Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT TỈNH QUẢNG TRỊ VÕ THỊ LIÊN LÊ THỊ HOÀI NHÂN - ĐÀO NỮ HƯƠNG LY Khoa Địa lý Tóm tắt: Nhằm nâng cao hiệu quả và quy hoạch sử dụng đất trong phát triển nông nghiệp hợp lý trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, cần xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. Quá trình xây dựng được thực hiện theo 4 bước: Xác định và phân cấp các yếu tố; Xây dựng các bản đồ đơn tính; Chồng xếp, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai; Thống kê, mô tả đơn vị đất đai. Trong quá trính xây dụng cần tuân thủ các nguyên tắc và yêu cầu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của FAO. Bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng bao gồm 58 đơn vị đất đai với các đặc điểm cụ thể đối với từng đơn vị đất đai cụ thể. Từ khóa: Đơn vị đất đai, Quảng Trị, FAO, bản đồ đơn tính 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quảng Trị thuộc dải đồng bằng Duyên hải miền Trung Việt Nam, cấu trúc địa chất được hình thành trong một thời gian địa chất lâu dài với hoạt động rất phức tạp. Đặc tính địa chất - kiến tạo như vậy đã để lại trên bề mặt một hệ nham thạch rất đa dạng. Sự đa dạng về mẫu chất kết hợp với sự phân hóa sâu sắc theo không gian của các nhân tố hình thành đất nên trên bề mặt phân bố nhiều loại đất khác nhau - điều kiện quan trọng để hình thành cơ cấu nông nghiệp đa dạng nhất là ngành trồng trọt. Nhưng xuất phát từ tình trạng chung của ngành nông nghiệp lạc hậu tự cung, tự cấp ở nước ta, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị còn mang tính chất què quặt, manh mún, bất hợp lý nên hiệu quả kinh tế thấp, bấp bênh đồng thời gây suy thoái tài nguyên, nhất là tài nguyên đất. Tuy nhiên cho đến nay ở Quảng Trị nói chung, việc đánh giá điều kiện thích nghi của các loại cây trồng đang rất chung chung, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân hoặc đánh giá theo một số chỉ tiêu riêng biệt chưa đánh giá một cách tổng thể, mang tính đơn lẻ, chưa dựa trên bản đồ đơn vị đất đai. Vì vậy, việc sản xuất của người dân chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao, chưa được quy hoạch một cách cụ thể và khai thác hiệu quả nhằm nâng cao năng suất sản xuất. Do đó, việc nghiên cứu thành lập bản đồ đơn vị đất đai là rất cần thiết. Qua việc đánh giá mức độ thích nghi của các loại cây trồng, các loại mô hình sản xuất nông nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn hóa, tăng tính hiệu quả trong sản suất nông nghiệp. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài báo tiến hành nghiên cứu trên phạm vi toàn tỉnh Quảng Trị, tham khảo thông tin và số liệu từ các bản đồ đơn tính liên quan đến đất đai. Chồng xếp các bản đồ đơn tính: Bản đồ địa hình, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, nhiệt độ, khả năng thoát nước để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai theo quy trình FAO (1976) và xử lý bằng phần mềm Mapinfo và ArcGIS. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 135-144
