Xem mẫu

  1. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG TỔN THƯƠNG VÙNG VEN IỂN CẦN GIỜ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BÃO Phan Thùy Linh1, Trần Thị Kim1, Ngô Nam Thịnh1, Nguyễn Kỳ Phùng2 1 Khoa Quản lý Tài nguyên Biển và Hải đảo, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM 2 Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM Email: linhpt@hcmunre.edu.vn TÓM TẮT Huyện Cần Giờ là một huyện ven biển của Thành phố Hồ Chí Minh, có vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai và điều hòa thời tiết cho Thành phố. Vì vậy, khu vực này thường chịu tác động từ các tai biến, đặc biệt là bão, làm gia tăng mức độ tổn thương đến tài nguyên và môi trường huyện. Theo đó, nghiên cứu phân vùng tính dễ bị tổn thương vùng ven biển Cần Giờ dưới tác động của bão nhằm đánh giá và phân cấp tổn thương, là tiền đề cho công tác quản lý thích ứng cũng như phòng chống thiên tai. Theo UNESCO, tính dễ bị tổn thương là giá trị của một hàm số được thiết lập dựa trên 3 tiêu chí: độ phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng thích ứng. Tính dễ bị tổn thương được thiết lập dựa vào các phương pháp chủ yếu như: cây thứ bậc AHP, điều tra xã hội học và mô hình hóa. Kết quả cho thấy, thị trấn Cần Thạnh có khả năng chịu tác động lớn nhất từ bão, do đây là khu vực có mật độ dân số cao nhất và là trung tâm hành chính và kinh tế huyện. Từ khóa: Phân vùng tổn thương, tác động của bão, huyện Cần Giờ, tai biến thiên nhiên, mức độ tổn thương. 1. MỞ ĐẦU Biến đổi khí hậu (BĐKH) giờ đây không còn là vấn đề quá xa lạ vì chúng ta đều có thể cảm nhận sự thay đổi của nó ngay ở nơi mình sống. Nó gây ra một loạt các hệ quả nghiêm trọng tác động tới cuộc sống của con người. BĐKH được biểu hiện qua sự gia tăng nhiệt độ bề mặt Trái đất, sự diễn biến thất thường của mưa bão theo không gian và thời gian, bên cạnh đó hạn hán xảy ra nhiều hơn, nhiều vùng bị ngập lụt do mực nước biển dâng cao, xâm nhập mặn tiến sâu vào nội đồng,... BĐKH gây ra những hậu quả và thảm họa khó lường mà loài người phải đối mặt trong tương lai [1]. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xếp Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do hiện tượng BĐKH gây ra, trong đó Tp. Hồ Chí Minh là một trong 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất bởi BĐKH [1]. Nằm ở vùng ven biển Tp. Hồ Chí Minh, huyện Cần Giờ là đầu mối giao thông quan trọng của Thành phố bao gồm các tuyến đường bộ, đường thủy. Với diện tích rừng ngập mặn là 37.162,3 ha, chiếm tới 1/2 diện tích toàn huyện và được UNESCO công nhận là “Khu Dự trữ sinh quyển thế giới” vào năm 2000 với nhiều chủng loại động thực vật phong phú và đa dạng. Các đặc điểm trên huyện Cần Giờ đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai là lá phổi xanh điều hòa thời tiết và cũng là nơi cung cấp nhiều loài thủy hải sản quý giá của khu vực Tây Nam Bộ. Đây là lợi thế quan trọng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội (điển hình là các hoạt động phát triển cảng biển, khu công nghiệp ven biển, đô thị,…) của huyện Cần Giờ nói riêng và Tp. Hồ Chí Minh nói chung [5]. 581
