Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU SỰ THU HẸP DIỆN TÍCH ĐẦM LẬP AN, THỊ TRẤN LĂNG CÔ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỊA LÝ CỦA NÓ ĐOÀN THỊ PHƯƠNG NHUNG - LÊ QUANG NGUYÊN LÊ THỊ HOÀI NHÂN - NGUYỄN ĐÌNH LỮ Khoa Địa lý Tóm tắt: Đầm Lập An tọa lạc ở phía bắc đèo Hải Vân, thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. So với hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, đầm Lập An có diện tích khá nhỏ (vào khoảng 16 km2) nhưng có ý nghĩa lớn về mặt tự nhiên và kinh tế xã hội. Qua nghiên cứu sự thu hẹp diện tích của đầm Lập An cho thấy diện tích đầm có xu hướng thu hẹp từ năm 1975 đến nay do hệ quả của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Điều này đã đem lại nhiều tác động địa lý bao gồm những tác động tích cực và tiêu cực. Để hạn chế sự thu hẹp diện tích và khắc phục những tác động tiêu cực do sự thu hẹp diện tích đầm cần phải có các giải pháp thiết thực và sự phối hợp của các bên liên quan nhằm đưa ra biện pháp tối ưu và hiệu quả nhất. Từ khóa: sự thu hẹp diện tích, tác động địa lý, đầm Lập An, Lăng Cô 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đầm Lập An là một thủy vực tách biệt so với hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, nằm kề bên chân đèo Hải Vân thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đầm Lập An với diện tích mặt nước khoảng 16 km2, chiếm 15,2% diện tích tự nhiên của thị trấn Lăng Cô. Ở đó chứa đựng một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng với 185 loài có giá trị kinh tế được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau (Nguyễn Hữu Cử, 2007). Mặc dầu diện tích không lớn, nhưng đầm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tự nhiên cũng như hoạt động kinh tế - xã hội của thị trấn Lăng Cô. Bài báo đi sâu phân tích tình hình thu hẹp diện tích của đầm Lập An từ năm 1975 đến nay, trên cơ sở đó xác định nguyên nhân và những tác động địa lý của nó đến tự nhiên, kinh tế xã hội ở địa bàn nghiên cứu. 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu sự thu hẹp diện tích đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô và những tác động địa lý của nó, bài báo đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập, xử lí số liệu; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp khảo sát thực địa và Phương pháp bản đồ. Bài báo đã nghiên cứu và trích dẫn một số thông tin cần thiết từ các nguồn tư liệu sau: - Tư liệu về sự biến động diện tích rừng ngập mặn tại đầm Lập An trích trong đề tài “Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội đến thực vật ngập mặn ở đầm Lập An, Huyên Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn Thạc sĩ của tác giả Phạm Ngọc Dũng (2012). Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 155-162
  2. 156 ĐOÀN THỊ PHƯƠNG NHUNG và cs. - Số liệu về sự biến động lượng mưa của Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2015 trích trong số liệu khí hậu, Tổng cục thống kê. - Các số liệu hiện trạng sử dụng đất đai qua các năm của Thị trấn Lăng Cô, được lưu trữ tại UBND thị trấn trong giai đoạn 2000 - 2014. - Các tư liệu về thực trạng môi trường nước, hoạt động nuôi trồng thủy sản, các hoạt động dịch vụ trên đầm được thu thập qua quá trình khảo sát, điều tra thực địa. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Sự thu hẹp diện tích đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô - Giai đoạn 1975-1995: diện tích đất được khai thác cho mục đích trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản, chuyển đổi làm đất thổ cư nhưng chủ yếu mang tích chất tự phát, thiếu quy hoạch nên diện tích đất bị thay đổi mục đích sử dụng lớn. Việc đầu tư tiến hành sản xuất trên đất ngập mặn thiếu sự nghiên cứu đã làm cho nhiều dự án đầu tư thất bại gây lãng phí đất đầm. Bảng 1. Diện tích đầm Lập An bị thu hẹp từ năm 1975 đến năm 1995 STT Thời gian diễn ra Diện tích bị thu hẹp Nguyên nhân tác động Chuyển đổi diện tích đất ngập mặn 1 1975 - 1976 Khoảng 10 ha thuộc các bãi triều cao sang trồng dừa Bình Định Lấn chiếm, san lấp đất đầm trồng 2 1975 - 1978 Khoảng 10 ha cây lương thực 3 1980 - 1982 Trên 5 ha Xây dựng khu tái định cư Thiết kế, chuyển đổi sang sản xuất 4 1986 Khoảng 10 ha muối Tổng cộng 35 ha Nguồn [4] - Từ sau năm 1995, diện tích đất đầm ít bị biến đổi, chủ yếu được khai thác sử dụng cho mục đích xây dựng hệ thống giao thông vận tải cũng như chuyển đổi mục đích sử dụng sang nuôi trồng thủy hải sản. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang nuôi trồng thủy sản đã tác động không nhỏ đến diện tích ngập nước của đầm Lập An. Bảng 2. Diện tích đất ngập nước được sử dụng nuôi trồng thủy sản Năm 2000 2005 2010 2015 Diện tích biến động (+ tăng; - giảm) Diện tích (ha) 5,2 39,99 38,43 38,93 33,73 ha Nguồn [4] Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng khá nhanh trong giai đoạn 2000-2015 ( đặc biệt giai đoạn 2000-2005) do được chuyển đổi từ diện tích mặt nước của đầm Lập An.
  3. NGHIÊN CỨU SỰ THU HẸP DIỆN TÍCH ĐẦM LẬP AN , THỊ TRẤN LĂNG CÔ… 157 Bảng 3. Diện tích đất nuôi trồng thủy hải sản được chuyển đổi từ đất ngập nước tại đầm Lập An Các giai đoạn 2000-2005 2005-2010 2010-2015 Diện tích (ha) 34,79 - 0,5ha Hiện nay trên địa bàn nghiên cứu đang diễn ra tình trạng nhiều hộ ngư dân xây dựng các hồ nuôi thủy sản lấn chiếm trái phép trên đầm Lập An; toàn vùng có tổng số trên 90 hộ nuôi tôm với diện tích hơn 32 hecta trái phép, tập trung ở thôn Lập An, Loan Lý. . Hình 1. Lấn chiếm đất trái phép nuôi tôm chân trắng tại đầm Lập An Ngoài việc chuyển đổi diện tích đất đầm sang nuôi trồng thủy sản, giai đoạn này diện tích đầm Lập An bị thu hẹp do các nguyên nhân sau: Bảng 4. Nguyên nhân và diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất giai đoạn 2000-2010 STT Thời gian diễn ra Nguyên nhân tác động Diện tích bị thu hẹp Xây dựng tuyến đường bờ 3 ha (chưa tính lộ giới giải 1 2001-2002 Đông đầm Lập An tỏa 2 bên đường) Xây dựng tuyến đường bờ Tây 8,925 ha (chưa tính lộ giới 2 2007-2008 đầm Lập An giải tỏa 2 bên đường) San lấp tạo quỹ đất phân lô bán 3 2005-2010 Khoảng 4 ha nền. Tổng cộng 15,925 ha Nguồn: [4] 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thu hẹp diện tích của Đầm Lập An 3.2.1. Nhóm nhân tố tự nhiên - Sự suy giảm về nguồn nước cung cấp: dưới tác động của BĐKH, lượng mưa trung bình năm trên toàn lãnh thổ Thừa Thiên Huế trong thập kỷ 2001 - 2010 tăng từ 10 - 22% so với 30 năm trước đó (1971 - 2000) và theo kịch bản phát thải trung bình (B2): vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm ở Thừa Thiên Huế có thể tăng từ 1,4 - 7,2% so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 [5] . Tuy nhiên, theo thống kê trong vòng 7 năm trở lại đây, lượng mưa của Thừa Thiên Huế lại có sự giảm sút. Mặc dù diễn với biên độ nhỏ nhưng với sự suy giảm lượng nước tự nhiên đã dẫn đến mất đi nguồn cung cấp nước