  2. 136 VÕ THỊ LIÊN và cs. Quy trình xây dựng bản đồ đất đai bao gồm 4 bước: Hình 1. Quy trình xây dựng bản đồ đất đai [3], [4] Phương pháp đánh giá và phân hạng: tham khảo công trình của FAO để tiến hành đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây hồ tiêu ở lãnh thổ nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng hệ chỉ tiêu về yêu cầu sinh thái của cây hồ tiêu bao gồm các chỉ tiêu: 1. Loại đất (G), 2. Độ dốc (SL), 3. Độ dày tầng đất (D), 4. Thành phần cơ giới (C), 5. Nhiệt độ trung bình năm (T), 6. Khả năng thoát nước (F), 7. Vị trí (P). Phương pháp đánh giá thông qua so sánh chỉ tiêu yêu cầu sinh thái của các loại hình sử dụng với đặc điểm của các đơn vị đất đai để xác định các mức độ thích hợp. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai * Nguyên tắc lựa chọn Khi lựa chọn các chỉ tiêu cho việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau [2]: - Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá đất đai phải có sự phân hóa rõ ràng theo đơn vị bản đồ đất đai trên địa bàn nghiên cứu. Nguyên tắc này rất cần thiết vì có nhiều yếu tố quan trọng nhưng không phân hóa theo lãnh thổ thì việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá sẽ không có ý nghĩa. - Các chỉ tiêu đánh giá phải ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình sử dụng đất và điều kiện kinh tế - xã hội ở lãnh thổ nghiên cứu. - Để thuận lợi cho việc đánh giá mức độ thích nghi của từng đơn vị đất đai cho từng loại hình sử dụng cụ thể cần chọn số lượng các chỉ tiêu như nhau. Khi lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu cần căn cứ vào các yếu tố sau:
  3. NGHIÊN CỨU THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT... 137 - Căn cứ vào các yếu tố tự nhiên, đặc điểm và tính chất đất đai cũng như các yếu tố sinh thái nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu. - Căn cứ vào kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất, phân tích hiệu quả sử dụng đất trên lãnh thổ nghiên cứu. - Căn cứ vào yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất được lựa chọn. * Yêu cầu khi xây dựng chỉ tiêu cho bản đồ đơn vị đất đai [1] Theo hướng dẫn của FAO, yêu cầu xây dựng chỉ tiêu cho bản đồ đơn vị đất đai như sau: - Các đơn vị đất đai càng đồng nhất càng tốt. - Nên vẽ các đơn vị đất đai một cách nhất quán. - Các đơn vị đất đai được xác định càng đơn giản càng tốt, khi xác định cần căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất. - Các đơn vị đất đai cần được xác định theo hướng bền vững tương đối của bề mặt đất. Việc tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai thành từng nhóm càng có ý nghĩa thực tế đối với định hướng sử dụng đất. 3.2. Xác định và phân cấp chỉ tiêu cho bản đồ đơn vị đất đai Khi xác định và phân cấp chỉ tiêu cho bản đồ đơn vị đất đai, ngoài việc dựa vào các yêu cầu, nguyên tắc chung cần phải căn cứ vào đặc thù riêng của lãnh thổ nghiên cứu để có hướng điều chỉnh phù hợp. Đối với tỉnh Quảng Trị, để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, chúng tôi xác định 7 chỉ tiêu sau: 1. Loại đất (G); 2. Độ dốc (SL); 3. Độ dày tầng đất (D); 4. Thành phần cơ giới (C); 5. Nhiệt độ (T); 6. Khả năng thoát nước (F); 7. Vị trí (P). 1) Loại đất (G) Loại đất là yếu tố tổng hợp, mang tính khái quát chung nhất có thể nói lên được tính chất của một khoanh đất và cho ta khái niệm ban đầu về khả năng sử dụng. Tuy nhiên, để xác định khả năng sử dụng cụ thể của các đơn vị đất đai thì loại đất phải gắn với các yếu tố khác như: độ dốc, độ dày, thành phần, cơ giới... Dựa trên nghiên cứu bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Quảng Trị tỉ lệ 1/50.000, lãnh thổ nghiên cứu gồm 10 loại đất như sau: Bảng 1. Các loại đất tỉnh Quảng Trị [5] STT Nhóm đất Kí hiệu 1 Đất cát Cc 2 Đất mặn, phèn M 3 Đất phù sa Pb 4 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ X 5 Đất nâu đỏ trên đá bazan Fk 6 Đất nâu vàng trên đá bazan Fu