  2. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Hình 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu. Bên cạnh các điều kiện thuận lợi như trên, khu vực huyện Cần Giờ phải chịu tác động từ các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, dâng cao mực nước biển và các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội. Các yếu tố này đã và đang làm gia tăng mức độ tổn thương tài nguyên, môi trường huyện Cần Giờ, điển hình là khu vực ven biển. Do vậy bài báo này nhằm phân vùng tổn thương vùng ven biển Cần Giờ dưới tác động của bão nhằm đánh giá và phân cấp tổn thương, là tiền đề cho công tác quản lý thích ứng cũng như phòng chống thiên tai. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp ph ng vấn điều tra, khảo sát Phương pháp này nhằm thu thập các dữ liệu thực tế phục vụ quá trình nghiên cứu và xác định rõ các loại các loại tài nguyên sinh vật và nhân sinh ven bờ nhằm phục vụ cho việc đánh giá chỉ số tổn thương và xác định các giải pháp ứng phó với bão. 2.2. Phƣơng pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia được áp dụng cụ thể nhằm xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính dễ bị tổn thương do bão và xác định trọng số của các chỉ thị thuộc các nhóm E, S, AC. 2.3. Phƣơng pháp chỉ số Theo IPCC [2], tính dễ bị tổn thương (V) là hàm số gồm 3 biến số: năng lực thích ứng (AC), độ nhạy cảm (S) và độ phơi nhiễm (E): V = f (E, S, AC) (1) Bảng 1. Thang đánh giá tính DBTT (V) do ngập dựa vào chỉ số. Giá trị 0-25 25-50 50-75 75-100 Tính DBTT Tính DBTT trung Mô tả Tính DBTT thấp Tính DBTT cao trung bình thấp bình cao 582
  3. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 2.4. Phƣơng pháp điều tra thứ bậc - AHP (Analytic Hierarchy Process) Mô hình phân tích thứ bậc AHP (Analysis Hierarchy Process Method) do GS. Saaty [3] nghiên cứu và đề xuất từ những năm 1970 và được mở rộng, bổ sung cho đến nay. Đây là một phương pháp tính toán trọng số áp dụng cho các bài toán ra quyết định đa tiêu chí. Quá trình này bao gồm 4 phân đoạn như sau: 1. Phân rã vấn đề thành các phần nhỏ, từ đó, xây dựng cây phân cấp AHP; 2. Xây dựng ma trận so sánh các chỉ tiêu; 3. Tính toán trọng số của các chỉ tiêu. 4. Kiểm tra tính nhất quán và tổng hợp kết quả để đưa ra đánh giá xếp hạng cuối cùng Hình 2. Cây phân cấp AHP. Xây dựng ma trận so sánh các chỉ tiêu So sánh các chỉ tiêu được thực hiện giữa các cặp chỉ tiêu với nhau, sau đó, tổng hợp lại thành ( ) [ ] (2) một ma trận gồm n dòng và n cột (n là số chỉ tiêu). Phần tử aij thể hiện mức độ quan trọng của chỉ tiêu hàng i so với chỉ tiêu cột j. Thang điểm đánh giá mức độ ưu tiên (mức độ quan trọng) giữa hai tiêu chí được trình bày trong hình 3 sau: Hình 3. Thang điểm so sánh các chỉ tiêu. Tính toán trọng số Để tính toán trọng số cho các chỉ tiêu, AHP có thể sử dụng các phương pháp khác nhau, hai trong số chúng mà được sử dụng rộng rãi nhất là Lambda Max ( max) và trung bình nhân (geomatric mean) [7]. Kiểm tra tính nhất quán Nhằm đánh giá tính hợp lý của các giá trị mức độ quan trọng của các chỉ tiêu, ta có thể sử dụng tỷ số nhất quán của dữ liệu (Consistency Ratio - CR). Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia được tổng hợp bằng phương pháp trung bình nhân. Trọng số ưu tiên của mỗi chỉ thị sẽ bằng tích của trọng số riêng của các chỉ thị thành phần (như AC.cq.1, AC.cq.2, AC.cd.1, AC.cd.2…) với trọng số của nhóm chỉ thị chính (như AC.cq, AC.cd). Trọng số ƣu tiên = Trọng số riêng * trọng số của nhóm biến số chính 583
