Xem mẫu

  1. Người thầy giáo từ phương pháp cổ truyền sang phương pháp tích cực Từ ông đồ dạy tam tự kinh với cái roi mây bên cạnh tráp sách, với đám học trò vây quanh đến thầy giáo ngày nay đĩnh đạc trên bục giảng, trong các lớp học khang trang với biết bao phương tiện, công cụ tân kỳ, có một sự khác biệt hết sức lớn. Ngày nay, với học thuyết “lấy người học làm trung tâm”, trước những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của hôm nay và mai sau, với việc ứng dụng hệ thống phương pháp tích cực, đang có những biến đổi về chất trong cách học và cách dạy. Học sinh đến trường không phải chỉ để nghe, để nhìn những điều thầy dạy, thầy chỉ dẫn mà điều cốt yếu là để làm. Từ chưa biết làm đến biết làm, rồi ham thích làm, làm tốt hơn, làm hay hơn. Không những chỉ làm theo những cái mẫu sẵn có mà làm theo cái sẽ phải có, cần phải có để cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Thao phương pháp lấy người học làm trung tâm, học sinh sẽ giữ vai trò chủ
  2. động, tích cực trong học tập. Quá trình giáo dục sẽ chuyển dần thành quá trình tự giáo dục, tự vận động. Học sinh được sống và học tập với tư cách đích thực là mình, không bị gò ép, áp đặt. Với phương pháp tích cực ngày càng chiếm ưu thế trong trường học, vai trò của người thầy sẽ ra sao, sự hiện diện của người thầy có cần thiết nữa không? Nếu như trước kia người thầy làm nhiệm vụ chuyển tải tri thức đến học sinh là chính, thì ngày nay nhiệm vụ của thầy làkích thích, là thức tỉnh được hứng thú học tập của học sinh để từ đó học sinh tự giác học với cách tổ chức và phương pháp có hiệu quả nhất theo tinh thần tự quản, tự kiểm tra… Kích thích, thức tỉnh không có nghĩa là dỗ dành, như kiểu “vừa dạy vừa dỗ”, cũng không phải là mệnh lệnh, áp đặt và có khi kèm theo cả trừng phạt… Kích thích, thức tỉnh nhưng vẫn tôn trọng học sinh, thông hiểu học sinh. Có thể gọi đây là khâu khởi động của bất kỳ một quá trình vận động nào. Vai trò cảu người thầy trong khâu này quả là rất cần thiết và rất khó khăn, phức tạp. Trong quá trình tự vận động không thể tránh khỏi những trục trặc, vướng mắc, tranh chấp trong đàm luận cũng như trong hành động mà bản thân học sinh dù chủ động tích cực đến đâu cũng không giải quyết nổi. Sự hiện diện của người thầy lúc này lại càng cần thiết. Chính thầy là người hòa giải, người cố vấn, người trọng tài đáng tin cậy nhất. Từ vai trò thầy chỉ đạo trong phương pháp cổ truyền sang vai trò thầy làm trọng tài, làm cố vấn trong phương pháp tích cực, rõ ràng có sự đi lên về tinh thần trách nhiệm, về năng lực của người thầy. Cũng cần nói đến một điều hiển nhiên mà bất bcứ một thầy giáo nào cũng phải công nhận: “Hiểu biết dễ hơn là hành động. Làm cho học sinh hiểu biết dễ hơn là làm cho học sinh hành động”. Chính vì vậy mà phương pháp tích cực đòi hỏi người thầy phải có trình độ học vấn rộng, hiểu biết nhiều môn học. Họ phải được chuẩn bị tỉ mỉ cho nhiệm vụ đa dạng của trường học. Họ phải biết sử dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật hiện đại như các công cụ nghe nhìn, máy vi tính… Họ phải có
  3. khả năng nhận xét, đánh giá các cách ứng xử của học sinh để kịp thời điều chỉnh. Họ phải có tinh thần trách nhiệm cao, không khoán trắng cho học sinh, không “mị dân”. Tóm lại, chuyển sang phương pháp tích cực là một quá trình lâu dài. Chức năng nhiệm vụ của người thầy giáo có thể thay đổi theo hướng khó khăn hơn, phức tạp hơn và tuyệt nhiên không bao giờ có chuyện loại trừ hoàn toàn hay hạ thấp vai trò của thầy giáo. Seminar ở trường trung học Nói đến việc tổ chức học theo hình thức seminar, chúng ta thường nghĩ ngay đến đối tượng áp dụng ngay là sinh viên đại học hoặc ở những cấp học cao hơn. Tuy nhiên, nếu biết vận dụng hợp lý, các giáo viên ở trường trung học phổ thông nên thử vận dụng hình thức học tập năng động này cho học sinh của mình. Một quan điểm cũng cần bàn ngay là quan niệm về seminar. Chúng ta không nên xem seminar là một cái gì đó quá to tát, xa vời. Seminar chỉ là một buổi báo cáo khoa học, một buổi nói chuyện về một chủ đề cụ thể. Đã là nói chuyện khoa học thì