  4. 138 VÕ THỊ LIÊN và cs. 7 Đất đỏ vàng trên đá biến chất Fj 8 Đất mùn đỏ vàng trên đá macma axit Ha 9 Đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất Hj 10 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 2) Độ dốc (SL) Độ dốc ảnh hưởng đến độ phì đất và các phương thức canh tác, sử dụng đất. Độ dốc và độ cao là những yếu tố quan trọng làm gia tăng quá trình xói mòn, rửa trôi trong điều kiện mưa tập trung ở lãnh thổ nghiên cứu. Độ dốc không chỉ được xem xét ở giới hạn đối với việc bố trí các loại cây trồng mà còn liên quan đến vấn đề bảo vệ đất và môi trường. Vì vậy, độ dốc được xem là chỉ tiêu xác định giới hạn khả năng sử dụng đất đai cho từng cây công nghiệp dài ngày. Độ dốc lãnh thổ tỉnh Quảng Trị được phân ra 6 cấp: độ dốc dưới 3o (SL1), từ 3 - 8o (SL2), 8 - 15o (SL3), 15 - 25o (SL4) và độ dốc trên 25o (SL5). Bảng 2. Phân cấp chỉ tiêu theo cấp độ dốc tỉnh Quảng Trị Stt Độ dốc (o) Đặc điểm Kí hiệu 1 < 3o Bằng phẳng SL1 2 3 - 8o Thoải SL2 3 8 - 15o Dốc nhẹ SL3 4 15 - 25o Dốc vừa SL4 5 > 25o Dốc mạnh SL5 3) Tầng dày (D) Tầng dày đất giúp cho việc đánh giá được tiềm năng dự trữ dinh dưỡng trong đất, quản lý và quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý. Tầng dày đất ở lãnh thổ nghiên cứu được chia ra làm 5 cấp: trên 100 cm (D1), từ 70 - 100 cm (D2), từ 50 - 70 cm (D3), từ 30 - 50 cm (D4) và dưới 30 cm (D5). Bảng 3. Phân cấp chỉ tiêu độ dày tầng đất tỉnh Quảng Trị STT Độ dày (cm) Đặc điểm Kí hiệu 1 > 100 Dày D1 2 70 - 100 Trung bình D2 3 50 - 70 Mỏng D3 4 < 50 Rất mỏng D4 5 < 30 D5 4) Thành phần cơ giới (C) Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với các loại đất có thành phần cơ giới nhất định. Thành phần cơ giới phản ánh mức độ giữ và thoát nước, cấu tượng, khả năng hấp thụ của đất... Đối với đất ở tỉnh Quảng Trị được phân ra 6 cấp: cát (C1), cát pha (C2), thịt nhẹ (C3), thịt trung bình (C4), thịt nặng (C5) và sét (C6).
  5. NGHIÊN CỨU THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT... 139 Bảng 4. Phân cấp chỉ tiêu thành phần cơ giới tỉnh Quảng Trị STT Độ dày (cm) Đặc điểm Kí hiệu 1 Cát C1 2 Cát pha C2 3 Thịt nhẹ C3 4 Thịt trung bình C4 5 Thịt nặng (C5) 6 Sét (C6) 5) Nhiệt độ (T) Nhiệt độ trung bình ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi. Dựa vào sự phân hóa theo độ cao và theo đặc điểm lãnh thổ nhiệt độ trung bình năm của lãnh thổ nghiên cứu cũng có sự phân hóa thành 3 cấp: Nhiệt độ trung bình năm từ 26oC trở lên (T1); + Nhiệt độ trung bình năm từ 24oC đến < 26oC (T2); Nhiệt độ trung bình năm < 24oC (T3) Bảng 5. Phân cấp chỉ tiêu điều kiện tưới tỉnh Quảng Trị STT Điều kiện tưới Kí hiệu 1 > 26°C T1 2 24 - 26°C T2 3 < 24°C T3 6) Điều kiện thoát nước (F) Điều kiện thoát là yếu tố quan trọng trong ngành trồng trọt quyết định đến năng suất cây trồng. Dựa vào địa hình, hệ thống sông ngòi có thể chia điều kiện thoát nước ở Quảng Trị thành 4 cấp: Không ngập, thoát nước tốt (F1); Thoát nước tương đối tốt (F2); Ngập nông, khó thoát nước (F3); Rất khó thoát nước (F4). Bảng 6. Phân cấp chỉ tiêu khẳ năng thoát nước tỉnh Quảng Trị STT Khẳ năng thoát nước Kí hiệu 1 Không ngập, thoát nước tốt F1 2 Thoát nước tương đối tốt F2 3 Ngập nông, khó thoát nước F3 4 Rất khó thoát nước F4 7) Vị trí (P) Vị trí của các đơn vị sinh thái cảnh quan phản ánh mức độ thuận lợi hoặc khó khăn trong việc khai thác tiềm năng lãnh thổ, thể hiện thông qua khoảng cách so với đường giao thông, khu vực dân cư. Ở tỉnh Quảng Trị, chỉ tiêu này được phân thành 4 cấp: Rất thuận lợi (P1). Thuận lợi (P2). Ít thuận lợi (P3). Không thuận lợi (P4). Hệ thống 7 chỉ tiêu được chọn và phân cấp được trình bày ở bảng 7.
  6. 140 VÕ THỊ LIÊN và cs. Bảng 7. Các chỉ tiêu thành phần tự nhiên được lựa chọn TT Chỉ tiêu Phân cấp Ký hiệu 1 Loại đất 1. Đất cát Cc 2. Đất mặn, phèn M 3. Đất phù sa Pb 4. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ X 5. Đất nâu đỏ trên đá bazan Fk 6. Đất nâu vàng trên đá bazan Fu 7. Đất đỏ vàng trên đá biến chất Fj 8. Đất mùn đỏ vàng trên đá macma axit Ha 9. Đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất Hj 10. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 2 Tầng dày 1. Tầng dày > 100 cm D1 2. Tầng dày từ 70 - 100 cm D2 3. Tầng dày 50 - 70 cm D3 4. Tầng dày 30 - 50 cm D4 5. Tầng dày < 30 cm D5 3 Độ dốc 1. Độ dốc
  7. NGHIÊN CỨU THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT... 141 tập vẽ bản đồ bằng cách chồng xếp các độ dốc, bản đồ độ dày tầng đất... bằng máy tính và phần mềm Mapinfo, ArcGis. Việc chồng xếp bản đồ cho ta các khoanh vi đất đai trên bản đồ, các tính chất của đơn vị đất đai. Ngoài 4 tính chất về loại đất, độ dày, độ dốc, thành phần cơ giới lấy từ bản đồ đất thì các tính chất còn lại được tính toán nội suy để xác định và phân cấp. * Đặc điểm các đơn vị đất đai Qua quá trình xây dựng, đề tài đã xác định được 58 đơn vị đất đai trên lãnh thổ nghiên cứu. Các đơn vị đất đai được thể hiện qua hình 2 và bảng 8. Hình 2. Bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Quảng Trị Bảng 8. Đặc điểm các đơn vị đất đai tỉnh Quảng Trị Khả Số Thành Loại Tầng Nhiệt năng đơn Độ dốc phần cư Vị trí Diện tích đất dày độ thoát vị đất giới nước 1 Cc D1 SL2 T1 C3 F1 P2 4.713,61 2 Cc D1 SL2 T1 C1 F1 P2 3.878,12 3 Cc D1 SL2 T1 C1 F1 P2 28.266,43 4 Pb D1 SL2 T1 C2 F2 P2 21.338,45
  8. 142 VÕ THỊ LIÊN và cs. 5 Pb D1 SL2 T1 C3 F2 P1 18.635,68 6 Pb D1 SL3 T1 C2 F1 P2 6.190,32 7 M D1 SL1 T1 C1 F1 P2 3.594,83 8 M D1 SL2 T1 C1 F1 P2 2.531,03 9 X D1 SL2 T1 C1 F1 P2 1.087,48 10 X D1 SL3 T1 C1 F1 P2 404,56 11 D D1 SL3 T1 C3 F1 P1 460,43 12 D D1 SL3 T1 C1 F1 P2 579,25 13 Ha D1 SL5 T3 C5 F1 P3 2.875,21 14 Ha D1 SL2 T1 C2 F2 P1 20.633,43 15 Fk D1 SL3 T1 C3 F1 P1 761,23 16 Fk D1 SL3 T1 C3 F1 P1 6.290,00 17 Fk D2 SL3 T1 C3 F1 P1 2.850,20 18 Fk D4 SL3 T2 C3 F2 P1 8.436,83 19 Fk D4 SL3 T2 C3 F2 P1 11.295,42 20 Fk D2 SL4 T3 C4 F1 P3 1.601,64 21 Ha D3 SL4 T3 C3 F1 P3 752,66 22 Fk D4 SL4 T2 C3 F2 P2 17.056,57 23 Ha D1 SL3 T3 C3 F1 P3 12.979,48 24 Fk D1 SL5 T3 C5 F1 P3 2.206,29 25 Fk D2 SL3 T3 C4 F1 P3 13.337,76 26 Ha D3 SL3 T3 C4 F1 P3 18.254,36 27 Fk D2 SL3 T2 C4 F1 P2 2.707,97 28 Fj D4 SL3 T3 C4 F1 P3 12.229,62 29 Ha D4 SL3 T3 C4 F1 P2 4.620,52 30 Fk D4 SL3 T2 C3 F2 P1 4.811,03 31 Fj D4 SL5 T3 C4 F1 P2 5.598,98 32 Hj D2 SL3 T3 C4 F1 P2 1.841,58 33 Ha D2 SL5 T3 C3 F1 P3 4.444,05 34 Hj D2 SL3 T3 C4 F1 P2 2.371,16 35 Hj D2 SL3 T3 C4 F1 P2 1.989,29 36 D D4 SL1 T1 C3 F1 P1 3.799,51 37 Ha D4 SL4 T3 C4 F1 P3 3.178,05 38 Fj D4 SL4 T3 C4 F1 P2 17.265,99 39 Fj D4 SL3 T2 C3 F1 P2 14.876,56 40 Fk D4 SL3 T2 C3 F2 P2 10.909,76 41 Fu D3 SL3 T3 C5 F1 P3 8.767,90 42 Fu D3 SL3 T3 C4 F1 P2 16.527,55
