tứ nên không tìm thấy di tích của các bậc thềm sông. - Bãi bồi: bãi bồi ở Sa Pa rất nhỏ hẹp, do hầu hết là đáy thung lũng xâm thực trơ đá gốc. Ngoại trừ phần thung lũng suối Mường Hoa có trắc diện ngang dạng chữ U có nơi dạng ngăn kéo, trắc diện dọc ít dốc, quá trình xâm thực và quá trình xâm thực ngang xảy ra đồng thời với quá trình tích tụ các bãi bồi ven lòng. Tuổi tương đối của bề mặt này là Holocen (Qiv) – hiện đại. Do đây là một vùng nâng mạnh trong suốt thời kỳ đệ tứ không tìm thấy di tích của các bậc thềm sông. - Đáy thung lũng xâm thực trơ đá gốc: thung lũng lũng sông suối có tr ắc di ện ngang dạng chữ V, trắc diện dọc chưa đạt tới trắc diện cân bằng tạo nên nhiều dạng thác ghềnh đặc trưng. Quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ, quá trình xâm thực ngang yếu nên địa hình này tập trung ở hầu hết phần đáy các sông suối. Bề mặt địa hình đáy trơ đá gốc hoặc rải rác cuội tảng. Tuổi tương đ ối của bề mặt này Holocen (Qiv) – hiện đại Do địa hình núi cao dốc nên quá trình đổ lở phát triển và bị chia cắt bởi nhiều sông suối nên quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ, kết hợp với mưa nhi ều và tập trung, từ đó phát triển các dạng địa hình có nguồn gốc dòng chảy tam thời. Cũng do vậy mà ở đây chỉ phổ biến kiểu dòng chảy tạm thời miền núi với 3 bộ phận hình thái rõ rệt (bồn thu nước, kênh dẫn, nón phóng vật), trong đó các nón phóng vật có ý nghĩa to lớn hơn cả. - Nón phóng vật: các thành tạo nón phóng vật phát triển tại nơi các máng sói hoặc các suối nhỏ đổ ra thung lũng về bên vùng sườn và trũng giữa núi. Các nón phóng vật thường có dạng quạt, bề mặt hơi nghiêng thoải, từ 3 – 8 0, thường bị cắt sẻ bởi các rạch nhỏ. Phần phía tây thung lũng suối Mường Hoa thấy rõ nhất sự có mặt của thành tạo này, một vài nơi nón phóng vật liên kết với nhau tạo nên
  13. bề mặt khá rộng, trải dài ven đáy thung lũng, hoặc các thế hệ các nón phóng vật cổ chồng gối lên nhau, tạo nên dạng địa hình giống như các bậc thềm sông. Trầm tích bề mặt chủ yếu là các vật liệu bở rời nhỏ, như dăm sạn, cát, sét, sản ph ẩm phong hóa màu nâu tơi xốp. Tuổi tương đối của bề mặt này Neogen – Đ ệ tứ không phân chia (N-Q). Đối với khu vực các bề mặt san bằng cổ; còn các phóng vật dưới đáy các thung lũng có tuổi Holocen ( Qiv) – hiện đại. - Vạt tích tụ đa nguồn gốc (p – d – a): bề mặt này phổ biến ở các trũng gi ữa núi Tả Giàng Phình, Tả Phìn, Sa Pả. Về hình thái, đây là những bề mặt hơi nghiêng, phân bậc, ít bị chia cắt bởi dòng chảy hiện đại. Vật liệu thành tạo bề mặt gồm khối tảng mảng vỡ hỗn tạp xen lẫn cuội, sỏi, cát, sét. Đặc biệt tại Tả Phìn còn quan sát thấy dòng cuội sỏi, ở Tả Giàng Phình các thể tích tụ Proluvi cổ. Các aluvi là thành tạo trẻ xen lẫn các thành tạo prolu và một ít thành tạo deluvi hình thành vạt tích tụ đa nguồn gốc. Tuổi tương đối của bề mặt này là Neogen – Đệ tứ không phân chia (N – Q). 2.2.3 Khí hậu 2.2.3.1 Đặc điểm chế độ khí hậu Khí hậu Sa Pa đặc trưng cho khí hậu Hoàng Liên Sơn, hầu như quanh năm duy trì tình trạng ẩm ướt. Mùa đông, front cực đới thường bị chặn trên sườn đông Hoàng Liên Sơn, tồn tại nhiều ngày mưa dai dẳng trên toàn vùng. Kết quả ở đây mất hẳn thời kỳ khô hanh nửa đầu mùa đông tiêu biểu cho miền khí hậu phía bắc: độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 85% trở lên, tháng ít mưa nhất trung bình cũng đạt trên 20 – 30 mm. Đặc biệt hiện tượng mưa phùn cuối mùa đông phát triển mạnh mẽ vì các thung lũng mở rộng về phía đồng bằng đã tạo điêu kiện tích tụ các luồng gió nồm thổi từ biển tới. Chế độ nhiệt và bức xạ - Chế độ nhiệt: nền nhiệt Sa Pa thay đổi theo quy luật đai cao, trị số trung bình năm của nhiệt độ không khí khoảng 22 – 230C ở khu vực núi thấp, 18 – 200C ở độ cao 1000m và 15 – 160C ở độ cao 1500m, khu vực dãy Hoàng Liên Sơn cao trên 2000m nhiệt độ trung bình năm giảm xuống đến 12 – 13 0C, thấp nhất trên đỉnh Fanxiphang 8 – 100C.
  14. Biến trình năm của nhiệt độ ở trạm khí tượng, thủy văn ở trạm Lào Cai ,Sa Pa, Hoàng Liên Sơn Tổng nhiệt độ năm ở vùng thấp khoảng 8000 – 85000C, giảm xuống 7500 – 80000C ở vùng núi trung bình, 7000 – 75000C ở 1000m, 5000 – 60000C ở 1500m và đạt 45000C ở vùng núi cao trên 2000m. Tháng I lạnh nhất trong năm có nhiệt độ trung bình 11 – 12 0C, nhiệt độ tối thấp trung bình 9 – 100C ở vùng núi thấp; tương ứng 8- 9oC và 60C vùng núi trung bình: 6 – 70C và 5 -60C vùng núi cao. Tháng VII có nhiệt độ cao nhất trong năm đật 24 -250C ở vùng núi thấp, 19 – 20oC vùng núi trung bình và 16 -170C vùng núi cao. Dao động ngày đêm của nhiệt độ mạnh mẽ 7 – 8 0C ở vùng núi thấp, 6 – 70C ở vùng núi trung bình và 5 – 60C ở vùng núi cao. Thời kỳ nhiệt độ dao động ngày đêm mạnh nhất là các tháng IV, V, IX và X. Trong các tháng này, tr ị s ố biên độ nhiệt ngày đêm lên tới 7 – 80C ở vùng núi thấp. Khu vực núi cao chỉ có tháng IV có trị số lớn nhất (> 70C) khu vực núi thấp trị số biên độ nhiệt ngay đêm thấp nhất vào các tháng I, II khoảng 6 – 7 0C, khu vưc cao trên 1500m trị số ngày nhỏ nhất vào tháng VI, VII khoảng 4 -50C Biên độ dao động nhiệt ở trạm khí tượng, thủy văn ở trạm Lào Cai, Sa Pa, Hoàng Liên Sơn - Chế độ bức xạ: trung bình hàng năm khoảng 1450 – 1600 giờ nắng (thấp hơn so với đồng bằng bắc bộ là 1600 – 1700 giờ nắng trong năm, tây Hoàng Liên Sơn khoảng 1900 giờ nắng/năm). Thời kỳ có giờ lớn nhất là mùa hè, tháng có giá trị cực đại là tháng 5 khoảng 160 – 190 giờ/tháng. Tuy nhiên, ở các vùng cao do mưa quá nhiều vào mùa hè nên số giờ nắng trung bình cực đại vào tháng 3,6 với trị số 150 – 190 giờ/tháng. Mùa đông là thời kỳ nắng ít. Các tháng cuối mùa đông có trị số trung bình thấp nhất, khoảng 75- 85 giờ/tháng ở vùng này thời kỳ ít nắng nhất trùng với thời kỳ có lượng mưa nhiều. Tháng VI , VII có số giờ nắng trung bình 75 – 95 giờ/ tháng. Biểu đồ số giờ nắng ở trạm khí tượng, thủy văn ở trạm Lào Cai, Sa Pa, Hoàng Liên Sơn
  15. Chế độ mưa, ẩm, bốc hơi - Chế độ mưa: đại bộ phận lãnh thổ huyện Sa Pa thu được lượng mưa khoảng 2000 – 2500mm/năm so với ngày mưa khoảng 100 – 150 ngày trong năm. Tuy nhiên do sự khác biệt về đặc điểm độ cao cũng như hướng dạng địa hình trên lãnh thổ làm xuất hiện một số trung tâm mưa lớn trên sườn đón gió như Tả Van, Cát Cát, Ô Quy Hồ, Sa Pa, lượng mưa đạt trên 2500mm/năm. Ở khu vực Hoàng Liên Sơn mưa tăng trên 3500mm/năm, số ngày mưa khoảng 180 – 200 ngày.Mùa mưa dài 7 tháng (tháng VI – tháng X) đến 8 tháng (tháng VI – tháng XI) ở thị trấn Sa Pa, dãy Hoàng Liên Sơn. Tháng VII , VIII có lượng mưa cực đại với trị số trung bình 300 – 400mm/tháng. Ở các trung tâm mưa lớn tăng lên tới 400 – 500 mm/tháng. Số ngày mưa vào các tháng này