  4. 158 ĐOÀN THỊ PHƯƠNG NHUNG và cs. cho các hệ thống rừng dọc theo biên giới tỉnh, về lâu dài sẽ làm hạ thấp mực nước ngầm, nước trong các sông suối đổ ra đầm phá trong đó có cả đầm Lập An. Hình 2. Tổng lượng mưa tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2015 (Đơn vị:mm) 5000 4000 3000 2000 Lượng mưa(mm) 1000 0 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 (Nguồn: Tổng cục Thống Kê - Số liệu thống kê – Khí hậu) - Sự lắng đọng của trầm tích trong đầm: Đầm Lập An được biết đến với xứ sở của loài hàu, một loài động vật thuộc lớp nhuyễn thể, thân mềm hai mảnh vỏ. Với sự tích tụ vỏ của loài hàu, kết hợp với nhiều xác của các loại động thực vật dưới lòng của đầm làm cho đáy đầm ngày càng bồi lắng vật chất, về lâu dài dẫn đến nguy cơ nông hóa bề mặt đáy đầm. Đặc biệt do chỉ lưu thông với biển qua một cửa khá nhỏ (cửa Lạch) càng làm hạn chế khả năng giao lưu thường xuyên giữa nước trong đầm với biển bên ngoài. 3.2.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội - Khai thác lưu vực: Khai thác rừng đầu nguồn làm giảm khả năng sinh thủy. Tại huyện Phú Lộc, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2015 đã khai thác 2.208,45 ha rừng trồng điều này làm giảm chức năng điều tiết dòng chảy mặt và hạ thấp gương mặt nước ngầm, dẫn đến tình trạng như vẫn thường xảy ra: dòng chảy mặt mùa kiệt trở nên quá kiệt do mất đi một nguồn cung cấp nước. - Các hoạt động kinh tế diễn ra trên đầm Lập An đã cản trở sự lưu thông của nước, hạn chế tốc độ dòng chảy và tăng khả năng lắng đọng vật chất trong đầm. Trong đó: + Hoạt động nuôi trồng thủy sản trên đầm với hệ thống lồng, bè, các cọc gỗ với số lượng lớn đã gây ảnh hưởng lớn. Năm 2016, diện tích nuôi hàu 119ha/224 hộ với hơn 01 triệu lốp xe cao su treo trên khoảng 150.000 cọc tre và bê tông, nuôi cá với 647 lồng [4]. + Các hoạt động dịch vụ trên đầm tuy diễn mới diễn ra trong những năm gần đây nhưng có tác động đến diện tích đầm thông qua việc đóng cọc, lấp các bãi triều xây dựng các nhà hàng. - Sự thay đổi mục đích sử dụng đất: đây là nguyên nhân chính, tác động mạnh mẽ đến diện tích của đầm Lập An. * Hoạt động phát triển sản xuất nông lâm nghệp, trong đó:
  5. NGHIÊN CỨU SỰ THU HẸP DIỆN TÍCH ĐẦM LẬP AN , THỊ TRẤN LĂNG CÔ… 159 + Trồng dừa Bình Định (1975-1976) triển khai trồng tại vùng đất ngập mặn thuộc phạm vi đầm Lập An giữa quốc lộ 1A và bờ đầm hiện nay, kéo dài từ ngã ba Loan Lý đến khách sạn Hoàng Anh. Để thực hiện dự án này, 10 ha diện tích đất đầm đã bị chiếm cứ và thay đổi sang mục đích trồng dừa. + Trồng cây lương thực (1975-1978) tại vũng bãi triều cao của đầm Lập An thuộc bờ Tây mũi Doi, làm mất đi 10ha diện tích đất đầm. + Sản xuất muối ăn (1986) chính quyền địa phương đã cho đắp một bờ đê bao phía ngoài đầm, cách đường bờ Đông hiện nay vào khoảng 50m và chiếm cứ không gian đất ngập mặn phía trong làm không gian sản xuất muối. Diện tích được trưng dụng vào khoảng 10ha. Tuy hiện nay cánh đồng muối không còn nhưng hiện nay khu