Xem mẫu

  1. Những nhà khoa học khuyết tật nổi tiếng thế giới Trên thế giới có khoảng 120.000 nhà khoa học khuyết tật. Họ đã vượt lên khuyết tật của mình để làm nên những điều kỳ diệu. Hiểu theo nghĩa rộng, tàn tật là bị hỏng (hoặc bị thiếu) một cơ quan nào đó trong cơ thể nên mất đi một khả năng hoạt động bình thường. Cơ quan đó có thể chịu trách nhiệm về những hoạt động thể chất hoặc tinh thần. Trong các tài liệu, người ta coi người mắc chứng khó đọc - viết, chứng động kinh… thuộc loại khuyết tật). Quý trọng chất xám của họ, người ta đã dành cho họ rất nhiều ưu tiên: các phương pháp điều trị tiên tiến nhất, những phát minh khoa học mới nhất để trợ giúp và tạo điều kiện cho họ sinh hoạt và làm việc, ví dụ các xe lăn điện tử tự điều khiển, máy cho người điếc, các phương tiện để người mù sử dụng máy vi tính… Nhờ vậy, cùng với tài năng thiên bẩm và sự tự rèn luyện để vượt lên số phận, họ đã trở thành các nhà khoa học lớn, có các đóng góp quan trọng cho nhân loại, những phát minh của họ tạo tiện nghi cho cuộc sống của cả người tàn tật và không tàn tật. Một số người mà chính người ta thường nhắc đến là: Alexander Graham Bell Khuyết tật: Mắc chứng khó đọc - viết (dyslexia) và không có khả năng học tập (learning disability) Phát minh ra điện thoại. Ông chứng tỏ rằng một người theo đánh giá của các nhà tâm lý học là không có khả năng học tập vẫn có thể đóng góp lớn cho xã hội. Thomas Alva Edison
  2. Khuyết tật: • Điếc • Không có khả năng học tập (năm 12 tuổi mới biết đọc) • Khả năng viết lách rất kém kể cả khi đã có những phát minh lớn của thời đại. Phát minh: Hơn 1.000 phát minh về những đồ vật trong cuộc sống. Nổi tiếng nhất là phát minh ra bóng đèn điện, máy hát, máy ghi âm, tàu điện, máy quay phim, hệ thống điện báo.. Albert Einstein Khuyết tật: • Không có khả năng học tập (luôn xếp hạng cuối ở lớp). Có thể bị hội chứng Aspergers Syndrome, một dạng của bệnh tự kỷ. • Diễn đạt các ý tưởng rất kém (lên 3 chưa biết nói, 7 tuổi mới biết đọc, là một giáo sư giảng dạy tồi) Thành công: Tác giả của Thuyết tương đối, được coi là nhà bác học vĩ đại nhất mọi thời đại. Henry Ford Khuyết tật: mắc chứng khó đọc viết Phát minh ra động cơ ô tô. Stephen Hawking Khuyết tật: Liệt thần kinh vận động (ALS), kèm theo teo cơ. Dùng xe lăn và máy tổng hợp giọng nói dựa trên máy vi tính để làm việc và giảng dạy. Thành công: Là một trong những nhà vật lý thiên văn lớn nhất thời hiện đại. Phát triển nhiều lý thuyết về nguồn gốc vũ trụ. Tác giả nhiều cuốn sách phổ biến khoa học nổi tiếng. Isaac Newton Khuyết tật: Nói lắp, động kinh Thành công: Nhà vật lý vĩ đại. Phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn. Leonardo Da Vinci Khuyết tật: Mắc chứng khó khăn về đọc – viết
  3. Thành công: Nhà nghệ sĩ sáng tạo. Phác thảo nguyên lý máy bay, khinh khí cầu, xe đạp. Pythagoras Khuyết tật: Động kinh Thành công: Phát minh ra nhiều định luật về hình học. Philo Taylor Farnsworth ( 1906-1971) Nước Mỹ là cái nôi sản sinh nhiều nhà khoa học nổi tiếng thế giới với những phát minh kỳ diệu của họ. Thế giới ngày nay sẽ ra sao nếu không có những phát minh đó. Một trong những nhà khoa học được biết đến với phát minh vô cùng ý nghĩa đối với chúng ta ngày nay, đó là cha đẻ của vô tuyến truyền hình, Philo Taylor Farnworth. Trong thời đại chúng ta đang sống, con người có tính cộng đồng cao nhờ sự xuất hiện mọi nơi mọi lúc của các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy vậy, trong chúng ta ít ai biết rằng một chàng nông thôn nghèo chưa tốt nghiệp đại học lại chính là cha đẻ của thiết bị tuyệt vời nhất thế kỷ XX. Năm 1906, cậu bé Philo Taylor Farnsworth chào đời trong một căn nhà gỗ tồi tàn ở một vùng quê gần thành phố Beaver Utah, bang Idaho của nước Mỹ. Bố ông là Lewis Edwin và mẹ là bà Serena
  4. Bastian Farnsworth. Khi Farnsworth 12 tuổi, gia đình cậu chuyển đến một trại chăn nuôi ở Rigby, Idaho. Lúc này gia đình ông làm nghề lĩnh canh (nh ận ruộng làm thuê và nộp tô). Vì nhà cách trường trung học gần nhất 4 dặm nên hàng ngày Farnsworth phải đi ngựa đến trường. Ngay từ khi còn bé, những hình ảnh huyền thoại về các tài năng như Edison, Bell, Morse, hai anh em nhà Wright... luôn cuốn hút tâm trí cậu và cậu luôn tâm niệm rằng mình cũng sẽ phải góp phần làm thay đổi thế giới giống như họ để không uổng phí cuộc đời. Người ta thường kể rằng Farnsworth nảy sinh ý tưởng chế tạo ra thiết bị thu phát vô tuyến truyền hình khi đang điều khiển cái cày do ngựa kéo để tạo ra các hình theo cách quét ngang từng luống như vậy. Farnsworth say mê môn điện và đã thuyết phục thầy giáo dạy môn hoá của mình là Justin Tolman dành cho cậu sự hướng dẫn đặc biệt và cho phép cậu dự một chương trình của lớp trên. Khác với các nhà khoa học khác thường ít khi ca ngợi thầy giáo cấp trung học thì Farnsworth sau này luôn bầy tỏ lòng cảm phục sâu sắc và biết ơn thầy Tolman đã truyền cho anh cảm hứng sáng tạo khoa học và những kiến thức cơ bản. Sau nhiều năm, thầy Tolman vẫn giữ được ấn tượng tốt đẹp về người học sinh thông minh của mình. Ông khẳng định những lời giải thích của Farnsworth về thuyết tương đối là cách giải thích rõ ràng và súc tích nhất mà ông từng được nghe. Điều này xảy ra vào năm 1921, khi đó Farnsworth mới 15 tuổi. Thầy Tolman không phải là người duy nhất nhận ra tài năng thiên bẩm của cậu học trò trẻ tuổi chỉ sau hai năm học trung học đã có kiến thức vững chắc nhờ ý chí tự học rất cao. Lúc đầu, Farnsworth tham gia học đại học hàm thụ tại Trường đại học Utah, sau đó Farnsworth đã được nhận vào Trường Đại học Tổng hợp Brigham Young. Farnsworth buộc phải bỏ học từ cuối năm thứ hai do cha cậu qua đời vì bệnh viêm phổi. Sau một thời gian ngắn phục vụ trong hải quân, Farnsworth chuyển sang làm người vận động bỏ phiếu cho cộng đồng Chest. Tại đây, Farnsworth kết bạn với George Everson, một doanh nhân có trợ lý là Leslie Gorrell. Ông đã bày tỏ ý nguyện chế tạo thiết bị thu phát truyền hình với họ và đã được tài trợ 6.000USD cho công việc nghiên cứu. Ông còn