  4. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Để kiểm tra tính không nhất quán, sử dụng hệ số nhất quán (CR - Consistency Ratio) theo công thức: ∑ Trong đó: CI là tỷ số nhất quán; aij là giá trị ưu tiên của biến số trong ma trận so sánh; wj là trọng số của biến số thứ j; n là số biến số; RI (Random Index) là chỉ số ngẫu nhiên, được xác định từ Bảng 2 [3]. Bảng 2. Bảng phân loại chỉ số ngẫu nhiên RI. N 3 4 5 6 7 8 9 10 RI 0,58 0,90 1,12 1,24 1,32 1,41 1,45 1,49 Giá trị của tỷ số nhất quán CR nên ≤ 10 %, nếu lớn hơn, sự nhận định là mang tính ngẫu nhiên nên cần được thực hiện lại việc khảo sát. 2.5. Phƣơng pháp điều tra xã hội học Đây là phương pháp quan trọng để thực hiện nội dung đề tài này. Mục tiêu chính của phương pháp này nhằm đánh giá khả năng thích ứng của người dân. Nghiên cứu áp dụng phương pháp tính cỡ mẫu điều tra ứng với mức tin cậy 95 % theo công thức: ( ) (3) Trong đó: n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn. Như vậy: Trong khu vực nghiên cứu, số lượng tổng thể là 34160 người, sai số tiêu chuẩn ứng với độ tin cậy 95 % là 0,05. Vậy, số lượng mẫu cần khảo sát cho 4 xã Lý Nhơn, Long Hòa, Cần Thạnh, Thạnh An là: 396 phiếu. 2.5. Phƣơng pháp chuẩn hóa dữ liệu Có thể dễ dàng thấy rằng các chỉ thị được thể hiện theo các đơn vị khác nhau. Bởi vậy, các chỉ thị sẽ được chuẩn hóa theo phương pháp sử dụng trong Báo cáo Chỉ số Phát triển Con người của UNDP (HDI) (UNDP, 2007) [4]. Theo cách này, để thu được các số không còn phụ thuộc vào đơn vị và được chuẩn hóa, đầu tiên, chúng cần được chuẩn hóa để nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Giá trị 1 có nghĩa là vùng có giá trị cao nhất đa và 0 nghĩa là vùng có giá trị thấp nhất và quá trình chuẩn hóa được thực hiện theo công thức: Quan hệ thuận: ( ) (4) ( ) ( ) Quan hệ nghịch : ( ) (5) ( ) ( ) 584
  5. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tính toán các trọng số theo các thành phần Các trọng số theo các thành phần được xác định dựa vào ý kiến của các chuyên gia. Các chuyên gia sẽ cho điểm từng cặp chỉ tiêu (hay biến), dựa vào mức độ quan trọng giữa các chỉ tiêu (hay biến) với nhau. Sau đó, các điểm số được tổng hợp thành một ma trận và chuẩn hóa bằng phương pháp AHP để xác định ra trọng số của từng chỉ tiêu (hay biến). Các trọng số của các chỉ tiêu và biến sau chuẩn hóa được trình bày trong Bảng 3. Trong nghiên cứu này, đã tiến hành khảo sát 33 chuyên gia (cho đợt 1 là xác định các tiêu chí thành phần, đợt 2 là xác định giá trị nhóm tiêu chí và tiêu chí thành phần, sau khi xử lý mẫu phiếu và tính toán tính nhất quán và tính ngẫu nhiên, số mẫu phiếu nhận được là 27 phiếu (CR < 0,1). Bảng 3. Bảng trọng số của các yếu tố thành phần. Trọng số Trọng Nhóm Thành Trọng nhóm tiêu số thành Biến tiêu chí phần số biến chí phần Độ phơi Độ cao sóng có ý nghĩa (E1) 38 nhiễm 34 E 100 Độ cao sóng lớn nhất (E2) 30 (E) Chu kỳ sóng (E3) 22 Xã hội Mật độ dân số (S.xh1) 60 42 (S.xh) Tỷ lệ nữ/nam (S.xh2) 40 Kinh tế Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp / 22 100 (S.kt) người/năm (S.kt1) Mức độ Tỷ lệ đất nông nghiệp (S.mt1) 21 nhạy cảm 40 Tỷ lệ đất thủy sản (S.mt2) 15 (S) Môi Tỷ lệ đất rừng (S.mt3) 13 trường 36 Tỷ lệ đất trồng lúa (S.mt4) 15 (S.mt) Tỷ lệ đất phi nông nghiệp (S.mt5) 12 Tỷ lệ đất ở (S.mt6) 16 Tỷ lệ đất chưa sử dụng (S.mt7) 8 Nhận thức của cán bộ về ảnh hưởng của bão 14,3 (AC.cq1) Số cán bộ công tác trong lĩnh vực Chính 15,6 PCTT/BĐKH/TNMT nói chung (AC.cq 2) quyền địa Hệ thống đường giao thông (AC.cq 3) 28,1 52 phương (AC.cq) Hệ thống thủy lợi (AC.cq 4) 20,2 Hệ thống cống/đê ngăn triều, bơm thoát nước Năng lực 16,4 (AC.cq 5) thích ứng 26 Chương trình/kế hoạch thích ứng (AC.cq 6) 6,4 (AC) Nhận thức của cộng đồng dân cư về ảnh 30,6 hưởng của bão (AC.dc 1) Cộng Tỷ lệ dân số sử dụng nguồn nước cấp tập đồng dân trung (AC.dc 2) 22 48 cư (AC.dc) Khả năng tiếp cận thông tin (phát thanh, 26,1 truyền hình) (AC.dc 2) Chỉ số giáo dục (AC.dc 3) 21,3 585
  6. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Kết quả khảo sát chuyên gia cho thấy: Đối với khu vực nghiên cứu, mức độ nhạy cảm có trọng số cao hơn độ phơi nhiễm và khả năng thích ứng, tương ứng với số điểm lần lượt là 34, 40 và 26. Theo đó, mức độ một hệ thống tự nhiên, kinh tế và môi trường bị nhạy cảm với các thiệt hại do bão gây ra sẽ ảnh hưởng lớn nhất đến tính dễ bị tổn thương trong khu vực các xã ven biển Cần Giờ. Trong 3 yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường, yếu tố con người chiếm trọng số cao nhất, tương ứng với 42 điểm, trong khi số điểm của yếu tố xã hội và môi trường chỉ đạt 22 và 36 điểm. 3.2. Tính toán chỉ số tổn thƣơng ã hội do ngập Dựa theo tính toán trọng số cho các trong số thành phần, hàm phụ thuộc giữa các trọng số và chỉ số tổn thương được thiết lập như sau: Trong đó: E = 34; S = 40; AC = 26. ( ) V= (6) 3.2.1. Kết quả tính toán các chỉ số thành phần Giá trị các biến được tính toán dựa trên số liệu thu thập tại địa phương và kế thừa kết quả của đề tài [5], [6]; sau đó, được xử lý, tính toán và chuẩn hóa trước khi tính trọng số. Kết quả tính toán từ mô hình cho thấy, trước ảnh hưởng của bão, khu vực xã Long Hòa có độ cao sóng lớn nhất và độ cao sóng có ý nghĩa là lớn nhất trong 4 xã ven biển huyện Cần Giờ (tương ứng với 0,29 m và 0,41 m), kế đó là thị trấn Cần Thạnh (0,26 và 0,31). Sau khi chịu ảnh hưởng của bão, hai khu vực này cũng là xã bị ảnh hưởng lớn (0,41 m và 0,58 m đối với xã Long Hòa và 0,32; 0,37 đối với thị trấn Cần Thạnh). Là xã đảo thuộc Cần Giờ, Thạnh An, tuy nhiên, trước và sau ảnh hưởng của bão, độ cao sóng có ý nghĩa và độ cao sóng lớn nhất chỉ đạt 0,11 và 0,2 đối với trước ảnh hưởng của bão và 0,2; 0,28 sau khi chị ảnh hưởng của bão. Độ phơi nhiễm (E) của 4 xã ven biển trước bão và sau bão được trình bày trong Bảng 4 và Hình 2 sau: Bảng 4. Độ phơi nhiễm (E) của 4 xã ven biển trước bão và sau bão. Lý Nhơn Long Hòa Cần Thạnh Thạnh An Huyện T Tiêu chí Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau T bão bão bão bão bão bão bão bão 1 Độ cao sóng có ý nghĩa (m) 0,23 0,28 0,29 0,41 0,26 0,32 0,11 0,3 2 Độ cao sóng lớn nhất (m) 0,3 0,35 0,41 0,58 0,31 0,37 0,2 0,28 3 Chu kỳ sóng (s) 2,76 2,97 2,5 2,7 2,5 2,65 1,75 1,8 (a) (b) 586