  4. nhẹ nhàng (nh ư nói chuyện) nhưng phải có vấn đề khoa học cụ thể để người nghe dễ dàng trao đổi. Dĩ nhiên hình thức học tập này không còn là mới mẽ ở các nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Pháp, Úc…nhưng đối với nước đang phát triển như Việt Nam mới chỉ là bước đầu. Hình thức học tập này có nhiều ưu điểm khiến cho giáo viên lựa chọn như là một trong những họat động chủ đạo giúp học trò phát huy hết khả năng vốn có. Đầu tiên, học sinh sẽ phải làm việc theo nhóm, một kỹ năng cần thiết trong một thế giới liên hệ mật thiết như hiện nay. Học sinh sẽ phải làm quen và biết kĩ năng phân chia và giải quyết một vần đề cụ thể đang đối mặt, lựa chọn phương án tối ưu có thể có. Sắp xếp thời gian sao cho công việc hoàn thành đúng tiến độ cũng là một yêu cầu vì seminar đưa ra luôn kèm theo mốc thời gian cụ thể. Như vậy, hoàn thành seminar khả năng tư duy độc lập và sáng tạo của học sinh cũng dần dần được hoàn thiện. Hơn nữa, những học sinh còn lại khi nghe báo cáo seminar cũng có thể tham gia bàn luận, nhận xét đánh giá. Điều này giúp học sinh nghe phát huy khả năng nắm bắt vấn đề và khả năng đánh giá công tâm của mình. Ngược lại học sinh chuẩn bị seminar sẽ phải dùng lý lẽ, bằng chứng để bảo vệ quan điểm của mình trước những câu hỏi của các bạn. Vì vậy, không có lý do để trì hoãn việc áp dụng hình thức học tập tiên tiến này. Trước hết, đối với học sinh cấp ba, đối tượng nào có thể học theo hình thức này? Xin trả lời ngay, cả ba khối 10, 11, và 12 đều có khả năng vận dụng phương pháp này. Tuy nhiêgiáo viên cũng nên chú ý vấn đề đưa ra cho học sinh giải quyết phải phù hợp, thời gian học tập …Vì làm theo phương pháp này đòi hỏi sự đầu tư, công sức nên số lượng seminar trong một năm học, một học kì cần phải xem sao cho hợp lý. Theo tôi, đối với học sinh lớp 10, mỗi học kì chỉ làm tối đa là một seminar/nhóm. Vì các em mới làm quen nên cần có thời gian thích nghi và chỉ dẫn của giáo viên. Học sinh 11 và 12 đã “chuyên” hơn thì có thể gia tăng số lượng thành 2, không nên nhiều hơn nữa. Trong chương trình vật lý phổ thông, có nhiều vấn đề hay mà học sinh có thể tiến hành học theo hình thức này. Đối với khối lớp 10, phần thiên văn là phần
  5. có nhiều tư liệu, hình ảnh, thông tin dễ dàng cho học trò tìm hiểu. Ví dụ cụ thể “tìm hiểu về Thái Dương hệ’. Dĩ nhiên giáo viên luôn luôn trong tư thế sẵn sàng giúp học trò. Đầu tiên, giáo viên có thể yêu cầu học sinh ghi ra các vấn đề mà các em định trình bày (gọi là dàn ý), giáo viên sẽ giúp học sinh chỉnh sửa. Nếu học trò yếu hơn thì giao viên sẽ làm sẵn dàn ý và học trò cứ theo đó mà làm. Với khối 11, đa phần học về dòng điện thì có thể cho các em tìm hiểu thực tế hơn như ứng dụng của dòng điện phân trong cuộc sống, tìm hiểu về lịch sử mấy phát điện….Riêng khối 12, đề tài rất phong phú nhưng cũng hạn chế để đáp ứng nhu cầu thi cử. Tuy nhiên các em có thể tham gia các đề ài nhẹ nhàng như ứng dụng của sóng điện từ trong thông tin, mạch dao động trong cuộc sống… Tóm lại, đề tài cho học sinh nên nhẹ nhàng và gần gũi với cuộc sống vì vậy các em mới thấy mình có khả năng và hứng thú vào phương pháp học này.
nguon tai.lieu . vn