vực đó được quy hoạch xây dựng hệ thống công trình công cộng tại địa phương. + Nuôi tôm sú: bắt đầu từ những năm 1999, 2000 tại đầm Lập An phát triển mô hình nuôi tôm sú, để phục vụ cho hoạt động này người dân đã thay đổi khoảng 20ha diện tích đất ngập mặn thuộc đầm Lập An thành các ao nuôi tôm sú. * Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng: + Tuyến đường bờ Đông đầm Lập An: Tuyến đường này được đầu tư xây dựng trong 2 năm 2001-2002, chạy dọc theo mép bờ đông của đầm từ Loan Lý đến gần cửa đầm. Để xây dựng con đường này, đơn vị thi công đã trưng dụng một khoảng không gian gần 3 ha để xây dựng mặt đường và giải phóng mặt bằng khu vực ven hai bên đường. (Hình 4A) + Tuyến đường bờ Tây đầm Lập An: Tuyến đường này được đầu tư xây dựng trong 2 năm 2007-2008, chạy dọc theo mép bờ Tây của đầm từ chân đèo Phú Gia đến gần cửa đầm. Để xây dựng tuyến đường này đơn vị thi công đã sử dụng một phần diện tích ven đầm Lập An. Chỉ riêng diện tích mặt đường vào khoảng 8,925 ha, chưa tính đến việc phải giải tỏa mặt bằng hai bên đường. Như vậy, tổng diện tích đất phục vụ cho xây dựng tuyến đường bờ Tây đầm Lập An vào khoảng 10ha đất ven đầm. (Hình 4B) A B B Hình 3. Tuyến đường bờ Đông (A) và bờ Tây (B) đầm Lập An (màu vàng) (Nguồn: Wikimapia – Đầm Lập An) + Hầm đường bộ Hải Vân: Đây là cụm công trình bao gồm hầm Hải Vân và tuyến đường, cầu dẫn vào hầm được xây dựng và hoàn thành trong 4 năm từ năm 2002-2005.
  6. 160 ĐOÀN THỊ PHƯƠNG NHUNG và cs. Hoạt động thi công và xây dựng công trình đã ảnh hưởng đến khoảng 1ha diện tích đất đầm Lập An. + Ngoài ra, chính quyền địa phương đã chuyển đổi một phần diện tích đất đầm Lập An sang đất thổ cư, san lấp đất ngập mặn để xây dựng các công trình hạ tầng và phân lô làm nhà ở phục vụ cho hoạt động kinh tế - xã hội tại địa phương. 3.3. Những tác động địa lý do sự thu hẹp diện tích đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô 3.3.1. Đối với tự nhiên Sự thu hẹp diện tích đầm Lập An đã ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên như: thủy văn, thổ nhưỡng, địa hình – địa mạo và môi trường đầm phá. Tuy nhiên, yếu tố chịu tác động mạnh nhất là hệ sinh thái rừng ngập mặn. Để lấn chiếm, thay đổi mục đích sử dụng đất đầm Lập An sang phục vụ cho các mục đích kinh tế khác, chính quyền và người dân địa phương đã tiến hành chặt bỏ hệ thống rừng ngập mặn bên trên. Điều này đã làm một diện tích rất lớn rừng ngập mặn bị biến mất. Bảng 5. Diện tích thực vật ngập mặn bị mất đi do sự thu hẹp diện tích đầm Lập An phục vụ cho các hoạt động kinh tế xã hội TT Thời gian Sự kiện ảnh hưởng đến thực vật ngập mặn Diện tích bị mất 1 Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng Trên 4,5ha 2001-2002 Xây dựng đường bờ Đông của đầm 3ha 2002-2005 Xây dựng cụm công trình hầm đường bộ Hải Vân 1,5ha 2007-2008 Xây dựng đường bờ Tây của đầm Không xác định được diện tích 2 Hoạt động sắp xếp bố trí lại dân cư Trên 5ha 1980-1982 Sắp xếp bố trí lại dân cư ở bờ đông Trên 5ha 3 San lấp đất rừng ngập mặn để xây dựng các công trình hạ tầng và Trên 5ha phân lô làm nhà ở 2005-2010 San lấp tạo quỹ đất để phân lô bán nền Trên 5ha Tổng cộng Trên 14,5ha Nguồn: [2] 3.3.2. Đối với kinh tế - xã hội - Hoạt động nuôi trồng thủy sản: Sự thu hẹp diện tích của đầm Lập An tất yếu sẽ làm giảm đi diện tích mặt nước nuôi trồng thủy hải sản và khả năng mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy hải sản của người dân trong khu vực ven đầm. Trong giai đoạn 2005-2015, 3,96 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị mất đi do chuyển đổi đất đầm sang đất ở đô thị và đất kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp. - Đối với hoạt động du lịch, dịch vụ: thực tế khảo sát cho thấy, hiện nay khu vực ven bờ đầm đang nằm trong quy hoạch của nhiều dự án lớn. Việc lấy 1 phần diện tích đất đầm ở khu vực các bãi triều để san lấp phục vụ xây dựng các quy hoạch sẽ đem lại nguồn
  7. NGHIÊN CỨU SỰ THU HẸP DIỆN TÍCH ĐẦM LẬP AN , THỊ TRẤN LĂNG CÔ… 161 thu nhập lớn cho địa phương thông qua đấu thầu công trình và lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ mang lại trong tương lai. - Đối với giao thông vận tải; đời sống, sinh hoạt của người dân khu vực ven đầm: Sự thu hẹp diện tích đầm Lập An có tác động tích cực đối với người dân. Các diện tích đất được san lấp tạo ra không gian sinh sống cho người dân địa phương xây dựng, cũng như tạo sự thuận lợi trong đời sống cho người dân thông qua xây dựng các tuyến đường thuận lợi cho đi lại, cung cấp không gian sản xuất và tăng các cơ hội việc làm. 3.4. Các giải pháp nhằm kiểm soát sự thu hẹp diện tích và khắc phục những mặt tiêu cực trong tác động địa lý do sự thu hẹp diện tích của Đầm Lập An 3.4.1. Giải pháp kiểm soát thu hẹp diện tích đầm Lập An - Giải pháp phi công trình: + Giáo dục ý thức cho người dân, tiến hành xóa đói giảm nghèo và đa dạng hóa cơ cấu nghề nghiệp cho người dân sống quanh khu vực ven đầm. + Quy hoạch, sử dụng đất hợp lý. + Áp dụng các biện pháp pháp lý đối với các hành động lấn chiếm, khai thác trái pháp luật. + Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ kiểm soát sự biến động diện tích đầm. - Các giải pháp công trình: + Trồng rừng đầu nguồn tăng khả năng cung cấp nguồn nước ngầm. + Tiến hành nạo vét các khu vực bị bồi lắng trầm tích có nguy cơ ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên trong đầm. + Xây dựng các cột mốc kiểm soát diện tích của đầm Lập An, đánh giá biến động diện tích đầm theo các giai đoạn. Dựa trên cơ sở biến động, đề xuất các giải pháp phù hợp cho từng khu vực. 3.4.2. Giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực do thu hẹp diện tích đầm Lập An Sự thu hẹp diện tích đầm Lập An dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đối với các yếu tố tự nhiên: thủy văn, thổ nhưỡng, môi trường nước trong đầm. Tuy nhiên, yếu tố chịu tác động mạnh mẽ nhất là hệ sinh thái rừng ngập mặn, do đó cần có các giải pháp thiết thực nhằm hạn chế những tác động tiêu cực do thu hẹp diện tích đầm Lập An đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu. - Thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ hệ thống rừng ngập mặn hiện có: Khoanh vùng bảo vệ các hệ thống rừng ngập mặn hiện có, giao khoán rừng ngập mặn cho các hộ dân cư nhằm thực hiện công tác bảo vệ có hiệu quả. Tiến hành bảo vệ thông qua ban hành các văn bản pháp lý, xử phạt các hành vi khai thác trái phép. - Thực hiện trồng mới diện tích rừng ngập mặn: tiến hành khảo sát khả năng để lựa chọn khu vực và các giống cây trồng hợp lý tiến đến trồng mới các khu rừng ngập mặn.
