Xem mẫu

  1. Nông thôn ven biển Phú Yên - Vấn đề, Tiềm năng & Giải pháp KTS. Nguyễn Trần Phương Công ty cổ phần công nghệ Hyper-X Tóm tắt: Trong chủ trương lãnh đạo Phú đất liền khoảng 30km vùng có ảnh hưởng Yên đặt ra là vừa phát triển nhanh vừa rõ ràng của khí hậu biển. Vậy vấn đề, tiềm phát triển bền vững tỉnh nhà thì động lực năng và giải pháp cho không gian phát hay không gian phát triển nào sẽ đảm triển này là gì? Tôi xin có quan điểm cá nhiệm vai trò đó? Theo tôi không gian đó nhân về những nội dung này sau khi sống chính là: nông thôn ven biển Phú Yên và làm việc 2 năm tại tỉnh Phú Yên. được tính là từ 189km bờ biển vào trong 1. Vấn đề, tiềm năng và giải pháp của nông thôn ven biển Phú Yên 168
  2. Đây là một bức không ảnh tôi chụp ngẫu nhiên một góc của xã An Lĩnh huyện Tuy An một xã thuộc trong không gian nông thôn ven biển Phú Yên (NTVB). Đây có thể coi là một hiện trạng điển hình những cộng đồng dân cư trong khu vực NTVB. Với con mắt của một nhà thiết kế thì bố cục này hiện đang rất đẹp về tỉ lệ cũng như cách bố trí tự nhiên của người dân theo địa hình tự nhiên và cảm nhận của họ. Các ngôi nhà thuộc những cụm cộng đồng này cũng cách nhau một tỉ lệ đẹp và tự nhiên, có lẽ từ nhu cầu gắn kết và nương tựa nhau của những con người đang sống trong cộng đồng. Về mặt kiến trúc thì tỉ lệ của những ngôi nhà mái ngói 1 tầng này cũng rất đẹp với nhau và với cảnh quan xung quanh. Ngoài xi măng sắt thép phải mua từ ngoài tỉnh thì phần lớn những vật liệu còn lại là có thể tự cung trong tỉnh như gỗ, gạch, ngói, cát. Nếu có thể dùng đất tại ngay địa phương theo nhiều cách khác nhau để thay thế gạch thì cũng sẽ không cần nhiều sắt thép xi măng. Những bộ phận cần sắt thép xi măng thì đều có thể sản xuất cấu kiện hàng loạt sẵn có tại một cơ sở tập trung và cung cấp cho toàn khu vực NTVB, để giảm chi phí và thời gian xây nhà. Dù tổng thể và tỉ lệ công trình kiến trúc là hợp l{ nhưng các chi tiết kiến trúc, bố trí không gian, cũng như vấn đề xử l{ rác và nước thải vẫn đang là vấn đề cần được giải quyết. Có nghĩa là tổng thể và tỉ lệ kiến trúc này cần được bảo tồn phát triển nhưng cần có giải pháp hệ thống cho nhiều cụm dân cư thế này về các vấn đề vừa nêu trên. Để giải quyết được những vấn đề này thì cần thiết có nguồn lực trí tuệ cũng như tài chính từ bên ngoài cộng đồng hiện hữu. Nguồn lực trí tuệ thì có thể đến từ các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể tương tác trực tiếp tại hiện trường hoặc tương tác online. Nguồn lực tài chính thì có thể đến từ ngân sách chính phủ hoặc các nguồn đầu tư tư nhân khác. Vậy làm thế nào để thu hút nguồn lực trí tuệ và tài chính từ bên ngoài? Cần những bản thiết kế và kế hoạch cho thấy sự hấp dẫn của từng cộng đồng này với các chuyên gia và nhà đầu tư tư nhân. Ngoài ra thì việc dùng ngân sách nhà nước cho nông thôn một cách hiệu quả và đồng bộ cùng những nguồn lực trí tuệ và đầu tư khác cũng là một vấn đề cấp thiết. Vì chỉ như vậy mới tránh tối đa được sự lãng phí và tăng tối đa hiệu quả đầu tư. Ngoài ra thì một vấn đề chung không chỉ riêng của Phú Yên là vấn đề phát triển hạ tầng điện, nước và giao thông. Đây là một nhiệm vụ và vấn đề rất lớn của chỉnh phủ Việt Nam vẫn luôn đang tìm cách giải quyết và phân bổ ngân sách. Có 3 đột phá chiến lược mà bộ chính trị từ những khoá trước đã và đang nhắc tới là : hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế. Quan điểm cá nhân của tôi là muốn giải quyết được 3 đột phá chiến lược mà bộ chính trị đã đưa ra cho tổng thể Việt Nam thì trước đó phải có giải pháp đột phá chiến lược cho từng địa phương, từng cụm dân cư cụ thể như bức không ảnh ở trên. Việt Nam có 8324 xã nông thôn và mỗi xã có từ 10 đến vài chục những cộng đồng như thế này. Hiện trạng và các vấn đề cụ thể của hơn 100 nghìn cộng đồng tại nông thôn này không giống nhau hoàn toàn. Vì vậy cần có có những giải pháp tối ưu cho từng cộng đồng. Đặc biệt là nguồn vốn ngân sách được rót về từng địa phương thì không nên cào bằng các tiêu chí đánh giá. Vì cào bằng các tiêu chí là một cách để triệt tiêu tư duy tìm 169
  3. kiếm giải pháp đột phá, làm cho những người liên quan thụ động trong tư duy sáng tạo. 100 nghìn địa phương nên là 100 nghìn tư duy và tìm tòi giải pháp bám sát thực tiễn và đột phá. Phú Yên có 83 xã nông thôn và có khoảng 1000 cộng đồng như bức không ảnh trên, trong đó tập trung chủ yếu tại khu vực NTVB. Vậy nguồn lực trí tuệ của chuyên gia ở đâu? Nguồn lực tài chính ở đâu để trong thời gian ngắn khoảng 5 năm có thể giải quyết được các vấn đề đã nêu ở trên? Giải pháp chính là liên kết và tối ưu hoá các nguồn lực trong nội tỉnh và ngoại tỉnh thông qua chuyển đổi số. Tạo ra một cộng đồng kết nối 1000 cộng đồng kia với nhau và với các chuyên gia và nhà đầu tư cũng như với chính quyền từ địa phương đến tỉnh. Cụ thể của giải pháp kết nối này tôi đã thiết kế và đang tiến hành nghiên cứu làm thí điểm nên xin để một bài khác sẽ bàn sâu hơn, bài này chỉ muốn đưa ra bức tranh toàn cảnh các vấn đề ,tiềm năng và giải pháp. Khi có nhiều người cùng suy tư và tìm giải pháp để một cộng đồng như không ảnh trên có thể phát triển nhanh và bền vững thì sẽ tìm được những giải pháp tốt nhất cho từng địa phương cụ thể. Giống như một con người trưởng thành với khoảng 40 nghìn tỉ tế bào trong đó có khoảng 270 các loại tế bào chức năng khác nhau – tất cả chỉ được bắt đầu từ một tế bào. Một tế bào rất nhỏ chứa rất ít năng lượng, nhưng để thiết kế được tế bào đó thì cần một trí tuệ siêu việt mà chúng ta hay gọi là tạo hoá. Khi có một tế bào rồi thì cần một môi trường và nguồn năng lượng để nhân cấp số mũ một tế bào đó thành một con người. Thế nên việc thiết kế một cộng đồng nông thôn mới không cần nhiều năng lượng hay tiền, nhưng cần rất nhiều trí tuệ và chấp nhận các thử nghiệm để hoàn thiện bản thiết kế. Sau khi có bản thiết kế hoàn thiện rồi thì cần nguồn năng lượng đủ lớn để nhân rộng trong thời gian ngắn, bản chất đây cũng là một bản thiết kế tiếp theo nhưng nó thiên về mô hình và hệ thống hơn là các chi tiết đã được thiết kế trong tế bào đầu tiên. Quay lại cái nhìn bao quát của khu vực NTVB Phú Yên. Đây là một vùng có ảnh hưởng khí hậu biển có gió quanh năm với hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Với trải nghiệm 2 năm của tôi sống ở Phú Yên trong nhiều ngôi nhà khác nhau tôi có thể khẳng định rằng mọi ngôi nhà trong khu vực này đều có thể không