  9. NGHIÊN CỨU THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT... 143 43 Fu D4 SL3 T3 C5 F1 P3 6.194,37 44 Fu D4 SL3 T2 C5 F2 P2 9.063,40 45 Fj D4 SL3 T2 C3 F2 P2 7.987,54 46 Fj D4 SL3 T3 C4 F2 P2 11.537,19 47 Fj D4 SL3 T2 C4 F1 P2 8.562,62 48 Fk D4 SL3 T2 C3 F1 P2 12.893,74 49 Fk D4 SL3 T1 C3 F2 P2 7.731,64 50 Fj D4 SL3 T2 C3 F1 P2 18.148,78 51 Fk D4 SL3 T2 C3 F2 P1 10.708,19 52 Fj D4 SL3 T2 C3 F1 P1 7.884,90 53 Fk D2 SL3 T3 C4 F1 P2 16.168,55 54 Fk D3 SL3 T3 C4 F1 P3 1.792,80 55 Fk D3 SL5 T3 C4 F1 P3 5.116,65 56 Fu D3 SL5 T3 C4 F1 P3 7.585,45 57 Fu D3 SL3 T3 C5 F1 P3 13.856,98 58 Ha D1 SL5 T3 C4 F1 P3 3.267,52 Tổng 475,451.10 Ghi chú: Xem chú giải các ký hiệu ở bảng 7 4. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu thấy rằng để thành lập bản đồ đơn vị đất cần thực hiện 4 bước: (1) Xác định và phân cấp các yếu tố, (2) Xây dựng các bản đồ đơn tính, bao gồm 7 bản đồ: 1. Loại đất (G), 2. Độ dốc (SL), 3. Độ dày tầng đất (D), 4. Thành phần cơ giới (C), 5. Nhiệt độ trung bình năm (T), 6. Khả năng thoát nước (F), 7. Vị trí (P), (3) Chồng xếp, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, (4) Thống kê, mô tả đơn vị đất đai. Việc lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phải đảm bảo các nguyên tắc: các chỉ tiêu phân hóa rõ ràng; ảnh hưởng rõ rệt đến sử dụng đất và kinh tế - xã hội, thống nhất số lượng chỉ tiêu. Đối với tỉnh Quảng Trị, để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, chúng tôi xác định 7 chỉ tiêu và trong mỗi chỉ tiêu được chia thành các chỉ tiêu nhỏ: 1. Loại đất (G) (10 chỉ tiêu); 2. Độ dốc (SL) (5 chỉ tiêu); 3. Độ dày tầng đất (D) (5 chỉ tiêu); 4. Thành phần cơ giới (C) (6 chỉ tiêu); 5. Nhiệt độ (T) (3 chỉ tiêu); 6. Khả năng thoát nước (F) (4 chỉ tiêu); 7. Vị trí (P) (4 chỉ tiêu). Quá trình chồng xếp các bản đồ đơn tính thu được bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Quảng Trị với 58 đơn vị đất đai. TÀI LIỆU THM KHẢO [1]. Tôn Thất Chiểu (1992). Kết quả bước đầu nghiên cứu ứng dụng phân loại đất theo FAO – UNESCO, Tạp chí khoa học đất, 7(2), tr. 12 - 14.
  10. 144 VÕ THỊ LIÊN và cs. [2]. Hà Văn Hành (2011). Đánh giá mức độ thích nghi và hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất chủ yếu phục vụ cho việc xác lập các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa ở khu vực gò đồi tỉnh Quảng Bình, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Thừa Thiên Huế. [3]. Trần An Phong (1995). Ứng dụng nội dung và phương pháp đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác của FAO vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam, Hội thảo quốc tế về đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [4]. Trần Phong và nnk (1990). Những lý luận cơ bản về hệ thống phân loại đất của FAO - UNESCO, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp. [5]. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị (2011). Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Quảng Trị. VÕ THỊ LIÊN SV lớp Địa 4B, khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0164 464 5905, Email: vothilien15693@gmail.com LÊ THỊ HOÀI NHÂN SV lớp Địa 4B, khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0166 891 0926, Email: lethihoainhan95@gmail.com ĐÀO NỮ HƯƠNG LY SV lớp Địa 4B, khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0979 345 563, Email: huongly.dog@gmail.com
nguon tai.lieu . vn