  7. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 (c) Hình 2. Độ cao sóng lớn nhất (a), Độ cao sóng có nghĩa (b) và Chu kỳ sóng (c) của huyện Cần Giờ trước khi có bão. Riêng khả năng thích ứng của người dân, số liệu tính toán được thống kê từ phiếu điều tra khảo sát, được thực hiện tại 4 xã/thị trấn: Lý Nhơn, Long Hòa, Cần Thạnh và Thạnh An. Số lượng phiếu điều tra: 100 (phiếu/xã) 4 (xã) = 400 phiếu. Sau khi chuẩn hóa các dữ liệu, áp dụng công thức tính chỉ số dễ bị tổn thương theo các tiêu chí cho từng xã (công thức 6). 3.2.2. Kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thương x hội do bão Dựa theo giá trị trọng số từng chỉ tiêu trong Bảng 3, số liệu chuẩn hóa, ta tính toán được chỉ số (V) (theo công thức 6) cho từng xã như trong Bảng 5. Bảng 5. Chỉ số dễ bị tổn thương (V) 4 xã trong huyện Cần Giờ trước bão và sau bão. Xã/(V) Trước bão Sau bão Lý Nhơn 43,2 51,9 Long Hòa 51,8 58,7 Thị Trấn Cần Thạnh 57,2 61,2 Thạnh An 40,1 43,6 Qua kết quả tính toán, ta nhận thấy: xã Thạnh An có chỉ số dễ bị tổn thương thấp nhất trong 4 xã ven biển, ứng với thời điểm trước bão là 40,1 điểm và sau bão là 43,6 điểm. Thị trấn Cần Thạnh bị tổn thương lớn nhất so với 3 xã giáp biển còn lại, tương ứng 57,2 điểm tại thời điểm trước bão và 61,2 điểm tại thời điểm sau bão mặc dù chiều cao sóng có nghĩa lớn nhất ở xã này trước ảnh hưởng của bão 0,31 m và sau ảnh hưởng của bão 0,37 m, thấp hơn so với chiều cao sóng có nghĩa tại xã Long Hòa, tương ứng trước bão là 0,41 m và sau bão là 0,58 m. Điều này được lý giải như sau: (1) Về mức độ nhạy cảm: mật độ dân số của Thị trấn Cần Thạnh là cao nhất (408 người/km2), so với 3 xã còn lại lần lượt là Lý Nhơn (28 người/km2), Long Hòa (78 người/km2) và Thạnh An (34 người/km2). Tỷ lệ nữ/nam của thị trấn cũng là cao nhất (60,2 %). Thêm vào đó, tỷ lệ các loại đất ở, nông nghiệp và phi nông nghiệp trên tổng diện tích đất xã là cao nhất so với 3 huyện còn lại, lần lượt là 9,08 %, 3,08 % và 48,77 %. 587
  8. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 (2) Về khả năng thích ứng: các tiêu chí về Nhận thức của cán bộ về ảnh hưởng của bão (điểm), số cán bộ công tác trong lĩnh vực PCTT/BĐKH hoặc TNMT nói chung (người), hệ thống đường giao thông (điểm), hệ thống thủy lợi (điểm), nhận thức của cộng đồng dân cư về ảnh hưởng của bão (điểm), khả năng tiếp cận thông tin (phát thanh, truyền hình) (điểm),… cao nhất trong 3 xã, điển hình là khả năng tiếp cận thông tin (phát thanh, truyền hình) là 76 điểm, so với 3 xã còn lại lần lượt là Lý Nhơn (58 điểm), Long Hòa (58 điểm) và Thạnh An (70 điểm). Tuy nhiên, trọng số nhóm khả năng thích ứng chỉ 26 điểm, thấp hơn so với trọng số nhóm nhạy cảm (40 điểm). Chỉ số V trước bão và sau bão được thể hiện như trên Hình 3 và 4, trong đó thang màu được biểu diễn từ đậm đến nhạt dần tương ứng với chỉ số giảm dần. Hình 3. Bản đồ chỉ số dễ bị tổn thương tính toán Hình 4. Bản đồ chỉ số dễ bị tổn thương tính được cho 4 xã ven biển huyện Cần Giờ toán được cho 4 xã ven biển huyện Cần Giờ trước bão. sau bão. 4. KẾT LUẬN Bài báo đã tính toán chỉ số dễ bị tổn thương cho 4 xã ven biển huyện Cần Giờ. Kết quả cho thấy xã Long Hòa là xã có độ cao sóng có nghĩa và độ cao sóng lớn nhất trước bão và sau bão là cao nhất trong 4 xã ven biển (Bảng 5). Thị trấn Cần Thạnh mặc dù có có độ cao sóng có nghĩa và độ cao sóng lớn nhất trước bão và sau bão thấp hơn so với xã Long Hòa nhưng lại bị tổn thương nhiều hơn tương ứng 57,2 điểm tại thời điểm trước bão và 61,2 điểm tại thời điểm sau bão. xã Thạnh An có chỉ số dễ bị tổn thương thấp nhấp trong 4 xã ven biển, ứng với thời điểm trước bão là 40,1 điểm và sau bão là 43,6 điểm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ADB (Asian Development Bank) (1994) - Climate Change in Asia: Vietnam Country Report, p.27. 2. IPCC (2007) - Climate Change 2007 - Impacts, Adaptation and Vulnerability. 3. Saaty L. T. (1980) - The Analytic Hierarchy Process, New York, McGraw-Hill International. 4. UNDP (United Nations Development Program), (2007) - Human Development Report 2007/8, Fighting Climate Change: Human Solidarity in a Divided World. Palgrave MacMillan, New York. 5. Ngô Nam Thịnh (2018) - Phân vùng chức năng vùng bờ Thành phố Hồ Chí Minh. 588
  9. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 6. Nguyễn Kỳ Phùng (2011) - Xây dựng mô hình tính toán một số thông số dưới tác động của biến đổi khí hậu phục vụ quy hoạch sử dụng đất, giao thông, tài nguyên nước và hạ tầng cơ sở cho TP. HCM. Đề tài cấp Sở Khoa học TP. HCM. 7. Maryam Kordi (2008) - Comparison of fuzzy and crisp analytic hierarchy process (AHP) methods for spatial multicriteria decision analysis in GIS, Master Thesis. RESEARCH IN THE MARINE COASTAL AREA UNDER THE IMPACTS OF STORM Phan Thuy Linh1, Tran Thi Kim1, Ngo Nam Thinh1, Nguyen Ky Phung2 1 Ho Chi Minh University of Natural Resources and Environment, 236B, Le Van Sy St., Ward 1, Tan Binh Dist., Ho Chi Minh city, VietNam. 2 Department of Science and Technology, Ho Chi Minh city, 244 Dien Bien Phu Street, Ward 7, District 3, Ho Chi Minh city. Email: linhpt@hcmunre.edu.vn ABSTRACT Can Gio, a coastal district of Ho Chi Minh City, has important role in disaster prevention and weather harmonization for the city. Because of that, this area is usually under impact of disasters, especially storms. It causes the vulnerable level of resources and environment of Can Gio increase up and up. Research: The Impact of Tropical Storm on Can Gio Vulnerable Coastal Areas is for evaluate and set level for the vulnerability, which is a precondition for disaster preventation and mitigation management. Based on UNESCO, the vulnerability is a value of a function created with three variables: exposure, sensivity, apdaptability. It is established with main methods such as: AHP-level tree, society investigation and modeling. From the result, Can Thanh town has the highest level of taking impacts from tropical storms, because of population density and being the location of administrative and financial center of Can Gio. Keywords: Partition vulnerability, impact of the storm, Can Gio district, natural disaster, level of injury. 589
nguon tai.lieu . vn