cần dùng điều hoà nhiệt độ mà vẫn có thể giải quyết môi trường mát mẻ và thoải mái cho người dùng. Khi không cần đến điều hoà tức là tiết kiệm được một khoản đầu tư ban đầu và tiền điện khá lớn lên đến nhiều chục triệu đồng trong 5-10 năm cho một chiếc điều hoà. Nếu nhân lên toàn khu vực thì là một số tiền rất lớn và hiệu quả đem lại cho việc giảm phát thải CO2 và giảm áp lực phải sản xuất thêm nhiều điện cho xã hội. Tới đây khi các dự án bất động sản, các khu đô thị mới trong khu vực ven biển hình thành đồng nghĩa với việc bê tông hoá và tăng lượng bức xạ nhiệt xung quanh cuộc sống của con người. Thì cần thiết nghiên cứu đánh giá để đưa ra thiết kế tiết kiệm năng lượng trên nhiều khía cạnh mà điều hoà nhiệt độ là một ví dụ điển hình. Bài viết này tôi không đi sâu vào chi tiết các giải pháp kỹ thuật nên chỉ dừng lại ở bức tranh tổng thể và tiềm năng của khu vực ven biển Phú Yên. 170
  4. Sau đây tôi xin chia sẻ một ví dụ ý niệm về giải pháp thiết kế cho một nhóm cộng đồng cụ thể tại xã An Lĩnh - huyện Tuy An. Chúng tôi muốn hoàn thiện một tế bào đầu tiên tại đây trước khi nhân rộng khắp các vùng nông thôn khác trong khu vực ven biển và xa hơn. An Lĩnh là một xã chưa giàu giống như phần lớn các xã nông thôn của Phú Yên. Vậy có cách nào biến An Lĩnh thành xã tỉ phú (nơi mọi gia đình đều là tỉ phú) được không? Đầu tiên là giải quyết vấn đề đoàn kết nội lực và an sinh của người dân trong xã, trong một kế hoạch và bản thiết kế tổng thể phát huy được những tiềm năng và giá trị sẵn có của xã (như tôi có phân tích một đoạn ở trên dưới con mắt của một nhà thiết kế và phát triển dự án). Để làm việc này chúng tôi chủ động lập một nhóm chuyên gia nhiều lĩnh vực và những nhà đầu tư tư nhân để làm việc với xã với mục tiêu: thống nhất ý chí và tầm nhìn chung của người dân trong xã với các chuyên gia và nhà đầu tư trong việc phát triển các dự án có lợi ích lâu dài cho các nhà đầu tư và người dân trong xã. Các vấn đề mà chúng tôi đưa ra là: 1/ Một đề án phát triển du lịch sinh thái bảo tồn và phát triển cảnh quan tự nhiên, kết hợp với phát triển các sản phẩm địa phương và tạo môi trường cho dân du mục số hoặc thành thị có thể đến nghỉ ngơi, làm việc, cùng sống cùng sáng tạo với người dân bản địa. 2/ Xã chưa có hệ thống nước sạch để sinh hoạt, đặc biệt là nước để uống và nấu ăn. Hiện tại phần lớn nguồn nước ngầm có kim loại nặng. Hộ có điều kiện thì họ mua nước bình về uống với giá từ 10 nghìn/1 bình 19 lít. Với chi phí này thì hoàn toàn có thể lắp đặt một hệ thống máy lọc nước công suất đủ lớn cho một cụm dân cư với chi phí rẻ và chủ động hơn nhiều. 3/ Rác và nước thải sinh hoạt: tại mỗi cụm dân cư cần có một nơi tập trung và phân loại rác riêng làm rác hữu cơ và vô cơ. Rác hữu cơ có thể chế thành phân bón. Rác vô cơ có thể tập hợp thành nguyên liệu tái chế hoặc đốt thành điện trong một máy phát điện sinh khối quy mô nhỏ. 4/ Hệ thống giao thông hiện tại ở mức liên thôn với nhau và phần lớn vẫn là đường đất khi kết nối với ruộng nương và rừng sản xuất. Để đầu tư đường nhựa hay bê tông sẽ tốn một lượng tiền lớn đầu tư ban đầu và bảo dưỡng về sau. Giải pháp của chúng tôi là chỉ cần duy tu bảo trì trục đường chính đang có