  8. 162 ĐOÀN THỊ PHƯƠNG NHUNG và cs. 4. KẾT LUẬN Diện tích đầm Lập An bị thu hẹp chủ yếu do hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Trong phạm vi thời gian tiến hành nghiên cứu (1975 đến nay), chúng tôi rút ra được những nguyên nhân chính: chuyển đổi mục đích sử dụng đất đầm sang nuôi tôm, trồng dừa Bình Định, làm đất trồng cây lương thực, mở rộng làm khu tái định cư cho người dân, đất nuôi trồng thủy sản, xây dựng các tuyến đường giao thông (tuyến đường bờ Đông và bờ Tây đầm, phục vụ xây dựng cụm công trình giao thông Hầm Hải Vân), làm đất ở đô thị và phục vụ xây dựng các công trình du lịch tại Thị trấn Lăng Cô. Sự tác động tổng hợp của các nguyên nhân nêu trên đã làm mất đi 86.215 ha (5,4%) diện tích đất tự nhiên của đầm Lập An. Sự thu hẹp diện tích đầm Lập An để lại nhiều tác động địa lý đối với các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Yếu tố tự nhiên chịu tác động mạnh nhất là hệ thống rừng ngập mặn, có khoảng 14,5 ha rừng ngập mặn bị mất đi do hệ quả của sự thu hẹp diện tích đầm Lập An. Tuy nhiên sự thu hẹp diện tích đầm Lập An với mục đích phục vụ cho xây dựng hệ thống giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng... lại có ý nghĩa to lớn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Với ý nghĩa quan trọng , chúng ta cần xây dựng các biện pháp nhằm hạn chế sự thu hẹp diện tích đầm Lập An. Bên cạnh những giải pháp pháp pháp lý, giáo dục ý thức cho người dân cần thực hiện các biện pháp công trình như đóng cọc, đắp đê ngăn chặn sự xói mòn, thu hẹp diện tích. Ngoài ra, thực hiện các giải giáp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của sự thu hẹp diện tích đầm Lập An như bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, cải tạo môi trường nước,..nhằm bảo vệ điều kiện tự nhiên vốn có của đầm Lập An. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Hữu Cử, Trần Đức Thạnh Nguyễn Vũ Tuấn, Nguyễn Thị Kim Anh (2002). Tác động của con người tới môi trường địa chất hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế). Tuyển tập Tài nguyên Môi trường biển, tập IX, Tr 102 - 130. NXB Khoa học và Kỹ thuật. [2] Phạm Ngọc Dũng (2012). Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội đến thực vật ngập mặn ở đầm Lập An, Huyên Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2, tr. 91. [3] Vũ Cao Đàm (2006). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học – Kỹ thuật. [4] Ủy ban Thị trấn Lăng Cô (2016). Báo cáo Kết quả kiểm kê đất đai các năm 2000,2005,2010,2014. Thị trấn Lăng Cô, Tỉnh Thừa Thiên Huế. [5] Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2013). Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế. ĐOÀN THỊ PHƯƠNG NHUNG - LÊ QUANG NGUYÊN LÊ THỊ HOÀI NHÂN - NGUYỄN ĐÌNH LỮ SV lớp Địa 4A, khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0962 994 511, Email: nguyendinhlunhung@gmail.com
nguon tai.lieu . vn