cũng rất lớn, khoảng 15–20 ngày/tháng và 20 – 25 ngày/tháng ở các trung tâm mưa lớn. Nửa đầu mùa đông là thời kỳ mưa ít nhất trong năm thường là vào tháng VII, I. Thời kỳ này trung bình có 6 – 8 ngày có mưa trong một tháng, ở các n ơi mưa nhiều trung bình 10 – 12 ngày trên tháng, có nơi Sa Pa có đến 15 ngày trên tháng. Lượng mưa ở các tháng khô nhất cũng đạt 20 – 30mm/tháng, ở khu vực cao trên 1500m cũng đạt tới 60 – 70mm/tháng như ở Sa Pa, Tả Van, Cát Cát… Ở các nơi có lượng mưa dưới 1500mm thì vào các tháng này (tháng VII, I) l ượng mưa trung bình tháng không vượt quá 20mm Biểu đồ lượng mưa ở trạm khí tượng, thủy văn ở trạm Lào Cai, Sa Pa, Hoàng Liên Sơn - Chế độ bốc hơi: trung bình hàng năm lượng bốc hơi tiềm năng không vượt quá 1000mm. Lượng bốc hơi có sự phân hóa theo đai cao: khoảng 900 – 1000mm
  16. ở vùng núi thấp, 800 – 900mm ở vùng núi trung bình và khoảng 650 – 700 vùng núi cao. Biến trình năm của lượng bốc hơi có cũng dạng với biến trình năm của tổng số giờ nắng. Vào tháng V lượng bốc hơi có trị số cực đại khoảng 110- 130mm/tháng. Ở khu vực núi cao lượng bốc hơi cực đại quan trắc thấy vào tháng IV, tháng V với trị số thấp 80 – 90mm/tháng. Tháng XII, I là tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất: khu vực cao dưới 1000m có trị số khoảng 30 – 45mm/tháng, khu vực cao trên 1000m lượng bốc hơi cực tiểu có trị số 30 – 40 mm/tháng - Chế độ ẩm: Huyện Sa Pa là một trong khu vực ẩm ướt so với toàn quốc, hầu như không có giai đoạn khô hanh đầu mùa đông, quanh năm duy trì đ ộ ẩm cao, không có tháng nào có độ ẩm tương đối nhỏ hơn 80%. Độ ẩm trung bình năm khoảng 80 – 85%, khu vực núi cao độ ẩm tăng lên 90%. Biến trình năm của độ ẩm ở trạm khí tượng, thủy văn ở trạm Lào Cai, Sa Pa, Hoàng Liên Sơn Đáng chú ý là khu vực này rất khó phân biệt thời kỳ nào là ẩm nhất. Từ tháng VII đến tháng II năm sau độ ẩm không khí rất cao và đồng đ ều, trung bình khoảng 85 – 90% ở độ cao trên 2000m đạt đến 90 – 97%. Chính vì vậy ở đây cũng không có thời kỳ khô rõ rệt vào đầu mùa đông mà chỉ số duy nhất có một tháng tương đối khô vào đầu mùa hạ (tháng V hoặc VI) với độ ẩm t ương đối trung bình khoảng 81 – 85%. Các vùng núi cao có trị số thấp nhất vào tháng III tháng IV, khoảng 81 – 82 %. Tuy nhiên, những trường hợp khô cực đoan vẫn thường gặp trong những trường hợp gió mùa đông bắc mạnh vào tháng VII,I với trị số khoảng 20 – 25% và 10 – 15% ở vùng cao. Đặc biệt ở Sa Pa đã có tr ường hợp giảm xuống đến 5% vào tháng 3 do ảnh hưởng của gió khô Ô Quy Hồ. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt : - Giông: trung bình 50 – 55 ngày giông trên năm, các vùng cao trên 1500m có số ngày giông thường nhiều hơn, trung bình khoảng 55 – 60 ngày trên năm.