  5. được sự hậu thuẫn của một số chủ ngân hàng tại San Francisco. Lúc đó có lẽ chỉ có một người có thể hiểu được ý tưởng xây dựng hệ thống thu phát truyền hình sử dụng rộng rãi là Zworykin, tiến sĩ công nghệ điện tử, một người gốc Nga định cư taị Mỹ. Vladimir Zworykin làm việc cho Westinghause với ước mơ xây dựng hệ thống vô tuyến truyền hình nhưng chưa thực hiện được ý định của mình. Ông có một vài người giúp việc, đặc biệt là Elma Pem Gardner, người vợ yêu quý của ông đã giúp ông rất nhiều trong công việc nghiên cứu. Ông bà kết hôn năm 1926 tại Provo, sau này, bà Elma nhớ lại: “Ngay trong đêm tân hôn, ông ấy đã nói trong đời ông ấy còn một người đàn bà khác, tên nàng là vô tuyến truyền hình”. Sau khi cưới, Farnsworth đã chuyển tới San Francisco, thiết lập một phòng thí nghiệm trên căn gác tồi tàn. Tại đây, ông đã hoàn chỉnh được hệ thống thu phát vô tuyến truyền hình của mình. Vào một ngày đáng ghi nhớ trong lịch sử loài người, ngày 7 tháng 9 năm 1927, ông đã truyền qua thiết bị thu phát hình ảnh đầu tiên và đã thành công là một đường thẳng tại phòng thí nghiệm của ông ở số nhà 202 phố Xanh, San Francisco. Tới năm 1928 ông đã thành công trong việc truyền đi và thu hình ảnh của một tờ đô-la. Năm 1929 ông đã truyền đi và thu được hình ảnh người vợ và là người cộng sự gần gũi nhất của ông có màn hình đường chéo 3,5 inch, hình ảnh bà Pem hiện ra rõ ràng sắc nét. Nhưng mọi việc đã không trở nên tốt đẹp như Farnsworth và các cộng sự mong đợi. Cảm hứng về mặt khoa học, vật lý và chế tạo đã giảm sút nghiêm trọng khi các luật sư bắt đầu xen vào công việc. Năm 1923, nhà sáng chế Zworykin đã đăng ký một sáng chế và năm 1933 ông đã phát triển sáng chế này để chế tạo loại máy ghi hình Iconoscope. Tiếp đó, Zworykin cộng tác với công ty Radio Corporation of America (Li ên hiệp phát thanh Mỹ - RCA) do David Sarnoff lãnh đạo. David Sarnoff không có ý định trả tiền bản quyền tác giả để được phép sản xuất máy vô tuyến truyền hình. Ông ta đã viện ra nhiều lý do để RCA không trả tiền cho tác giả của sáng chế mà RCA đang khai thác sử dụng. RCA đã phát động một cuộc chiến pháp luật về vấn đề xác định ai là người phát minh ra vô tuyến truyền hình. Các luật sư của RCA cho rằng phát minh năm 1923 của Zworykin có quyền ưu tiên
  6. đối với bất cứ sáng chế nào của Farnsworth, kể cả sáng chế thiết bị ghi hình Image Dissector của ông. Lý lẽ của RCA thiếu sức thuyết phục vì họ không đưa ra được bằng chứng là vào năm 1923, Zworykin đã chế tạo được máy vô tuyến truyền hình có thể hoạt động được. Hơn thế, thầy giáo cũ cua Farnsworth là Tolman không những đã xác nhận Farnsworth đã có ý tưởng về vô tuyến truyền hình khi còn là một học sinh trung học mà ông còn đưa ra một bức tranh phác hoạ gốc của đèn hình điện tử mà Farnsworth đã vẽ cho ông vào thời gian đó. Phác hoạ này như một bản sao chính xác của Image Dissector. Năm 1931, David