Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VÙNG CÁT NỘI ĐỒNG HUYỆN HẢI LĂNG – TỈNH QUẢNG TRỊ LÊ VĂN DIỄN ÂU THỊ HOA – NGUYỄN MINH CHƯƠNG Khoa Địa lý 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hải Lăng là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Quảng Trị, với diện tích tự nhiên khoảng 42368,12 ha, trong đó diện tích đất cát chiếm một tỷ lệ lớn lãnh thổ. Trên địa bàn huyện có các điều kiện nhất định để hình thành các đặc trưng riêng biệt về đa dạng sinh học vùng cát trắng nội đồng. Ở đây tồn tại nhiều loài mang đặc trưng của vùng cát mà nhiều vùng khác trong cả nước không có được, chính vì điều đó việc nghiên cứu đa dạng sinh học ở vùng này là hết sức quan trọng. Từ những yêu cầu đặt ra trên, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đả bước đầu tìm hiểu nghiên cứu đa dạng sinh học của vùng với những quan điểm và phương pháp nghiên cứu như: - Quan điểm nghiên cứu: Quan điểm lịch sử, quan điểm tổng hợp, quan điểm hệ sinh thái, quan điểm hệ thống, quan điểm lảnh thổ, quan điểm phát triển bền vững. - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu, xữ lý số liệu, phương pháp thực địa, phương pháp bản đồ, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia. Để nghiên cứu hiện trạng Đa dạng sinh học ở vùng cát trắng nội đồng huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị nhằm góp một phần công sức vào công cuộc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên địa bàn huyện theo hướng bền vững. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VÙNG CÁT NỘI ĐỒNG HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ. 2.1 Thành phần loài thực vật Qua kết quả điều tra nghiên cứu và xử lý số liệu, chúng tôi đã thu được 198 loài thực vật bậc cao thuộc 157 chi, 81 họ của 2 ngành thực vật: ngành Dương Xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta). Trong hai ngành có mặt, ngành Dương Xỉ (Polipodiophyta) có 5 loài, thuộc 3 chi, 2 họ, ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) có 195 loài thuộc 154 chi, 79 họ. Sự phân bố của các taxon trong các ngành như thế nào được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.1. Sự phân bố các taxon trong các ngành Ngành Số họ % Số chi %1,91 Số loài % Polypodiophyta 2 2,47 3 1,91 3 1,52 Magnoliophyta 79 97,53 154 98,09 195 96,48 Tổng 81 100 157 100 198 100 Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 201-206
  2. 202 LÊ VĂN DIỄN và cs. Qua bảng 2.1 chúng ta thấy sự phân bố của các taxon không đồng đều giữa các ngành. Đại đa số các taxon tập trung ở ngành Ngọc Lan chiếm 97,93% số họ, 98,09% số loài trong tổng số họ, chi, loài của khu hệ thực vật. Số còn lại thuộc ngành Dương xỉ chiếm tỉ lệ rất thấp, các taxon trong các ngành so với tổng số các taxon của toàn hệ. Trong khi đó khu hẹ còn thiếu vắng một số ngành như ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Rêu (Bryophyta), ngành Lá thông (Psilotophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta). Tuy nhiên sự thiếu vắng này chỉ có tính nhận định ban đầu. Có thể trong quá trình nghiên cứu chưa phát hiện thấy. Phân bố giữa các taxon bậc họ, chi, loài trong các ngành không đồng