hiện tại, còn lại phát triển một phương tiện giao thông mới là xe điện (do chúng tôi phát triển)có thể chạy trên mọi địa hình vận chuyển được người và nông sản. Chi phí cho đàn xe điện này rẻ hơn chi phí làm đường, và cũng hiệu quả hơn các phương tiện hiện có mà dân sử dụng để vận chuyển. Xe này có thể kiêm cả việc cho du khách một trải nghiệm di chuyển mới trong tự nhiên. Cả xã An Lĩnh cần khoảng 20 xe như vậy cho mọi nhu cầu vận chuyển. Chi phí cho 20 chiếc xe bò kéo điện này khoảng 4 tỉ đồng. 5/ Hệ thống điện tái tạo quy mô nhỏ: 20 chiếc xe bò kéo chạy điện có thể được sạc điện từ nguồn năng lượng tái tạo là điện gió mini, điện mặt trời quy mô nhỏ hoặc và điện sinh khối quy mô nhỏ từ 10kw đến 100kw tuz theo phân bổ khu dân cư của từng xã. Hệ thống điện này có thể dùng cho các du cầu khác của cộng đồng trực tiếp hoặc thông qua hệ thống lưu trữ năng lượng trên 20 chiếc xe bò kéo điện. 171
  5. 6/ Nâng cao khả năng học tập và thực hành của người dân: Tạo ra môi trường để người dân có thể dễ dàng trao đổi các vấn đề của mình với hệ thống các chuyên gia. Thông qua giải quyết các vấn đề cụ thể việc học được mở rộng và đi kèm theo là khả năng hiện thực hoá cách giải quyết vấn đề. Xây dựng một khu thực hành và nghiên cứu tại xã nơi người dân có thể cùng nhau hoặc cùng các chuyên gia sáng tạo ra các giải pháp mới, sản phẩm mới. Sản phẩm mới ở đây có thể liên quan đến chế biến nông sản thu được từ địa phương. Hay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng nội địa hoặc xuất khẩu. Xa hơn sẽ là các sản phẩm có giá trị công nghệ và giá trị gia tăng cao, khi người dân tham gia giao lưu và học hỏi trong môi trường có nhiều chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực. 7/ Hệ thống chăm sóc sức khoẻ thôn bản : Kết nối với các nền tảng bác sỹ và chuyên gia sức khoẻ trên ngôi làng số và đào tạo nâng cấp năng lực lý thuyết và thực hành của những y sĩ có sẵn trong xã hoặc người muốn tham gia vào hoạt động chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. 8/ Chỉnh trang nhà ở và cảnh quan nông thôn để phát triển du lịch cộng đồng cùng gắn kết với dự án đầu tư du lịch của các nhà đầu tư, để hình thành một chuỗi dịch vụ và trải nghiệm đa dạng cho du khách và những người muốn đến sống và làm việc lâu dài. 9/ Liên hệ với Starlink xin thí điểm hệ thống internet vệ tinh hoặc liên hệ với các nhà mạng nội địa để tạo ra môi trường internet tốc độ cao phục vụ cho môi trường làm việc hay sáng tạo nội dung số của dân du mục số. Trên đây là cách đặt vấn đề cũng như hướng giải pháp một cách sơ lược để biến khu vực NTVB Phú Yên thành động lực phát triển nhanh và bền vững cho tỉnh. Để phát triển nhanh và bền vững thì quan trọng nhất là cần tập hợp được trí tuệ từ khắp nơi trong mọi lĩnh vực và tích hợp những trí tuệ đó thành một hệ thống. Nguồn lực tài chính chỉ cần một số lượng nhỏ nhưng tập trung ban đầu để nghiên cứu phát triển và tích hợp công nghệ cho một vài ví dụ điển hình. Còn lại nguồn lực tài chính lớn để thay đổi toàn bộ khu vực NTVB nói riêng và nông thôn nói chung là khi có các giải pháp công nghệ và giải pháp mới có tính đột phá thì tự động tiền từ khắp nơi sẽ tự chảy về. 172
nguon tai.lieu . vn