Sarnoff của RCA đã đề nghị mua bằng sáng chế của Farnsworth với giá 100.000 USD và đề nghị ông trở thành người cộng tác làm việc với RCA nhưng ông từ chối. Tháng sáu năm đó, Farnsworrth gia nhập Công ty Philco và chuyển phòng thí nghiệm tới Philadelphia cùng vợ và hai con nhỏ. Năm 1934, Cục sáng chế Mỹ đã đưa ra quyết định trao quyền ưu tiên sáng chế cho Farnsworth. Công ty RCA khiếu nại nhưng không được chấp nhận. Tranh chấp tiếp tục kéo dài trong nhiều năm cho tới khi Sarnoff đồng ý trả tiền bản quyền cho tác giả Farnsworth. Tuy vậy, trên thực tế, RCA đã không phải trả khoản tiền này trong một thời gian rất dài. Suốt trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ hai, chính phủ Mỹ đã đình hoãn việc bán máy vô tuyến truyền hình. Khi chiến tranh kết thúc thì các văn bằng sáng chế chính của Farnsworth đã sắp bị hết hạn. Khi buộc phải trả phí bản quyền, Công ty RCA đã ồ ạt sản xuất và bán máy thu vô tuyến truyền hình. Hơn thế nữa, họ còn tổ chức một chiến dịch truyền thông mạnh mẽ để tạo ra hình ảnh của Zworykin và Sarnoff như là những người cha đẻ thực thụ của vô tuyến truyền hình. Chán nản, Farnsworth về ở ẩn trong ngôi nhà của mình tại Main. Sự việc còn trở nên tồi tệ hơn khi ông thường xuyên uống quá nhiều rượu. Một thời gian sau, Farnsworth hoàn toàn suy sụp về tinh thần, ông phải nằm viện và phải trải qua các cơn sốc vật lý trị liệu. Vào năm 1947 đã xảy ra một sự kiện còn tồi tệ hơn dường như để trừng phạt ông vì đã phát minh ra vô tuyến truyền hình, ngôi nhà của ông bị cháy và sụp đổ. Mười năm sau, ông xuất hiện như một vị khách bí mật trên chương trình truyền hình “Con đường của tôi là gì?” Farnsworth được nói đến với tư cách tiến sĩ X và ban hội thẩm phải có nhiệm vụ xác định những gì ông đã làm để
  7. tương xứng với việc xuất hiện của ông trong buổi ra mắt đó. Một trong số các hội thẩm viên đã hỏi ngài X là có phải ông đã phát minh ra loại máy có thể gây ra sự đau khổ khi sử dụng không. Farnsworth trả lời rằng: “Vâng, đôi khi đó là điều đau khổ nhất”. Vốn là người có tính cách điềm đạm nhưng thái độ của ông đối với việc sử dụng các phát minh của mình lại rất nghiêm khắc. Một lần, Kent, con trai ông hỏi bố có quan điểm thế nào về vô tuyến truyền hình. Farnsworth trả lời rằng ông cảm thấy mình đã tạo ra một con quái vật, một cách thức để con người tiêu phí cuộc đời của họ. Trong suốt thời niên thiếu, Kent luôn bị ám ảnh bởi phản ứng của cha mình về vô tuyến truyền hình. Farnsworth đã nói với con: “Chẳng có giá trị gì trên truyền hình cả, chúng ta sẽ không xem truyền hình trong ngôi nhà này và bố không muốn có nó trong thực đơn tinh thần của con!” Ông bà sinh được bốn con trai. Tới khi mất, Farnsworth có tới 300 bằng phát minh được nhà nước Mỹ và một số nước khác cấp. Farnsworth mất ngày 11 tháng 3 năm 1971 tại Holladay, Utah, thọ 65 tuổi. Tạp chí Time mới đây xếp ông vào một trong số 20 nhà khoa học và tư tưởng vĩ đại nhất của thế kỷ XX. PMC
nguon tai.lieu . vn