đều. Sự không đồng đều này thể hiện rất rõ ngay cả trong các lớp của ngành Ngọc lan Magnoliophyta. Từ kết quả nghiên cứu thống kê được tổng số 198 loài, 157 chi và 81 họ ta có thể tính ra được các chỉ số đa dạng thực vật như sau: - Chỉ số họ 2,44 (trung bình mỗi họ có 2,44 loài). - Chỉ số chi là 1,26 (trung bình mỗi chi có 1,26 loài). - Hệ số chi/họ là 1,94. Để xem độ đa dạng ở khu vực nghiên cứu ta đem các chỉ số điều tra được so sánh với chỉ số đa dạng của một số khu vực khác. Bảng 2.2. So sánh các chỉ số đa dạng của hệ thực vật vùng cát với các chỉ số đa dạng của hệ thực vật một số địa phương Vùng Vườn Quốc gia Khu bảo tồn tự Vườn quốc gia Các chỉ số nghiên cứu Bạch Mã nhiên Pù Mát Cúc Phương Chỉ số họ 2,44 7,14 7,19 9,66 Chỉ số chi 1,26 2,14 2,10 1,94 Hệ số chi/số họ 1,94 3,34 3,42 5,00 Thông qua các chỉ số so sánh ta thấy ở khu vực nghiên cứu có độ đa dạng kém hơn nhiều so với các địa phương khác. Điều đó chứng tỏ rằng ở đâu có điều kiện thuận lợi, đất đai màu mỡ, ít chịu sụ tác động của con người thì ở đó có độ đa dạng lớn, hệ thực vật phong phú hơn. Còn ngược lại ở vùng cát do điều kiện tự nhiên không thuận lợi và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện xã hội, đặc biệt là những hoạt động của con người nên có độ đa dạng rất thấp. Tuy nhiên khi đưa các số liệu dẫn chứng so sánh thì các số liệu này đã qua quá trình điều tra kỹ lưỡng, đầy đủ và đã được công bố, và số liệu được thu thập trên một diện tích lớn. Còn kết quả thu được của đề tài này chỉ là bước đầu tìm hiểu nên có thể còn thiếu nhiều. Do đó khi so sánh không có tính chính xác cao. Nhưng qua sự chênh lệch lớn như vậy nên cũng phần nào nói lên được kết quả như sau: - Có 127 chi có 1 loài chiếm 80,89%. - Có 21chi có 2 loài chiếm 13,38%. - Có 5 chi có 3 loài chiếm 3,18%.
  3. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG DA DẠNG SINH HỌC Ở VÙNG CÁT NỘI ĐỒNG... 203 - Có 4 chi có 4 loài chiếm 2,55%. Để thấy được mức độ phong phú như thế nào ta so sánh với 2 khu vực đã có kết quả công bố như sau. Bảng 2.3. So sánh mức độ phong phú về loài của mỗi chi ở hệ thực vật nghiên cứu với các địa phương khác Vùng núi đá vôi Vườn quốc gia Số loài Vùng nghiên cứu Hòa Bình Cúc Phương của chi Số chi % Số chi % Số chi % 1 127 80,89 344 57,00 461 57,60 2 21 13,38 127 21,16 154 19,20 3 5 3,18 48 8,00 65 8,10 4 4 2,55 34 5,70 46 5,74 5 0 0 10 1,70 24 3,00 6 0 0 15 2,50 11 1,40 7 0 0 5 0,84 9 1,10 8 0 0 8 1,34 8 1,10 9 0 0 2 0,33 8 1,10 10 0 0 1 0,17 5 0,62 >10 0 0 8 1,30 10 1,24 Nhìn vào bảng 2.3, ta thấy mức độ phong phú về loài của mỗi chi ta thấy khu vực nghiên cứu cũng tuân theo quy luật là số loài tăng lên và số chi giảm dần. Ở khu vực nghiên cứu số chi có 1 loài chiếm đại đa số và số chi có từ 1 đến 4 loài chiếm 100% tất cả các loài trong khu hệ, không có một chi nào có từ 5 loài trở lên. Điều đó chứng tỏ sự nghèo nàn về loài thể hiện ngay cả trong sự phân bố của loài trong chi.Qua các chỉ tiêu đã nêu trên còn có một chỉ tiêu quan trọng nữa để đánh giá mức độ đặc trưng của khu hệ thực vật đó là tỉ lệ phần trăm của 10 họ giàu loài nhất. Có tổng số 80 loài chiếm 40,40% tổng số loài điều tra được