  17. Mùa giông trùng với mùa mùa gió mùa hạ, bắt đầu từ tháng III kết thúc vào tháng IX. Tháng VII, tháng VIII thường có nhiều giông nhất, khoảng 9 – 10 ngày trên tháng. Những tháng đầu và cuối mùa đông vẫn có thể gặp giông khoảng 2- 3 ngày trên tháng. Vào giữa mùa đông từ tháng XI – tháng II hầu như không có giông. Giông sảy ra nhiều, ảnh hưởng đến khí hậu : sau mỗi cơn giông thường có mưa to gây lũ lụt, gây thiệt hại đến đời sống của nhân dân - Mưa đá: mưa đá thường kèm theo giông, càng lên cao hiện tượng mưa đá xuất hiện càng nhiều. Ở thị trấn có khoảng 2 -3 trận mưa đá/ năm. - Mưa phùn: do Sa Pa nằm ở phía đông Hoàng Liên Sơn vào mùa đông luôn có 1 front tĩnh gây mưa dai giẳng tạo cho khu vực này có mưa phùn nhiều nhất nước.Mưa phùn tập trung chủ yếu vào mùa đông, từ tháng XII – III. Tháng I – tháng II có số ngày mưa phùn lớn nhất trung bình khoảng 8 – 9 ngày trên tháng ở vùng thấp, 13 – 14 ngày vùng có độ cao trên 1500m. Các tháng khác của mùa đông cũng có thể gặp vài ngày có mưa phùn ở vùng thấp và 3 -5 ngày ở vùng cao. - Sương mù: hiện tượng này khá phổ biến ở Sa Pa, trung bình khoảng 115 – 120 ngày/năm, ở dãy Hoàng Liên Sơn có 205 – 210 ngày/năm. Sương mù chủ yếu hay gặp vào mùa đông. Tháng XII , I có số ngày sương mù l ớn nhất trung bình 3 -4 ngày/tháng. Riêng ở thị trấn Sa Pa có 16 – 18 ngày/tháng, mùa hè trung bình mỗi tháng cũng có 2 – 4 ngày sương mù. Sương mù có xu hướng tăng theo độ cao, đặc biệt cao trong những thung lũng kín khuất gió làm cho khu vực này trở nên ẩm ướt. Ở khu vực Ô Quy Hồ, Tả Văn khí hậu rất ẩm, hệ số thủy nhiệt trên 2,3. - Sương muối: so với toàn vùng Đông Bắc thì lãnh thổ Sa Pa sương muối ít xuất hiện. Ở vùng núi thấp hầu như không có sương muối nhưng càng lên cao sương muối càng xuất hiện thường xuyên. Vùng núi thấp hàng năm có khoảng 2 – 3 ngày có sương muối, tập trung vào tháng XII – tháng I. Khu vực núi cao, số ngày có sương muối trong năm lên tới 7 – 8 ngày. Tháng XII – I có khoảng 2 - 4 ngày sương muối trên tháng. Các tháng XI và II trung bình một vài năm gặp sương muối một lần. Sương muối và mưa đá là nhũng hiện tượng thời tiết bắt lợi cho sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. 2.2.3.2. Đặc điểm các kiểu khí hậu :
  18. Theo huyện Sa Pa được phân chia thành 10 kiểu nằm trong 5 nhóm kiểu, dựa trên cơ sở phân chia là điều kiện nhiệt ẩm, do quyết định của sự tồn tại của thảm thực vật tự nhiên. Hiện tượng giảm nhiệt độ theo độ cao là nhân tố quy ết định sự phân bố của nhiệt độ vùng núi. Quy luật giảm nhiệt độ theo độ cao được thể hiện trong các đặc trưng nhiệt khác nhau như: nhiệt trung bình tháng nóng nhất hoặc tháng lạnh nhất trong năm tổng nhiệt năm, nhiệt độ trung bình năm. Nhiệt độ trung bình năm là đặc trưng thích hợp nhất, phản ánh rõ rệt phân hóa của nhiệt độ cũng như đặc trưng phân bố của thảm thực vật tự nhiên theo đai cao được phân chia thành 5 cấp : Hơi nóng (I) > 200C < 700m 15 – 200C Mát(II) 700 – 1700m Lạnh (III) 12 – 150C 1700 – 2400m Rất lạnh (IV) 10 – 120C 2400 – 2800m < 100C Rét(V) > 2800m. Tổng lượng mưa năm là cách phản ánh chung nhất điều kiện ẩm của lãnh thổ. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa lượng mưa và đặc điểm cấu trúc của các kiểu thảm thực vật tự nhiên tồn tại trên lãnh thổ nghiên cứu, đã phân chia tổng lượng mưa năm ra 3 cấp : Mưa rất nhiều (A) >2500mm/năm Mưa nhiều (B) 2000 – 2500mm/năm Mưa trung bình (C) < 2000mm/ năm Độ dài mùa lạnh được phân chia căn cứ vào các tháng lạnh trong năm. Tháng lạnh là những tháng có nhiệt độ trung bình dưới 180C là nhiệt độ mà Koppen coi là nhiệt độ của vùng ôn đới ẩm : Mùa lạnh trung bình (1) 3 – 4 tháng Mùa lạnh dài (2) 5 -7 tháng Mùa lạnh rất dài (3) 8 – 10 tháng Lạnh quanh năm (4) 12 tháng Độ dài mùa khô được phân chia vào số tháng khô trong năm. Tháng khô là tháng có lượng mưa trung bình nhỏ hơn 50mm. Mùa khô ngắn (a) 1 - 2 tháng Mùa khô trung bình (b) 3 – 4 tháng
  19. Mùa khô dài (c) 5 – 6 tháng Nhận thấy rằng chế độ nhiệt phản ánh rất rõ quy luật phân hóa nhiệt ẩm theo độ cao ở huyện Sa Pa. 2.2.4.Thủy văn 2.2.4.1.Thủy văn mặt Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa lớn, địa hình phân cắt mạnh tạo cho huyên Sa Pa có mạng lưới sông suối dày (0,7-1km/km2), có dạng cành cây và vuông góc, hệ thống sông suối nhỏ và chủ yếu xâm thực sâu. Hai hệ thông sông chính trong lãnh thổ Sapa là Ngòi Đum và Ngoi Bo là những phụ lưu cấp 1 của sông Hồng b ắt nguồn từ dãy núi Hoàng liên Sơn. Ngòi Đum ( Hùng Hồ) bắt nguồn từ độ cao 2150m khu vực Tả Phìn và Suối Thầu, chiều dài 27km, diên tích lưu vực 156km 2. Ngòi Bo bắt nguồn từ độ cao 2300m, khu vực Séo Mý Tỷ- Tả Trung Hồ, chiều dài 51km, diện tích lưu vực 587km2. Các sông này có lòng hẹp dốc, thác ghềnh nhiều, lưu lượng thất thường, mùa lũ lưu lượng lớn( Ngòi Bo 989m 3/s) lượng phù sa cao (Ngòi Đum 2930g/m3 nước, Ngòi Bo 3430g/m3 nước) một số suối nhánh như: Lâm Pu, Lâm Trung Hồ, Dền Thàng Tả Trung Hồ, đổ ra Lậm Pu và Lam Cang, Lậm Cô, Lậm Than đổ ra Lậm Cang còn Seo Bí Tỷ, Séo Trung Hồ đổ ra suối Tả Van cùng với suối Lâm Si, Lậm Bo, Lậm Sài, Lậm Mát tất cả đều đổ ra Nậm Bo. Bên cạnh đó suối Vàng suối Cá Chỉ Vàng, Suối Bù Lung Sung, suối Móng Sến đổ ra ngồi đuôi, tất cả đổ ra Nồi Đun. Ngoài 2 hệ thống sông suối chính còn có các con suối Trùy Sơn,suối Thàu, Phìn Hồ chảy về phía đị phận huyện Phong Thổ (sLai Châu) và huyện Bát Xát. Sông suối của Sapa mang đặc thù của sông suối miền núi. Hầu hết thung lũng, có dạng hình chữ V, trên đó địa hình tích tụ ít phát triển, độ dốc lớn, chứng tỏ đang ở giai đoạn xâm thực đào lòng. Phần thung lũng suối Tả Van- Mường Hoa có dạng chữ U, hai bên thung lũng là sườn tích tụ khá dốc, phần đáy thung lũng r ộng vài chăm m kéo dài theo trên đó có dất nhiều khoáng vật lớn nhỏ liên tiếp đ ược hình thành tại các cửa suối nhánh từ sườn phía Tây. Độ cao bình quân khu vực (HO), độ dốc bình quân lưu vực, YO và mật độ dưới sông (D) của các sông ngòi ở đây lớn hơn nhiều, trong khi hệ số uấn khúc (Uk) lại nhỏ hơn hệ số hình dạng (KHD) có giá trị tương đương so với trị số bình quân toàn quốc. Trị số đối xứng của khu vực lại khác biệt hơn nhiều, hoặc mang trị số âm hoặc dương.