trong đó có 58 chi chiếm 36,48% tổng số chi. Điều đó chứng tỏ sự kém phong phú đa dạng của vùng cát so với các vùng khác. Bảng 2.4. Danh mục các loài thực vật quý hiếm ở Hải Lăng, Quảng Trị có tên trong danh sách đỏ Việt Nam 1996 và nghị định 48-2002/NĐ-CP Cấp báo động Stt Tên tiếng Việt Tên khoa học SĐVN NĐ 48 1 Ba gạc lá nhỏ Rauvolfia indochinensis Pichon T - 3 Bổ cốt toái Drynaria fortunei (Kuntz. ex Mett.) J.Smith T - 5 Cầu diệp Hiệp Bulbophyllum hiepii Aver R - 7 Cầu tích, Lông cu li Cibotium barometz (L.) J.Smith K - 8 Chò chỉ Parashorea chinensis Wang Hsie K - 9 Cúc mai, cây Indo Indosia involucrata (Gagnep.) J. E. Vidal T - 10 Dó bầu, Trầm hương Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte E IIA 11 Hà thủ ô đỏ Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson V - 12 Gụ lau, Gõ lau Sindora tonkinensis A. Chev. V -
  4. 204 LÊ VĂN DIỄN và cs. Hoàng thảo hương 13 Dendrobium amabile (Lour.) O'Brien R - thơm 14 Kiền kiền Hopea pierrei Hance K - 15 Lan thong Psilotum nudum (L.) Griseb. K - 16 Nắp ấm Nepenthes annamensis Macfarl R - 17 Ngân nhĩ Tremella fuciformic Berk R - 18 Trắc Dalbergia cochinchinensis Pierre V IIA 19 Trường ngân Amesiodendron chinense (Merr.) Hu T - 20 Thiên tuế Cycas pectinata Griff V IIA Ghi chú: E (Endangered): Đang nguy cấp, R (Rare): Hiếm (có thể sẽ nguy cấp), K (Insufficienly known) Không biết chính xác, IA: Nghiêm cấm khai thác và sử dụng, V (Vulnerable): Sẽ nguy cấp, T (Threatened): Bị đe dọa, HA: Hạn chế khai thác và sử dụng. 2.2. Thành phần loài động vật Với những đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, địa chất, thổ nhưỡng… vùng cát nội đồng huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là một vùng nghèo về hệ sinh thái và kém đa dạng về loại hình sinh sống. Đây là một vùng đất cát nội đồng nên sự phân hóa về cảnh quan, tiểu vùng khí hậu và thủy văn không rõ rệt… chính vì điều đó động vật ở đây kém phong phú về thành phần loài và kém đa dạng về hệ sinh thái, loại hình phân bố. Trong số ít loài động vật thì nơi đây có một số loài đặc hữu mang đặc trưng riêng của vùng cát nội đồng thuộc các loài thú, chim, bò sát ếch nhái. Ngoài các loài động vật có trong sách đỏ thi trên vùng cát nội đồng huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị rải rác một số loài thuộc danh sách các loài động vật thuộc vùng cát duyên hải miền trung. Theo thống kê chưa đầy đủ, người ta xác định có khoảng 32 loài động vật quý hiếm có trong danh sách các loài động vật quý hiếm ở Việt Nam. Trong đó, lớp thú có 6 loài, lớp chim có 12 loài, lớp bò sát có 9 loài, lớp ếch nhái có 5 loài. Mức độ ĐDSH ở đây thuộc loại rất thấp so với các vùng khác trong cả nước. Bảng 2.5. Danh mục một số loài động vật quý hiếm ở Hải Lăng, Quảng Trị có tên trong danh sách đỏ Việt Nam 1996 và nghị định 48-2002/NĐ-CP Mức độ quý hiếm Stt Tên phổ thông Tên khoa học SĐVN (2000) NĐ 48/CP 1 Chồn dơi (cầy bay) Cynocephalus variegates R IB 2 Dơi lá quạt Rhiolophus paradoxolophus R 3 Khỉ mốc Maccaca assamensis V IIB 4 Khỉ đuôi lợn Maccaca nemestrina V IIB 5 Sóc đen Rafuta bicolor R 6 Mèo rì Felis chaus E IB 7 Gà so Trung Bộ Arborophila merlini En
  5. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG DA DẠNG SINH HỌC Ở VÙNG CÁT NỘI ĐỒNG... 205 8 Gà lôi hông tía Lophura diardi T IB 9 Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi E, En IB 10 Trĩ sao Rheinartia ocellata T IB 11 Cu xanh seimun Treron seimundi R 12 Dù dì phương đông Ketupa zeylonensis orientalis T 13 Bồng chanh rừng Alcelo Hercules T 14 Gõ kiến xanh đầu đỏ Picus rabierit T 15 Đuôi cụt bụng đỏ Pitta nympha R 16 Khướu mỏ dài Jabouilleia danjoui T 17 Chích chách má xám Macrônú kelleti En 18 Lách tách bọ hung Alcippe rufogularis 19 Cóc gai mát Megophys longipes T 20 Cóc rừng Bufo galeatus R 21 Ếch xanh Rana andersoni T 22 Ếch vạch Rana microlineata T 23 Hoặn lớn Rhacophorus nigropalmatus T 24 Rồng đất Physignahus cocincinus V 25 Ô rô vảy Acanthosaura lepidogaster T 26 Kỳ đà vân Varanus bnengalensis neblosus V IIB 27 Kỳ đà hoa Vananus salvator V IIB 28 Rắn ráo Ptyas korros T 29 Rắn cạp nong Bungarus fasciatus T IIB 30 Rắn hổ mang Naja naja T IIB 31 Rắn hổ mang chúa Ophiophagus Hannah E IB 32 Rắn lục sừng Trimeresurus cornutus R IIB Ghi chú: Các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài đưa vào Sách đỏ Việt Nam do IUCN đề xuất.Các cấp đánh giá chính: Endangered (E): Đang nguy cấp (đang bị đe dọa tuyệt chủng), Vulnerable (V): Sẽ nguy cấp (có thể bị đe dọa tuyệt chủng), Rare (R): Hiếm (có thể sẽ nguy cấp), Threatened (T): Bị đe dọa, Endemic (En): Loài đặc hữu của Việt Nam và Lào. 3. KẾT LUẬN Nghiên cứu một số chỉ tiêu về hiện trạng và đề xuất các định hướng bảo tồn, phát triển bền vững Đa dạng sinh học ở vùng cát nội đồng huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị bước đầu chúng tôi đã rút ra một số kết luận sau: - Do vùng cát trắng nội đồng huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có tính chất vật lý khá đặc trưng. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát và SiO2 cao. Khả năng hấp thụ và trao đổi chất dinh dưỡng kém, lượng mùn thấp dẫn đến thành phần loài thực vật, động vật và hệ sinh
  6. 206 LÊ VĂN DIỄN và cs. thái ở khu vực nghiên cứu thuộc hàng thấp hơn so với nhiều khu vực khác trên địa bàn tỉnh, củng như trên cả nước. - Các loài phân bố rãi rác, thiếu tập trung nên chưa thể thành lập các khu bảo tồn Đa dạng sinh học. - Để có hướng bảo tồn và phát triển Đa dạng sinh học một cách lâu dài, bền vững ở địa phương chúng tôi đã đề xuất những biện pháp bảo tồn và phát triển hợp lý, bao gồm: - Những biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển Đa dạng sinh học phục vụ cho việc nghiên cứu, cải tạo thiên nhiên, phuc vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống con người. Những biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển Đa dạng sinh học bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Khoa học- Công nghệ và Môi trường (1992). Sách đỏ Việt Nam (phần động vật), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [2] Bộ Khoa học- Công nghệ và Môi trường (1992). Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. LÊ VĂN DIỄN ÂU THỊ HOA NGUYỄN MINH CHƯƠNG. SV lớp Địa 3A, Khoa Địa lý ĐT: 0169 277 9445, Email: levandien27793@gmail.com
nguon tai.lieu . vn