  20. 2.2.4.2. Thủy văn ngầm. Chế độ thủy văn ngầm không phụ thuộc vào lượng mưa mà còn phụ thuộc nhiều vào thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hóa, trên mặt. Lượng chảy ngầm huyện Sapa trung bình là 48km và biến động theo đai cao và địa hình đai trên 1000m là 700mm, đai 500-1000m và đai dưới 500m là 400mm. Tuy nhiên để khai thác triệt để nước ngầm của vùng cho việc phát triển nộng nghiệp, lâm nghiệp thì cần thiết phải quan tâm và phát triển hệ thống rừng đầu nguồn. 2.2.5. Thổ nhưỡng. Thổ nhưỡng trong cảnh quan cũng tương tự như sinh vật. Bất cứ một cảnh quan nào cũng bao chiếm một tập hợp có quy luật các kiểu đất theo lãnh thổ, kiểu phụ, các loại và các biến dạng thổ nhưỡng mà tập hợp theo lãnh thổ này tương ứng với vùng thổ nhưỡng. Nét đặc thù của thổ nhưỡng Sa pa thể hiện ở sự phân hóa theo đai cao rất rõ nét, hình thành đầy đủ cả 4 đai đất: Đất feralit đỏ vàng núi thấp, đ ất mùn đỏ vàng núi trung bình, đất mùn alit núi cao và đất mùn thô than bùn núi cao. Căn c ứ vào phân tích các nhân tố hình thành đất, tham khảo hệ thống phân loại đất theo phái sinh của Hội Khoa Học Đất Việt Nam (2000) và Vũ Tự Lập (2002), luận án đưa ra hệ thống phân loại đất khu vực nghiên cứu, bao gồm 6 nhóm với 10 lo ại đất. Hệ thống phân loại này phản ánh rõ tương quan giữa cường độ các quá trình hình thành đất và tác động đồng thời của quy luật địa đới, phi đ ịa đới đai cao và nội địa đới: - Đất feralit đỏ vàng: Do phát triển trên địa hình có độ dốc cao, đá mẹ giàu thạch anh khó phong hóa nên tầng đất mỏng, lẫn nhiều đá. Thành phần cơ giới thịt nhẹ, tỉ lệ cát cao, phân tầng rõ ràng theo màu sắc, đất có phản ứng chua, dung tích hấp thụ thấp, nghèo mùn và các chất tổng số, các chất dễ tiêu có hàm lượng trung bình. Trong đó đất feralit đỏ vàng trên đá granit tập trung ở Bản Hồ, Nậm Sài; đất feralit trên đá granitgonai có tầng dày lớn hơn, phân bố tập trung ở Bản Phùng, Thanh Kim, Suối Thầu và Thanh Phú. - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: phân bố dải rác trên địa hình ruộng bậc thang. Phẫu diện có sự phân hóa rõ rệt theo tầng. Tầng đất mặt do ngập nước thường kỳ và cày bừa thường xuyên nên mất cấu trúc, cơ giới thường thô
nguon tai.lieu . vn